Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai có triển vọng tại Thái Nguyên

Các giống ngô lai tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thuộc nhóm chín trung bình nên phù hợp với cơ cấu cây trồng vụ xuân tại Thái Nguyên. Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của các giống thí nghiệm đều khá, giống KK09-15, KK09-2, KK09-1 có khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt nhất. Vụ xuân 2009, các giống thí nghiệm đều có năng suất cao hơn giống đối chứng LVN99. Giống KK09-1 đạt năng suất cao nhất (89,56 tạ/ha), cao hơn so với cả hai giống đối chứng LVN99 và C919 ở mức tin cậy 95%

pdf4 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai có triển vọng tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 139 - 142 139 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN Phan Thị Vân1*, Hà Thị Hồng Nhung1, Châu Ngọc Lý2 1 Trường Đại học Nông Lâm– ĐH Thái Nguyên, 2Viện nghiên cứu ngô TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc tiến hành với 10 giống ngô lai mới KK09-3, KK09-7, KK09-15, KK09-14, KK09-6, KK09-2, KK09-9, KK09-1, KK08-4, KK09-13 và hai giống đối chứng là C919 và LVN99. Kết quả thí nghiệm trong vụ xuân năm 2009 cho thấy, các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng biến động từ 114-119 ngày, đều thuộc nhóm chín trung bình phù hợp với cơ cấu cây trồng vụ xuân. Khả năng chống chịu của các giống đạt khá, giống KK09-15, KK09-14, KK09- 1, KK08-4 có khả năng chống chịu tốt hơn so với 2 giống đối chứng. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm biến động từ 26,46 - 89,56 tạ/ha. Các giống ngô mới đều có năng suất thực thu cao hơn so với LVN99 (đối chứng 1). Giống KK09-1 có năng suất cao nhất (đạt 89,56 tạ/ha), cao hơn so với cả hai giống đối chứng LVN99 và C919 ở mức tin cậy 95% Từ khoá: Sinh trưởng, phát triển, năng suất, ngô lai, khả năng chống chịu. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nhu cầu về lƣơng thực nói chung và ngô nói riêng đang tăng nhanh trên toàn cầu. Thị trƣờng ngô thế giới và trong nƣớc đòi hỏi số lƣợng ngô lƣu thông ngày càng lớn, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của xã hội cần tăng sản lƣợng ngô bằng các giải pháp nhƣ mở rộng diện tích và tăng năng suất. Biện pháp kỹ thuật cải thiện năng suất có hiệu quả nhất là sử dụng ngô lai một cách hợp lý, đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh. Ngày nay, khi các điều kiện canh tác đƣợc đáp ứng khá đầy đủ thì giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất. Mỗi giống phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau vậy cần có quá trình đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu của giống trƣớc khi đƣa vào sản xuất. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai nhằm xác định đƣợc giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt giới thiệu cho sản xuất tại Thái Nguyên. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu gồm 10 giống ngô mới do Viện nghiên cứu ngô lai tạo, hai giống đối chứng là giống LVN99 của Việt Nam đƣợc công nhận là giống quốc gia năm 2004 và  Tel: 0912735126, Email: Thaihoangvan_07@yahoo.com giống ngô C919 do công ty Monsanto của Thái Lan sản xuất [2]. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia số 10TCN 341- 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1].Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 12 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 14 m2, khoảng cách trồng là 70cm x 25cm, mật độ trồng 5,7 vạn cây/ha. Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong vụ xuân năm 2009, tại Trƣờng ĐH Nông lâm Thái Nguyên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm Kết quả bảng 1 cho thấy: Thời gian sinh trƣởng của các giống biến động từ 114 - 119 ngày. Các giống ngô tham gia thí nghiệm đều thuộc nhóm chín trung bình, tƣơng đƣơng với hai giống đối chứng LVN99 và C919. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm dao động từ 208,7 - 250,2 cm. Giống KK09-3 có chiều cao cây đạt 250,2 cm, cao hơn so với 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Giống KK09-13 đạt chiều cao cây 238,4 cm, cao hơn giống đối chứng 1 và tƣơng đƣơng với giống đối chứng 2, giống KK09-9 đạt chiều cao cây 226,5 cm cao hơn đối chứng 1 và thấp hơn đối chứng 2. Các giống còn lại có chiều cao cây đạt 208,7 - 219,3 cm, tƣơng Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 139 - 142 140 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đƣơng với giống đối chứng 1 và thấp hơn đối chứng 2 ở mức tin cậy 95%. Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm biến động từ 105,8 - 141,3 cm. Hai giống KK09-3 và KK09-13 đạt chiều cao đóng bắp là 141,3 và 138,0 cm, cao hơn so với 2 giống đối chứng. Giống KK09-7, KK09-14 và KK08-4 có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Số lá trên cây ở ngô là đặc điểm tƣơng đối ổn định có quan hệ chặt chẽ với số đốt và thời gian sinh trƣởng (Trần Văn Minh, 2004)[4]. Số lá trên cây của các giống thí nghiệm biến động từ 18,9 - 20,9 lá. Giống KK09-13 có số lá/cây đạt 20,9 lá cao hơn so với 2 đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại đều có số lá ít hơn so với giống C919 (đối chứng 2). Khả năng chống chịu của các giống ngô lai thí nghiệm vụ xuân năm 2009 Chọn giống có khả năng chống chịu tốt là mục tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống mới. Sâu bệnh không những làm giảm năng suất ngô ngoài đồng mà còn làm giảm khối lƣợng lớn ngô hạt trong quá trình bảo quản. Ở nƣớc ta có gần 100 loài sâu hại và 100 loại bệnh hại ngô (Đƣờng Hồng Dật, 2006) [3]. Vụ xuân 2009 hầu hết các giống ngô thí nghiệm đều bị nhiễm sâu đục thân, sâu cắn râu và bệnh khô vằn. Giống KK09-3 có khả năng chống đổ kém nhất, tỷ lệ gãy thân là 8,6%, đổ rễ là 71,3%. Các giống KK09-15, KK09-2, KK09-1, KK08-4 có khả năng chống đổ tốt hơn so với 2 giống đối chứng. Các giống thí nghiệm bị sâu đục thân và sâu cắn râu hại ở mức độ thấp. Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với 2 giống đối chứng là KK09-15, KK09-14, KK09-1,KK08-4. Bảng 1: Thời gian sinh trƣởng và đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm vụ xuân năm 2009 Giống TGST (ngày) Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá/cây (lá) KK09 - 3 115 250,2 141,3 19,4 KK09 - 7 118 209,9 110,8 20,5 KK09 - 15 116 215,9 114,8 19,4 KK09 - 14 116 214,0 109,3 20,2 KK09 - 6 119 208,7 118,3 19,3 KK09 - 2 119 216,5 123,4 18,9 KK09 - 9 116 226,5 123,0 20,0 KK09 - 1 114 219,3 116,0 19,7 KK08 - 4 114 209,6 105,8 19,5 KK09 - 13 115 238,4 138,0 19,9 LVN 99 (đ/c 1) 117 215,1 118,7 19,0 C919 (đ/c 2) 115 233,6 122,0 20,9 P <0,01 <0,01 <0,01 CV% 1,8 3,4 0,6 LSD05 6,6 6,9 0,2 Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm vụ xuân 2009 Chỉ tiêu Giống Tỷ lệ đổ gãy (%) Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh (%) Gẫy thân Đổ rễ Sâu đục thân Sâu cắn râu Bệnh khô vằn KK09 - 3 8,60 71,30 1,04 5,28 53,13 KK09 - 7 0 5,28 3,16 17,84 30,51 KK09 - 15 0 4,17 6,53 9,52 23,54 Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 139 - 142 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KK09 - 14 0 5,21 10,07 10,86 14,35 KK09 - 6 0 22,95 2,15 16,44 24,08 KK09 - 2 1,04 9,48 9,54 7,39 35,62 KK09 - 9 0 40,77 7,21 11,22 28,95 KK09 - 1 0 9,51 9,86 4,20 24,72 KK08 - 4 1,04 9,92 3,13 11,46 22,63 KK09 - 13 1,15 50,47 5,53 3,13 34,21 LVN 99 (đ/c1) 3,23 51,28 1,08 18,00 36,04 C919 (đ/c2) 2,02 28,45 1,01 12,96 29,26 Bảng 3: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Bắp/cây (bắp) Chiề dài (cm) Đường kính (cm) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/ Hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) KK09 - 3 0,97 17,41 4,19 12,80 36,67 281,49 65,16 KK09 - 7 0,93 12,66 4,55 15,27 25,03 303,05 59,14 KK09 - 15 0,95 14,94 4,71 14,53 31,33 355,04 80,64 KK09 - 14 0,98 14,40 5,10 14,47 30,73 359,29 84,43 KK09 - 6 0,90 13,81 4,84 14,47 27,03 337,07 64,87 KK09 - 2 0,96 14,57 4,55 12,80 31,40 351,97 76,05 KK09 - 9 0,97 15,27 4,66 13,60 32,37 332,09 78,48 KK09 - 1 0,93 16,15 5,05 15,07 33,53 344,31 89,56 KK09 - 4 0,99 16,52 4,73 13,20 32,27 371,45 80,49 KK09 - 13 0,97 16,54 4,38 11,73 37,97 313,61 72,00 LVN99(đ/c 1) 0,84 12,52 3,47 13,00 21,10 240,49 26,46 C919 (đ/c 2) 0,95 15,40 4,27 13,60 32,30 319,97 72,65 P >0,05 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 CV (%) 7,10 4,30 4,40 3,60 5,30 2,80 11,60 LSD05 0,11 1,10 0,34 0,83 2,80 15,51 13,93 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm Các giống thí nghiệm có các yếu tố cấu thành năng suất biến động tƣơng đối lớn. Số bắp trên cây của các giống đều nhỏ hơn 1. Chiều dài bắp biến động từ 12,52 - 17,41 cm. Giống KK09-7 có chiều dài bắp đạt 12,66 cm, tƣơng đƣơng với đối chứng 1, các giống còn lại có chiều dài bắp lớn hơn đối chứng 1. Giống KK09-3, KK 09-13 đạt chiều dài bắp 17,41 và 16,54 cm dài hơn so với cả 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống thí nghiệm có số hạt trên hàng đạt 21,1 - 37,97 hạt. giống KK 09-3 và KK09- 13 có số hạt trên hàng đạt 36,67 và 37,97 hạt, cao hơn so với 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 26,46 - 89,56 tạ/ha. Các giống ngô mới đều có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng 1 (LVN 99) ở mức độ tin cậy 95%. Giống KK09-1 có năng suất thực thu cao nhất đạt 89,56 tạ/ha, cao hơn đối chứng 2 ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất thực thu đạt từ 59,14 - 84,64 tạ/ha, tƣơng đƣơng với giống đối chứng C919 (72,65 tạ/ha). KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Các giống ngô lai tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trƣởng và phát triển tốt, thuộc nhóm chín trung bình nên phù hợp với cơ cấu cây trồng vụ xuân tại Thái Nguyên. Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của các giống thí nghiệm đều khá, giống KK09-15, KK09-2, KK09-1 có khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt nhất. Vụ xuân 2009, các giống thí nghiệm đều có năng suất cao hơn giống đối chứng LVN99. Giống KK09-1 đạt năng suất cao nhất (89,56 tạ/ha), cao hơn so với cả hai giống đối chứng LVN99 và C919 ở mức tin cậy 95%. Đề nghị Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 139 - 142 142 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tiếp tục tiến hành thí nghiệm ở các vụ tiếp theo để xác định đƣợc những giống năng suất cao, chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006, “Giống ngô - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng”, tiêu chuẩn ngành 10TCN 341- 2006. [2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008, 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr,147-148, 156. [3] Đƣờng Hồng Dật, 2006, Sâu bệnh hại ngô cây lƣơng thực trồng cạn và biện pháp phòng trừ, Nxb Lao động Xã hội, tr,8. [4] Trần Văn Minh, 2004, Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr38. A RESEARCH ON GROWTH AND DEVELOPMENT POTENTIALS AND PRODUCTIVITY OF SEVERAL PROMISING HYBRID CORN VARIETIES IN THAI NGUYEN Phan Thi Van  , Ha Thi Hong Nhung 1 , Chau Ngoc Ly 2 1 College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University 2National Maize Research Institute SUMMARY The field experiment included 10 new hybrid corn varieties, KK09-3; KK09-7; KK09-15; KK09- 14; KK09-6; KK09-2; KK09-9; KK09-1; KK08-4; KK09-13 with C919 and LVN992 used as the controls. Results from the experiment conducted in the spring crop of 2009 show that all tested hybrid corn varieties have a medium duration ranging from 114 to 119 days which are suitable for a cropping pattern in the spring. The resistant ability of these varieties was quite good; however, the resistant ability of the KK09-15, KK09-14, KK09-1, and KK08-4 was better as compared to that of the controls. The yields vary from 26.46 to 89.56 quintals/ha. All tested new hybrid corn varieties’ harvested yields are higher than LVN99 (control 1). The highest yield was obtained from hybrid corn variety KK09-1 (89.56 quintals/ha) and higher than that of the two controls: LVN99 and C919 at the confident level of 95%. Key words: Growth, development, yield, hybrid corn,  Tel: 0912735126, Email: Thaihoangvan_07@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_sinh_truong_phat_trien_va_nang_suat_cua.pdf
Tài liệu liên quan