Đàn gà Mèo thuần có khả năng thích nghi
cao, sức sản xuất thịt tốt với điều kiện khí hậu
biển Đông bắc tại Quảng Yên, Quảng Ninh.
Gà nuôi đến 20 tuần tuổi cho kết quả như sau:
Tỷ lệ nuôi sống là 94,0%. Khối lượng sống
tính chung trống mái là: 1714,74 g/con. Sinh
trưởng tuyệt đối bình quân là 12,04
g/con/ngày. Khả năng tiêu thụ thức ăn bình
quân/ngày là 60,52 g/con/ngày; Tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng là 5,06. Chỉ số sản xuất
(PI) của gà 22,78.
Tỷ lệ thân thịt đạt 71,29 - 72,11 %, tỷ lệ thịt
đùi + ngực là 38,41 % - 38,88 %, tỷ lệ mỡ
bụng 1,08% - 2,03 %. Tỷ lệ vật chất khô
25,98 % - 26,33% ở cơ ngực và 26,30% -
26,36% ở cơ đùi; Tỷ lệ protein thô là 23,72%
- 24,07% ở cơ ngực và 20,74% - 21,92% ở cơ
đùi. Tỷ lệ mất nước chế biến của thịt gà là
17,28 %, tỷ lệ mất nước tổng số là 18,71 %,
giá trị pH của thịt trong khoảng 5,76 - 6,26,
màu sắc thịt mang đặc trưng của giống gà
Mèo với màu sáng (L), màu đỏ-đen (a) và
màu vàng (b) tương ứng là 41,17 - 5,53 -
4,67, độ dai của thịt là 2,58 kg.
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng thịt của gà mèo nuôi tại Quảng Yên - Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
67
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT
CỦA GÀ MÈO NUÔI TẠI QUẢNG YÊN - QUẢNG NINH
Trần Thanh Vân1*, Nguyễn Tiến Hưng2, Nguyễn Thị Thuý Mỵ3
1Đại học Thái Nguyên, 2Phòng kinh tế Quảng Yên, Quảng Ninh,
3Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành trên 750 gà Mèo thuần, nuôi phương thức bán nuôi nhốt đến 20 tuần
tuổi ở 3 hộ gia đình tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu khảo sát sức sản xuất thịt,
cung cấp thực phẩm đặc sản cho thành phố du lịch. Kết quả thu được là:
Tỷ lệ nuôi sống là 94,0 %. Khối lượng sống tính chung trống mái là: 1714,74 g/con. Sinh trưởng
tuyệt đối bình quân là 12,04 g/con/ngày. Khả năng tiêu thụ thức ăn bình quân/ngày là 60,52
g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 5,06. Chỉ số sản xuất (PI) của gà là 22,78.
Tỷ lệ thân thịt đạt 71,29 - 72,11 %, tỷ lệ thịt đùi + ngực là 38,41 % - 38,88 %, tỷ lệ mỡ bụng
1,08% - 2,03 %. Tỷ lệ vật chất khô 25,98 % - 26,33% ở cơ ngực và 26,30% - 26,36% ở cơ đùi; Tỷ lệ
protein thô là 23,72% - 24,07% ở cơ ngực và 20,74% - 21,92% ở cơ đùi. Tỷ lệ mất nước chế biến của
thịt gà là 17,28 %, tỷ lệ mất nước tổng số là 18,71 %, giá trị pH của thịt trong khoảng 5,76 - 6,26,
màu sắc thịt mang đặc trưng của giống gà Mèo với màu sáng (L), màu đỏ-đen (a) và màu vàng (b)
tương ứng là 41,17 - 5,53 - 4,67, độ dai của thịt là 2,58 kg.
Một số món ăn chế biến từ thịt gà Mèo được người tiêu dùng chấp thuận và đánh giá cao, phù hợp
thị hiếu với tổng điểm trung bình có trọng số với món gà luộc, gà hấp muối và gà nấu canh gừng
lần lượt là 22,17 - 21,17 - 19,61 trên tổng số 22,75 điểm.
Từ khoá: bán nuôi nhốt, chất lượng thịt, gà Mèo, Quảng Yên-Quảng Ninh, sức sản xuất thịt
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Một trong những giống bản địa phù hợp với
những nhu cầu, thị hiếu nêu trên là giống gà
Mèo, với đặc điểm thịt đen, xương đen, phủ
tạng đen, hàm lượng mỡ rất ít, thịt dai, chắc,
thơm ngon, hàm lượng đạm khá cao so với
các giống khác; ngoài việc sử dụng làm thực
phẩm, giống gà này còn dùng để chữa bệnh
hoặc nấu cao. Gà Mèo mang nhiều đặc điểm
quý như khả năng chống chịu cao, ít đòi hỏi
về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ,
nhưng lại cho tốc tộ sinh trưởng tương đối
nhanh. Trước đây giống gà này chỉ nuôi ở
vùng núi cao phía Bắc với số lượng không
nhiều; năm 2003, nhằm bảo tồn và phát triển
giống gà Mèo, Viện Chăn nuôi thực hiện dự
án "Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi
vịt Bầu Quỳ và gà Mèo". Dự án này đã hoàn
thành và được Hội đồng Khoa học công nghệ
cấp Nhà nước nghiệm thu cho phép nhân rộng
ra sản xuất, giống gà Mèo đã được đưa vào
danh sách nuôi giữ giống gốc tại Viện chăn
* Tel: 0912 282816, Email: tranthanhvan@tnu.edu.vn
nuôi quốc gia để phát triển cung cấp con
giống phục vụ sản xuất chăn nuôi.
Nhằm khai thác hiệu quả và bảo vệ sự phong
phú giống vật nuôi bản địa thì việc nuôi thí
nghiệm giống gà Mèo tại địa bàn thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết,
với mục đích mở rộng được phạm vi phân bố
của giống, qua đó nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học, sự thích nghi, khả năng sản
xuất và chất lượng thịt của chúng. Từ kết quả
thành công của việc nuôi thí nghiệm tiến đến
nhân rộng sản xuất tại địa bàn để đáp ứng nhu
cầu rất lớn hiện nay về các thực phẩm quý
hiếm, đặc sản có giá trị dinh dưỡng, giá trị
dược liệu cao đang ngày một tăng tại tỉnh
Quảng Ninh, một tỉnh có du lịch phát triển,
hàng năm đón hơn 5 triệu khách trong và
ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Từ
cơ sở khoa học và yêu cầu thực tiễn trên,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. Mục
tiêu của đề tài: Góp phần bảo tồn và phát triển
giống gà đặc sản Mèo bằng việc mở rộng
phạm vi phân bố của giống; Nghiên cứu sự
thích nghi, khả năng sản xuất và chất lượng
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
68
thịt của giống gà Mèo nuôi tại tỉnh Quảng
Ninh; Khảo sát, đánh giá chất lượng thịt để
xác định được giai đoạn tuổi gà đưa vào khai
thác hiệu quả nhất từ đó đưa ra khuyến cáo
định hướng sản xuất vừa đảm bảo hiệu quả
kinh tế vừa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu
người tiêu dùng.
Đối tượng, địa điểm, nội dung, phương
pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giống gà Mèo
thuần, lông, da, thịt, xương màu đen của
Viện chăn nuôi;
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2012 đến
tháng 8/2013.
Địa điểm nghiên cứu: Tại thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh.
Nội dung nghiên cứu: Nuôi khảo sát gà Mèo
thuần nhóm có da, thịt, xương đen; từ 1 - 20
tuần tuổi ở nông hộ theo phương thức bán
chăn thả để đánh giá một số đặc điểm sinh
học, tính thích nghi, khả năng sản xuất, khả
năng cho thịt của gà Mèo nuôi tại thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được
bố trí 3 lô, đảm bảo sự đồng đều về các yếu
tố: Cùng thời điểm, giống, tuổi, tính biệt, thức
ăn và quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
Các chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ nuôi sống; Sinh
trưởng tích lũy; Sinh trưởng tuyệt đối; Khả
năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn; Chỉ số
sản xuất; Chỉ tiêu giết mổ; Chất lượng thịt.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lý
theo phương pháp thống kê sinh vật học của
Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) trên phần
mềm Minitab ver 16.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
STT Diễn giải Số lượng
1 Số hộ nuôi gà (hộ) 03
2 Số gà/ hộ (con) 250 con
3 Thời gian nuôi (tuần) 20
4 Phương thức nuôi: 01 - 24 ngày
25 - 140 ngày
Nhốt - cho ăn tự do cả ngày
Bán chăn thả - cho ăn 2 bữa /ngày
5 - Thời gian mổ khảo sát
- Số lượng gà mổ khảo sát, phân tích TPHH,
chất lượng thịt lần 1
- Số lượng gà mở Hội nghị thử nếm
- 13 / 17/ 20 tuần tuổi
- 3 trống + 3 mái /mỗi lần
- 3 trống + 3 mái/mỗi lần
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả theo dõi về khả năng thích nghi
Bảng 1. Tỷ lệ sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%)
Tuần tuổi X
X
m Cv %
1 35,027,98 0,62
5 13,033,95 0,24
10 46,040,94 0,85
15 27,013,94 0,49
20 23,000,94 0,43
Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn tính chung của 03 lô là 94,00%, trong suốt thời gian nuôi, chúng tôi
không thấy gà có biểu hiện khác thường về sức khoẻ cũng như bệnh tật, như vậy, gà Mèo thích
hợp với điều kiện khí hậu biển Đông bắc của Quảng Yên - Quảng Ninh và quy trình nuôi dưỡng
của chúng tôi. So sánh với kết quả nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống ở 20 tuần tuổi trên gà Mèo thuần
nuôi tại Sa Pa, Lào Cai (Ngô Xuân Cảnh, 2011) [1] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.
So sánh kết quả nghiên cứu trên gà Mèo thuần nuôi tại Thái Nguyên của Nguyễn Thu Quyên,
2008 [4] thì kết quả của chúng tôi thấp hơn (2-4%); kết quả của chúng tôi tiệm cận so với nơi
xuất phát của giống (94,63 % - 97,30 %) (Võ Văn Sự và cộng sự, 2005) [5].
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
69
Sinh trưởng của gà thí nghiệm
Sinh trưởng tích lũy
Qua bảng 2 cho thấy gà Mèo có khối lượng
mới nở bình quân là 29,59 g/con. Khối lượng
cơ thể tính chung trống mái và tính riêng
trống, mái của gà khảo nghiệm tăng dần qua
các tuần tuổi, ở các lô thí nghiệm gà đều sinh
trưởng tốt, phù hợp với quy luật sinh trưởng
của gia cầm. Tại thời điểm 12 tuần tuổi, khối
lượng con trống và con mái lần lượt là
1270,11 g/con và 1091,87 g/con, khối lượng
bình quân trống mái là 1185,85 g/con. Kết
thúc thí nghiệm ở 20 tuần tuổi, khối lượng cơ
thể của gà thí nghiệm đạt bình quân 1714,74
g/con; trong đó con trống đạt 1819,99 g/con,
con mái đạt 1608,11 g/con. So sánh với kết
quả nghiên cứu của các tác giả Phạm Công
Thiếu và cs (2001) [7], Ngô Kim Cúc và cs
(2002) [2], Phan Đình Thắm và cs (2003) [6]
và Trần Thanh Vân (2005) [8] về khối lượng
gà Mèo lông đen lúc 12 tuần tuổi, thì khối
lượng gà thí nghiệm của chúng tôi cao hơn.
So sánh với kết quả của Ngô Xuân Cảnh
(2011) [1], gà Mèo thuần nuôi tại Sa Pa Lào
Cai, lúc 20 tuần tuổi có khối lượng cơ thể
bình quân đạt 1491,81 g/con và của tác giả
Trần Thanh Vân và cs (2006) [9] gà Mèo
thuần nuôi tại Hà Giang lúc 20 tuần tuổi có
khối lượng bình quân con trống đạt 1780,83
g/con, con mái đạt 1522,05 thì kết quả của
chúng tôi cao hơn. So sánh với kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Duy Hoan và cs (2008) [11],
gà Mèo thuần (có nguồn gốc từ Yên Bái) nuôi
khảo sát tại Yên Phong, Bắc Ninh lúc 20 tuần
tuổi có khối lượng bình quân con trống đạt
2225,53 g/con, con mái đạt 1904,66 g/con thì
kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên
cứu của tác giả.
Hình 1 cho thấy đường biểu diễn khối lượng
cơ thể của gà Mèo của cả 3 lô thí nghiệm luôn
tương đương nhau, gà Mèo giai đoạn 1 - 3
tuần tuổi khối lượng cơ thể tăng chậm nên độ
dốc của đồ thị ít, nhưng từ tuần tuổi thứ 4
khối lượng cơ thể của gà Mèo bắt đầu tăng
nhanh nên độ dốc của đồ thị cũng tăng nhanh,
đến giai đoạn 14 - 15 tuần tuổi có dấu hiệu
khối lượng cơ thể tăng chậm dần lại, đến giai
đoạn 18 - 20 tuần tuổi có chiều hướng đạt gần
đỉnh của quá trình sinh trưởng tích lũy, đồ thị
phát triển theo chiều ngang và ít có độ dốc hơn
so với các tuần tuổi trước đó.
Bảng 2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g)
Con trống Con mái Chung trống mái
Tuần
tuổi
n xmX
Cv
(%)
n xmX Cv (%) X
6 84 547,81 ± 6,96 11,64 76 404,99 ± 4,40 9,48 480,40
7 84 673,35 ± 9,66 13,31 82 522,25 ± 5,57 9,57 600,54
11 78 1177,87 ± 15,61 11,70 78 999,55 ± 9,49 8,39 1088,71
12 87 1270,11 ± 15,64 11,48 78 1091,87 ± 10,05 8,13 1185,85
15 81 1612,07 ± 20,66 11,53 79 1352,04 ± 14,52 9,54 1483,68
16 84 1666,99 ± 20,38 11,21 73 1404,58 ± 16,21 9,86 1548,98
19 83 1788,22 ± 20,49 10,44 70 1572,66 ± 16,88 9,04 1688,84
20 77 1819,99 ± 20,82 10,04 76 1608,11 ± 14,89 8,07 1714,74
Hình 1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
SS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Tuần tuổi
Ga
m/
co
n
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
70
Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm
Trên cơ sở số liệu về khối lượng cơ thể,
chúng tôi tiến hành tính toán sinh trưởng
tuyệt đối của gà thí nghiệm qua 20 tuần tuổi.
Kết quả được trình bày tại bảng 3 và hình 2.
Bảng 3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm
(g/con/ngày)(Chung trống mái của 3 đàn)
Giai đoạn
(tuần tuổi) x
mX Cv%
0 - 1 4,72 ± 0,06 2,12
1 - 2 5,02 ± 0,07 2,31
6 - 7 17,19 ± 0,25 2,56
7 - 8 17,70 ± 0,61 5,96
10 - 11 17,00 ± 5,03 7,07
11 - 12 14,12 ± 7,90 3,13
14 - 15 11,90 ± 0,90 13,04
15 - 16 8,00 ± 0,57 12,28
18 -19 6,95 ± 0,758 14,41
19-20 4,35 ± 0,37 14,54
1-20 12,05 ± 0,01 0,14
Kết quả theo dõi cho thấy ở giai đoạn 0 - 1
tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối gà thí nghiệm
đạt bình quân là 4,72 g/con/ngày; Sinh trưởng
tuyệt đối của gà thí nghiệm tăng dần trong
những tuần đầu và đạt giá trị cao nhất vào giai
đoạn 7 - 8 tuần tuổi (17,70 g/con/ngày). Điều
này có thể lý giải theo quy luật sinh trưởng
theo giai đoạn của gia cầm, sinh trưởng tuyệt
đối tuân theo quy luật và tương đồng với kết
quả sinh trưởng tích luỹ.
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy sinh
trưởng tuyệt đối cả giai đoạn của gà thí
nghiệm (từ 1 - 20 tuần tuổi) bình quân chung
của 3 đàn là 12,05 g/con/ngày.
Biểu đồ ở hình 2 cho thấy gà thí nghiệm có sinh
trưởng tuyệt đối cực đại ở giai đoạn từ 7 - 8 tuần
tuổi (17,70 g/con/ngày), sau giai đoạn đó sinh
trưởng tuyệt đối có xu hướng giảm dần.
Hình 2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm
Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn
Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm
Bảng 4. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà
Tuần tuổi
x
mX
x
mX
(g/con/ngày) (g/con/tuần)
1 6,74 ± 0,39 47,20 ± 2,71
2 11,17 ± 0,04 78,16 ± 0,27
18 95,12 ± 0,01 665,86 ± 0,05
20 108,29 ± 0,07 758,04 ± 0,51
Bình quân 20 tuần 60,52 ± 0,45 423,65 ± 3,14
Tổng TA tiêu thụ 20 tuần (g) 8473,00 ± 62,75 8473,00 ± 62,75
0,00
2,00
4,00
6,00
8,00
10,00
12,00
14,00
16,00
18,00
20,00
0-
1
2-
3
4-
5
6-
7
8-
9
10
-1
1
12
-1
3
14
-1
5
16
-1
7
18
-1
9
Tuần tuổi
g/
co
n/
ng
ày Lô 1
Lô 2
Lô 3
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
71
Số liệu bảng 4 cho thấy: Lượng thức ăn thu
nhận của đàn gà Mèo tăng dần qua các tuần
tuổi, đến 20 tuần tuổi tiêu thụ thức ăn của gà
ở 3 lô thí nghiệm bình quân là 108,29
g/con/ngày; Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân
trong 20 tuần của gà thí nghiệm là 60,25
g/con/ngày. Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong
20 tuần tuổi của gà thí nghiệm là 8473,00
g/con. Kết quả theo dõi của chúng tôi về tổng
lượng thức ăn tiêu thụ của gà Mèo là tương
đối cao, điều này lý giải nguyên nhân là do gà
được nuôi trong các nông hộ theo phương
thức bán chăn thả nên lượng thu nhận thức ăn
lớn. So sánh khả năng tiêu thụ thức ăn của gà
khảo nghiệm với kết quả nghiên cứu trên gà
Mèo thuần nuôi tại Sa Pa, Lào Cai (Ngô Xuân
Cảnh, 2011) [1] đến 20 tuần tuổi lượng thức
ăn thu nhận của gà Mèo trong khoảng từ
95,00 - 101, 21 g/con/ngày thì kết quả theo
dõi của chúng tôi tương tự.
Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
Kết quả ở bảng 5 cho thấy tiêu tốn thức ăn
cộng dồn của gà thí nghiệm tuân theo quy luật
tăng dần qua các tuần tuổi; kết quả theo dõi ở
3 lô thí nghiệm cho thấy chỉ số tiêu tốn thức
ăn tại các lô là tương đương nhau, tiêu tốn
thức ăn của gà thí nghiệm cao nhất ở 20 tuần
tuổi là 5,06 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. So
sánh với kết quả nghiên cứu của Ngô Xuân
Cảnh (2011) [1] trên gà Mèo thuần nuôi tại Sa
Pa, Lào Cai có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng trung bình đến 20 tuần tuổi là 4,39 kg,
thì kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng của chúng tôi cao hơn một chút
(5,06 kg). So sánh với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thu Quyên (2008) [4] trên gà Mèo
thuần nuôi tại Thái Nguyên có tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng ở 12 tuần tuổi là 3,74
kg, kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân
và cs (2006) [9] trên gà Mèo nuôi tại Hà
Giang có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
ở 12 tuần tuổi là 3,39 kg thì kết quả tiêu tốn
thức ăn của chúng tôi thấp hơn (3,04 kg).
Bảng 5. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng
cộng dồn của gà thí nghiệm (kg)
Tuần tuổi
Chung cả 3 lô
x
mX Cv %
5 1,81 ± 0,08 7,88
9 2,54 ± 0,08 5,24
12 3,04 ± 0,09 5,06
20 5,06 ± 0,04 1,40
Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm
Thông qua các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của
gà thí nghiệm chúng tôi tính chỉ số sản xuất,
kết quả chỉ số sản xuất thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm
Tuần tuổi
Bình quân 3 lô
x
mX
9 49,38 ± 0,70
15 36,71 ± 1,06
20 22,78 ± 0,54
Hình 3. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm
Kết quả ở bảng 6 và hình 3 cho thấy chỉ số PI giảm dần qua các tuần tuổi, đạt cao nhất ở 9 tuần
tuổi (49,38), đến 20 tuần tuổi, chỉ số sản xuất giảm thấp nhất (22,78). So sánh với chỉ số sản xuất
của giống gà này nuôi tại Thái Nguyên năm 2004-2005 [8], thì tương đồng với chỉ số sản xuất gà
Mèo của chúng tôi nghiên cứu.
0,000
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Tuần tuổi
PI
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
72
Kết quả trên cho thấy nếu xét về hiệu quả kinh tế thì nên xuất bán, giết mổ ở thời điểm 9 - 10
tuần tuổi là phù hợp nhất. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quả kinh tế chăn nuôi còn phụ thuộc rất
lớn vào nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng tại từng thời điểm. Do đó, qua xem xét, so
sánh chỉ số sản xuất, chúng tôi khuyến cáo xuất bán vào thời điểm từ 13 tuần tuổi trở ra là hợp lý.
Khảo sát đánh giá năng suất cho thịt và chất lượng thịt
Khả năng cho thịt
Bảng 7a. Khả năng cho thịt của gà thí nghiệm ở 13 tuần tuổi
Các chỉ tiêu
Trống (n = 9) Mái (n = 9)
x
mX
x
mX
Tỷ lệ thân thịt (%) 70,92 ± 2,32 70,12 ± 2,17
Tỷ lệ thịt ngực (%) 14,89 ± 0,55 13,75 ± 0,54
Tỷ lệ thịt đùi (%) 18,23 ± 0,63 16,58 ± 0,54
Tỷ lệ thịt đùi + ngực (%) 33,13 ± 0,99 30,32 ± 0,96
Tỷ lệ mỡ bụng (%) 0,81 ± 0,03 1,08 ± 0,03
Bảng 7b. Khả năng cho thịt của gà thí nghiệm ở 20 tuần tuổi
Các chỉ tiêu
Trống (n = 9) Mái (n = 9)
x
mX
x
mX
Tỷ lệ thân thịt (%) 72,11 ± 2,24 71,29 ± 3,37
Tỷ lệ thịt ngực (%) 16,82 ± 0,52 15,85 ± 0,90
Tỷ lệ thịt đùi (%) 22,06 ± 0,69 22,56 ± 0,84
Tỷ lệ thịt đùi + ngực (%) 38,88 ± 0,92 38,41 ± 2,13
Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,08 ± 0,04 2,03 ± 0,09
Tỷ lệ thân thịt giữa con trống và con mái có
sự chênh lệch không lớn và tăng dần theo tuổi
giết mổ; Tại thời điểm 13 tuần tuổi tỷ lệ thân
thịt của gà thí nghiệm đạt 70,92 % ở con
trống và 70,12 % ở con mái; Đến 20 tuần
tuổi, tỷ lệ thân thịt của gà thí nghiệm đạt
72,11 % ở con trống và 71,29 % ở con mái.
Đối với các chỉ tiêu còn lại về tỷ lệ cơ đùi, cơ
ngực, cơ đùi + cơ ngực của con trống qua
khảo sát cho thấy đều cao hơn con mái, tuy
nhiên ở 20 tuần tuổi tỷ lệ thịt đùi của con mái
cao hơn của con trống tương ứng là 22,56 %
và 22,06 %. Tỷ lệ mỡ bụng ở con mái cao
hơn con trống qua các thời điểm khảo sát.
Nhìn chung tỷ lệ mỡ bụng ở gà Mèo là không
cao, đây có lẽ là một đặc điểm rất riêng của
giống gà này.
Thành phần hóa học của thịt
Căn cứ vào các chỉ tiêu, giai đoạn khảo sát có
thể nhận xét rằng: Chất lượng thịt gà Mèo là
khá cao. Tỷ lệ vật chất khô của thịt gà Mèo
cao hơn một số giống gà nội khác; cụ thể: Ở
13 tuần tuổi, tỷ lệ vật chất khô trong thịt ngực
gà trống 26,09 %, thịt đùi 26,96 %; gà mái
thịt ngực 26,72 %, thịt đùi 27,64 %. Ở 17 tuần
tuổi, tỷ lệ vật chất khô của thịt ngực gà trống
27,53 %, thịt đùi 26,09 %; gà mái thịt ngực là
27,57 %, thịt đùi là 27,25 %. Đến 20 tuần
tuổi, tỷ lệ vật chất khô của thịt ngực gà trống
25,98 %, thịt đùi 26,36 %; gà mái thịt ngực là
26,33%, thịt đùi là 26,30 %.
Tỷ lệ protein thô tăng dần qua các tuần tuổi
khảo sát: Ở tuần tuổi 13, tỷ lệ protein thô
trong thịt ngực gà trống 22,30 %, thịt đùi
19,84 %; gà mái thịt ngực 20,81%, thịt đùi
19,27 %. Ở tuần tuổi 17, tỷ lệ protein thô
trong thịt ngực gà trống 24,49 %, thịt đùi là
19,00%; gà mái thịt ngực là 23,68 %, thịt đùi
là 19,92%. Ở tuần tuổi 20, tỷ lệ protein thô
trong thịt ngực gà trống là 23,72 %, thịt đùi là
20,74 %; gà mái thịt ngực là 24,07 %, thịt đùi
là 21,92 %.
Tỷ lệ lipit thô trong thịt gà Mèo tại các thời
điểm khảo sát 13, 17, 20 tuần tuổi tương ứng
với tỷ lệ lipit thô thịt đùi là 3,74 - 4,42 - 4,21
% so với lipit thô thịt ngực 0,78 - 0,89 - 0,96
% ở gà trống và 4,95 - 5,56 - 4,00 % so với
2,79 - 2,03 - 1,99 % ở gà mái.
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
73
Bảng 8. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm (%)
Thành phần hóa học
Trống (n = 3) Mái (n = 3)
Cơ ngực Cơ đùi Cơ ngực Cơ đùi
x
mX
x
mX
x
mX
x
mX
Thời điểm 13 tuần tuổi
Vật chất khô 26,09 ± 0,23 26,96 ± 0,58 26,72 ±0,40 27,64 ± 0,80
Protein 22,30 ± 0,59 13,184,19 85,081,20 74,027,19
Li pít 06,078,0 63,174,3 55,179,2 54,095,4
Khoáng tổng số 04,050,1 08,037,1 17,059,1
11,036,1
Thời điểm 17 tuần tuổi
Vật chất khô 27,53 ± 0,54 26,09 ± 0,59 27,57± 0,65 06,125,27
Protein 24,49 ± 0,60 21,000,19 23,68 ± 0,24 62,092,19
Li pít 56,089,0 15,042,4 56,003,2 20,156,5
Khoáng tổng số 20,080,1 09,041,1 09,066,1 10,038,1
Thời điểm 20 tuần tuổi
Vật chất khô 25, 98 ± 0,39 18,136,26 26,33 ± 0,34 26,30 ± 0,45
Protein 50,072,23 20, 74 ± 0,95 24,07 ± 0,23 32,192,21
Li pít 07,096,0 37,021,4 68,199,1 50,000,4
Khoáng tổng số 06,050,1 01,037,1 08,066,1 09,031,1
Tỷ lệ khoáng tổng số ở thịt gà Mèo qua các
thời điểm mổ khảo sát là tương đương nhau,
tuy nhiên tỷ lệ khoáng tổng số ở thịt ngực cao
hơn so với ở thịt đùi. Cụ thể: tại các thời điểm
khảo sát 13, 17, 20 tuần tuổi tương ứng với tỷ
lệ khoáng tổng số thịt ngực là 1,50 - 1,80 -
1,50 so với tỷ lệ khoáng tổng số thịt đùi 1,37 -
1,41 - 1,37 ở gà trống; 1,59 - 1,66 - 1,66 so
với 1,36 - 1,38 - 1,31 ở gà mái.
Đánh giá chất lượng thịt sống và thịt chín
của gà thí nghiệm
Đánh giá chất lượng thịt sống
Để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng thịt sống
thông qua phân tích các chỉ tiêu vể tỷ lệ mất
nước, Giá trị pH thịt và màu sắc thịt, chúng
tôi tiến hành khảo sát ở các thời điểm gà thí
nghiệm đạt 13, 17 và 20 tuần tuổi. Kết quả
được thể hiện ở bảng 9.
Qua bảng 9 cho thấy tỷ lệ mất nước bảo quản
sau 24 giờ của gà Mèo ổn định tại 3 thời điểm
khảo sát trong khoảng 1,37% - 1,73%.
Tuy nhiên, tỷ lệ mất nước chế biến và tỷ lệ
mất nước tổng số có sự thay đổi qua các thời
điểm khảo sát. Ở 13 - 17 - 20 tuần tuổi, tỷ lệ
mất nước chế biến giảm dần tương ứng là
25,65 % - 21,44 % - 17,28 % và tỷ lệ mất
nước tổng số tương ứng là 27,37 % - 22,81 %
- 17,28 %.
Theo kết quả nghiên cứu của Schilling và
cộng sự (2005) thì tỷ lệ mất nước chế biến và
mất nước tổng số ở thịt gà là 17,9 - 19 % và
21,92 - 22,65 % thì kết quả nghiên cứu của
chúng tôi trên đàn gà Mèo ở tuần tuổi 17 và
tuần tuổi 20 nằm trong giới hạn trung bình
của thịt gà.
Giá trị pH có liên quan chặt chẽ đến khả năng
giữ nước và khả năng kháng khuẩn của thịt.
Giá trị pH15 và giá trị pH24 của thịt gà Mèo thí
nghiệm ổn định qua các thời điểm; giá trị pH15
dao động trong khoảng từ 6,26 - 6,34, giá trị
pH24 dao động trong khoảng 5,70 - 5,94. Kết
quả giá trị pH15 và giá trị pH24 của gà Mèo là
bình thường như các giống gà khác và nằm
trong khoảng trung bình từ 5,70 - 6,34.
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
74
Màu sắc thịt của gà Mèo cơ bản ổn định qua
các thời điểm khảo sát, không có sự thay đổi
lớn; cụ thể màu sáng (L) trong khoảng 38,16 -
41,17, màu đỏ - đen (a) trong khoảng 5,53 -
5,84, màu vàng (b) trong khoảng 4,67 - 6,82.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Schilling
(2005) [10], màu sáng (L) trung bình của gà
trong khoảng 47,00 - 53,00 thì kết quả của
chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể giải thích
do đặc điểm của gà Mèo là xương đen, thịt
đen nên chỉ tiêu này thấp hơn bình quân
chung màu sắc thịt gà nhưng đây lại là một
đặc điểm đặc trưng của giống gà quý và có
giá trị khai thác rất lớn bởi đặc trưng này.
Độ dai của thịt gà Mèo tăng dần qua các tuần
tuổi khảo sát và tuân theo quy luật chung.
Thịt gà Mèo ở 13 tuần tuổi độ dai là 2,11 kg,
ở 17 tuần tuổi độ dai là 2,40 kg và ở 20 tuần
tuổi độ dai là 2,58 kg. Theo nghiên cứu của
Schilling (2008) [11], thì độ dai của thịt gà
> 4,5 kg là thịt dai, độ dai của thịt gà < 4,5
kg là thịt không dai. Kết quả thịt gà Mèo
của chúng tôi < 4,5 kg là thịt gà không dai,
chất lượng thịt tốt nằm trong tiêu chuẩn cho
chỉ tiêu ngon miệng.
Đánh giá chất lượng thịt chín
Gà Mèo 13 tuần tuổi, với các món ăn giới
thiệu tại hội nghị thử nếm thì món gà nấu
canh gừng được đánh giá cao nhất với tổng
điểm trung bình có trọng số 20,61 điểm, tiếp
sau là món gà hấp muối (18,72 điểm), cuối
cùng là món gà luộc (16,00).
Đến tuần tuổi 17, đã có sự thay đổi, mặc dù
món gà nấu canh gừng vẫn được đánh giá cao
nhất (19,33 điểm), tuy nhiên tổng điểm trung
bình có trọng số của món gà luộc và món gà
hầm muối đã có sự thăng tiến lần lượt là
19,11 điểm và 18,89 điểm, tiệm cận với giá trị
món gà nấu canh gừng tại thời điểm khảo sát.
Ở tuần tuổi 20, kết quả thể hiện tại bảng 10,
tổng điểm trung bình có trọng số giữa các
món ăn tại hội nghị có sự thay đổi, cụ thể
món gà luộc có tổng điểm trung bình cao nhất
22,17 điểm, tiếp đến là món gà hấp muối
(21,17 điểm), cuối cùng là món gà nấu canh
gừng (19,61 điểm). Tại thời điểm gà Mèo 13
tuần tuổi, chế biến món gà nấu canh gừng là
phù hợp nhất; đồng thời căn cứ vào các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật như tiêu tốn thức ăn/kg
tăng trọng, chỉ số kinh tế, chỉ số sản xuất của
đàn gà thí nghiệm, nếu xuất bán đàn gà ở thời
điểm này làm thực phẩm là phù hợp nhất về
giá trị lợi nhuận đem lại cho người sản xuất
và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu thị trường.
Tại thời điểm gà Mèo 20 tuần tuổi, chế biến
món gà luộc là phù hơp nhất ; nếu cung cấp
cho các nhà hàng đặc sản để chế biến được
đầy đủ món ăn ngon, đồng đều nhất từ gà
Mèo, phục vụ đối tượng khách hàng yêu cầu
cao hơn thì nên xem xét xuất bán gà ở tuần
tuổi 17 là phù hợp nhất đảm bảo các yếu tố
lợi nhuận của người sản xuất, chất lượng thịt,
thị hiếu người tiêu dùng.
Bảng 9. Chỉ tiêu lí hóa đánh giá chất lượng thịt sống của gà thí nghiệm
Chỉ tiêu Tuần 13
x
mX Tuần 17
x
mX Tuần 20
x
mX
Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản (%) 09,073,1 07,037,1 08,043,1
Tỷ lệ mất nước chế biến (%) 25,165,25 88,044,21 82,028,17
Tỷ lệ mất nước tổng (%) 22,137,27 84,081,22 84,071,18
pH15 ( 15 phút) 04,034,6 15,033,6 13,026,6
pH24 (24 giờ) 07,094,5 02,070,5 45,276,5
Màu sắc: L (màu sáng) 24,116,38 21,142,40 54,117,41
a (màu đỏ - đen) 33,084,5 34,087,5 31,053,5
b (màu vàng) 26,060,5 37,082,6 26,067,4
Độ dai của thịt (kg) 10,011,2 12,040,2 14,058,2
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
75
Bảng 10. Kết quả đánh giá cảm quan món ăn từ thịt gà thí nghiệm 20 tuần tuổi
Chỉ tiêu Tổng điểm
Điểm TB chưa
có trọng số
Hệ số quan
trọng
Điểm TB có
trọng số
Gà Mèo luộc
Màu sắc thịt 40,00 4,44 0,50 2,22
Mùi thịt 42,00 4,67 1,00 4,67
Vị thịt 41,00 4,22 1,50 6,83
Trạng thái cấu trúc 38,00 4,22 2,00 8,44
Tổng điểm 161,00 17,89 5,00 22,17
Gà Mèo hấp muối
Màu sắc thịt 39,00 4,33 0,50 2,17
Mùi thịt 40,00 4,44 1,00 4,44
Vị thịt 38,00 4,22 1,50 6,33
Trạng thái cấu trúc 37,00 4,11 2,00 8,22
Tổng điểm 154,00 17,11 5,00 21,17
Gà Mèo nấu canh gừng
Màu sắc thịt 39,00 4,33 0,50 2,17
Mùi thịt 42,00 4,67 1,00 4,67
Vị thịt 38,00 4,22 1,50 6,33
Trạng thái cấu trúc 29,00 3,22 2,00 6,44
Tổng điểm 148 16,44 5,00 19,61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Đàn gà Mèo thuần có khả năng thích nghi
cao, sức sản xuất thịt tốt với điều kiện khí hậu
biển Đông bắc tại Quảng Yên, Quảng Ninh.
Gà nuôi đến 20 tuần tuổi cho kết quả như sau:
Tỷ lệ nuôi sống là 94,0%. Khối lượng sống
tính chung trống mái là: 1714,74 g/con. Sinh
trưởng tuyệt đối bình quân là 12,04
g/con/ngày. Khả năng tiêu thụ thức ăn bình
quân/ngày là 60,52 g/con/ngày; Tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng là 5,06. Chỉ số sản xuất
(PI) của gà 22,78.
Tỷ lệ thân thịt đạt 71,29 - 72,11 %, tỷ lệ thịt
đùi + ngực là 38,41 % - 38,88 %, tỷ lệ mỡ
bụng 1,08% - 2,03 %. Tỷ lệ vật chất khô
25,98 % - 26,33% ở cơ ngực và 26,30% -
26,36% ở cơ đùi; Tỷ lệ protein thô là 23,72%
- 24,07% ở cơ ngực và 20,74% - 21,92% ở cơ
đùi. Tỷ lệ mất nước chế biến của thịt gà là
17,28 %, tỷ lệ mất nước tổng số là 18,71 %,
giá trị pH của thịt trong khoảng 5,76 - 6,26,
màu sắc thịt mang đặc trưng của giống gà
Mèo với màu sáng (L), màu đỏ-đen (a) và
màu vàng (b) tương ứng là 41,17 - 5,53 -
4,67, độ dai của thịt là 2,58 kg.
Kết quả khảo sát, đánh giá cảm quan đối với
một số món ăn chế biến từ thịt gà Mèo được
người tiêu dùng chấp thuận và đánh giá cao,
phù hợp thị hiếu với tổng điểm trung bình có
trọng số với món gà luộc, gà hấp muối và gà
nấu canh gừng lần lượt là 22,17 - 21,17 -
19,61 trên tổng số 22,75 điểm.
Đề nghị
Đề nghị cho nhân rộng mô hình sản xuất tại
địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng loại
thịt gà đặc sản có giá trị kinh tế, giá trị dinh
dưỡng thực phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.
Cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo
nhằm khảo sát, đánh giá về tuổi thành thục,
khả năng sinh sản, tỷ lệ ấp nở của gà Mèo
thuần nuôi tại Quảng Yên, Quảng Ninh để
hướng tới việc sản xuất giống tại chỗ, cung
cấp giống chất lượng, an toàn cho người có
nhu cầu tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Xuân Cảnh (2011), Nghiên cứu so sánh
một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt
và chất lượng thịt của gà Mèo địa phương Sa Pa
với gà Mèo thuần, Luận văn thạc sĩ khoa học
Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học
Thái Nguyên.
2. Ngô Kim Cúc, Vũ Khánh Vân, Lê Thị Bình, Võ
Văn Sự, Phạm Công Thiếu, Nguyễn Văn Hải
(2002), “Nuôi bảo tồn và phát triển giống gà
H’mông tại Hà Nội và các vùng phụ cận”, Báo cáo
Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76
76
khoa học năm 2001, Phần nghiên cứu giống gia
cầm, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội tháng 8/
2002, tr. 41 - 49.
3. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Hữu Hòa (2008),
“Một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất
của gà Mèo và con lai của chúng với gà Ri”, Tạp
chí chăn nuôi - Tập 2, tr. 2-6
4. Nguyễn Thu Quyên (2008), Nghiên cứu đặc điểm
ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1
(Trống Mông x Mái Ai Cập) và F1 (Trống Mông x
Mái Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái
Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp,
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
5. Võ Văn Sự, Phạm Công Thiếu, Hồ Lam Sơn,
Lương Thị Hồng (2005), “Báo cáo hoàn thiện quy
trình công nghệ chăn nuôi vịt Bầu quỳ và gà
H’Mông”, Viện Chăn nuôi,
http:/www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=10150.
6. Phan Đình Thắm, Trần Huê Viên, Trần Văn
Phùng (2003), “Kết quả nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Đen
nuôi tại Kỳ Sơn Nghệ An”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 4 năm 2003,
tr. 82-84.
7. Phạm Công Thiếu, Võ Văn Sự, Hồ Lam Sơn
(2001), Kết quả nghiên cứu, bảo tồn chọn lọc và phát
triển gà H’mông qua 3 thế hệ nuôi tại viện Chăn
nuôi, (N 114)
8. Trần Thanh Vân (2005), “Khả năng sinh trưởng
của gà H’Mông lông đen nuôi trong nông hộ tại
Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 24/2005, tr. 54-56.
9. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thuý Mỵ,
Nguyễn Văn Sinh (2006), “Tình hình chăn nuôi và
đặc điểm gà H’mông tại các huyện vùng cao núi
đá tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 20/2006, tr. 83-85, 94.
10. Schilling M. W. (2005), “Effects of collagen
addition on the functionality of PSE-like and normal
broiler breast meat in the chicken and formed deli
roll”, Journal of Muscle Foods, pp. 46 - 53.
11. Schilling M. W. (2008), “The effects of broiler
catching method on breast meat quality”, Meat
Science 79, pp. 163 – 171.
SUMMARY
RESEARCH ON CAPACITY PRODUCTION AND QUALITY
OF MEO CHICKEN’S MEAT RAISED IN QUANG YEN – QUANG NINH
Tran Thanh Van1*, Nguyen Tien Hung2, Nguyen Thi Thuy My3
1Thai Nguyen University,2 Economic Chamber of Quang Yen, Quang Ninh,
3College of Agriculture and Forestry - TNU
The experiment was carried out on 750 Meo chickens from day old chick to 20 weeks of age, at 3
households in Quang Yen town, Quang Ninh province with the objective to explore the production
of meat, specialty food supply for city tour. The results obtained are very promising, in particular:
Survival rate was 94.0%. Live body weight was 1714.74 grs / bird. Average day gain was 12.04
grs / bird / day. The average feed intake was 60.52 grs / bird/ day; Feed conversion ratio was 5.06.
Production index (PI) was 22.78.
Carcass ratio reache 71.29 to 72.11%, the percentage of breast and thigh muscle were 38.41% -
38.88%, abdominal fat percentage 1.08% - 2.03%. The percentage of dry matter 25.98% - 26.33%
in breast muscle and 26.30% - 26.36% in thigh muscle; Crude protein percentage was 23.72% -
24.07% in breast muscle and 20.74% - 21.92% in the thigh muscle. Process water loss rate was
17.28% of chicken meat, total water loss rate was 18.71%, the pH value of the chicken meat in about
5.76 to 6.26, meat color typical of the Meo chicken breed with light (L), red-black (a) and yellow (b),
respectively 41.17 - 5.53 - 4.67, the traction of the meat was 2.58 kg.
Survey results, human sensory evaluation to several dishes prepared with chicken Meo consumer
approval and appreciation, tastes appropriate point with a total weighted average with boiled
chicken, salted roasted chicken and ginger soup, respectively 22,17 - 21.17 to 19.61 on a total of
22.75 points.
Key words: semi intensive system, chicken meat quality, Meo chicken breed, Quảng Yên-Quảng
Ninh, meat production ability
Ngày nhận bài:05/6/2014; Ngày phản biện:13/6/2014; Ngày duyệt đăng:20/8/2014
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Đức Hùng – Đại học Thái Nguyên
* Tel: 0912 282816, Email: tranthanhvan@tnu.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_kha_nang_san_xuat_chat_luong_thit_cua_ga_meo_nuoi.pdf