Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên của
một số trạng thái rừng và đất rừng tại 3 huyện
Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì đã đưa ra được kết
luận như sau:
- Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái IIa chủ yếu là
các loài ưa sáng, mọc nhanh, có nhiều loài mục
đích như Dẻ, Bồ đề, Kháo, Lim xẹt, Tông dù,
Táu muối có vai trò quan trọng trong quá
trình gieo giống, tạo lớp cây tái sinh trong rừng
và những khu vực đất trống lân cận.
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái Ic,
IIa bao gồm các loài cây ưa sáng, mọc nhanh,
mật độ ở trạng thái IIa (4960-5520 cây/ha), Ic
(2720-3600 cây/ha), phần lớn là tái sinh từ hạt
với tỷ lệ cây tốt 17,18-46,8%, còn lại phần lớn
là cây có phẩm chất trung bình và xấu. Mạng
hình phân bố cây tái sinh khu vực nghiên cứu
chủ yếu có dạng phân bố ngẫu nhiên.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên trên các trạng thái Ic và IIa tại tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 57 - 62
57
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỤC HỒI TỰ NHIÊN
TRÊN CÁC TRẠNG THÁI Ic VÀ IIa TẠI TỈNH BẮC KẠN
Nguyễn Thị Thu Hoàn*, Trần Quốc Hưng,
Lê Cẩm Long, Lương Văn Hà
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên,
TÓM TẮT
Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên ở trạng thái Ic và trạng thái rừng IIa được tiến hành trên 36
ô tiêu chuẩn (OTC) thuộc 3 huyện Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, kết quả cho thấy:
Trạng thái IIa, có tổ thành loài cây gỗ cấu trúc đơn giản, các loài chủ yếu như: Dẻ, Bồ đề, Kháo,
Lim xẹt, Tông dù, Táu muối nhưng có vai trò quan trọng cho quá trình tái sinh hạt dưới tán rừng
và khu vực lân cận. Tổ thành cây tái sinh trạng thái Ic và IIa chủ yếu là các loài ưa sáng mọc
nhanh, các loài Kháo, Muồng, Sồi gai, Dẻ trắng, Thành ngạnh, Trám trắng thuộc nhóm cây tái sinh
mục đích, cần duy trì để phục hồi thành rừng. Mật độ cây tái sinh dao động từ 2720-3600 cây/ha
(Ic) và 4960- 5520cây/ha (IIa), sinh trưởng trung bình và 60-80% tái sinh từ hạt, phân bố ngẫu
nhiên trên bề mặt đất rừng. Ngoài ra các đặc điểm về đất đai, độ tàn che, độ che phủ cây bụi thảm
tươi đều có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng phục hồi tự nhiên của rừng. Trên cơ sở các kết quả
phân tích, các giải pháp phục hồi rừng được đề xuất cụ thể dựa theo mật độ cây tái sinh triển vọng,
các đặc điểm cơ bản về đất đai, địa hình cho từng trạng thái Ic và IIa tại khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên, yếu tố ảnh hưởng, phân loại, giải pháp
MỞ ĐẦU*
Rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ
nước, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn
đất và là tài nguyên đặc biệt quan trọng trong
việc hấp thụ CO2 góp phần giảm hiệu ứng nhà
kính, đảm bảo tính ổn định bền vững môi
trường sống và sự hoạt động của các công
trình... Thấy rõ vai trò quan trọng đó trong
những năm qua, nước ta đã triển khai nhiều
chương trình nhằm tăng độ che phủ của rừng.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi rừng vẫn bị suy giảm,
sự suy giảm đó kéo theo sự suy giảm các
chức năng của rừng, vì nhu cầu bảo vệ nước
và đất, đảm bảo an toàn sinh thái, việc nghiên
cứu khả năng phục hồi rừng và đề xuất các
biện pháp quản lý, tác động đối với từng vùng
nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi thảm thực
vật là cần thiết và đang được quan tâm.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, có tổng diện tích tự
nhiên là 485.941 ha, trong đó diện tích đất
lâm nghiệp là 375.336,84 chiếm 77,2% diện
tích tự nhiên [1], với đặc thù thế mạnh về
*
Tel: 0982973876; email: hoandhnl@gmail.com
rừng và đất rừng, Tỉnh đã chú trọng nhiều đến
các giải pháp trồng rừng, tuy nhiên còn thiếu
các nghiên cứu cơ bản nhằm đưa ra cơ sở đề
xuất các giải pháp về phục hồi rừng dựa trên
quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của
rừng Trước những tồn tại như vậy, việc
nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên nhằm
đề xuất các biện pháp tác động thích hợp cho
từng đối tượng cụ thể là thực sự cần thiết.
Tuy nhiên trong phạm vi bài báo này, chúng
tôi đề cập tới kết quả nghiên cứu về khả năng
phục hồi tự nhiên ở một số điểm nghiên cứu
tại 3 huyện Na Rì, Chợ Đồn và Chợ Mới tỉnh
Bắc Kạn.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Rừng và
đất rừng thuộc 3 huyện Na Rì, Chợ Đồn và
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, gồm các trạng thái
Ic, IIa.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu hiện trạng và các đặc điểm chủ
yếu của một số trạng thái rừng và đất rừng tại
khu vực nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 57 - 62
58
(%)
3
Ai Di RFiIVIi + +=
+ Nghiên cứu đặc điểm phản ánh khả năng
phục hồi tự nhiên của rừng.
+ Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng phục hồi của rừng.
+ Đề xuất các giải pháp kỹ thuật tác động trên
các trạng thái rừng và đất rừng tại khu vực
nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp kế thừa các số liệu thứ cấp:
Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số
liệu thống kê về diện tích
+ Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời: Diện
tích ô tiêu chuẩn: 500 m2 (25mx20m)- Đối
với trạng thái Ic. Diện tích 2500m2 (50x50m)-
Đối với trạng thái IIa.
OTC được phân bổ trên 6 xã gồm: Cư Lễ, Văn
Minh, huyện Na Rì, xã Rã Bản và Phương
Viên, huyện Chợ Đồn, xã Cao Kỳ và Nông Hạ,
huyện Chợ Mới, đây là các xã có đầy đủ các
trạng thái nghiên cứu. Trong đó mỗi trạng thái
lập 3 OTC/ 1 xã. Tổng số OTC là 36.
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn:
Sử dụng một số công cụ PRA phỏng vấn về
thực trạng khoanh nuôi phục hồi rừng, những
kiến thức kinh nghiệm, tình hình quản lý...
+ Phương pháp thu thập số liệu
(i) Thu thập thông tin về diện tích, phân bố và
đặc điểm khu vực.
(ii) Thu thập các tiêu chí của thảm thực vật
rừng về khả năng phục hồi: Điều tra tầng cây
gỗ (đối với trạng thái IIa) trên toàn bộ OTC.
Điều tra cây tái sinh, cây bụi thảm tươi trên 05
ô thứ cấp/ 1OTC, diện tích mỗi ô thứ cấp là 25
m2. Điều tra đất và phân tích một số tính chất
vật lý, hóa học của đất trên ô dạng bản 1m2.
Phương pháp xử lý số liệu
+ Tính cấu trúc tổ thành cây gỗ: Sử dụng chỉ
số mức độ quan trọng (Importance Value
Index = IVI), tính theo công thức:
+ Tính cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh,
các chỉ số cây bụi, thảm tươi theo phương
pháp điều tra lâm học.
+ Tính toán mạng hình phân bố cây tái sinh
theo mặt phẳng nằm ngang Sử dụng tiêu
chuẩn U của Clark và Evans.
+ Mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng
được lập thành một bảng và đánh giá các đặc
điểm cây tái sinh với các nhân tố liên quan.
+ Các chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng của
cây tái sinh được tính toán theo phương pháp
thống kê toán học trên các phần mềm chuyên
dụng Excel.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả đánh giá về hiện trạng và các
đặc điểm chủ yếu của trạng thái rừng và
đất rừng
Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng được
tổng hợp theo bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Hiện trạng rừng và đất rừng tại
3 huyện nghiên cứu[3]
ĐVT: ha
TT Loại đất, loại rừng
Na
Rì
Chợ
Đồn
Chợ Mới
Diện tích đất LN 74.579 62.202 51.678
1 Đất có rừng 55.859 51.871 41.662,4
1.1 Đất có rừng tự nhiên 49280 45985 33810,5
a
Rừng trung
bình 227,4 1000,2 721
b Rừng nghèo 2904,9 6119,6 4868,2
c
Rừng phục
hồi 24394 21503 20925,9
d Rừng hỗn giao 3693,5 13884 3683,5
đ
Rừng tre
nứa
3296,2 1002,4 1212
e Rừng núi đá 14764 2475,6 2399,9
1.2 Rừng trồng 6.575 5.885,9 7.851,8
2 Đất chưa
có rừng 18.734 10.281 10.015,3
a Đất trống Ia 1318 994,4 1906,7
b Đất trống Ib 2187 958,6 1450,1
c Đất trống Ic 15218 8378 6658,5
3 Các loại
đất khác 10646 29193 9038,4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 57 - 62
59
Qua bảng trên cho thấy diện rừng phục hồi
chiếm 47-62 % diện tích đất có rừng, diện
tích đất rừng trồng còn thấp, diện tích đất
trống chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất
lâm nghiệp, thể hiện sự tác động mạnh thông
qua việc khai thác quá mức tài nguyên rừng,
phát nương làm rẫy Do đó thời gian tới cần
đẩy nhanh quá trình phục hồi các thảm thực
vật này.
Đặc điểm một số trạng thái rừng và đất rừng
khu vực nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu và điều tra nhận thấy
đặc điểm của các trạng thái rừng như sau:
Trạng thái Ic: Đặc trưng bởi lớp cây thân gỗ tái
sinh với số lượng đáng kể. Số lượng cây gỗ tái
sinh có H >1m đạt từ 1000 cây/ha trở lên.
Rừng phục hồi (IIa): Đặc trưng bởi những
loài cây tiên phong, ưa sáng, khá đều tuổi, ưu
thế chưa rõ ràng, cấu trúc tầng đơn giản.
Đường kính (D1.3) của cây rừng trong lâm
phần còn nhỏ (8-10 cm), rừng chưa có trữ
lượng, khả năng tái sinh mạnh. Rừng đã có
khả năng phòng hộ, bảo vệ đất và hạn chế xói
mòn. Trạng thái này phân bố ở hầu hết các
khu vực trong xã.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm về khả năng
phục hồi tự nhiên của rừng
Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ
Bảng 2: Tổ thành cây gỗ trạng thái IIa
TT Xã Tổ thành cây gỗ
1 Cư Lễ
12,8D + 12Bd+ 9,3Kh +8,8Lx
+ 6,2Vt + 5,9Xđ + 5,68Td +
5,64M + 5,08 X+ 28,6 Lk
2 Văn Minh
6,8Thng + 6,7Lx + 5,4Mck +
81,1 Lk
3 Cao Kỳ 6,11Mx +5,41Dg + 5,1Bd + 83,38Lk
4 Nông Hạ 13,9 St + 6,26 Mt + 5,76 Mck
+5,75Dg +5,05 Lm+63,28 Lk
5 Phương Viên
8,51Dg + 6,97Thb + 6,62Tm
+ 5,99 Sv + 71,91Lk
6 Rã Bản 7,53 Dđ + 5,69Kh + 6,44 Vt + 5,25 Dx + 75,09 Lk
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
Tiến hành xác định tổ thành cấu trúc tầng cây
gỗ trạng thái IIa, đây là trạng thái đã và đang
có các loài cây tái sinh phát triển, bắt đầu
hình thành cấu trúc tầng cây cây gỗ. Kết quả
được tổng hợp ở bảng 2.
Ghi chú: D: Dẻ, Bd: Bồ đề, Kh: Kháo, Lx: Lim xẹt,
Vt: Vạng trứng, Xđ: Xoan đào, Td; Tông dù, M;
Muồng, X: Xoan. Thng: thành ngạnh, Mck: Mé cò
ke, Mx: Muồng xanh, St: Sòi tía, Lm: Lòng mang,
Dg;Dẻ gai, Thb: Thôi ba,Tm: Táu muối, Dđ: Dẻ
đỏ, Dx: Dẻ xanh, Lk:Loài khác, Sv: Sung vè.
Đặc điểm tái sinh tự nhiên
- Tổ thành cây tái sinh
Bảng 3: Đặc điểm tổ thành cây tái sinh
Khu vực Công thức tổ thành
I. Trạng thái Ic
Rã Bản
1,38Kh + 1,06M + 0,85 Sg + 0,85
Thb + 0,74Dx + 0,64Ss + 0,53Cht +
0,53Hd + 3,42 Lk
Phương
Viên
1,55Sg +1,44 Kh+1,03 Ng +0,62Dg
+ 0,52Cht + 0,52Vt +4 ,32Lk
Cao Kỳ 2,27Hđ+2,05Lm +1,59BLn +1,0Dx
+1,0Vt +0,68St +0,68Thng + 0,73Lk
Nông
Hạ
2,5X+1,6Hđ + 1,45Thng+ 1,04
Mck+ 0,8 Dg+ 0,62 Lm + 1,99Lk
Cư Lễ
1,3Mck+1,08Mt+ 0,87Vt + 0,86
Thng + 0,65Kh+0,65 Mđ+ 0,65Sr
+4,59Lk
Văn
Minh
1,13Mđ+1,13Mt +0,9X +0,9Ss +
0,68 Thng+0,68Lx+0,68Mck
+3,9 Lk
II. Trạng thái IIa
Rã Bản 1,43B+ 1,07Thb+ 1,07Kh+ 0,89 Tt + 0,89Trt + 0,71V+3,76LK
Phương
Viên
2Dđ+ 1,17Thb+ 1Vt + 1Tt
+0,83Kh+ 0,83Hđ + 3,17Lk
Cao Kỳ 1,54Xt + 1,5Thng + 1,15Tht+0,96Bđ
+0,96Mck + 0,77St+ 3,12Lk
Nông
Hạ
1,45Khn + 1,3Thr + 1,16Mđ +
0,87St + 0,72Tht + 4,5 Lk
Cư Lễ
1,54Cht + 1,38Mck +1,23Mt+
1,08M + 0,92Mđ + 0,92Kh + 0,77Lx
+ 2,16Lk.
Văn
Minh
1,47Kh + 1,32Bđ + 1,18Tht +
1,03Mch + 0,88Mt + 0,74Mđ +
0,59Dg + 2,79Lk.
Ghi chú: Theo ghi chú ở bảng 2. Sg: Sồi gai, Ss:
Sau sau, Cht: Chẹo tía, Hđ: Hu đay, Mđ: Mán đỉa,
B; Bứa, Ng: Ngát, Vt: Vối thuốc, Lm: Lòng mang,
Bln; Bời lời nhớt, Mt: Màng tang, Tt: Thẩu tấu,
Sr; Sung rừng, Ttr: Trám trắng, Mch: Máu chó,
Lk: Loài khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 57 - 62
60
Đặc điểm tái sinh tự nhiên được đánh giá
thông qua tổ thành loài cây tái sinh tại các
điểm nghiên cứu. Kết quả được tổng hợp vào
bảng 3.
Nhìn chung: Qua công thức tổ thành ta thấy
hệ số tổ thành thấp, không có loài nào chiếm
ưu thế, thành phần loài cây tái sinh tương đối
phong phú nhưng số lượng cây ít. nhưng cũng
đã xuất hiện một số ít loài cây có mục đích
như Kháo, Muồng, Sồi gai, Dẻ trắng, Thành
ngạnh, Trám trắng và là các loài cây mục
đích, cần duy trì và phát triển để phục hồi
thành rừng.
- Mật độ, chất lượng và nguồn gốc cây
tái sinh:
Mật độ cây tái sinh ở trạng thái IIa (4960-
5520 cây/ha), trạng thái Ic (2720-3600
cây/ha). Tái sinh chủ yếu là hạt từ tầng cây gỗ
trong rừng hoặc các lâm phần lân cận chiếm
từ 60-80%.
- Mạng hình phân bố cây tái sinh
Kết quả kiểm tra mạng hình phân bố cây theo
mặt phẳng nằm ngang bằng tiêu chuẩn U cho
thấy, phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất
rừng ở hai trạng thái là phân bố ngẫu nhiên.
Quy luật này đã dẫn đến mặt đất rừng còn
nhiều khoảng trống không có cây tái sinh.
Điều này cho thấy sự xuất hiện của nhóm loài
cây định cư cùng với sự thay đổi mật độ cây
tái sinh và tiểu hoàn cảnh làm cho mạng hình
phân bố của cây trên bề mặt đất cũng thay đổi
theo hướng tiến dần đến phân bố đều.
Vì vậy, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác
động cần phải điều tiết phân bố cây tái sinh
tiệm cận dần với phân bố cách đều, bằng cách
chặt tỉa cây ở những nơi có mật độ dày, trồng
bổ sung các loài cây mục đích vào chỗ trống
và mật độ còn thưa để điều chỉnh phân bố cây
cho đồng đều hơn.
Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng phục hồi của rừng và đất rừng
- Nhân tố tự nhiên: Quá trình phục hồi rừng
chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố khác
nhau: Độ cao, độ dốc ảnh hưởng rõ ràng nhất
đến cây tái sinh, càng lên cao thì đất càng
mỏng, độ dốc cũng lớn hơn nên mật độ tái
sinh ít hơn. Cây bụi thảm tươi là nhân tố tác
động mạnh mẽ đến cây tái sinh, đây chính là
nhân tố cạnh tranh mạnh mẽ nhất đến cây tái
sinh cả về chất dinh dưỡng, ánh sáng đến
không gian sống của cây tái sinh. Kết quả
nghiên cứu tổng hợp tại bảng 4.
Bảng 4: Phân tích mối quan hệ của một số yếu tố đến mật độ tái sinh tự nhiên
Trạng
thái
Đặc trưng
Độ
cao
(m)
Độ dốc
(%)
Độ sâu
tầng đất
(cm)
Độ che phủ
CBTT (%)
CP
VRR
(%)
N Cây TS
(cây/ha)
Loài cây tái sinh
chủ yếu
Ic (Trạng thái đã xuất hiện các loài cây gỗ có giá trị có khả năng phát triển thành rừng)
Ic
≤500
20 80 30 25 3440 - Các loài chính: Mán đỉa,
Màng tang, Mé cò ke,
Kháo, Sồi gai, Ngát, Hu
đay...
Ic 25 100 40 35 3520
Ic ≥ 500 30 70 45 20 2720
IIa (Trạng thái đã có rừng có khả năng phát triển thành rừng)
IIa
≤500
20 100 24,6 20,4 5440 - Các loài chính; Xoan ta,
Bồ đề, Chẹo tía, Lim xẹt...
IIa 25 80 28,4 24,6 5200
IIa ≥ 500 30 70 30,1 28,3 4960
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 57 - 62
61
Bảng 5: Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đề xuất cho các đối tượng
Trạng thái Giải pháp kỹ thuật lâm sinh
Ic
+ Đối với trạng thái có mật độ cây tái sinh triển vọng >1000 cây/ha, độ cao tuyệt đối
>500 m: Cần tiến hành trồng bổ sung với các loài cây có giá trị kinh tế khác như các
loài Trám, Lát, Sao, Thông
+ Trạng thái có mật độ cây tái sinh triển vọng 1000 cây/ha, độ
cao tuyệt đối <500 m cần tiến hành trồng rừng với các loài cây có trị kinh tế khác như
các loài Mỡ, Keo, Sao, Lát
IIa
+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bình từ 6-8cm, mật độ >700
cây/ha, độ cao tuyệt đối > 500 m và độ dốc >300. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng:
xúc tiến tái sinh kết hợp làm giàu rừng bằng một số loài như: Keo,Thông, Sao, Trám,
Sấu. Phương thức làm giàu theo đám, theo băng
+ Trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bình từ 6-8cm, mật độ <700 cây/ha,
độ cao tuyệt đối <500 m trở lên và độ dốc <300; tiến hành cải tạo bằng cách trồng một
số loài cây có giá trị kinh tế như: Mỡ, Trám, Xoan ta, Keo
-Khả năng gieo giống của vách rừng: Các cây
mẹ có khả năng gieo giống tốt chủ yếu còn
nằm trong khu vực rừng phòng hộ, việc giao
đất giao rừng cho người dân quản lý bảo vệ
cũng là môt yếu tố giúp bảo tồn các loài cây
có giá trị và là nguồn gieo giống tốt cho việc
phục hồi phát triển rừng. Thực trạng cây gieo
giống ở khu vực nghiên cứu hiện nay đang bị
khai thác cạn kiệt, các loài cây có giá trị
thường ở khá xa các đối tượng này.
- Ảnh hưởng của tập quán canh tác: Tập quán
canh tác nương rẫy bán cố định của người dân
khu vực nghiên cứu còn khá phổ biến. Một số
nương rẫy hiện nay người dân đã bỏ hẳn, hiện
đang được phục hồi, thảm thực bì chủ yếu các
loài cây vẫn là các loài cây ưa sáng, mọc
nhanh, giá trị kinh tế thấp.
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật tác động
trên các trạng thái rừng và đất rừng tại
khu vực nghiên cứu
Qua phân tích các chỉ tiêu phục hồi rừng đã đề
xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh đối
với trạng thái Ic, IIa, đây là các trạng thái mà
trong đó đã xuất hiện một số cây tái sinh nhưng
thành phần loài chưa nhiều và không ổn định.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, quy phạm về
lâm sinh trong phục hồi rừng [2], các giải pháp
kỹ thuật cụ thể được áp dụng cho trạng thái Ic
và IIa được tổng hợp trong bảng 5.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên của
một số trạng thái rừng và đất rừng tại 3 huyện
Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì đã đưa ra được kết
luận như sau:
- Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái IIa chủ yếu là
các loài ưa sáng, mọc nhanh, có nhiều loài mục
đích như Dẻ, Bồ đề, Kháo, Lim xẹt, Tông dù,
Táu muối có vai trò quan trọng trong quá
trình gieo giống, tạo lớp cây tái sinh trong rừng
và những khu vực đất trống lân cận.
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái Ic,
IIa bao gồm các loài cây ưa sáng, mọc nhanh,
mật độ ở trạng thái IIa (4960-5520 cây/ha), Ic
(2720-3600 cây/ha), phần lớn là tái sinh từ hạt
với tỷ lệ cây tốt 17,18-46,8%, còn lại phần lớn
là cây có phẩm chất trung bình và xấu. Mạng
hình phân bố cây tái sinh khu vực nghiên cứu
chủ yếu có dạng phân bố ngẫu nhiên.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục
hồi rừng cho thấy: Độ cao, dộ dốc ảnh hưởng
rõ ràng nhất đến cây tái sinh, càng lên cao thì
đất càng mỏng, dộ dốc cũng lớn hơn nên mật
độ tái sinh ít hơn. Cây bụi thảm tươi là nhân
tố tác động mạnh mẽ đến cây tái sinh, đây
chính là nhân tố cạnh tranh mạnh mẽ nhất đến
cây tái sinh cả về chất dinh dưỡng, ánh sáng
đến không gian sống của cây tái sinh.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đề xuất
được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng
trạng thái rừng và đất rừng nhằm đẩy nhanh
quá trình phục hồi thảm thực vật tại các đối
tượng nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 57 - 62
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh
Bắc Kạn, Giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến
năm 2020.
[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998),
Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21-98).
[3] Số liệu rà soát 3 loại rừng năm 2007 tỉnh Bắc
Kạn.
SUMMARY
STUDYING ON THE NATURAL REGENERATION ABILITY OF THE FOREST
TYPES OF Ic AND IIa IN BAC KAN PROVINCE
Nguyen Thi Thu Hoan*, Tran Quoc Hung,
Le Cam Long, Luong Van Ha
College of Agriculture and Forestry - TNU
In order to study the natural regeneration ability of forest types Ic and IIa in Bac Kan province, this
study was conducted in 36 plots at three districts, comprising Na Ri, Cho Moi and Cho Don. The
collected results showed that: In the forest type of IIa, there is a simple composition of wood
plants that are dominated by some main species such as Castanopsis indica Fagace, Styrax
tonkinensis, Cinnadenia paniculata, Peltophorum pterocarpum, Toona sinensis and Vatica
odorata. This composition is said to play an importance role of natural seeding process in the
forest surface and adjacent areas. In the forest types of Ic and IIa, the dominant vegetation plants
are shade-intolerant species, including Cinnadenia paniculata, Cassia siamea Lam, Castanopsis
tessellata, Lithocarpus ducampii, Cratoxylum formosum, Canarium album... Among these pecies,
many are not only mainly dominated species but also the main regeneration ones.
The regenerated seedling density has fluctuated from 2,720 - 3,600 stems/ha for Ic type and from
4,960 - 5,520stems/ha for IIa type with unhealthy rate of growth. There are about 60 to 80% of
regenerated seedlings that regenerated from seeds, and are randomly distributed on the forest
surface. It can be seen that soil characteristics, forest coverage, vegetation coverage are all
manifestly affected on the natural recover ability of the stands.
According to the analysing of collected results, the solutions are proposed based on the promising
density of regenerated seedlings, the basic characteristics of soil, and the topography of each
studying forest type.
Key words: forest restoration, natural regeneration, factor effects, classifications, solutions
*
Tel: 0982973876; email: hoandhnl@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_kha_nang_phuc_hoi_tu_nhien_tren_cac_trang_thai_ic.pdf