Nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 của các trạng thái rừng tại huyện A Lưới, tỉnh thừa Thiên Huế

A Luoi district, a mountaineous district in the west of Thua Thien Hue Province, has a large amount of forest areas and forest land. In addition of protective function, environmental protection, maintaining the ecology balance for Thua Thien Hue Province, A Luoi forest also has the capacity of absorbing carbon dioxide to contribute for mitigating climate change’s effects in the region. This paper mentions to identifying carbon dioxide absorption capacity in A Luoi forest status based on evaluating the natural conditions, forest resource and applications of GIS and Remote Sensing, then propose carbon credits in making policy on payment for forest environmental services to contribute for sustainable development in the region.

pdf9 trang | Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 của các trạng thái rừng tại huyện A Lưới, tỉnh thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 117-125 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HOÀNG NGỌC LIN Viện NCKH Miền Trung - Viện HLKH và CN Việt Nam LÊ NĂM Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: A Lưới là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có rừng và đất rừng chiếm diện tích lớn. Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho tỉnh, rừng A Lưới còn có khả năng hấp thụ CO2 nhằm góp phần vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu khu vực. Bài báo đề cập đến vấn đề xác định khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện A Lưới dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng, ứng dụng viễn thám và GIS, từ đó đề xuất tín chỉ carbon trong việc hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng góp phần vào phát triển bền vững khu vực. Từ khóa: hấp thụ CO2, rừng, huyện A Lưới 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ở Việt Nam việc nghiên cứu, đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng, tạo cơ sở cho việc đề xuất dự toán hiệu quả kinh tế của rừng, cũng như đề xuất tín chỉ carbon là vấn đề đang được quan tâm. A Lưới là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích tự nhiên 122.463,60 ha; trong đó rừng và đất rừng 96.323,28 ha, chiếm 78,65% lãnh thổ. Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho tỉnh Thừa Thiên Huế, rừng A Lưới có khả năng hấp thụ CO2 nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề mang tính cấp thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất tín chỉ carbon và làm tài liệu tham khảo giúp cho các cơ quan chức năng bước đầu hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm ảnh vệ tinh Alos/Palsar có độ phân giải 12,5 m bao phủ khu vực nghiên cứu được tham chiếu về hệ tọa độ VN2000. Bên cạnh đó, một số dữ liệu số hỗ trợ trong quá trình xử lý ảnh như dữ liệu về rừng, bản đồ nền (ranh giới hành chính, sông suối, giao thông và mô hình số độ cao) và các ô mẫu điều tra trên thực địa. 118 HOÀNG NGỌC LIN – LÊ NĂM 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Định chuẩn bức xạ Phần mềm Next ESA SAR Toolbox (NEST) được sử dụng để định chuẩn bức xạ tuyệt đối cho dữ liệu ảnh ALOS PALSAR mức 1.5. Hệ số phản xạ ngược đã định chuẩn (sigma nought, σo) của các ảnh cho tất cả các tất cả các sản phẩm ở các mức khác nhau có thể được tính như công thức sau: Trong đó: K = hằng số định chuẩn tuyệt đối (absolute calibration constant) DN2 = giá trị cường độ mỗi phần tử ảnh của ảnh ở dòng thứ i và cột j σo = sigma nought (hệ số tán xạ ngược) ở dòng thứ i và cột thứ j Trong trường hợp này, giá trị của nhân tố định chuẩn CF là -83. 2.2.2. Điều tra thực địa Để thu thập số liệu về rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu, 60 ô mẫu đã được điều tra với diện tích mỗi ô là 1000 m2 (20×50 m) để tính toán sinh khối thông qua tương quan giữa sinh khối với các đại lượng trữ lượng, đường kính và chiều cao. 30 cây mẫu trên 4 loại rừng đã được chặt hạ đo đếm để tính toán sinh khối thông qua tương quan giữa sinh khối với các đại lượng trữ lượng, đường kính và chiều cao. Phân tích tương quan giữa các tín hiệu tán xạ được trích xuất và giá trị sinh khối từ đo đếm thực địa tại mỗi ô mẫu và đánh giá độ chính xác được thực hiện. Số liệu sinh khối tại 47 ô mẫu sẽ được sử dụng phân tích tương quan hồi quy, 13 điểm thực địa còn lại sẽ được sử dụng cho việc kiểm chứng độ tin cậy của kết quả ảnh. 2.2.3. Phân tích tương quan Công thức tính tương quan sẽ được áp dụng để xác định giá trị sinh khối của toàn khu vực nghiên cứu. Tiến hành thăm dò tương quan giữa sinh khối với giá trị tán xạ ảnh (HH, HV. HH/HV) dựa trên kết quả điều tra 30 cây thực nghiệm bằng nhiều dạng phương trình khác nhau. Các phương trình được so sánh và lựa chọn phương trình tối ưu dựa trên hệ số tương quan R lớn nhất với mối quan hệ có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 2.2.4. Đánh giá độ chính xác Đánh giá độ chính xác của kết quả ảnh sinh khối xuất từ ảnh vệ tinh so với sinh khối tính trên thực địa thực hiện dựa trên sai số trung phương. Công thức sai số trung phương như sau: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG... 119 Trong đó: mX: Sai số trung phương C: giá trị sinh khối từ ảnh carbon tạo được C’: giá trị sinh khối tương ứng đo tính được trên thực địa n: số lượng ô mẫu dùng để đánh giá 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hiện trạng các trạng thái rừng huyện A Lưới Kết quả phân tích bản đồ hiện trạng rừng huyện A Lưới năm 2012 cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 122.463,60 ha + Đất có rừng: 96.323,28 ha * Rừng tự nhiên: 83.828,85 ha * Rừng trồng: 12.494,43 ha + Rừng giàu: 15.998,12 ha + Rừng trung bình: 28.156,45 ha + Rừng nghèo: 13.516,72 ha + Rừng chưa có trữ lượng: 17.776,89 ha + Đất khác: 47.015,42 ha 120 HOÀNG NGỌC LIN – LÊ NĂM 3.2. Sinh khối các trạng thái rừng huyện A Lưới Từ kết quả điều tra ô mẫu, điều tra thực địa và kết qủa phân tích, kết quả cụ thể như sau: Bảng 1. Sinh khối của các trạng thái rừng huyện A Lưới TT Sinh khối (tấn/ha) Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng chưa có trữ lượng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 0 – 60 389,16 2,43 975,02 3,46 1.362,26 12,63 1.459,0 8,21 2 61 – 120 1.329,0 8,31 2.398,0 8,52 1.368,0 7,57 1.953,0 10,99 3 121 – 138 14.269,96 89,26 24.783,43 88,02 10.786,46 79,80 14.364,89 80,80 Tổng 15.988,12 100 28.156,45 100 13.516,72 100 17.776,89 100 Nguồn: Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung Từ bảng thống kê cho thấy, sinh khối chủ yếu tập trung ở mức trên 120 tấn/ha với diện tích chiếm 85,11% tổng diện tích rừng các trạng thái rừng. Sinh khối dưới 60 tấn/ha chiếm diện tích thấp nhất chỉ 5,55%, tập trung ở các dải rừng hẹp, không liên tục và gần các đường giao thông, khu dân cư, sông suối, .v.v... Kết quả ước tính sinh khối từ ảnh vệ tinh cho ra ảnh thể hiện theo các cấp độ xám thay đổi từ đen đến trắng đại diện cho giá trị tăng dần từ thấp đến cao. Điều này rất khó thể hiện lên bản đồ theo dạng vector, vì vậy đề tài đã đề xuất thang phân loại cho sinh khối rừng huyện A Lưới theo 3 cấp độ: thấp (0 - 60 tấn/ha), trung bình (60 - 120 tấn/ha) và cao (120 - 138 tấn/ha). NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG... 121 3.3. Trữ lượng carbon và khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện A Lưới Dựa trên sự tương quan giữa sinh khối với lượng CO2 hấp thụ, ảnh ước tính sinh khối được sử dụng tính toán với công thức tương quan, kết quả đạt được là ảnh ước tính lượng CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng huyện A Lưới. Theo số liệu thống kê từ điều tra ô mẫu, lượng CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng được tính toán dựa trên xây dựng mối tương quan với các đại lượng điều tra lâm phần và sinh khối tươi. Lượng CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng phân bố trên các bộ phận cây rừng thể hiện ở bảng 2: Bảng 2. Lượng CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng từ điều tra thực địa Đơn vị tính: tấn/ha Trạng thái rừng Thân tươi (Ctht) Cành tươi (Cct) Lá tươi (Clt) Tổng (Ct) Trọng lượng Tỷ lệ (%) Trọng lượng Tỷ lệ (%) Trọng lượng Tỷ lệ (%) Trọng lượng Tỷ lệ (%) Rừng giàu 88,14 81,06 19,17 17,63 1,43 1,31 108,74 100 Rừng trung bình 52,65 78,24 13,24 19,67 1,40 2,09 67,29 100 Rừng nghèo 32,74 76,56 8,88 20,76 1,15 2,68 42,76 100 Rừng chưa có trữ lượng 0,671 60,83 0,318 28,81 0,11 10,36 1,10 100 Nguồn: Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung Tương tự bản đồ sinh khối, bản đồ lượng CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng huyện A Lưới được xây dựng dựa trên tư liệu ảnh vệ tinh năm 2011, 2012 theo tỷ lệ 1:50.000. 122 HOÀNG NGỌC LIN – LÊ NĂM Nhìn chung, lượng CO2 hấp thụ giữa các trạng thái rừng không đồng đều nhau và có sự chênh lệch khá lớn giữa rừng giàu và rừng chưa có trữ lượng. Trong đó, rừng giàu thể hiện khả năng hấp thụ CO2 lớn nhất với tổng Ct hấp thụ là 108,74 tấn/ha, gần gấp đôi rừng nghèo và xấp xỉ gấp 100 lần so với rừng chưa có trữ lượng. Rừng trung bình hàng năm có khả năng hấp thụ 67,29 tấn/ha lượng CO2, cao hơn rừng nghèo 24,53 tấn/ha; tuy nhiên mức độ chênh lệch này thấp hơn sự chênh lệch giữa rừng giàu và rừng trung bình là 41,45 tấn/ha. Khả năng hấp thụ CO2 của rừng chưa có trữ lượng rất thấp, chỉ có 1,10 tấn/ha mỗi năm, nhưng đây là loại rừng có tiềm năng cho việc tăng khả năng hấp thụ CO2 nếu được áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý làm tăng khả năng hồi phục và sinh trưởng, phát triển của rừng. 3.4. Tín chỉ carbon của các trạng thái rừng huyện A Lưới Rừng nhiệt đới được đánh giá là có khả năng hấp thụ carbon cao hơn 50% so với các loại rừng khác, giá cả tín chỉ carbon ở thị trường tự nguyện là thấp hơn nhiều; do đó, chất lượng tín chỉ carbon từ rừng Việt Nam được yêu chuộng hơn, đồng nghĩa với cơ hội tham gia vào thị trường carbon của huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế và Việt Nam là khá cao. Bảng 3. Tín chỉ carbon của các trạng thái rừng huyện A Lưới Trạng thái rừng Diện tích (ha) Lượng CO2 tích lũy (tấn/ha) Số tín chỉ CO2 tương đương Rừng giàu 15.988,12 108,74 1.738.54 Rừng trung bình 28.156,45 67,29 1.894.647 Rừng nghèo 13.516,72 42,76 577.932 Rừng chưa có trữ lượng 17.776,89 1,10 18.828 Theo bảng tính, có thể thấy tổng giá trị thị trường cho khối lượng carbon tích lũy trong các loại rừng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là rất lớn, 4.230 nghìn tín chỉ. Đây là những con số không hề nhỏ và là nguồn lực đầy tiềm năng đối với đất nước đang cần vốn để phát triển như Việt Nam. Hơn nữa, phần lớn diện tích rừng lại nằm ở những vùng xa xôi nghèo nàn, cơ hội tiếp cận vốn phát triển ít, thì nguồn vốn từ các dự án trồng rừng là một cơ hội triển vọng, tạo thêm thu nhập, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng. Theo một số nghiên cứu trước, hàng năm mỗi ha rừng có thể hấp thụ từ 0,5 đến 1 tấn CO2. Với tổng diện tích đất có rừng là 96.323,28 ha, mỗi năm có thêm khoảng 96.323 tín chỉ CO2 được bổ sung thêm vào tổng số tín chỉ carbon mà các trạng thái rừng huyện A Lưới hấp thụ được. Do số lượng tín chỉ carbon tăng lên đều đặn qua các năm, vì thế, lợi ích từ bán tín chỉ carbon luôn tăng trưởng qua các năm, tạo cơ hội cho các hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng ngày càng phát triển hơn. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG... 123 3.5. Đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của huyện A Lưới 3.5.1. Xác định phương pháp, đối tượng được chi trả và đối tượng có nghĩa vụ chi trả giá Để phù hợp với quan điểm cấp quốc gia và hoàn cảnh địa phương, các bên liên quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng cần thống nhất việc chi trả DVMT từ cấp quốc gia tới cấp xã có thể theo hướng dẫn thi hành Nghị định 99. Tuy nhiên, ở cấp cộng đồng, cần có các mô hình chi trả, đền đáp hoặc cùng đầu tư phù hợp với từng địa phương. Các nguồn chi trả từ dịch vụ môi trường carbon sẽ được nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh. Từ đó nguồn chi trả sẽ được phân bổ cho các cấp trung gian và thực hiện để bảo vệ và phát triển rừng, nhằm bảo đảm cung cấp các dịch vụ môi trường. Trong thời gian qua, các mối đe dọa chính đối với rừng ở huyện A Lưới đó là tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, khai thác gỗ quá mức. Lý do thực tế một phần là do sự yếu kém về công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2012, diện tích rừng khoảng 96.323 ha trong đó rừng giàu 15.988 ha, rừng trung bình 28.156 ha, rừng nghèo 13.516 ha và rừng chưa có trữ lượng 17.776 ha. Chi trả dịch vụ môi trường cần được xác định mang tính địa phương để đảm bảo tính hiệu quả, bền vững và công bằng. Một số tiêu chí tham khảo để làm cơ sở xác định mức chi trả và cách chi trả, bao gồm: chất lượng rừng (giàu, trung bình, nghèo, chưa có trữ lượng), mức đầu tư cần có đối với các loại rừng khác nhau, đóng góp cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và đảm bảo sinh kế cho dân địa phương, mong muốn của người dân thu nhập từ rừng và các bài học quản lý rừng thành công tại địa phương. Chất lượng rừng (giàu, trung bình, nghèo, chưa có trữ lượng) xác định thông qua số liệu thống kê tại địa phương. Quyền lợi về tài chính của người dân từ công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ở các huyện và xã khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào diện tích và loại rừng, các chương trình chính sách xã hội, các dự án hỗ trợ công tác bảo vệ phát triển rừng và cả các ưu tiên của từng địa phương. Để nâng cao sự hỗ trợ của người dân địa phương, phương pháp đấu thầu ngược được ICRAF và cán bộ 3PAD của dự án coi là một phương pháp hợp lý nhất. Cơ sở của phương pháp đấu thầu ngược là dựa trên nguyện vọng của người dân địa phương về chi phí cơ hội cần thiết để người dân cung cấp dịch vụ môi trường theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ môi trường. Ngoài ra, ưu đãi về quyền sử dụng đất cần được xem là một cách để chi trả DVMT. 3.5.2. Đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện A Lưới Đối với huyện A Lưới, đề xuất đề án chi trả phí dịch vụ môi trường carbon cho các loại rừng: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng chưa có trữ lượng. Tính toán mức chi trả dựa trên tổng lượng CO2 hấp thụ hàng năm của từng loại rừng. Chúng tôi đã lấy mức giá do Viện Điều tra Quy hoạch rừng, chính sách tài nguyên và môi trường cung cấp để tính quy đổi giá trị CO2 thành tiền cho 1 ha rừng, tỷ giá bán là 5 124 HOÀNG NGỌC LIN – LÊ NĂM USD/tấn CO2 và tỷ giá 1 USD = 21.000 VNĐ. Tổng số tiền chi trả cho người được chi trả DVMT carbon được tính như sau: Tổng số tiền chi trả DVMT cacbon (USD/VNĐ) = Lượng CO2 (tấn/ha) x Đơn giá (USD/tấn CO2) Bảng 4. Mức chi trả dịch vụ môi trường carbon dựa trên tổng lượng CO2 tích lũy Trạng thái rừng Diện tích (ha) Lượng CO2 tích lũy (tấn/ha) Đơn giá (USD/tấn CO2) Giá trị CO2 tích lũy (1.000USD) Giá trị CO2 tích lũy (triệu VND) Rừng giàu 15.988,12 108,74 5 8.693 173.840 Rừng trung bình 28.156,45 67,29 5 9.473 189.460 Rừng nghèo 13.516,72 42,76 5 2.889 57.780 Rừng chưa có trữ lượng 17.776,89 1,10 5 94 1.880 Tổng 74.777,18 21.148 422.760 Như vậy, mức chi trả dịch vụ môi trường carbon được đề xuất cho tổng diện tích rừng huyện A Lưới là 422.760 triệu VNĐ. Trong đó, đối với rừng giàu là 173.840 triệu VNĐ, rừng trung bình là 189.460 triệu VNĐ, rừng nghèo là 57.780 triệu VNĐ và rừng chưa có trữ lượng là 1.882 triệu VNĐ. Nếu áp dụng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ rừng, hằng năm sẽ đem lại nguồn thu rất lớn cho các chủ rừng hoặc phục vụ công tác bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng. 4. KẾT LUẬN Lượng CO2 hấp thụ giữa các trạng thái rừng ở huyện A Lưới không đồng đều nhau và có sự chênh lệch khá lớn giữa rừng giàu và rừng chưa có trữ lượng. Trong đó, rừng giàu thể hiện khả năng hấp thụ CO2 lớn nhất với tổng Ct hấp thụ là 108,74 tấn/ha, gần gấp đôi rừng nghèo và xấp xỉ gấp 100 lần so với rừng chưa có trữ lượng. Rừng trung bình hàng năm có khả năng hấp thụ 67,29 tấn/ha lượng CO2, cao hơn rừng nghèo 24,53 tấn/ha; Khả năng hấp thụ CO2 của rừng chưa có trữ lượng rất thấp, chỉ có 1,10 tấn/ha mỗi năm, nhưng đây là loại rừng có tiềm năng cho việc tăng khả năng hấp thụ CO2 nếu được áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý làm tăng khả năng hồi phục và sinh trưởng, phát triển của rừng. Về tín chỉ carbon huyện A Lưới: Với tổng diện tích đất có rừng là 96.323,28 ha đã tạo ra hơn 4.230 nghìn tín carbon và mỗi năm có thêm khoảng 96.323 tín chỉ CO2 được bổ sung thêm vào tổng số tín chỉ carbon mà các trạng thái rừng huyện A Lưới hấp thụ được, nguồn lực này sẽ tạo ra nhiều động lực mới cho các hoạt động phát triển rừng của huyện. Bài báo khuyến khích việc tham gia vào thị trường carbon đối với các hoạt động lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng để tạo thêm các nguồn vốn phát triển phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững. Về chính sách chi trả dịch vụ rừng: Mức chi trả dịch vụ môi trường carbon được đề xuất cho tổng diện tích rừng huyện A Lưới là 422.760 triệu VNĐ. Trong đó, đối với rừng giàu là 173.840 triệu VNĐ, rừng trung bình là 189.460 triệu VNĐ, rừng nghèo là 57.780 triệu VNĐ và rừng chưa có trữ lượng là 1.882 triệu VNĐ. Nếu áp dụng thực NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG... 125 hiện chính sách chi trả dịch vụ rừng, hàng năm sẽ đem lại nguồn thu rất lớn cho các chủ rừng hoặc phục vụ công tác bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam (2012). Thông tin tóm tắt về cơ chế phát triển sạch và thị trường carbon quốc tế, Hà Nội. [2] Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2014). Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013, Thừa Thiên Huế. [3] Bảo Huy (2008). Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng Carbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp Tây Nguyên. [4] Bảo Huy (2011). Xây dựng phương pháp đo tính và giám sát carbon rừng có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp Tây Nguyên. [5] Nguyễn Tuấn Phú (2008). Về chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, Vụ Nông nghiệp Việt Nam. [6] Ngô Đình Quế và NNK (2008). Bài báo Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam, Trung tâm ST & MT, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Title: A RESEARCH ON CARBON DIOXIDE ABSORPTION CAPACITY OF FOREST STATUS IN A LUOI DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: A Luoi district, a mountaineous district in the west of Thua Thien Hue Province, has a large amount of forest areas and forest land. In addition of protective function, environmental protection, maintaining the ecology balance for Thua Thien Hue Province, A Luoi forest also has the capacity of absorbing carbon dioxide to contribute for mitigating climate change’s effects in the region. This paper mentions to identifying carbon dioxide absorption capacity in A Luoi forest status based on evaluating the natural conditions, forest resource and applications of GIS and Remote Sensing, then propose carbon credits in making policy on payment for forest environmental services to contribute for sustainable development in the region. Keywords: carbon dioxide absorption, forest, A Luoi district ThS. HOÀNG NGỌC LIN Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TS. LÊ NĂM Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf30_476_hoangngoclin_lenam_17_hoang_ngoc_lin_5087_2020412.pdf