Từ những nghiên cứu ở trên cho phép rút ra
một số kết luận như sau:
- Đã nghiên cứu và xác định được thông số
tối ưu công đoạn rửa thịt cá sơn thóc xay sản xuất
surimi tại Công ty Hòa Thắng: rửa lần 1 bằng dung
dịch NaCl 0,2%, rửa lần 2 bằng dung dịch cồn 2%;
rửa lần 3 bằng dung dịch sorbitol 3%; thời gian mỗi
lần rửa là 9 phút; tỉ lệ dung dịch rửa so với thịt cá
xay là 4:1(v/w);
- Đã tối ưu hóa và lựa chọn được tỷ lệ phối trộn
phụ gia thích hợp cho quá trình sản xuất surimi từ
cá sơn thóc là: đường 3,5%, sorbitol 3,5%, muối
polyphosphat 0,2% và caragin 0,3%;
- Đã tiến hành sản xuất surimi theo các thông
số tối ưu đã lựa chọn và thu được surimi có các đặc
tính đạt tiêu chuẩn Nhật: cường độ gel 740 g.cm,
độ trắng 80,25% và số vết đen 2 vết/10g.
Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất tiếp tục
thử nghiệm chế biến surimi từ cá tạp khác theo
phương pháp của chúng tôi để có thông số làm cơ
sở để cải tiến quy trình sản xuất surimi ở Công ty
Hòa Thắng.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công đoạn rửa và phối trộn phụ liệu trong quy trình sản xuất surimi từ cá sơn thóc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG ĐOẠN RỬA VÀ PHỐI TRỘN
PHỤ LIỆU TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT SURIMI
TỪ CÁ SƠN THÓC
STUDY TO IMPROVE ADDING ADDITIVES AND WASHING STEP ON SURIMI
PROCESSING FROM MOONTAIL BIGEYE
Nguyễn Thị Lệ Phương1, Vũ Ngọc Bội2, Nguyễn Văn Chung3
Ngày nhận bài: 29/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 02/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Trong bài báo này chúng tôi công bố kết quả nghiên cứu hoàn thiện công đoạn rửa và phối trộn phụ gia để cải thiện
chất lượng surimi sản xuất tại Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng - Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu
vào thị trường Nhật. Kết quả nghiên cứu cho thấy để surimi sản xuất từ cá sơn thóc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật (cường
độ gel của surimi > 300g.cm, độ trắng > 48%), thịt cá sơn thóc xay cần được rửa ba lần: lần 1 bằng dung dịch nước rửa
bổ sung NaCl 0,2%, lần 2 bằng dung dịch nước rửa bổ sung cồn với tỷ lệ 2% và lần 3 bằng dung dịch nước rửa bổ sung
sorbitol 3%. Thời gian rửa mỗi lần 9 phút và tỉ lệ dung dịch rửa so với thịt cá xay là 4:1 (v/w); Phụ gia phối trộn bao gồm
đường saccharose 3,5%, sorbitol 3,5%, muối polyphosphat 0,2% và caragin 0,3%. Surimi cá sơn thóc sản xuất đạt cường
độ gel là 740g.cm, độ trắng đạt 80,25% và số vết đen 2 vết/10g.
Từ khóa: rửa thịt cá, surimi, quy trình chế biến surimi cá sơn thóc
ABSTRACT
In this article we annouced results of the study and improve for washing and mixing additives step to improve
the quality of surimi production in Hoa Thang Fisheries Company - Ba Ria - Vung Tau to satisfy the Japanese market
standard. The research shows that surimi production from moontaintail bigeye fi sh export Japanese standards
(Gel Strength> 300g.cm, whiteness> 48%), moontail bigeye meat should be washed three times: using NaCl 0.2% for the
fi rst washing, etanol 2% for the second washing and sorbitol 3% for the third washing; Duration for each washing time
and ratio of washing solution and fi sh meat were 9 minutes and 4:1 (vol./wt.); Additives were used, including sugar 3.5%,
sorbitol. 3.5%, 0.2% sodium tripolyphosphate 0.2%, caragin 0.3%. Gel strength of moontail bigeye surimi can be reached
to 740g.cm, whiteness was 80.25% and black spot with 2 spots/10g.
Keywords: cleaning fi sh meat, surimi, processing of moontail bigeye surimi
1 KS. Nguyễn Thị Lệ Phương: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Vũ Ngọc Bội: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
3 KS. Nguyễn Văn Chung: Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng - Bà Rịa - Vũng Tàu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc sản xuất surimi tại Công ty TNHH
Thủy sản Hòa Thắng - Bà Rịa - Vũng Tàu (gọi tắt
là Công ty Hòa Thắng) còn một số hạn chế như độ
trắng và cường độ gel của surimi chỉ mới đạt tiêu
chuẩn Hàn Quốc và các thị trường ít khó tính khác
như Trung Quốc và Đài Loan. Do vậy việc sản xuất
và xuất khẩu surimi của Công ty Hòa Thắng vào các
thị trường có tiêu chuẩn chất lượng cao như Mỹ,
Châu Âu và Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn do
các thị trường này đòi hỏi surimi phải có cường độ
gel > 300g.cm, độ trắng > 48% và số vết đen < 4 vết/10g.
Trong khi chất lượng surimi của Công ty Hòa Thắng
chỉ đạt cường độ gel: 100-200 g.cm, độ trắng:
40 - 45%, vết đen > 5 vết/10g. Do vậy chúng tôi
tiến hành “Nghiên cứu hoàn thiện công đoạn rửa và
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127
phối trộn phụ gia để cải thiện chất lượng surimi sản
xuất tại Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng - Bà
Rịa - Vũng Tàu” với mong muốn tìm cải thiện chất
lượng surimi đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị
trường Nhật - một thị trường khó tính.
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nguyên vật liệu
Nguyên liệu chính: Cá trác đỏ (cá sơn thóc)
(Priacanthus hamrur (Forsskål, 1775)), tên tiếng
Anh: Moontail bigeye, Moontail bullseye (hình 1).
Cá nguyên liệu được Công ty Hòa Thắng thu mua
tại cảng cá Bà Rịa - Vũng Tàu.
3.3. Phương pháp phân tích cảm quan:
- Xác định hàm lượng chất béo theo TCVN
3703-2009 được VILAS công nhận.
- Xác định hàm lượng đạm theo phương pháp
CASE.NS.004 (TCVN 3705-1990) được VILAS
công nhận.
- Xác định hàm ẩm: bằng phương pháp sấy
đến khối lượng không đổi theo tiêu chuẩn TCVN
3700-90.
3.4. Các phương pháp phân tích vi sinh vật
- Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí: theo tiêu
chuẩn ISO 4833:2003.
- Xác định Coliforms: theo tiêu chuẩn ISO
4832:2006.
- Xác định E.coli: theo tiêu chuẩn ISO 7251:2005.
- Xác định Staphylococcus aureus: theo tiêu
chuẩn ISO 6888-1 (1/1999).
- Xác định Salmonella: theo tiêu chuẩn ISO
6579:2007.
- Xác định Vibrio cholerae: theo tiêu chuẩn ISO
21872-1:2007.
4. Hóa chất và thiết bị dụng cụ chủ yếu sử dụng
trong thí nghiệm
- Hóa chất: sử dụng các loại hóa đạt tiêu chuẩn
phân tích của Merck - Đức.
-Thiết bị dụng cụ chủ yếu sử dụng trong thí
nghiệm: sử dụng các thiết bị hiện có tại Công ty Hòa
Thắng: thiết bị đo độ trắng chroma meter (CR 400,
Minolta, Osaka, Japan ); thiết bị đo cường độ gel
Sun Rheometer CR-500DX (Nhật Bản); cân phân
tích, máy đùn xúc xích, máy đo độ ẩm hồng ngoại;
thiết bị đo nhiệt độ
5. Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Bằng phần mềm Design – Expert version 8.0 và
phần mềm SPSS-16. Khác biệt có ý nghĩa tại giá trị
p<0,05. Vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft offi ce
Excel 2007.
Xử lý số liệu bằng phần mềm Design – Expert
version 8.0 và tối ưu chập mục tiêu theo thuật toán
hàm mong đợi là phương pháp xử lý số liệu được
sử dụng phổ biến trong công nghệ hoá học và thực
phẩm có độ tin cậy cao và phù hợp với những mô
hình thực nghiệm đa mục tiêu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Nghiên cứu hoàn thiện công đoạn rửa
1.1. Xác định nồng độ dung dịch muối rửa lần 1
NaCl ảnh hưởng đến cường độ gel (Gel
Strength - GS) và độ trắng của surimi được trình
bày ở hình 2 và hình 3.
Hình 1. Cá sơn thóc
Đặc điểm hình thái: cá sơn thóc có thân hình
bầu dục hơi dài, rất dẹt hai bên, đầu to vừa phải
cao, mõm ngắn, mắt rất to, đường kính mắt bằng ½
chiều dài đầu, toàn thân màu đỏ càng về phía lưng
càng xẫm. Phân bố: Hawai, Hồng Hải, Nhật Bản,
Philippin, Việt Nam. Mùa vụ khai thác: quanh năm.
Kích thước khai thác: 260-300 mm [7].
Nguyên liệu phụ: Các nguyên liệu phụ được
sử dụng trong nghiên cứu này gồm sorbitol dạng
lỏng (nồng độ 70%), cồn thực phẩm 960, caragin,
muối sodium tripolyphosphate do Công ty Hữu Lợi
thành phố Hồ Chí Minh cung cấp; đường saccharose
do Công ty đường Biên Hòa cung cấp; muối ăn do
Công ty Muối Bà Rịa Vũng Tàu cung cấp.
2. Quy trình chế biến surimi dự kiến
Quy trình chế biến surimi dự kiến được thực
hiện theo quy trình của Công ty Hòa Thắng như sau:
Nguyên liệu → Xử lý → Rửa 1 → Rửa 2 → Rửa 3
→ Ép tách nước → Phối trộn phụ gia → Nghiền giã
→ Định hình → Cấp đông → Bảo quản.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu, bố trí thí nghiệm theo
mô hình Box Benkhen (bảng 1)
3.2. Phương pháp phân tích hóa học
- Đánh giá chất lượng cảm quan của surimi:
theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3215 - 79.
- Đánh giá cường độ gel của surimi, độ dai,
màu sắc của surimi được tiến hành theo 28 TCN
119:1998.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- Về cường độ gel của surimi
Khi rửa thịt cá bằng dung dịch muối loãng ở
các nồng độ khác nhau surimi sẽ có cường độ gel
khác nhau. Cụ thể, tại nồng độ dung dịch NaCl
0,1%, 0,2%, 0,3% và 0,4% cường độ gel của surimi
tương ứng là 590g.cm, 644 g.cm, 600g.cm và
470g.cm. Như vậy, rửa thịt cá xay trong môi trường
NaCl 0,2% cho surimi có cường độ gel của surimi
cao nhất.
Kết quả nghiên cứu ở trên có thể được lý giải
là do rửa bằng dung dịch muối loãng sẽ giúp loại
bỏ các tạp chất vốn tan tốt trong dung dịch muối
loãng như các bazơ nitơ gây mùi không tốt cho sản
phẩm surimi, protein hòa tan có thể làm ảnh hưởng
tới quá trình tạo gel như sarcroplasmic,... Theo Jea
W. Park (2004) sarcroplasmic là một loại protein
chiếm khoảng 23,5 % tổng số các protein trong cơ
thịt [4], có tác dụng cản trở quá trình tạo gel surimi,
làm giảm cường độ gel của surimi. Mặt khác, dung
dịch muối còn giúp làm tăng khả năng hydrat hóa
của protein cơ. Do vậy khi rửa bằng dung dịch muối
loãng sẽ giúp làm cường độ gel của surimi cá sơn
thóc tốt hơn.
- Về độ trắng của surimi
Ảnh hưởng của nồng độ muối đến độ trắng của
surimi được thể hiện trong hình 3 cho thấy: nồng độ
muối trong nước rửa thịt cá có ảnh hưởng không
đáng kể đến độ trắng của surimi cá sơn thóc. Khi
rửa thịt cá sơn thóc lần 1 với dải nồng độ NaCl từ
0 - 0,4% thì độ trắng của surimi cá sơn thóc thay
đổi không đáng kể và nằm trong khoảng 78,39%
÷ 79,36%. Việc không có sự khác biệt nhiều về độ
trắng khi rửa thịt cá ở các nồng độ dung dịch nước
muối rửa khác nhau có thể giải thích là do các chất
sắc tố trong cơ thịt cá nói chung là những phức chất
chủ yếu tan trong dầu nên khi rửa bằng dung dịch
nước muối thì các chất màu bị lôi cuốn theo nước
rửa có hạn.
Như vậy, nồng độ muối NaCl thích hợp cho quá
trình rửa thịt cá sơn thóc lần 1 là 0,2%.
1.2. Xác định nồng độ dung dịch cồn rửa lần 2
Cồn có ảnh hưởng đến cường độ gel (GS)
và độ trắng của surimi được trình bày ở hình 4 và
hình 5.
Hình 2. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến cường độ gel
của surimi cá sơn thóc
Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl nước rửa đến độ trắng
của surimi cá sơn thóc
Hình 4. Ảnh hưởng độ nồng cồn đến cường độ gel
của surimi cá sơn thóc
Hình 5. Ảnh hưởng nồng độ cồn đến độ trắng
của surimi cá sơn thóc
- Về cường độ gel của surimi
Khi rửa thịt cá bằng dung dịch cồn ở các nồng độ
khác nhau sẽ cho surimi có cường độ gel khác nhau.
Cụ thể, mẫu đối chứng và mẫu rửa bằng dung dịch
cồn 1%, surimi có cường độ gel là 743g.cm; Ở các
mẫu rửa bằng dung dịch cồn với nồng độ 2%, 3% và
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129
4% surimi có cường độ gel tương ứng là 725g.cm,
631g.cm và 561g.cm. Điều này có thể được lý giải
là do khi tăng nồng độ cồn làm tăng khả năng mất
nước và gây biến tính của protein thịt cá làm cho
cường độ gel surimi giảm. Như vậy, rửa thịt cá bằng
dung dịch cồn 1% sẽ cho surimi chất lượng gel cao
nhất. Hơn nữa, cồn còn có khả năng khử mù i tanh
do các bả n chấ t của chấ t gây mù i như: TMA, urea,
acid bé o cao phân tử đều tan tốt trong cồ n. Thêm
vào đó, cồn có tác dụng tẩy màu thịt cá tốt hơn.
- Về độ trắng của surimi
Ảnh hưởng của nồng độ cồn đến độ trắng của
surimi được thể hiện trong hình 5 cho thấy nồng độ
cồn trong nước rửa thịt cá có ảnh hưởng đáng kể
đến màu sắc của surimi cá sơn thóc. Cụ thể, ở các
mẫu rửa bằng dung dịch 0%, 1%, 2%, 3% và 4%
độ trắng của surimi tương ứng là 73%, 73,89%,
79,38%, 81,44% và 82,94%. Tuy nhiên khi tăng
nồng độ cồn trong nước rửa càng cao thì cường độ
gel lại giảm. Do vậy, nồng độ cồn 2% được chọn là
dung dịch rửa lần 2 nhằm đạt được độ chắc và độ
trắng của surimi cá sơn thóc hài hòa nhất.
Từ những phân tích ở trên cho thấy nồng độ cồn
trong nước rửa thích hợp cho quá trình rửa thịt cá
sơn thóc xay lần 2 là 2%.
1.3. Xác định nồng độ dung dịch sorbitol rửa lần 3
Sorbitol ảnh hưởng đến cường độ gel và độ
trắng của surimi được trình bày ở các hình 6 và
hình 7.
Hình 6. Ảnh hưởng của nồng độ sorbitol rửa 3 đến cường độ
gel của surimi cá sơn thóc
Hình 7. Ảnh hưởng của nồng độ sorbitol đến độ trắng
của surimi cá sơn thóc
- Về cường độ gel của surimi
Khi rửa thịt cá bằng dung dịch sorbitol ở các nồng
độ khác nhau sẽ cho surimi có cường độ gel khác
nhau. Cụ thể, mẫu đối chứng có cường độ gel surimi
chỉ là là 505g.cm, ở mẫu rửa bằng dung dịch sorbitol
1%, 2%, 3% và 4% surimi có cường độ gel tương
ứng là 540g.cm, 641g.cm, 685g.cm và 690g.cm.
Như vậy, khi rửa thịt cá bằng dung dịch sorbitol 3%
và 4% sẽ cho surimi chất lượng gel cao. Kết quả
này có thể lý giải là do sorbitol là một polyol nên có
khả năng giữ nước. Chính vì thế khi sử dụng dung
dịch rửa có sorbitol sẽ làm cho protein thịt cá ít bị
biến tính. Mặt khác sorbitol là polyol nên sẽ hòa tan
các loại sắc tố có trong thịt cá nên các sắc tố sẽ bị
rửa trôi theo nước rửa. Kết quả phân tích ANOVA
cũng cho thấy khi rửa ở nồng độ sorbitol 3% và
4% thì cường độ gel surimi không có sự khác biệt.
Do vậy, để kinh tế ta chọn nồng độ sorbitol 3% cho
lần rửa 3.
- Về độ trắng của surimi
Khi xử lý thịt cá trong sorbitol, với các nồng độ
khác nhau sẽ cho độ trắng surimi khác nhau. Trong
dải nồng độ nghiên cứu (0% - 4%), khi nồng độ
sorbitol trong nước rửa tăng sẽ làm cho độ trắng
của surimi tăng. Cụ thể, mẫu đối chứng có độ trắng
của surimi là 78,51%, ở mẫu rửa bằng dung dịch
sorbitol 1%, 2%, 3% và 4% surimi có độ trắng tương
ứng là 78,91%, 79,64%, 81,27% và 81,38%. Kết
quả phân tích ANOVA cũng cho thấy khi rửa ở nồng
độ sorbitol 3% và 4% thì cường độ gel surimi không
có sự khác biệt. Do vậy, để kinh tế ta chọn nồng độ
sorbitol 3% cho lần rửa 3.
Từ những phân tích trên cho thấy nồng độ
sorbitol trong nước rửa thích hợp rửa lần 3 là 3%.
2. Nghiên cứu xây dựng công thức phối trộn
phụ gia trong sản xuất surimi cá sơn thóc
Tiến hành thí nghiệm mỗi mẫu 20 kg cá sơn
thóc, xay nghiền và các công đoạn khác theo quy
trình sản xuất surimi của Công ty Hòa Thắng. Sau
khi xay, thu nhận thịt cá và rửa lần 1 bằng dung dịch
nước muối nồng độ 0,2%, rửa lần 2 bằng cồn 2%,
rửa lần 3 bằng sorbitol ở các nồng độ 3%, sau đó
ép tách nước. Tiến hành phối trộn phụ gia theo mô
hình Box Benkhen kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ phụ
gia theo bảng 1.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Từ kết quả xử lý bằng phần mềm Design-Expert 8.0,
đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ caragin đến
cường độ gel surimi (hình 8) cho thấy: khi tăng tỷ
lệ phối trộn từ 0,1% đến 0,5%, lúc đầu cường độ
gel của surimi tăng dần khi tỷ lệ caragin sử dụng từ
0,1% đến 0,32% và đạt cực đại khi tỷ lệ caragin bổ
sung trong khoảng 0,3% đến 0,32%, sau đó giảm
dần. Kết quả này được lý giải là do caragin là sản
phẩm được sản xuất từ carrageenan nên có khả
năng giữ nước và làm ổn định cấu trúc của gel. Kết
quả xử lý số liệu bằng phần mềm Design-Expert 8.0,
thì sản phẩm surimi có chất lượng tốt nhất ở tỷ lệ
caragin bổ sung từ 0,3% đến 0,32% ứng với cường
độ gel surimi chỉ ra trên phần mềm từ 735g.cm
đến 735,353g.cm.
- Ảnh hưởng của sorbitol đến cường độ gel
surimi
Kết quả xử lý bằng phần mềm Design-Expert 8.0,
đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ sorbitol đến
cường độ gel surimi (hình 9) cho thấy khi tăng tỷ lệ
sorbitol trong khoảng 1% - 5%, lúc đầu cường độ
gel tăng dần và đạt cực đại ở tỷ lệ sorbitol bổ sung
3,4% tương ứng cường độ gel đạt là 734,551g.cm,
nhưng sau đó nếu tiếp tục tăng tỷ lệ sorbitol thì
Bảng 1. Kết quả thí nghiệm của quá trình phối trộn phụ gia
STT A: caragin (%) B: sorbitol (%) C: đường (%) Y: cường độ gel (g.cm)
1 0,1 1,0 3,0 600
2 0,5 1,0 3,0 650
3 0.1 5,0 3,0 690
4 0,5 5,0 3,0 660
5 0,1 3,0 1,0 620
6 0,5 3,0 1,0 670
7 0,1 3,0 5,0 720
8 0,5 3,0 5,0 710
9 0,3 1,0 1,0 610
10 0,3 5,0 1,0 660
11 0,3 1,0 5,0 700
12 0,3 5,0 5,0 720
13 0,3 3,0 3,0 740
14 0,3 3,0 3,0 730
15 0,3 3,0 3,0 735
Sử dụng phần mềm Design-Expert 8.0. để xử lý số liệu. Kết quả xây dựng phương trình hồi quy:
Y= 735 + 7,5A + 21,25B + 36,25C – 20AB – 15AC – 38,75A2 – 46,25B2 -16,25C2
Mức độ không tương thích Lact of fi t : – (Prob>F) = -0,3141 < 0,05. Phương trình hồi quy phù hợp.
3. Tối ưu hóa tỷ lệ phối trộn phụ gia dựa vào phần mềm Design-Expert 8.0
3.1. Ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến cường độ gel surimi
- Ảnh hưởng của caragin đến cường độ gel surimi
Hình 8. Ảnh hưởng của caragin đến
cường độ gel
Hình 9. Ảnh hưởng của sorbitol đến
cường độ gel
Hình 10. Ảnh hưởng của đường đến
cường độ gel surimi
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 131
cường độ gel lại giảm. Theo Lee-Carpenter và
cộng sự, sorbitol và đường làm ổn định cấu trúc
ba chiều của protein và có tác dụng tạo phức hợp
protein-sorbitol làm tăng khả năng giữ nước. Black
và cộng sự cho rằng đường và sorbitol giúp ổn định
cấu trúc protein, chống lại các tác động của nhiệt
độ là do ảnh hưởng của chúng đến cấu trúc của
các phân tử nước. Các tương tác kỵ nước giữa
các nhóm kỵ nước của protein trong dung dịch
đường sẽ mạnh hơn trong nước. Mặt khác, Lee và
Timasheff cho rằng lực cố kết của đường làm tăng
sức căng bề mặt của nước nhờ đó điều khiển ưu
tiên tương tác của protein với các chất tan trong
dung dịch đường vì vậy làm ổn định protein [4]. Tuy
vậy phải sử dụng một tỷ lệ nhất định vì khi lượng
sorbitol nhiều sẽ làm cho sản phẩm có hàm ẩm lớn
dẫn đến cấu trúc mạng lưới gel lỏng lẻo, cường độ
gel surimi giảm.
- Ảnh hưởng của đường saccharose đến cường
độ gel surimi
Kết quả đánh giá cường độ gel hình 10 cho thấy
cường độ gel surimi tăng theo đường thẳng, nghĩa
là khi tăng tỷ lệ đường bổ sung thì cường độ gel
cũng tăng. Kết quả chỉ ra trên phần mềm cho thấy
trong dải nồng độ nghiên cứu, ở nồng độ đường 5%
cường độ gel surimi cao nhất và đạt 753,846 g.cm.
Ngoài tác dụng tạo vị và tăng giá trị dinh dưỡng thì
đường còn có khả năng giữ nước làm tăng cường
độ gel surimi, và là chất chống biến tính lạnh cho
protein trong surimi.
3.2. Tương tác giữa các yếu tố tác động đến cường
độ gel surimi
Hình 11. Ảnh hưởng của caragin và sorbitol đến cường độ
gel surimi
Hình 12. Ảnh hưởng của caragin và đường đến cường độ
gel surimi
- Căn cứ vào bề mặt đáp ứng hình 11 cho thấy
rằng ban đầu khi tỷ lệ sorbitol và caragin tăng thì
cường độ gel surimi tăng sau đó đạt cực đại ở vùng
có đường đồng mức là 720g.cm. Nhưng sau đó nếu
tiếp tục tăng tỷ lệ phối trộn thì cường độ gel surimi lại
giảm. Như vậy, vùng cực đại về cường độ gel surimi
nằm gần giá trị 720 g.cm. Tiến hành dò tìm giá trị tối
ưu trong vùng này và làm thí nghiệm kiểm chứng.
-Từ đồ thị hình 12 cho thấy rằng ban đầu khi tỷ
lệ đường và caragin tăng thì cường độ gel tăng. Kết
quả trên đồ thị cũng cho thấy nếu tiếp tục tăng tỷ lệ
đường phối trộn thì cường độ gel surimi cũng sẽ tiếp
tục tăng. Nhưng đối với caragin khi tương tác với
đường thì nó chỉ làm cho sản phẩm đạt cường độ
gel surimi tối ưu ở vùng 740 g.cm, sau đó nếu tiếp
tục tăng tỷ lệ phối trộn thì nó lại làm cho cường độ
gel surimi giảm.
3.3. Xác định thông số tối ưu của quá trình phối trộn
Kết hợp ba thông số với hàm mục tiêu, phần
mềm Design-Expert 8.0 đã tiên đoán được một số
thí nghiệm tối ưu.Tiến hành thí nghiệm kiểm định kết
quả tối ưu (bảng 2) lập lại 3 lần, lấy kết quả trung
bình thu được cường độ gel surimi là 738 g.cm gần
tương đương so với kết quả tiên đoán.
Bảng 2. Kết quả tối ưu theo tiên đoán
và thực nghiệm
caragin
(%)
sorbitol
(%)
saccharose
(%)
Cường độ
gel (g.cm)
Tiên đoán 0,3 3,5 3,5 744,939
Thực
nghiệm
0,3 3,5 3,5 738
Như vậy, thông số tối ưu cho quá trình phối trộn
phụ gia trong sản xuất surimi cá sơn thóc: tỷ lệ caragin
0,3%, tỷ lệ sorbitol 3,5% và tỷ lệ saccharose 3,5%.
4. Đánh giá chất lượng surimi cá sơn thóc
Tiến hành sản xuất surimi các sơn thóc theo
các thông số tơi ưu đã thu được ở trên và kiểm tra,
đánh giá chất lượng sản phẩm, kết quả phân tích
trình bày ở bảng 3.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
132 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 3. Kết quả xác định các chỉ tiêu chất
luợng surimi thành phẩm theo quy trình đề xuất
Tên chỉ tiêu Kết quả
I. Surimi sống
1. Hàm lượng nước (%)
2. Protein (%)
3. Lipid (%)
4. pH
5. Mùi
6. Trạng thái
7. Vết đen/10g
8. Vi sinh vật:
- Tổng vi kuẩn hiếu khí
- Tổng số Coliforms
- Staphylococcus aureus
- E.coli
- Salmonella
- Vibrio
78
17,8
0,18
7
Tanh rất nhẹ
Mềm dẻo
2
1,2x104
<10
<10
0
0
0
II. Surimi hấp chín
1. Cường độ gel (g.cm)
2. Độ uốn lát
3. Mùi
4. Trạng thái
5. Độ trắng (%)
740
A
Tanh rất nhẹ
Dẻo dai, đàn hồi
80,25
IV. KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu ở trên cho phép rút ra
một số kết luận như sau:
- Đã nghiên cứu và xác định được thông số
tối ưu công đoạn rửa thịt cá sơn thóc xay sản xuất
surimi tại Công ty Hòa Thắng: rửa lần 1 bằng dung
dịch NaCl 0,2%, rửa lần 2 bằng dung dịch cồn 2%;
rửa lần 3 bằng dung dịch sorbitol 3%; thời gian mỗi
lần rửa là 9 phút; tỉ lệ dung dịch rửa so với thịt cá
xay là 4:1(v/w);
- Đã tối ưu hóa và lựa chọn được tỷ lệ phối trộn
phụ gia thích hợp cho quá trình sản xuất surimi từ
cá sơn thóc là: đường 3,5%, sorbitol 3,5%, muối
polyphosphat 0,2% và caragin 0,3%;
- Đã tiến hành sản xuất surimi theo các thông
số tối ưu đã lựa chọn và thu được surimi có các đặc
tính đạt tiêu chuẩn Nhật: cường độ gel 740 g.cm,
độ trắng 80,25% và số vết đen 2 vết/10g.
Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất tiếp tục
thử nghiệm chế biến surimi từ cá tạp khác theo
phương pháp của chúng tôi để có thông số làm cơ
sở để cải tiến quy trình sản xuất surimi ở Công ty
Hòa Thắng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Thủy sản, 1998. 28TCN119: 1998.
2. Thái Văn Đức, 2004. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất đồng tạo gel đến chất lượng surimi cá mối trong bảo quản đông
và thử nghiệm sản xuất sản phẩm mô phỏng tôm. Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật, Trường Đại học Nha Trang.
3. Đặng Thị Thu Hương, 2011. Giáo trình thiết kế và phân tích thí nghiệm, Trường Đại học Nha Trang.
4. Trần Thị Luyến (Chủ biên), Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Văn Ninh, Nguyễn Anh Tuấn, Trang Sĩ Trung, Vũ Ngọc Bội, 2010. Công
nghệ surimi và sản phẩm mô phỏng. NXB Nông nghiệp Tp.HCM.
5. Trần Thị Luyến, 1996. Cơ sở kỹ thuật và nguyên lý chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, Tập I, II, Trường Đại học Thủy sản
Nha Trang.
6. Trần Thị Luyến, 1996. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất surimi và chế biến một số sản phẩm cao cấp từ surimi. Báo
cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.
7. shbase.org.vn
Tiếng Anh
8. Nishinari K., Watase M., 1992. Effects of sugars and polyols on the gelsoltransition of kappa-carrageenan gels//
Thermochimica Acta, 206:149-162.
9. Nishinari K., Watase M., Miyoshi E., Takaya T., Oakenfull D., 1995. Effects of sugar on the gel-sol transition of agarose and
к-carrageenan// Food Technol. -№ 10: 90-96.
10. Park J., W., 2005. Surimi and Surimi Seafood, 2rd edition. CRC Press: 673-675.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_hoan_thien_cong_doan_rua_va_phoi_tron_phu_lieu_tr.pdf