Chế phẩm sinh học (EM thứ cấp) không
những giải quyết vấn đề môi trường cho
chăn nuôi gia cầm mà còn có khả năng giải
quyết các vấn đề môi trường khác như: xử lý
phế phụ phẩm trong nông nghiệp, xử lý rác
thải, nước thải, và phân gia súc, . Tiếp tục
duy trì và mở rộng mô hình đệm sinh học xử
lý chất thải chăn nuôi gia cầm trên toàn
huyện, kết hợp dùng chế phẩm EM thứ cấp
phun trong khu vực sân thả gia cầm và cho
uống nhằm xử lý tổng thể môi trường trong
chăn nuôi gia cầm
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82
77
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT HỮU HIỆU
(EM THỨ CẤP) TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI GÀ
TẠI HUYỆN TAM ĐẢO - TỈNH VĨNH PHÚC
Đào Văn Biên*, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ
cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả cho thấy,
Sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học cho chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Vĩnh Phúc năm
2013 đã cho kết quả rất tốt trong việc cải thiện môi trường chăn nuôi, làm giảm mùi hôi của
chuồng nuôi. Lượng khí thải NH3 giảm 5,71 lần; khí H2S giảm 4,48 lần so với phương pháp chăn
nuôi truyền thống. Hàm lượng N, P, K trong phân tăng, cụ thể: Nitơ tổng số tăng 1,41 lần;
Photpho tổng số tăng 1,62 lần; Kali tổng số tăng 1,58 lần, điều này làm tăng chất lượng phân bón.
Trong khi đó hàm lượng các chủng vi sinh vật trong chuồng nuôi lại có xu hướng giảm mạnh. Sử
dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trong chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả
môi trường và tăng thu nhập cho người dân cao hơn so với phương pháp chăn nuôi truyền thống.
Chế phẩm sinh học (EM thứ cấp) đã được đón nhận như là một giải pháp để đảm bảo cho một nền
nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Từ khóa: Đệm lót sinh học, chăn nuôi gà, EM thứ cấp , hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững,
bảo vệ môi trường.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu của
người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăn
nuôi ngày càng đòi hỏi cao hơn không những
về số lượng mà cả về chất lượng. Đi đôi với
việc phát triển chăn nuôi, một vấn đề cần
quan tâm giải quyết đó là bảo vệ môi trường,
giảm thiểu những chất thải và chất độc do
chăn nuôi gây ra đang trở thành mối quan tâm
chung của toàn xã hội (Nguyễn Thị Liên và
cộng sự, 2010) [2].
Hòa cùng xu thế phát triển của đất nước trong
những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã có những
bước tiến vượt bậc. Sự phát triển sản xuất các
ngành nói chung, sản xuất nông nghiệp nói
riêng trong đó có ngành chăn nuôi, đặc biệt là
chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Vĩnh Phúc đã có
nhiều sụ thay đổi, góp phần to lớn vào sự phát
triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Trong thời
gian qua các vấn đề bảo vệ môi trường nông
thôn đã được các cấp chính quyền quan tâm,
tuy nhiên việc quản lý và xử lý chất thải vẫn
còn nhiều hạn chế.
* Tel: 0918 475995, Email: daovanbien0103@gmail.com
Với mục đích ứng dụng chế phẩm EM trong
việc cải thiện môi trường và xử lý chất thải
chăn nuôi, cụ thể là chăn nuôi gà, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu
quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM
thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi
gà tại huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc”.
Với mục tiêu để ngăn chặn, xử lý tình trạng ô
nhiễm môi trường nước, không khí thông qua
đó từng bước nâng cao chất lượng môi trường
nông thôn góp phần phát triển nông nghiệp
nông thôn bền vững.
VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
- Chế phẩm sinh học EM thứ cấp
- Đệm sinh học (Trấu, mùn cưa, cám ngô, rỉ
mật đường)
- Gà thịt, gà đẻ
- Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại thôn
Quan ngoại, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo –
Vĩnh Phúc.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08 năm 2013
đến tháng 10 năm 2014
Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82
78
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Để thực
hiện nội dung trên chúng tôi tiến hành điều tra
số mẫu ở trong tỉnh Vĩnh Phúc điều tra ngẫu
nhiên 150 hộ bằng phương pháp sử dụng bộ câu
hỏi kết hợp phỏng vấn trực tiếp. Các hộ dân
được lựa chọn có trình độ học vấn khác nhau.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu
thập số liệu thứ cấp ở phòng Nông nghiệp và
phòng Tài nguyên Môi trường ở các huyện,
thành phố. Các số liệu về điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội từ các tài liệu có sẵn.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu được tiến hành tại 10 hộ chăn
nuôi gà theo quy mô trang trại với số lượng từ
500 đến 1000 con gà đẻ tương đương (500
m2/ sàn nuôi) tại xã Tam Quan, huyện Tam
đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thí nghiêm gồm 5 công thức:
Công thức 1: KU1 (chăn nuôi truyền thống
không sử dụng chế phẩm)
Công thức 2: ĐB (làm đệm lót sinh học
dạng bột)
Công thức 3: ĐL (làm đệm lót sinh học
dạng lỏng)
Công thức 4: ĐBU (làm đệm lót sinh học
dạng bột + cho gà uống chế phẩm pha loãng
với tỷ lệ 30/00).
Công thức 5: ĐLU (làm đệm lót sinh học
dạng lỏng + cho gà uống chế phẩm pha loãng
với tỷ lệ 30/00)
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: đánh giá khả năng
xử lý khí độc H2S, NH3 trong chất thải chăn
nuôi; đánh giá hàm lượng chất dinh dưỡng N,
P, K tổng số, độ ẩm trong chất thải chăn nuôi;
đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải
chăn nuôi như Ecoli, Coliform, sammonella.
Phân tích các chỉ tiêu hóa học và sinh học theo
phương pháp và tiêu chuẩn tại phòng thí
nghiệm - Viện Khoa học Sự sống của Đại học
Thái Nguyên, phòng thí nghiệm của Khoa Môi
trường – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
trong phòng thí nghiệm
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN
Đánh giá về quy mô thực hiện
- Quy mô: Thực hiện 10 hộ chăn nuôi gà theo
quy mô trang trại với số lượng từ 500 đến 1000
con gà đẻ tương đương (500 m2/ sàn nuôi).
- Địa điểm: xã Tam Quan, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc
- Đối tượng hưởng lợi: người chăn nuôi,
những người nông dân đang sinh sống thuộc
khu vực nơi thực hiện đề tài.
Bảng 1. Danh sách 10 hộ dân tham gia mô hình đệm sinh học tại Thôn Quan Ngoại – Xã Tam Quan –
Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc
Họ và tên
Diện tích chuồng nuôi
(Đvt: m2)
Số lượng gia cầm
(Đvt: con)
Hiện trạng
chuồng nuôi
Nguyễn Xuân Trường S = 700m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt
Nguyễn Văn Toản S = 600m2/ chuồng 2.000 gà đẻ chuồng trệt
Nguyễn Văn Yên S = 600m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt
Nguyễn Văn Bình S = 700m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt
Nguyễn Hồng Tuyên S = 600m2/ chuồng 3.000 gà đẻ chuồng trệt
Đào Văn Khang S = 500m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt
Lăng Xuân Hảo S = 700m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt
Trần Văn Tuấn S = 250m2/ chuồng 2.000 gà đẻ chuồng trệt
Lê Thanh Nghị S = 200m2/ chuồng 2.000 gà đẻ chuồng trệt
Đào Văn Lập S = 600m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt
Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82
79
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà
Hiệu quả đẻ trứng và lượng thức ăn tiêu tốn với nuôi gà đẻ
Bảng 2. Kết quả tỷ lệ đẻ trứng và lượng thức ăn tiêu thụ của gà trong các tuần tuổi
Tuần thứ
Công thức
20 30 40
Tỷ lệ đẻ
trứng (%)
Lượng
thức ăn
(gam/con
/ngày)
Tỷ lệ đẻ
trứng
(%)
Lượng
thức ăn
(gam/con
/ngày)
Tỷ lệ
đẻ
trứng
(%)
Lượng
thức ăn
(gam/con/
ngày)
Nuôi thông thường (không sử
dụng chế phẩm)
31,00 105 94,30 117 91,70 117
Sử dụng đệm sinh học kết hợp
cho uống
33,00 103 95,50 114 92,30 115
(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ)
Hiệu kinh tế của việc chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học
Bảng 3. Sơ bộ tính toán chi phí cho đàn gà đẻ 200 con từ 20 - 40 tuần tuổi
Đơn vị tính: VNĐ
Nội dung Nuôi thông thường
Sử dụng đệm sinh học
kết hợp cho uống
1. Chi phí (VNĐ)
Giống 3.000.000 3.000.000
Thức ăn 36.300.000 35.200.000
Thú y 150 70
Điện + nước 150 150
Lao động 5000 0
Dụng cụ 100 100
Khấu hao chuồng trại 100 100
Chi phí khác 50 50
Mua Bio-TMT 0 800
Tổng chi 44.850.000 39.470.000
2. Thu (VNĐ)
Bán trứng gà 60.760.000 61.880.000
Bán phân 1.000.000 0
Tổng thu 61.760.000 61.880.000
Chênh lệch (Thu - chi) 16.910.000 22.410.000
So sánh TN/ĐC (lần) ± 5500.000đ
(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ)
* So với nuôi thông thường thì nếu sử dụng chế phẩm làm đệm lót kết hợp cho uống sẽ thu được
tiền lãi cao hơn so với nuôi thông thường là 5.500.000 đồng.
Hiệu quả môi trường
Bảng 4. Nhận xét của người dân về môi trường xung quanh các trại đã xử lý
bằng chế phẩm sinh học (EM thứ cấp)
Đơn vị tính :%
Đánh giá
Chỉ tiêu
Có ảnh
hưởng
Không ảnh
hưởng
Bình
thường
Môi trường không khí 0,00 99,00 1,00
Môi trường đất 0,00 95,00 5,00
Môi trường nước 0,00 96,00 4,00
Sức khỏe con người 0,00 100,00 0,00
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế)
Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82
80
Bảng 5. Hàm lượng khí NH3 tại khu vực chuồng nuôi
(Đơn vị tính: ppm)
Công thức
Tuần thứ QCVN
01 - 15:
2010/BNNPTNT
15 30 45
KU1(đối chứng) 35,23 47,35 55,31 10,00
ĐB (đệm bột) 5,68 12,00 13,30 10,00
ĐL (đệm lỏng) 5,36 10,50 11,00 10,00
ĐBU (đệm bột + uống) 4,60 7,00 10,65 10,00
ĐLU (đệm lỏng + uống) 3,50 6,00 9,68 10,00
(Nguồn:Kết quả đo trực tiếp tại chuồng nuôi)
Bảng 6. Hàm lượng khí H2S tại khu vực chuồng nuôi
(Đơn vị tính: ppm)
Công thức
Tuần thứ QCVN
01 - 15: 2010/BNNPTNT 15 30 45
KU1(đối chứng) 11,30 14,67 20,86 5,00
ĐB (đệm bột) 6,35 7,00 9,00 5,00
ĐL (đệm lỏng) 5,37 6,66 8,66 5,00
ĐBU (đệm bột + uống) 5,80 6,83 5,64 5,00
ĐLU (đệm lỏng + uống) 2,50 3,65 4,65 5,00
(Nguồn:Kết quả đo trực tiếp tại chuồng nuôi)
Kết quả thí nghiệm ở bảng trên cho thấy: bổ sung chế phẩm EM thứ cấp trong chăn nuôi gà có
tác dụng làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi. Lượng khí thải NH3 giảm 5.71 lần; khí H2S giảm từ
4.48 lần so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống. Điều này chứng tỏ khi bổ sung chế
phẩm sinh học (EM thứ cấp) vào thì hàm lượng khí NH3, H2S giảm đi đáng kể. Hàm lượng NH3,
H2S cao sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và đây là một trong những nguyên nhân gây bùng phát
dịch bệnh.
Đánh giá hàm lượng N, P, K tổng số trong chất thải chăn nuôi
Bảng 7. Hàm lượng N tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi
Công thức
Tuần thứ
15 30 45
KU1(đối chứng) 0,50 0,70 0,80
ĐB (đệm bột) 0,66 0,83 1,07
ĐL (đệm lỏng) 1,00 1,03 1,09
ĐBU (đệm bột + uống) 1,07 1,08 1,11
ĐLU (đệm lỏng + uống) 1,08 1,10 1,13
(Nguồn: Kết quả phân tích tại PTN Khoa Môi trường – ĐHNLTN)
Bảng 8. Hàm lượng P tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi
(Đơn vị tính: %)
Công thức
Tuần thứ
15 30 45
KU1(đối chứng) 0,48 0,51 0,53
ĐB (đệm bột) 0,49 0,58 0,69
ĐL (đệm lỏng) 0,56 0,65 0,76
ĐBU (đệm bột + uống) 0,68 0,79 0,84
ĐLU (đệm lỏng + uống) 0,81 0,85 0,86
(Nguồn: Kết quả phân tích tại PTN Khoa Môi trường – ĐHNLTN)
Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82
81
Bảng 9. Hàm lượng K tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi
Công thức
Tuần thứ
15 30 45
KU1(đối chứng) 0,31 0,36 0,38
ĐB (đệm bột) 0,40 0,43 0,44
ĐL (đệm lỏng) 0,45 0,47 0,48
ĐBU (đệm bột + uống) 0,47 0,49 0,56
ĐLU (đệm lỏng + uống) 0,52 0,52 0,60
(Nguồn: Kết quả phân tích tại PTN Khoa Môi trường – ĐHNLTN)
Hàm lượng N (NiTơ), P (Photpho), K (Kali) tổng số khác nhau ở các công thức và các tuần khác
nhau. Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K tổng số tăng lên: N tổng số tăng 1,41 lần, P tổng số
tăng 1,62 lần; K tổng số tăng 1,58 lần so với không sử dụng. Lượng N,P, K tăng lên là do khi sử
dụng EM2 trong việc làm đệm lót thì khả năng phân hủy phân gà tăng lên, vì trong EM2 có nhiều
loại vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật cố định đạm, lân, kali làm cho hàm lượng tăng lên.
Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi
Bảng 10. Số lượng một số loại vi sinh vật có trong phân sau 30 tuần xử lý (MPN/100mg)
Chỉ tiêu
Công thức
Ecoli
(MPN/100mg)
Samonella
(MPN/100mg)
Coliform
(MPN/100mg)
KU1 (Đối chứng không sử dụng chê phẩm EM2) 16342 97 127030
ĐB (đệm bột) 550 6 4276
ĐL (đệm lỏng) 528 4 3560
ĐBU(đệm bột + uống) 402 0 3432
ĐLU(đệm lỏng + uống) 398 0 3224
QCVN 01-15:2010/BNNPTNT 500 KPH 5000
(Nguồn: kết quả phân tích mẫu phân tại viện KHSS trường ĐHNL)
Hàm lượng các nhóm vi sinh vật có hại đều
nằm trong quy chuẩn cho phép khi có bổ sung
chế phẩm, còn khi không sử dụng chế phẩm
thì có xu hướng tăng lên cụ thể: nhóm vi
khuẩn Ecoli vượt quy chuẩn cho phép là
32,68 lần; nhóm vi khuẩn Coliform vượt quy
chuẩn cho phép 25,4 lần. Do đó, đã cải thiện
đáng kể chất lượng môi trường chuồng trại
của các hộ tham gia cũng như môi trường
sống của thôn xóm.
Hiệu quả xã hội: Nâng cao nhận thức, ý thức
của người dân về bảo vệ môi trường: có trên
80% hộ nông dân lần đầu tiên được tiếp cận
với kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi bằng
đệm sinh học; kỹ thuật làm đệm được tập
huấn, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra đánh giá và
phổ biến các giải pháp xử lý tiếp theo.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đề tài “Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm
vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ cấp) trong xử
lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam
Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc” được thực hiện tại 10
hộ gia đình tại xã Tam Quan, huyện Tam Đảo
tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những xã mà
phần lớn người dân thu nhập chủ yếu từ chăn
nuôi và sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ
dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn. Việc áp dụng và triển
khai mô hình sủ dụng chế phẩm EM thứ cấp
làm đệm lót sinh học là biện pháp xử lý ô nhiễm
thân thiện với môi trường, giá thành xử lý thấp,
bà con nông dân có thể dễ dàng áp dụng.
- Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng
cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp,
giảm giá thành của nông sản.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu
vực chăn nuôi.
+ Lượng khí thải NH3 giảm 5,71 lần; khí H2S
giảm từ 4,48 lần so với chăn nuôi theo
phương pháp truyền thống.
Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82
82
+ Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K tổng
số tăng lên: N tổng số tăng 1,41 lần, P tổng số
tăng 1,62 lần; K tổng số tăng 1,58 lần so với
chăn nuôi theo phương pháp truyền thống.
+ Hàm lượng các nhóm vi sinh vật có hại đều
nằm trong quy chuẩn cho phép.
+ Người dân sinh sống trong khu vực triển
khai dự án tránh được những ảnh hưởng tác
động xấu của môi trường chăn nuôi gây ra,
phòng tránh ô nhiễm không khí, nguồn nước
(bao gồm cả nguồn nước ngầm), giảm thiểu
khả năng phát sinh và lây lan dịch bệnh cho
người và động vật.
Kiến nghị
Chế phẩm sinh học (EM thứ cấp) không
những giải quyết vấn đề môi trường cho
chăn nuôi gia cầm mà còn có khả năng giải
quyết các vấn đề môi trường khác như: xử lý
phế phụ phẩm trong nông nghiệp, xử lý rác
thải, nước thải, và phân gia súc,. Tiếp tục
duy trì và mở rộng mô hình đệm sinh học xử
lý chất thải chăn nuôi gia cầm trên toàn
huyện, kết hợp dùng chế phẩm EM thứ cấp
phun trong khu vực sân thả gia cầm và cho
uống nhằm xử lý tổng thể môi trường trong
chăn nuôi gia cầm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân An (2007), Nguy cơ tác động đến môi
trường và hiện trạng quản lý chất thải trong chăn
nuôi vùng Đông Nam Bộ, Nxb Đại học Nông lâm,
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hoàng Thị Lan Anh (2012), Nghiên cứu hiệu
quả của một số loại chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
(EM thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà
tại Thái Nguyên.
3. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên,
Nguyễn Mạnh Cường (2010), Kết quả ứng dụng vi
sinh vật hữu hiệu EM (Efectiver Microorganims)
chăn nuôi gà tại tỉnh Thái Nguyên, Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.
4. Nguyễn Quang Thạch (2001), Báo cáo tổng kết
nghiệm thu đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà
nước năm 1998 - 2000, Hà Nội.
5. UBND Vĩnh Phúc (2012), “Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2012 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội năm 2013”
SUMMARY
THE STUDY OF EFFICIENCY MICROORGANISM PREPARATIONS
(SECONDARY EM) IN ENVIRONMENTAL REMEDIATION BREEDING
CHICKEN AT TAM DAO DISTRICT, VINH PHUC PROVINCE
Dao Van Bien*, Do Thi Lan
College of Agriculture and Forestry - TNU
The study was conducted to determine the efficiency of microorganism preparations (secondary
EM) in environmental remediation chicken breeding at Tam Dao, Vinh Phuc province. The results
showed that , using probiotics make biological padding for poultry in Vinh Phuc province in 2013
gave very good results in improving the production environment, reduce odor of the barn. NH3
emissions decreased by 5.71 times; H2S decreased by 4.48 times compared with traditional
breeding methods. Levels of N, P, K in fertilizer increased, namely: total nitrogen by 1.41 times;
Phosphorus total increase of 1.62 times; Kali total increase of 1.58 times, which increases the
quality of the fertilizer. Meanwhile microorganisms in the barn tend to decline. Using preparations
viable microorganisms for poultry bring economic efficiency, environmental performance and
increase people's income is higher than traditional farming methods. Probiotics (secondary EM)
has been well received as a solution to ensure that agriculture sustainable development and
environmental protection.
Key words: Biological Mats, chicken, secondary EM, economic efficiency, sustainable development,
environmental protection
Ngày nhận bài:06/5/2014; Ngày phản biện:15/5/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014
Phản biện khoa học: TS. Dư Ngọc Thành – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
* Tel: 0918 475995, Email: daovanbien0103@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_hieu_qua_cua_che_pham_vi_sinh_vat_huu_hieu_em_thu.pdf