Trồng sắn lấy củ kết hợp tỉa lá gốc định kỳ để
sản xuất bột lá sắn đã cho sản lượng củ cao hơn
so với trồng sắn lấy củ mà không tỉa lá. Trồng
sắn theo phương thức này sản lượng củ sắn đạt
được là 59,203 tấn/ha/2 năm, tận thu được
11,391 tấn lá sắn tươi/ha/2 năm và lãi thuần
cũng đạt cao nhất (67,5 triệu đồng/ha/ 2 năm).
Có thể trồng sắn chuyên lấy lá để sản xuất bột
lá sắn phối hợp vào thức ăn hỗn hợp của gia
súc, gia cầm. Trồng theo phương thức này có
thể thu được 31,314 tấn lá sắn tươi/ha/2 năm
và 1,822 tấn protein/ha/2 năm.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của các phương thức trồng sắn khác nhau (Lấy củ, lấy củ và lá, lấy lá) làm thức ăn chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 29 - 33
29
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC TRỒNG SẮN
KHÁC NHAU (LẤY CỦ, LẤY CỦ VÀ LÁ, LẤY LÁ) LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Trần Thị Hoan1*, Từ Trung Kiên1, Từ Quang Trung2
1Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên,
2Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chúng tôi đã nghiên cứu hiệu quả của các phương thức trồng sắn khác nhau (lấy củ, lấy củ + lá và
láy lá) làm thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng sắn theo các phương thức khác
nhau thì sản lượng lá, củ sắn và hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Trồng sắn theo phương thức củ +
lá có sản lượng củ là 59,203 tấn/ha/2 năm, sản lượng lá tận thu là 11,391 tấn/ha/2 năm và lãi thuần
đạt cao nhất 67,5 triệu đồng/ha/2 năm. Phương thức trồng sắn lấy lá đứng thứ 2, có sản lượng lá
tươi là 31,314 tấn/ha/2 năm, tận thu củ được 14,010 tấn/ha/2 năm và lãi thuần đạt 56,9 triệu
đồng/ha/2 năm, phương thức trồng sắn thu củ có sản lượng củ và lá tươi lần lượt là 55,327 và
1,064 tấn/ha/2 năm còn lãi thuần đạt thấp nhất là 42,5 triệu đồng/ha/2 năm.
Từ khóa: Trồng sắn, lấy củ, lấy củ và lá, lấy lá
MỞ ĐẦU*
Từ trước tới nay người ta trồng sắn thu củ làm
thức ăn chăn nuôi mà chưa nghĩ tới việc trồng
sắn thu lá để làm bột lá xanh bổ sung vào
thức ăn để cung cấp sắc tố cho vật nuôi. .
Hàm lượng β caroten trong lá sắn từ 47, 63 –
99,39 mg % VCK. Củ sắn có hàm lượng
protein thấp (trong củ tươi có 0,98- 1,09 %).
Lá sắn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein và
carotenoid, trong lá sắn tươi, tỷ lệ protein có
trung bình từ 6,50 - 7,00 % và carotenoid từ
500- 600 mg/kg VCK (Trần Thị Hoan, 2012
[2]) . Để biết được các phương thức trồng khác
nhau có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng
của củ và lá sắn cũng như hiệu quả kinh tế như
thế nào, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu
hiệu quả của các phương thức trồng sắn khác
nhau (lấy củ, lấy củ - lá, lấy lá) làm thức ăn
chăn nuôi.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các phương thức trồng sắn khác
nhau với mục đích lấy lá, lấy củ làm thức ăn
chăn nuôi để tìm ra phương thức nào cho hiệu
quả kinh tế cao hơn.
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giống sắn KM94
*
Tel:0988520 086; Email: tranthihoan_tuaf@yahoo.com.vn
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Thực hành
Thực nghiệm, trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2009 - 2010
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi thí nghiệm với 3 phương thức trồng
sắn khác nhau: lấy củ (C) với mật độ trồng
(1,0 m x 1,0 m), lấy củ - lá (C -L) với mật độ
trồng (0,8 m x 0,6 m), lấy lá (L) với mật độ
trồng (0,8m x 0,4m). Mỗi phương thức trồng
được bố trí trên diện tích 30m2 và được lặp lại
3 lần, bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên
hoàn toàn.
Phân bón: Được bón theo kỹ thuật trồng sắn
của Nguyễn Viết Hưng (2006) [3]
- Lượng phân bón đối với phương thức trồng
lấy C và lấy C-L: 10 tấn phân hữu cơ + 60 kg
N + 40 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha/năm.
Cách bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5.
+ Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày bón
1/2N + 1/2 K2O kết hợp với làm cỏ và vun
nhẹ cho sắn.
+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 90 ngày bón số
phân còn lại (1/2N +1/2K2O) kết hợp làm cỏ
vun cao gốc cho sắn.
- Lượng phân bón đối với phương thức trồng
lấy lá: 10 tấn phân hữu cơ + 120 kg N + 40 kg
P2O5 + 80 kg K2O/ha/năm
Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 29 - 33
30
Bón lót vào lúc trồng sắn ở năm thứ nhất và
đầu năm thứ 2: 100% phân chuồng và 100%
phân lân. Phân kali được bón lót 25% cùng
phân chuồng và phân lân, số còn lại được bón
cùng với đạm sau mỗi lứa cắt. Phân đạm được
chia đều bón sau trồng 45 ngày và sau mỗi
lứa cắt.
Thu hoạch:
- Đối với phương thức lấy lá: Thu hoạch lứa
đầu sau khi trồng 4 tháng, sau đó cứ 2 tháng
thu 1 lần, cắt ngang thân sắn cách mặt đất 40-
50cm, lần cắt sau cắt cao hơn lần cắt trước 10
– 20 cm. Đầu năm thứ hai, cắt cách mặt đất
30-40cm, đầu xuân bón phân để sắn tái sinh,
thu hoạch năm thứ 2 cũng giống như năm thứ
nhất. Cành sắn sau thu cắt được tách lá sắn ra
khỏi cuống và cân khối lượng lá thu được, thu
hoạch củ vào cuối năm thứ hai.
- Đối với phương thức trồng lấy củ: Thu
hoạch củ vào tháng 12 và tận thu lá.
- Đối với phương thức lấy C-L: Sau khi trồng
4 tháng, cứ 20 ngày tỉa lá già và lá bánh tẻ
phía gần gốc 1 lần. Tách toàn bộ cuống ra
khỏi lá và cân khối lượng lá. Thu hoạch củ
vào tháng 12, đồng thời kết hợp tận thu lá.
Các chỉ tiêu theo dõi
- Khí tượng (Ẩm độ, nhiệt độ, lượng mưa
trong các năm thí nghiệm).
- Thành phần hóa học đất: N tổng số (%), pH,
P2O5 tổng số (%), P2O5 dễ tiêu (mg/100g),
K2O tổng số (%), K2O trao đổi (mg/100g)
- Năng suất lá sắn (bỏ cuống) ở các lứa cắt
(tạ/ha/lứa) và thời điểm tận thu lá, năng suất
củ sắn (tạ/ha/lứa)
- Sản lượng lá đã bỏ cuống, sản lượng củ sắn
(tấn/ha/năm).
- Thành phần hóa học của củ và lá sắn ở các
phương thức trồng sắn khác nhau
- Hiệu quả kinh tế
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu là các
phương pháp thông dụng được sử dụng trong
nghiên cứu trồng trọt và chăn nuôi.
Phương pháp xử lý kết quả
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương
pháp thí nghiệm trong chăn nuôi của Nguyễn
Văn Thiện (2002) [4] và trên phần mềm thống
kê Minitab 14.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khí tượng khu vực thí nghiệm
Khu vực thí nghiệm (tỉnh Thái Nguyên) có
nhiệt độ trung bình năm là: 24,2oC, ẩm độ
trung bình năm là 80,2%, lượng mưa trung
bình năm là: 1700 mm. Như vậy, khí tượng
của khu vực thí nghiệm hoàn toàn phù hợp
với sự sinh trưởng của cây sắn trồng lấy củ.
Tuy nhiên, thời gian cuối năm, nhiệt độ và
lượng mưa thường thấp, không hoàn toàn phù
hợp với sắn trồng để lấy lá.
Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm
Đất khu vực thí nghiệm có pH là 4,510;
Nitơ tổng số là 0,030%; P2O5 tổng số:
0,060%, P2O5 dễ tiêu là 11,810 mg/100g,
K2O tổng số 0,140%; K2O dễ tiêu: 1,747
mg/100g; OM: 2,200%.
Theo Từ Quang Hiển và CS (2002) [1] thì
đây là loại đất chua vừa và nghèo dinh dưỡng,
vì vậy để cây trồng có năng suất cao cần phải
bón thêm phân cho cây trồng.
Năng suất củ sắn
Chúng tôi đã theo dõi năng suất củ sắn liên tục
trong hai năm (2009-2010), thu hoạch củ 1
lần/1 năm đối với sắn trồng lấy củ và củ + lá, 1
lần/2 năm đối với trồng sắn lấy lá. Kết quả về
năng suất củ sắn tính trung bình trong hai năm
được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Năng suất trung bình của củ sắn
(tạ/ha/năm)
Phương thức
trồng
Năm
Lấy
Củ
(C)
Lấy
Củ-Lá
(C-L)
Lấy
Lá
(L)
Năm 1 285,60 302,78
Năm 2 267,67 289,26 140,10
NSTB 276,63b 296,02a 70,05c
Ghi chú: Do phương thức trồng sắn lấy lá chỉ thu
củ 1 lần trong 2 năm nên năng suất trung
bình/năm bằng năng suất củ của năm thứ 2 chia
cho 2 (140,10 : 2 = 70,05)
Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 29 - 33
31
Số liệu của bảng 1 cho thấy:
Năng suất củ của phương thức trồng sắn lấy củ
là 276,63 tạ/ha/năm, phương thức lấy củ-lá là
296,02 tạ/ha/năm, còn năng suất củ của
phương thức trồng sắn lấy lá là 70,05
tạ/ha/năm. Năng suất củ sắn của phương thức
lấy C và lấy L thấp hơn so với phương thức
lấy C-L lần lượt là 19,39 tạ/ha/năm; 206,58
tạ/ha/năm và có sự sai khác rõ rệt (p<0,01 đến
p<0,001). Năng suất củ của phương thức
trồng C-L cao hơn so với phương thức lấy C
có thể do sắn của phương thức này được tỉa
toàn bộ phần lá già và những lá bánh tẻ phía
gốc theo định kỳ nên toàn bộ các chất dinh
dưỡng do lá tổng hợp được chỉ tập trung vào
phát triển của củ sắn, không phải chia sẻ một
phần dinh dưỡng để nuôi các lá già phần gốc,
bộ phận lá gốc này không còn khả năng sản
xuất mà chỉ tiêu hao các chất dinh dưỡng.
Năng suất củ của phương thức trồng sắn lấy
lá đạt thấp nhất (70,05 tạ/ha/năm), vì lá sắn
được cắt 3 lứa/năm nên dinh dưỡng tập trung
cho việc phát triển của củ sắn sẽ bị giảm đi.
Năng suất lá sắn
Chúng tôi cũng theo dõi năng suất của lá sắn
trong hai năm (2009-2010), mỗi năm thu
hoạch được 3 lứa đối với sắn trồng thu lá, tỉa
lá 6 lần đối với sắn trồng thu củ + lá, tận thu
lá lúc thu hoạch củ đối với trồng sắn lấy củ
và lấy củ + lá, kết quả năng suất lá sắn được
trình bày tại bảng 2.
Số liệu bảng 2 cho thấy: Đối với trồng sắn lấy
lá thì năng suất trung bình trong 2 năm đạt là
52,19 tạ/ha/lứa cắt, còn năng suất lá của
phương thức C- L là 9,49 tạ/ha/lần tỉa lá, năng
suất lá sắn tận thu lúc thu củ của phương thức
trồng sắn lấy củ đạt 10,64 tạ/ha.
Bảng 2. Năng suất trung bình của lá sắn
(tạ/ha/lứa)
Phương thức
trồng
Diễn
giải
Lấy
Củ
(C)
Lấy
Củ-Lá
(C-L)
Lấy Lá
(L)
NSTB năm 1 10,15* 10,16** 60,16***
NSTB năm 2 11,12 8,82 44,22
NSTB 2 năm 10,64b 9,49b 52,19a
Ghi chú:
*
: Là năng suất lá tận thu lúc thu hoạch củ
**
: Là năng suất lá trung bình của 5 lần tỉa lá và
1 lần tận thu lúc thu hoạch củ/năm
***
: Là năng suất trung bình của 3 lứa cắt/năm
Sản lượng củ và lá sắn tươi, VCK, protein
Căn cứ vào năng suất lá sắn và củ tươi của
từng lứa, tỷ lệ vật chất khô và protein trong
lá, củ sắn chúng tôi đã tính được sản lượng lá,
củ sắn tươi, vật chất khô, protein của 1ha
trong hai năm và kết quả được trình bày tại
bảng 3.
Sản lượng củ sắn tươi của phương thức lấy
C-L cao hơn so với phương thức lấy C và lấy
L, lần lượt là 3,876; 45,193 tấn/ha/2 năm. Sản
lượng lá sắn tươi của phương thức lấy lá cao
hơn so với lấy C-L và lấy C lần lượt là 19,923;
30,250 tấn/ha/2 năm.
Đối với sản lượng VCK thì phương thức lấy
C-L đạt cao nhất, cao hơn so với phương thức
lấy C và L lần lượt là 5,000; 11,907 tấn/ha/2
năm. Như vậy, nếu như trồng sắn với mục
đích lấy củ là chính, đồng thời kết hợp với tỉa
lá làm thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm
sẽ thu được sản lượng thức ăn lớn hơn.
Bảng 3. Sản lượng củ và lá sắn tươi, VCK, protein (tấn/ha/2 năm)
Phương thức trồng
SL tươi
( X ± Xm )
VCK
( X ± Xm )
Protein
( X ± Xm )
Tỷ lệ protein
so với VCK
(%)
Lấy Củ
Củ 55,327± 1,45
20,721 ± 0,50 1,427 ± 0,02 6,89
Lá 1,064±0,02
Lấy Củ-lá
Củ 59,203± 1,62
25,721 ± 1,11 2,021 ± 0,07 7,86
Lá 11,391±0,98
Lấy Lá
Củ 14,010±0,98
13,814 ± 0,15 2,180 ± 0,34 15,78
Lá 31,314 ± 1,36
Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 29 - 33
32
Sản lượng protein cao nhất ở phương thức lấy
L (2,180 tấn/ha/2 năm) cao hơn so với
phương thức lấy C và C-L. Cụ thể: sản lượng
protein của phương thức lấy L cao hơn lấy C
là 0,753 tấn/ha/2 năm và cao hơn so với
phương thức C-L là 0,159 tấn/ha/2 năm. Tỷ lệ
protein so với VCK cao nhất ở phương thức
lấy L đạt 15,78%. Trong khi đó, phương thức
lấy củ + lá chỉ đạt 7,86 % và phương thức lấy
củ chỉ đạt 6,89 %.
Thành phần hóa học của củ và lá sắn ở các
phương thức khác nhau
Để biết được ảnh hưởng của các mức bón
đạm khác nhau đến thành phần hóa học của
củ và lá sắn, chúng tôi tiến hành phân tích
thành phần hóa học của củ và lá sắn. Kết
quả được thể hiện qua bảng 4.
Tỷ lệ VCK, xơ, khoáng tổng số trong củ sắn
của phương thức lấy C-L và lấy L cao hơn đôi
chút so với lấy C lần lượt là: 0,28%; 0,16%;
0,15% và 0,72%; 0,87%; 0,26%, riêng tỷ lệ
DXKN thì ở phương thức lấy C-L cao hơn so
với phương thức lấy C là 0,21%, còn phương
thức lấy L thì ngược lại, thấp hơn 0,28% so
với phương thức lấy C. Tỷ lệ protein, lipit của
2 phương thức lấy C-L và lấy L thấp hơn đôi
chút so với phương thức lấy C. Kết quả phân
tích cho thấy, phương thức trồng sắn lấy củ
hoặc lấy củ kết hợp với tỉa lá phần gốc theo
định kỳ không ảnh hưởng nhiều đến thành
phần hóa học của củ sắn. Còn phương thức
trồng sắn lấy L có ảnh hưởng tương đối lớn
đến thành phần hóa học của củ sắn, đặc biệt là
tỷ lệ protein và xơ, tỷ lệ protein thấp hơn so
với phương thức lấy củ là 0,55%, tỷ lệ xơ cao
hơn so với phương thức lấy củ là 0,87%.
Tỷ lệ VCK, xơ và khoáng trong lá sắn của
phương thức lấy C-L và lấy C cao hơn so với
phương pháp lấy L, đó là do 2 phương thức
này chủ yếu khai thác lá già và bánh tẻ ở phần
gốc, trong lá già thì tỷ lệ VCK, xơ, khoáng,
lipit cao hơn lá bánh tẻ và lá sắn non. Còn tỷ lệ
protein, DXKN của phương thức lấy L cao
hơn so với phương thức C-L và lấy C, cao hơn
lần lượt là: 3,08%; 1,27% và 3,14%; 1,12% ,
đó là do phương thức C-L và lấy C, chủ yếu
khai thác lá già, trong lá già tỷ lệ protein và
DXKN thấp hơn so với lá bánh tẻ và lá non.
Hiệu quả kinh tế của các phương thức
trồng sắn khác nhau
Từ kết quả về sản lượng củ, lá sắn tươi chúng
tôi tính toán ra sản lượng sắn lát khô và bột lá
sắn. Căn cứ vào giá sắn lát khô và bột lá sắn
tại thời điểm trồng, tính lãi thuần trên 1 ha
trong 2 năm đối với cả 3 phương thức. Lãi
thuần cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập
và đời sống của người trồng sắn, phương thức
trồng có lãi thuần thấp thì người dân không
chấp nhận và sản xuất không bền vững.
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các
phương thức trồng sắn khác nhau được thể
hiện ở bảng 5.
Bảng 4. Thành phần hóa học của củ và lá sắn ở các phương thức khác nhau (%)
Phương thức
trồng VCK
% trong vật chất khô
Protein Lipit TS Xơ DXKN Khoáng TS
- THHH củ sắn
Củ (lấy C) 37,93 6,53 3,26 5,30 77,60 7,31
Củ (lấy C-L) 38,21 6,25 3,02 5,46 77,81 7,46
Củ (lấy L) 38,65 5,98 2,96 6,17 77,32 7,57
- TPHH lá sắn
Lá (lấy C) 27,16 19,62 7,88 18,65 45,54 8,33
Lá (lấy C-L) 27,21 19,56 7,85 18,62 45,67 8,30
Lá (lấy L) 26,08 22,7 8,22 14,2 46,79 8,09
Ghi chú: TPHH: Thành phần hóa học
Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 29 - 33
33
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng sắn khác nhau
Phương thức
Sản lượng
(tấn/ ha/2 năm)
Tổng thu
(triệu đồng
/ha/2 năm)
Tổng chi
(triệu đồng
/ha/2 năm)
Lãi thuần
(triệu đồng
/ha/2 năm) Sắn lát khô Bột lá sắn
Củ 22,917 0,630 96,7 54,2 42,5
Củ Lá 24,583 3,382 125,4 57,9 67,5
Lá 5,833 8,912 94,6 37,7 56,9
Số liệu bảng 5 cho thấy: Lãi thuần của
phương thức C-L đạt cao nhất 67,5 triệu
đồng/ha/2 năm, đứng thứ 2 là phương thức
trồng lấy L đạt 56,9 triệu đồng/ha/2 năm, lãi
thuần thấp nhất là phương thức lấy củ đạt
42,5 triệu đồng. Căn cứ vào lãi thuần của 3
phương thức trồng sắn cho thấy, trồng sắn
lấy củ kết hợp tỉa lá theo định kỳ hoặc lấy lá
sắn làm thức ăn cho gia súc và gia cầm kết
hợp tận thu củ sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao
hơn so với trồng sắn chỉ thu củ và tận thu lá
khi thu hoạch củ.
KẾT LUẬN
Trồng sắn lấy củ kết hợp tỉa lá gốc định kỳ để
sản xuất bột lá sắn đã cho sản lượng củ cao hơn
so với trồng sắn lấy củ mà không tỉa lá. Trồng
sắn theo phương thức này sản lượng củ sắn đạt
được là 59,203 tấn/ha/2 năm, tận thu được
11,391 tấn lá sắn tươi/ha/2 năm và lãi thuần
cũng đạt cao nhất (67,5 triệu đồng/ha/ 2 năm).
Có thể trồng sắn chuyên lấy lá để sản xuất bột
lá sắn phối hợp vào thức ăn hỗn hợp của gia
súc, gia cầm. Trồng theo phương thức này có
thể thu được 31,314 tấn lá sắn tươi/ha/2 năm
và 1,822 tấn protein/ha/2 năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần
Trang Nhung (2002), Đồng cỏ và cây thức ăn gia
súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.8-49.
[2]. Trần Thị Hoan (2012), Nghiên cứu trồng sắn
thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt
và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng, Luận án tiến sĩ
nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên
[3]. Nguyễn Viết Hưng (2006), “Nghiên cứu ảnh
hưởng của khí hậu, đất đai và biện pháp kỹ thuật
canh tác chủ yếu đến năng suất, chất lượng của
một số dòng, giống sắn”, Luận án tiến sĩ Khoa
học Nông nghiệp, tr. 32-38.
[4]. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp thí
nghiệm trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp.
SUMMARY
EFFECT OF VARIOUS METHOD OF CASSAVA PLANTING TO YIELD
OF ROOT, LEAVES AND ECONOMIC EFFICIENCY IN ANIMAL FEED
Tran Thi Hoan1∗, Tu Trung Kien1, Tu Quang Trung2
1College of Agriculture and Forestry - TNU,
2College of Education - TNU
We have studied the effect of various methods of cassava planting (ei: for root production, for root
and leaves, for leaves production) for animal stuff feed. Research results showed that the
productivity, net income by various planting methods are different. The second method (for root
and leaves of cassava) had root and fresh leaves yield 59.203 and 11.391 ton/ha/2 years
respectively, and it had the highest net income of 67.5 million VND/ha/2 years. The third method
(for leaves of cassava) had fresh leaf and root yield 31.314 and 14.010 ton/ha/2 years respectively,
and net income of 56.9 million VND/ha/2 years. The first method (for root) had the yield of root
and leaves 55.327 and 1.064 ton/ha/2 years respectively and it had the lowest net income of 42.5
million VND/ha/2 years.
Keywords: Cassava cultivation, for cassva root, for root and leaves, for leaves.
Ngày nhận bài: 20/9/2012, ngày phản biện: 27/9/ 2012, ngày duyệt đăng:10/10/2012
∗
Tel:0988.520 086, Email: tranthihoan_tuaf@yahoo.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_hieu_qua_cua_cac_phuong_thuc_trong_san_khac_nhau.pdf