Dựa vào điều kiện tự nhiên, chúng tôi chia vùng nghiên cứu thành 5 sinh cảnh: Đồi trọc,
đồi trồng cây, vườn nhà, ruộng cạn và cồn cát. Các sinh cảnh này đều là sinh cảnh nhân
tác với sự can thiệp ở các mức độ khác nhau của con người. Kết quả nghiên cứu sự phân
bố của giun đất theo các sinh cảnh được giới thiệu ở bảng 3.
Bảng 3 cho thấy, trong các sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, thành phần loài giun đất phong
phú nhất ở sinh cảnh vườn nhà (18 loài), giảm dần từ sinh cảnh ruộng cạn (14 loài), đồi
trồng cây (12 loài), đồi trọc (10 loài); đặc biệt sinh cảnh cồn cát chỉ gặp 3 loài, trong đó
Lampito mauritii là loài đặc trưng ở đất cát còn Ph. posthuma sống phổ biến ở đất cát
pha. Các loài phân bố rộng (Pont. corethrurus, Ph. digna, Ph. danangana, Ph.
rodericensis, Ph. multitheca multitheca, Ph. Modigliani, Ph. penichaetifera) có mặt
trong hầu hết các sinh cảnh.
4. KẾT LUẬN
Đã xác định được 23 loài và phân loài giun đất, thuộc 5 giống, 3 họ; các loài tập trung
chủ yếu trong giống Pheretima họ Megascolecidae (chiếm 82,60%); các giống Drawida,
Pontoscolex, Perionyx và Lampito mỗi giống chỉ có 1 loài (chiếm 4,34%).
Ngoài giun đất, ở vùng nghiên cứu còn gặp 11 nhóm Mesofauna khác thuộc 3 lớp và 1
phân lớp: Hình nhện (Arachnida), Giáp xác (Crustacea), Côn trùng (Insecta) và Chân
môi (Chilopoda). Trong đó, lớp Côn trùng gặp 6 bộ khác nhau.
Thành loài giun đất cao nhất ở vùng đồng bằng, thấp nhất ở vùng đồi. Giữa các vùng
cảnh quan có sự xâm nhập các loài từ vùng đồi xuống đồng bằng và ngược lại. Trong
các sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, thành phần loài giun đất phong phú nhất ở sinh cảnh
vườn nhà, giảm dần từ sinh cảnh ruộng cạn, đồi trồng cây, đồi trọc đến cồn cát.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giun đất và các nhóm mesofauna khác ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(24)/2012: tr. 55-60
NGHIÊN CỨU GIUN ĐẤT VÀ CÁC NHÓM MESOFAUNA KHÁC
Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN VĂN THUẬN - NGUYỄN THỊ CHUNG
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
HOÀNG HỮU TÌNH
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Tóm tắt: Đã xác định được 23 loài và phân loài giun đất, thuộc 5 giống, 3
họ; các loài tập trung chủ yếu trong giống Pheretima họ Megascolecidae
(chiếm 82,60%); các giống Drawida, Pontoscolex, Perionyx và Lampito mỗi
giống chỉ có 1 loài (chiếm 4,34%). Ngoài giun đất, ở vùng nghiên cứu còn
gặp 11 nhóm Mesofauna khác thuộc 03 lớp và 01 phân lớp: Lớp Hình nhện
(Arachnida), Giáp xác (Crustacea), Côn trùng (Insecta) và phân lớp Chân
môi (Chilopoda). Trong đó, lớp Côn trùng gặp 7 bộ khác nhau; bộ Cánh
thẳng (Orthoptera) có số họ nhiều nhất. Trong các vùng cảnh quan, thành
loài giun đất cao nhất ở vùng đồng bằng, thấp nhất ở vùng đồi; giữa các
vùng cảnh quan có sự xâm nhập các loài từ vùng đồi xuống đồng bằng và
ngược lại. Trong các sinh cảnh, thành phần loài giun đất phong phú nhất ở
sinh cảnh vườn nhà, giảm dần từ sinh cảnh ruộng cạn, đồi trồng cây, đồi trọc
đến cồn cát.
1. MỞ ĐẦU
Huyện Phong Điền nằm về phía Bắc thành phố Huế, được bao bọc bởi sông Bồ và sông
Ô Lâu; có tọa độ địa lý từ 16035’41” đến 16057’0” vĩ độ Bắc, và 1070 21"19” đến
107021’41” kinh độ Đông; với diện tích tự nhiên 953,99 km2. Từ tháng 12/2010 đến
tháng 06/2012, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các nhóm động vật không xương sống
cỡ trung bình (Mesofauna) ở đất tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm tìm
hiểu thành phần, đặc điểm phân bố, bổ sung các dẫn liệu về động vật không xương sống
cỡ trung bình ở đất cho khu vực.
2. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu Mesofauna được thu trong các sinh cảnh đồi trồng cây lâu năm, đồi trọc, vườn nhà,
ruộng cạn và cồn cát ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các nhóm Mesofauna được thu trong các hố đào định lượng có kích thước 50 cm x 50
cm theo độ sâu của các lớp đất dày 10 cm cho đến khi không còn thu được mẫu động
vật (Ghiliarov M. S., 1975) [6]. Mẫu định tính được thu đồng thời với địa điểm của hố
định lượng để bổ sung thành phần loài. Nhóm Oligochaeta được bảo quản trong formol
4%, các nhóm Mesofauna khác được bảo quản trong cồn 700.
Định loại Mesofauna dựa theo tài liệu mô tả và khóa định loại của Chen Y (1946) [5],
Blakemore R. J. (2002) [4], Thái Trần Bái (1996) [1], Nguyễn Đức Khảm và cộng sự
NGUYỄN VĂN THUẬN và cs.
56
(2007) [2]; Lưu Tham Mưu, Đặng Đức Khương (2000) [3]. Các mẫu vật được lưu giữ ở
Phòng thí nghiệm Động vật học, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
Chúng tôi đã phân tích 950 cá thể giun đất và 204 cá thể Mesofauna khác của 23 mẫu
định tính và 92 hố đào định lượng ở 30 điểm nghiên cứu thuộc 15 xã và 1 thị trấn của
huyện Phong Điền.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài giun đất ở huyện Phong Điền
Đã xác định được 23 loài và phân loài giun đất, thuộc 5 giống (Pheretima, Pontoscolex,
Drawida, Lampito và Perionyx), 3 họ (Glossoscolecidae, Megascolecidae và
Moniligastridae) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Bảng 1).
Bảng 1. Thành phần, phân bố các loài giun đất ở huyện Phong Điền
Stt Loài và phân loài Vùng cảnh quan Đồi Đồng bằng
(1) (2) (3) (4)
Glossoscolecidae Michaelsen,1900
1 Pontoscolex corethrurus (Müller, 1856) + +
Megascolecidae Gates, 1959
2 Lampito mauritii Kinberg,1866 +
3 Perionyx excavatus Perrier, 1872 +
4 Pheretima anomala Mich, 1907 +
5 Ph. aspergillum ( Perrier, 1872) + +
6 Ph. bahli Gater, 1945 +
7 Ph. campanulata (Rosa, 1890) +
8 Ph. digna Chen, 1946 + +
9 Ph. danangana Thai, 1984 + +
10 Ph. elongata (Perrier, 1872) +
11 Ph. houlleti Gates, 1926 +
12 Ph. multitheca multitheca Chen,1938 + +
13 Ph. modigliani Rosa, 1889 + +
14 Ph. papulosa (Rosa, 1896) + +
15 Ph. penichaetifera Thai, 1984 + +
16 Ph. posthuma (Vaillant, 1869) + +
17 Ph. robusta Perrier,1872 + +
18 Ph. rodericensis (Grube,1879) + +
19 Ph. tuberculata Gates, 1935 + +
20 Ph. taprobanae Beddard, 1982 +
21 Ph. tripidoporophorata Thai et Nguyen, 1993 + +
22 Ph. varians songbaana Thai,1984 +
Moniligastridae Claus, 1880
23 Drawida beddardi Rosa, 1890 + +
Tổng số loài 17 20
NGHIÊN CỨU GIUN ĐẤT VÀ CÁC NHÓM MESOFAUNA KHÁC
57
Trong 23 loài và phân loài giun đất gặp ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có
19 loài thuộc giống Pheretima (chiếm 82,60%); các giống còn lại (Drawida,
Pontoscolex, Lampito và Perionyx) mỗi giống chỉ có 1 loài (chiếm 4,34%).
3.2. Thành phần các nhóm Mesofauna khác ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế
Ngoài giun đất, ở vùng nghiên cứu còn gặp 11 nhóm Mesofauna khác thuộc 4 lớp và
phân lớp là Hình nhện (Aracnida), Giáp xác (Crustacea), Côn trùng (Insecta) và Chân
môi (Chilopoda). Xét về độ phong phú của các nhóm thì Côn trùng là lớp có số nhóm
nhiều nhất (7 nhóm) thuộc các bộ khác nhau là Blattoptera (Bộ Gián), Coleoptera (Bộ
Cánh cứng), Hemiptera (Bộ Cánh nửa), Hymenoptera (Bộ Cánh màng), Isoptera (Bộ
Cánh đều), Orthoptera (Bộ Cánh thẳng (Bảng 2). Trong đó, Bộ Cánh thẳng gặp 2 nhóm
thuộc 2 họ Dế mèn và Châu chấu, còn các bộ khác chỉ gặp 1 nhóm.
Bảng 2. Danh sách các nhóm Mesofauna khác ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Stt Nhóm động vật
1
I. ARACHNIDA (LỚP HÌNH NHỆN)
Aranei (Bộ Nhện)
Salticidae (Họ Nhện nhảy)
2
II. CRUSTACEA (LỚP GIÁP XÁC)
Isopoda (Bộ Chân đều)
3
III. CHILOPODA (PHÂN LỚP CHÂN MÔI)
Geolophilidae (Họ rết đất)
4
5
6
7
8
9
10
IV. INSECTA (LỚP CÔN TRÙNG)
Blattoptera (Bộ Gián)
Blattidae (Họ Gián)
Coleoptera (Bộ Cánh cứng)
Scarabaeidae (Họ Bọ hung)
Hemiptera (Bộ Cánh nửa)
Hymenoptera (Bộ Cánh màng)
Formicidae (Họ Kiến)
Isoptera (Bộ Cánh đều)
Termitidae (Họ mối)
Orthoptera (Bộ cánh thẳng)
Gryllidae (Họ Dế mèn)
Acrididae (Họ Châu chấu)
3.3. Phân bố của giun đất theo các vùng cảnh quan ở Phong Điền
Mẫu giun đất được thu trong 2 vùng cảnh quan: vùng đồi và vùng đồng bằng. Bảng 1
giới thiệu đặc điểm phân bố của các loài giun đất theo các vùng cảnh quan. Ở vùng đồi
đã gặp 17 loài giun đất (chiếm 73,91% tổng số loài). Các loài đặc trưng cho vùng cảnh
quan này: Ph. aspergillum, Ph. danangana, Ph. digna, Ph. modigliani, Ph. rodericensis,
Ph. tuberculata , Ph. papuloza, Ph. campanulata, Ph. penichaetifera, Ph. taprobanae,
NGUYỄN VĂN THUẬN và cs.
58
Ph. varian songbaana, Pont. corethrurus. Ngoài ra còn gặp các loài xâm nhập từ các
vùng cảnh quan khác: Ph. posthuma, ph. robusta, Ph. tripidoporophorata và Dr.
beddardi (vùng đồng bằng).
Vùng đồng bằng gặp 20 loài giun đất (chiếm 86,95 % tổng số loài). Ngoài các loài đặc
trưng cho vùng đồng bằng: Ph. elongata, Ph. bahli, Ph. robusta, Ph. posthuma,
Perionyx excavatus, Lampito mauritii) còn gặp các loài xâm nhập từ vùng núi và vùng
đồi, đặc biệt là các loài từ vùng đồi. Điều này cho thấy vùng đồng bằng huyện Phong
Điền vừa thể hiện tính chất của vùng đồng bằng ven biển vừa thể hiện tính chất của
vùng đồng bằng ven đồi.
3.4. Phân bố của giun đất theo các sinh cảnh
Bảng 3. Thành phần, phân bố các loài giun đất ở huyện Phong Điền
TT Loài và phân loài
Sinh cảnh
Đồi
trọc
Đồi
trồng
cây
Vườn
nhà
Ruộng
cạn
Cồn
cát
(1) (2) (3) (4)
Glossoscolecidae Michaelsen,1900
1 Pontoscolex corethrurus (Müller, 1856) + + + +
Megascolecidae Gates, 1959
2 Lampito mauritii Kinberg,1866 + + +
3 Perionyx excavatus Perrier, 1872 +
4 Pheretima anomala Mich, 1907
5 Ph. aspergillum ( Perrier, 1872) + + +
6 Ph. bahli Gater, 1945 +
7 Ph. campanulata (Rosa, 1890) +
8 Ph. digna Chen, 1946 + + + +
9 Ph. danangana Thai, 1984 + + + +
10 Ph. elongata (Perrier, 1872) +
11 Ph. houlleti Gates, 1926 +
12 Ph. multitheca multitheca Chen,1938 + + + +
13 Ph. modigliani Rosa, 1889 + + + +
14 Ph. papulosa (Rosa, 1896) + + +
15 Ph. penichaetifera Thai, 1984 + + + + +
16 Ph. posthuma (Vaillant, 1869) + + +
17 Ph. robusta Perrier,1872 +
18 Ph. rodericensis (Grube,1879) + + + +
19 Ph. tuberculata Gates, 1935 + + +
20 Ph. taprobanae Beddard, 1982 + +
21 Ph. tripidoporophorata Thai et Nguyen, 1993 + +
22 Ph. varians songbaana Thai,1984 +
Moniligastridae Claus, 1880
23 Drawida beddardi Rosa, 1890 + +
Tổng số loài 10 12 18 14 3
NGHIÊN CỨU GIUN ĐẤT VÀ CÁC NHÓM MESOFAUNA KHÁC
59
Dựa vào điều kiện tự nhiên, chúng tôi chia vùng nghiên cứu thành 5 sinh cảnh: Đồi trọc,
đồi trồng cây, vườn nhà, ruộng cạn và cồn cát. Các sinh cảnh này đều là sinh cảnh nhân
tác với sự can thiệp ở các mức độ khác nhau của con người. Kết quả nghiên cứu sự phân
bố của giun đất theo các sinh cảnh được giới thiệu ở bảng 3.
Bảng 3 cho thấy, trong các sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, thành phần loài giun đất phong
phú nhất ở sinh cảnh vườn nhà (18 loài), giảm dần từ sinh cảnh ruộng cạn (14 loài), đồi
trồng cây (12 loài), đồi trọc (10 loài); đặc biệt sinh cảnh cồn cát chỉ gặp 3 loài, trong đó
Lampito mauritii là loài đặc trưng ở đất cát còn Ph. posthuma sống phổ biến ở đất cát
pha. Các loài phân bố rộng (Pont. corethrurus, Ph. digna, Ph. danangana, Ph.
rodericensis, Ph. multitheca multitheca, Ph. Modigliani, Ph. penichaetifera) có mặt
trong hầu hết các sinh cảnh.
4. KẾT LUẬN
Đã xác định được 23 loài và phân loài giun đất, thuộc 5 giống, 3 họ; các loài tập trung
chủ yếu trong giống Pheretima họ Megascolecidae (chiếm 82,60%); các giống Drawida,
Pontoscolex, Perionyx và Lampito mỗi giống chỉ có 1 loài (chiếm 4,34%).
Ngoài giun đất, ở vùng nghiên cứu còn gặp 11 nhóm Mesofauna khác thuộc 3 lớp và 1
phân lớp: Hình nhện (Arachnida), Giáp xác (Crustacea), Côn trùng (Insecta) và Chân
môi (Chilopoda). Trong đó, lớp Côn trùng gặp 6 bộ khác nhau.
Thành loài giun đất cao nhất ở vùng đồng bằng, thấp nhất ở vùng đồi. Giữa các vùng
cảnh quan có sự xâm nhập các loài từ vùng đồi xuống đồng bằng và ngược lại. Trong
các sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, thành phần loài giun đất phong phú nhất ở sinh cảnh
vườn nhà, giảm dần từ sinh cảnh ruộng cạn, đồi trồng cây, đồi trọc đến cồn cát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thái Trần Bái (1996), Mô tả các loài Pheretima không có manh tràng (Acoecata) mới
gặp ở Việt Nam và khóa định loại Acoecata ở khu vực Đông Dương, Tạp chí Sinh
học, 18 (1), tr. 1-6.
[2] Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Tân Vương, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Văn Quảng, Lê
Văn Triển, Nguyễn Thúy Hiền, Vũ Văn Nghiên, Ngô Trường Sơn, Võ Thu Hiền
(2007), Động Vật Chí Việt Nam, tập 15 (Mối), NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Lưu Tham Mưu, Đặng Đức Khương (2000), Động Vật Chí Việt Nam, tập 7, NXB
Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Blakemore R. J (2002), Cosmopolitan Earthworms-an Eco-Taxonomic Guide to the
Peregrine Species of the World, Published by VermEcology, PO BOX 414 Kippax,
ACT 2615, Australia, pp. 62-237.
[5] Chen. Y (1946), On the terrestrial Oligochaeta from Szechuan III, J. West China
Border Res. Soc.16, pp. 83-141.
[6] Ghilliarov M.S (1975), Methods of Soil zoological studies, Pub. Nauka, Moscow, pp.
12-29.
NGUYỄN VĂN THUẬN và cs.
60
Title: RESEARCH ON EARTHWORM AND MESOFAUNA GROUPS IN PHONG DIEN
DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract: This paper present a research, which was conducted from December 2010 to June
2012, on earthworm and mesofauna groups in Phong Dien district. The result showed that 10
mesofauna groups belong to 4 classes (Arachnida, Crustacea, Chilopoda, and Insecta) were
found in studied habitats of Phong Dien district. The study also determined 23 earthworm
species belong to 5 genera, 3 families. Earthworm species composition in the plains is higher
than that in the hills. Between landscapes species penetrate from the hills down to the plains and
vice versa. In habitats, earthworm species composition in garden landscape are the highest,
descending from shallow habitats fields, hills of trees, hills to sand dune.
PGS. TS. NGUYỄN VĂN THUẬN
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
NGUYỄN THỊ CHUNG
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
HOÀNG HỮU TÌNH
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_53_nguyenvanthuan_nguyenthichung_hoanghuutinh_11_thuan_4891_2020894.pdf