Nghiên cứu giải pháp tối ưu hoá sơ đồ mạng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Nguyễn Thị Thúy Hiên
Sơ đồ mạng hình 7 không thể rút ngắn hơn
được nữa vì các công việc 1-3, 3-4; 4-6 và 6-7
đều đã thực hiện với chế độ khẩn trương nhất.
Tổng chi phí thực hiện dự án theo sơ đồ mạng
hình 1.7 là 1.439 triệu đồng được tính theo
bảng 2.
Rõ ràng chi phí thực hiện dự án thấp hơn so
với phương án thực hiện theo chế độ các công
việc đều thực hiện khẩn trương nhất như sơ đồ
mạng hình 7 có tổng chi phí là 2.697 triệu đồng.
Tóm lại, sơ đồ mạng ban đầu đã được rút
ngắn tối đa với mức tăng chi phí tối thiểu.
Với một dự án có nhiều công việc cần thực
hiện, đề tài sử dụng Microsoft Access kết hợp
với chương trình WinQSB để tách lọc các
thông tin đồng thời kết xuất ra các thông số
tính toán của sơ đồ mạng. Bài toán tiếp theo,
đề tài triển khai xây dựng chương trình tối ưu
hóa sơ đồ mạng trong việc quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình.
KẾT LUẬN
Như vậy với các thông số đầu vào của một dự
án là như nhau, qua quá trình phân tích và xử
lý số liệu tính toán, việc tối ưu hoá sơ đồ
mạng theo chỉ tiêu thời gian - chi phí đã cho
ra kết quả tính toán về thời gian rút ngắn tối
đa và tối thiểu là như nhau. Tuy nhiên chi phí
gia tăng cho việc rút ngắn là khác nhau và có
sự chênh lệch nhau về mặt giá trị, sở dĩ có
như vậy là do quá trình tối ưu hoá được thực
hiện theo hai hướng khác nhau và chương
trình tối ưu hoá theo chỉ tiêu thời gian - chi
phí mang tính thực tế hơn. Do vậy việc tối ưu
hoá sơ đồ mạng theo chỉ tiêu thời gian - chi
phí đã góp phần quan trọng vào công tác lập
kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dự án xây
dựng, giải quyết tốt bài toán tối ưu về thời
gian và chi phí, tạo lập uy tín cho các các chủ
đầu tư.
5 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải pháp tối ưu hoá sơ đồ mạng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Nguyễn Thị Thúy Hiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 109 - 113
109
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TỐI ƯU HOÁ SƠ ĐỒ MẠNG
TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Nguyễn Thị Thúy Hiên*
Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng sơ đồ mạng là một trong những giải pháp tương đối hữu hiệu
nhằm rút ngắn thời gian thực hiện từng danh mục công việc hay toàn bộ dự án tương ứng với tổng
chi phí thấp nhất. Xuất phát từ vấn đề hạn chế về nguồn vốn đầu tư trong xây dựng, giá thành và
hiệu quả của việc rút ngắn thời gian thực hiện dự án, nên việc nghiên cứu giải pháp tối ưu hoá sơ
đồ mạng là hết sức cần thiết nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình. Bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng đã giải quyết được vấn đề cần phải rút ngắn
thời gian thực hiện những công việc nào để dự án đạt được mục đích với chi phí nhỏ nhất.
Từ khóa: quản lý dự án, dự án đầu tư xây dựng công trình, sơ đồ mạng, thời gian, chi phí, hiệu
quả kinh tế.
TỔNG QUAN*
Sơ đồ mạng thể hiện kế hoạch tiến độ, mô tả
dưới dạng sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa các
công việc đã được xác định cả về thời gian và
thứ tự trước sau. Sơ đồ mạng là sự kết nối các
công việc và các sự kiện. Sơ đồ mạng có các
vai trò: phản ánh mối quan hệ tương tác giữa
các nhiệm vụ, các công việc của dự án; xác
định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời gian
hoàn thành, trên cơ sở đó xác định các công
việc găng và đường găng của dự án; là cơ sở
để tính toán thời gian dự trữ của các công
việc, các sự kiện; cho phép xác định những
công việc nào cần phải được thực hiện kết
hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực,
các công việc nào có thể thực hiện đồng thời
nhằm đạt được mục tiêu về ngày hoàn thành
dự án; là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo
dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án.[1]
Sau khi lập được tiến độ bằng sơ đồ mạng
phù hợp với các nội dung công việc của dự án
người ta có thể tính toán các chỉ tiêu của sơ
đồ mạng (SĐM) và so sánh các chỉ tiêu đó
với các chỉ tiêu đã đặt ra. Trong trường hợp
cần thiết tác giả có thể điều chỉnh hoặc/và làm
cho tiến độ đạt được những chỉ số tốt hơn
nữa. Quá trình làm cho tiến độ đã lập đạt
được các chỉ tiêu tốt hơn, mang lại hiệu quả
cao hơn cho các nhà quản lý được gọi là tối
ưu hoá sơ đồ mạng.
Như vậy, tối ưu hoá sơ đồ mạng liên quan đến
hai vấn đề là thời gian và nguồn lực. Nếu hiểu
*
Tel: 0934 186182, Email: nthien.tnut@gmail.com
theo nghĩa rộng thì thời gian cũng là một dạng
nguồn lực (vô hình) và, do đó, tất cả các dạng
bài toán tối ưu hoá sơ đồ mạng đều quy tụ về
vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Nói chung, để rút ngắn thời gian thực hiện dự
án thì thông thường là kéo theo vấn đề tăng
chi phí. Về mặt kinh tế thì rút ngắn thời gian
thực hiện dự án sẽ không còn ý nghĩa nếu chi
phí cho việc rút ngắn thời gian vượt quá lợi
ích kinh tế do nó đem lại, trừ trường hợp việc
rút ngắn thời gian thực hiện dự án mang ý
nghĩa chính trị - xã hội quan trọng nào đó.
BÀI TOÁN TỐI ƯU HOÁ SƠ ĐỒ MẠNG
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bài toán được đặt ra như sau: Thời gian thực
hiện các công việc của dự án như bình thường
theo các phương án ban đầu được coi là thời
gian tối ưu, tương ứng với chi phí thực hiện
dự án. Nếu cần rút ngắn thời gian thực hiện
dự án thì vì mỗi công việc của dự án có tầm
quan trọng khác nhau, chi phí cho chúng cũng
khác nhau, vậy ta cần phải rút ngắn thời gian
thực hiện những công việc nào để làm sao cho
đạt được mục đích với chi phí nhỏ nhất.[3]
Khi rút ngắn thời gian thực hiện công việc thì
thông thường chi phí khả biến sẽ tăng lên (do
phải sử dụng công nghệ, thiết bị, nguyên vật
liệu hoặc tăng ca) và chi phí bất biến
(nhà xưởng, thiết bị, tiền thuê đất trong quá
trình sử dụng) sẽ giảm đi như thể hiện trên
biểu đồ hình 1.
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 109 - 113
110
Điểm ứng với giá trị nhỏ nhất của đường tổng
chi phí trên hình 1 sẽ là thời gian tối ưu thực
hiện công việc. [1]
Hình 1: Mối quan hệ giữa chi phí và thời gian
thực hiện công việc
Trình tự giải bài toán như sau:
- Lập sơ đồ mạng với thời gian thực hiện bình
thường với chi phí được coi là tối thiểu.
- Rút ngắn dần thời gian thực hiện với điều
kiện chi phí tăng lên là ít nhất. Muốn cho chi
phí tăng lên ít nhất thì cần rút ngắn thời gian
thực hiện trước hết ở công việc có mức tăng
chi phí thấp nhất cho một đơn vị thời gian bị
rút ngắn.
Gọi mức tăng chi phí cho một đơn vị thời gian
rút ngắn của công việc i-j là eij ta có công thức:
min
minmax
ij
op
ij
ijij
ij
tt
CC
e
−
=
max
ijC - chi phí ứng với thời gian thực hiện tối
thiểu minijt
max
ijC - chi phí tối thiểu tương ứng với thời gian
thực hiện bình thường ( gọi là tối ưu) opijt .
- Tiếp tục rút ngắn thời gian thực hiện các
công việc nằm trên đường găng đến khi còn
có thể hoặc không thể rút ngắn hơn được nữa,
nghĩa là tij = tijmin.
Trong quá trình rút ngắn thời gian thực hiện
các công việc nằm trên đường găng cần liên
tục tính toán lại sơ đồ mạng xem có xuất hiện
đường găng mới không. Nếu có nhiều đường
găng thì để rút ngắn thời gian thực hiện dự
án phải rút ngắn thời gian của tất cả các
đường găng.
Cho một dự án với sơ đồ mạng như hình 2 và
bảng 1.
Hình 2: Sơ đồ mạng làm việc bình thường. Chi
phí là 2.040 triệu đồng
Với tiến độ này tổng chi phí tăng lên là 2.697
– 2.040 = 657 triệu đồng. Phương án rút ngắn
như hình 1.2 về mặt thời gian là ngắn nhất,
nhưng chi phí có thể chưa phải là thấp nhất.
Bước 1. Trong các công việc nằm trên đường
găng thì công việc 6-7 là có mức tăng chi phí
đơn vị e là nhỏ nhất. Công việc này nếu thực
hiện theo chế độ khẩn trương thì có thể rút
ngắn từ 24 ngày xuống 15 ngày.
Hình 3: Sơ đồ mạng khi rút ngắn 6-7
Bảng 1: Số liệu về chi phí thực hiện các công việc
TT Công việc ij Chế độ bình thường Chế độ khẩn trương e (tr.đ/ngày) top (ngày) Cmin (tr.đ) tmin (ngày) Cmax (tr.đ)
1 1-2 6 80 4 100 10
2 1-3 30 400 20 520 12
3 2-3 18 180 12 234 9
4 2-5 24 360 18 450 15
5 3-4 24 360 18 420 10
6 4-5 0 0 0 0 0
7 4-6 18 270 12 318 8
8 5-7 36 240 24 360 10
9 6-7 24 150 15 195 5
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 109 - 113
111
Bước 2. Để rút ngắn thời gian thực hiện dự án
thì cần rút ngắn thời gian thực hiện cả hai
đường găng.
TT
Công việc
có thể rút
ngắn
Khả năng
rút ngắn
tối đa
Mức tăng chi
phí đơn vị
(tr.đ/ngày)
1 1-3 10 12
2 3-4 6 10
3 4-6 và 5-7 6 8 + 10 = 18
4 6-7 và 5-7 9 5 + 10 = 15
Công việc 4-6 có thể rút ngắn tối đa 6 ngày,
công việc 5-7 có thể rút ngắn tối đa 12 ngày.
Hình 4: Sơ đồ mạng rút ngắn từ 24 ngày xuống
còn 18 ngày
Khi rút ngắn đồng thời 2 công việc này thì
khả năng rút ngắn tối đa là 16 ngày
Bước 3. Theo sơ đồ mạng hình 4 vẫn có hai
đường găng. Muốn rút ngắn sơ đồ mạng này
có các phương án theo bảng sau:
TT
Công
việc
rút ngắn
Khả
năng rút
ngắn
tối đa
Mức tăng
chi phí
đơn vị (tr.đ)
1 1-3 10 12
2 4-6 &5-7 6 8 + 10 = 18
3 6-7 &5-7 3 5 + 10 = 15
Như vậy rút ngắn công việc 1-3 là tiết kiệm
nhất. Công việc này có thể rút ngắn tối đa là
10 ngày, từ 30 ngày xuống còn 20 ngày.
Bước 4. Theo sơ đồ mạng trên công việc 3-4
đã được thực hiện theo chế độ khẩn trương
nhất, nên có các phương án rút ngắn như sau:
TT
Công
việc
rút
ngắn
Khả năng
rút ngắn
tối đa (ngày)
Mức tăng
chi phí
( tr.đ)
1 1-3&1-2 2 22
2 1-3&2-3 4 21
3 5-7&4-6 6 18
4 5-7&6-7 3 15
Vậy ta rút ngắn đồng thời các công việc 5-7
và 6-7 với thời gian rút ngắn tối đa đi 3 ngày.
Ta có sơ đồ mạng mới hình 5.
Hình 5: Sơ đồ mạng khi rút ngắn 5-7 và 6-7
Bước 5: Theo sơ đồ mạng hình 5 vẫn chỉ có 4
đường găng như cũ, nhưng lúc này đã có
thêm công việc 6-7 được thực hiện theo chế
độ khẩn trương nhất. Ta có các phương án rút
ngắn như bảng sau:
TT
Công việc
rút ngắn
Khả năng
rút ngắn tối
đa (ngày)
Mức tăng
chi phí
( tr.đ)
1 1-3 &1-2 2 22
2 1-3 &2-3 4 21
3 5-7 &4-6 6 18
Ta rút ngắn đồng thời các công việc 5-7 và 4-
6 với thời gian rút ngắn tối đa là 6 ngày (do
công việc 4-6 có thời gian thực hiện khẩn
trương nhất là 12 ngày). Ta có sơ đồ mạng
mới hình 6.
Hình 6: Sơ đồ mạng rút ngắn còn 27 ngày và 12
ngày
Bước 6. Theo sơ đồ mạng hình 6 với bốn
đường găng cũ nhưng lúc này có thêm công
việc 4-6 được thực hiện theo chế độ khẩn
trương nhất. Bây giờ chỉ còn có thể rút ngắn
chiều dài đường găng bằng các rút ngắn như
bảng sau:
TT Công việc
rút ngắn
Khả năng
rút ngắn tối
đa ( ngày)
Mức tăng
chi phí
đơn vị
(tr.đ)
1 1-3 và 1-2 2 22
2 1-3 và 2-3 4 21
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 109 - 113
112
Bảng 2: Số liệu về chi phí thực hiện các công việc
TT Công việc i-j
Chế độ bình
thường
Chế độ khẩn
trương e Thời gian thực hiện
Chi phí
thực hiện top Cmin tmin Cmax
1 1-2 6 80 4 100 10 6 80
2 1-3 30 400 20 520 12 20 520
3 2-3 18 180 12 234 9 14 216
4 2-5 24 360 18 450 15 24 360
5 3-4 24 360 18 420 10 18 420
6 4-5 0 0 0 0 0 0 0
7 4-6 18 270 12 318 8 12 318
8 5-7 36 240 24 360 10 27 330
9 6-7 24 150 15 195 5 15 195
Tổng cộng 65 2.439
Ta chọn phương án rút ngắn cặp công việc 1-
3 và 2-3 với thời gian rút ngắn nhiều nhất 4
ngày do công việc 1-3 có thời gian thực hiện
khẩn trương nhất là 20 ngày. Ta có sơ đồ
mạng mới hình 7.
Hình 7: Sơ đồ mạng rút ngắn từ 24 ngày còn 20
ngày và từ 18 ngày còn 14 ngày
Sơ đồ mạng hình 7 không thể rút ngắn hơn
được nữa vì các công việc 1-3, 3-4; 4-6 và 6-7
đều đã thực hiện với chế độ khẩn trương nhất.
Tổng chi phí thực hiện dự án theo sơ đồ mạng
hình 1.7 là 1.439 triệu đồng được tính theo
bảng 2.
Rõ ràng chi phí thực hiện dự án thấp hơn so
với phương án thực hiện theo chế độ các công
việc đều thực hiện khẩn trương nhất như sơ đồ
mạng hình 7 có tổng chi phí là 2.697 triệu đồng.
Tóm lại, sơ đồ mạng ban đầu đã được rút
ngắn tối đa với mức tăng chi phí tối thiểu.
Với một dự án có nhiều công việc cần thực
hiện, đề tài sử dụng Microsoft Access kết hợp
với chương trình WinQSB để tách lọc các
thông tin đồng thời kết xuất ra các thông số
tính toán của sơ đồ mạng. Bài toán tiếp theo,
đề tài triển khai xây dựng chương trình tối ưu
hóa sơ đồ mạng trong việc quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình.
KẾT LUẬN
Như vậy với các thông số đầu vào của một dự
án là như nhau, qua quá trình phân tích và xử
lý số liệu tính toán, việc tối ưu hoá sơ đồ
mạng theo chỉ tiêu thời gian - chi phí đã cho
ra kết quả tính toán về thời gian rút ngắn tối
đa và tối thiểu là như nhau. Tuy nhiên chi phí
gia tăng cho việc rút ngắn là khác nhau và có
sự chênh lệch nhau về mặt giá trị, sở dĩ có
như vậy là do quá trình tối ưu hoá được thực
hiện theo hai hướng khác nhau và chương
trình tối ưu hoá theo chỉ tiêu thời gian - chi
phí mang tính thực tế hơn. Do vậy việc tối ưu
hoá sơ đồ mạng theo chỉ tiêu thời gian - chi
phí đã góp phần quan trọng vào công tác lập
kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dự án xây
dựng, giải quyết tốt bài toán tối ưu về thời
gian và chi phí, tạo lập uy tín cho các các chủ
đầu tư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Văn Kiểm, Ngô Quang Tường, Quản lý dự
án bằng sơ đồ mạng, Nxb Xây dựng 2008.
[2]. Barry Benator and Albert Thumann (2003),
Project Management and Leadership Skills for
Engineering and Construction Projects, The
Fairmont Press, the United States of America.
[3]. Keith Potts (2008), Construction Cost
Management: Learning from case studies, by
Taylor & Francis Group, in the USA and Canada.
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 109 - 113
113
SUMMARY
STUDYING SOLUTION OF OPTIMIZATION IN CONSTRUCTION
INVESTMENT PROJECTS MANAGEMENT FOR NETWORK DIAGRAMS
Nguyen Thi Thuy Hien*
College of Technology – TNU
Construction project management for network diagram is a relatively effective solution to shorten
the execution time of each job category or the entire project corresponding to the lowest total cost.
Stem from problems limited investment in capital construction, cost and the effect of shortening
the time of the project, should the study of solutions to optimize the network diagram is essential
in order to bring high economic efficiency in the management of construction investment projects.
The studies of network optimization scheme has solved the problem need to shorten the
implementation time of the project work to achieve this goal with minimal cost.
Keywords: Project Management, Investment Project on Construction, Network diagrams, time,
cost, economic efficiency.
Ngày nhận bài:14/11/2012, ngày phản biện:29/11/2012, ngày duyệt đăng:10/12/2012
*
Tel: 0934 186182, Email: nthien.tnut@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_36957_40540_2032013161911109_4309_2052162.pdf