KẾT LUẬN VÀ HưỚNG PHÁT TRIỂN
Bài báo đã đề cập đến phương pháp giải bài toán tối
ưu với các hệ thống động học có ràng buộc theo
phương pháp Tựa theo dãy có sử dụng các giải thuật
tính vi phân tự động AD. Một gói phần mềm cũng
đã được phát triển nhằm cung cấp cho người dùng
một môi trường thân thiện dễ sử dụng nhờ việc tổng
quát hóa bài toán tối ưu động nhằm giảm thiểu công
tác chuẩn bị và thiết lập bài toán. Được kết hợp với
một phần mềm giải bài toán tối ưu phi tuyến theo
phương pháp Điểm trong, gói phần mềm được viết
đã chứng minh được tính hiệu quả của nó thông qua
các ví dụ đã được trình bày trong bài báo. Thừa kế
được những ưu điểm của phương pháp Tựa theo
dãy, gói phần mềm này được trông đợi là có thể áp
dụng được với những bài toán có cấu trúc phức tạp
với khối lượng biến tương đối lớn. Đây là vấn đề
cần được tiến hành trong những nghiên cứu tiếp
theo sâu hơn trong tương lai cùng với những mở
rộng về mặt lý thuyết, đặc biệt là với bài toán điều
khiển tối ưu với đối tượng có những quỹ đạo suy
biến.
5 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải bài toán điều khiển tối ưu sử dụng phương pháp tựa theo dãy và giải thuật tính vi phân tự động ad cho hệ thống động học phi tuyến có ràng buộc - Ngô Phương Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Phương Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(1): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
NGHIÊN CỨU GIẢI BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN TỐI ƢU
SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP TỰA THEO DÃY VÀ GIẢI THUẬT TÍNH VI PHÂN
TỰ ĐỘNG AD CHO HỆ THỐNG ĐỘNG HỌC PHI TUYẾN CÓ RÀNG BUỘC
Ngô Phƣơng Thanh1*, Vũ Quốc Đông2
1Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐHTN, 2Đại học Kỹ thuật Tổng hợp Ilmenau
TÓM TẮT
Bài báo đề cập đến bài toán tối ƣu động có ràng buộc ứng dụng phƣơng pháp Tựa theo dãy (Quasi-
Sequential Approach) và phƣơng pháp Rời rạc hóa Collocation trực giao. Ƣu điểm chính của
phƣơng pháp này dựa trên việc làm giảm kích thƣớc, hay chính là việc làm giảm số lƣợng biến
trực tiếp của bài toán tối ƣu phi tuyến. Điều này cho phép thuật toán đƣợc ứng dụng với những bài
toán lớn, phức tạp, đòi hỏi khối lƣợng và thời gian tính toán lớn. Mục tiêu của nghiên cứu này là
phát triển một gói phần mềm đƣợc viết trên môi trƣờng C và C++ ứng dụng trong bài toán tối ƣu
động có sử dụng giải thuật tính vi phân tự động AD (Automatic Differentiation).
Từ khóa: tối ưu động, phương trình vi phân-đại số, phương pháp Tựa theo dãy, tối ưu phi tuyến,
collocation trực giao, vi phân tự động.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bài toán tối ƣu động nói chung liên quan đến
một hệ thống các phƣơng trình vi phân-đại số (DAEs)
mô tả các hệ thống động học rất phổ biến trong các
lĩnh vực cơ khí, cơ-điện tử, điện và điện tử cũng nhƣ
công nghệ hóa học.
Các mô hình đại diện cho các quá trình hóa học thƣờng
bao gồm một hệ thống những phƣơng trình vi phân
thƣờng (ODEs) mô tả những cân bằng khối lƣợng và
năng lƣợng động của hệ thống, mà trong đó các phản
ứng hóa học xảy ra, cùng với các phƣơng trình đại số
(AEs) thể hiện các quan hệ cân bằng nhiệt động lực
học, những giá trị ở chế độ làm việc xác lập, v.v... Các
hệ thống mạch điện bao gồm những phần tử cơ bản
nhƣ điện trở, tụ điện và điện cảm đƣợc mô tả bằng
những hệ phƣơng trình vi phân mà đƣợc tổng hợp lại
bằng các định luật Kirchhoff dƣới dạng các phƣơng
trình đại số. Trong các hệ thống cơ khí, những hệ
phƣơng trình vi phân thƣờng đƣợc dùng để mô tả các
quá trình động học của những hệ thống con và các
phƣơng trình đại số đƣợc dùng để tổng hợp các ràng
buộc tại các khớp nối.
Nhiệm vụ của bài toán tối ƣu động là thực hiện
việc tìm kiếm một luật điều khiển cho một hệ
thống cho trƣớc nhằm đạt đƣợc một tiêu chí tối
ƣu nhất định. Bài toán nhƣ vậy bao gồm một hàm
chi phí chứa các biến trạng thái (còn gọi là biến
phụ thuộc) và các biến điều khiển (còn gọi là
Tel: 0915660599
biến độc lập) cùng với một tập hợp các phƣơng
trình vi phân-đại số mô tả hệ thống động học.
Việc giải bài toán tối ƣu động nói trên chính là
việc đi tìm quỹ đạo của các biến điều khiển nhằm
giảm thiểu giá trị hàm chi phí nhƣ: tìm đƣờng đi
ngắn nhất, tìm thời gian xảy ra quá trình ngắn
nhất, cực tiểu hóa chi phí, cực tiểu hóa thời gian
tác động, giảm giá thành sản phẩm, v.v...
Một bài toán tối ƣu với hệ thống động học phi tuyến
đƣợc mô tả bằng hệ phƣơng trình DAEs dƣới dạng
tổng quát nhƣ sau:
,
0
min , (1. )
. . , , 0 (1. )
(1. )
(1. )
0 (1. )
z u
L U
L U
z u a
s t F z z u b
z z z c
u u u d
z z e
Trong đó z(t) và u(t) lần lƣợt là các biến trạng thái
(phục thuộc) và biến điều khiển (độc lập). Hệ
phƣơng trình (1.b) là một hệ phƣơng trình DAEs
mô tả hệ thống cần xét, (1.c) và (1.d) là những
ràng buộc trên quỹ đạo của biến điều khiển và
biến trạng thái, và (1.e) là giá trị khởi tạo của các
biến trạng thái tại thời điểm ban đầu.
SƠ LƢỢC NHỮNG PHƢƠNG PHÁP GIẢI BÀI
TOÁN ĐIỀU KHIỂN TỐI ƢU
Những phương pháp gián tiếp
Bài toán điều khiển tối ƣu có thể đƣợc thực hiện
bằng cách sử dụng nguyên lý cực đại Pontryagin
(điều kiện cần), hoặc bằng cách giải phƣơng trình
Hamilton-Jacobi-Bellman (điều kiện đủ). Những
Ngô Phương Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(1): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
phƣơng pháp này đƣợc xếp vào nhóm phƣơng pháp
gián tiếp. Phƣơng pháp này có thể đƣợc sử dụng để
các bài toán biên trị (còn gọi là bài toán bờ) với
những bƣớc nhảy và chuyển mạch trạng thái mà về
mặt số học thƣờng rất khó giải do nó có bán kính hội
tụ địa phƣơng rất nhỏ. Việc hình thành điều kiện tối
ƣu cho bài toán thƣờng rất khó khăn và đòi hỏi
những kiến thức nền tảng tốt về giải tích. Mặt khác,
những phƣơng pháp giải kiểu này rất tốn thời gian.
Hơn nữa, lời giải của rất nhiều bài toán tối ƣu động
không thể tìm đƣợc theo cách giải tích, chẳng hạn
khi tồn tại các ràng buộc về quỹ đạo với các biến
điều khiển và/hoặc các biến trạng thái.
Những phương pháp trực tiếp
Ngƣợc lại, những phƣơng pháp trực tiếp, ví dụ nhƣ
phƣơng pháp Collocation, trƣớc hết thực hiện việc
tƣơng đối dễ tiến hành là rời rạc hóa bài toán tối ƣu
động dựa trên phƣơng pháp phần tử hữu hạn, mà
thƣờng tốn ít thời gian hơn và không yêu cầu ngƣời
thực hiện phải có nền tảng tốt về giải tích; rồi sau đó
thực hiện việc giải bài toán tối ƣu phi tuyến hữu hạn
bằng các thuật toán quy hoạch phi tuyến sẵn có.
Phƣơng pháp này thƣờng cho bán kính hội tụ địa
phƣơng khá rộng.
Với phƣơng pháp trực tiếp, bài toán tối ƣu động
đƣợc rời rạc hóa và chuyển thành bài toán tối ƣu phi
tuyến. Một số phƣơng pháp sử dụng các phƣơng án
rời rạc hóa các phƣơng trình vi phân bằng những
thuật toán nhƣ Euler, hình thang hay Runge-Kutta,
bằng cách xác định một lƣới các điểm N trong
khoảng thời gian
0[ , ]ft t , 0 1 2... N ft t t t t .
Theo những phƣơng pháp này, các phƣơng trình vi
phân (1.b) trở thành các ràng buộc cân bằng của bài
toán tối ƣu phi tuyến hữu hạn. Các phƣơng pháp
trực tiếp khác thì sử dụng phƣơng pháp xấp xỉ các
biến điều khiển và biến trạng thái sử dụng các hàm
cơ sở, nhƣ hàm Splines hoặc đa thức Lagrange.
Các phƣơng pháp trực tiếp mà chủ yếu là các
phƣơng pháp số lại đƣợc chia thành hai nhóm,
phương pháp giải Theo dãy (Sequential) và
phương pháp giải Đồng thời (Simultaneous). Trong
phƣơng pháp giải Theo dãy, chỉ có các biến điều
khiển đƣợc rời rạc hóa thành một tập hữu hạn các
biến điều khiển, và bài toán tối ƣu đƣợc thực hiện
trên không gian với tập biến điều khiển này. Do đó
các phƣơng pháp này thƣờng đƣợc đề cập đến nhƣ là
các phƣơng pháp rời rạc hóa các biến điều khiển.
Trong phƣơng pháp giải Đồng thời [2], bài toán điều
khiển tối ƣu đƣợc chuyển thành bài toán tối ƣu phi
tuyến hữu hạn bằng cách rời rạc hóa toàn bộ các tín
hiệu điều khiển cũng nhƣ các các tín hiệu trạng thái;
do đó, phƣơng pháp này đƣợc coi nhƣ phƣơng pháp
rời rạc hóa đầy đủ. Do những ƣu điểm của nhóm
phƣơng pháp này so với các pháp trƣớc đó, nhóm
phƣơng pháp tối ƣu đồng thời trực tiếp đã đƣợc sử
dụng rộng rãi trong các bài toán điều khiển tối ƣu
hiện đại.
Ngƣời ta cũng đã áp dụng những phƣơng pháp số
đƣợc coi là khá hiệu quả để giải quyết bài toán quy
hoạch phi tuyến với các ràng buộc, chẳng hạn nhƣ
Quy hoạch toàn phƣơng liên tiếp với Tập tích cực
(Active-Set SQP), phƣơng pháp Điểm trong
(Interior-Point). Các phƣơng pháp trực tiếp sử dụng
quy hoạch phi tuyến đã giải quyết khá tốt các bài
toán liên quan đến các ràng buộc về quỹ đạo. Những
độc giả có quan tâm có thể tìm hiểu thêm nội dung
chi tiết trong tài liệu [4].
Phương pháp Tựa theo dãy - Quasi-Sequential
Method (QSA)
Phƣơng pháp Tựa theo dãy [3] kết hợp hai thuật toán
đồng thời và tuần tự trong bài toán tối ƣu động nhằm
kết hợp ƣu điểm của cả hai phƣơng pháp này bằng
cách chia không gian các biến đƣợc rời rạc hóa
thành hai không gian riêng rẽ: không gian các biến
điều khiển và không gian các biến trạng thái.
Phương pháp Collocation trực giao giải hệ phương
trình vi phân-đại số DAEs
Theo tài liệu [3], với việc áp dụng phƣơng pháp
collocation trực giao, ở đây là phƣơng pháp Radau
Collocation, một đa thức Lagrange trực giao với
những điểm mút thời gian Radau, đƣợc sử dụng để
xấp xỉ các biến trạng thái trong hệ phƣơng trình
DAEs:
,
, ,
0 0 0 , ,
( ) ( )
NCNC NC
l i
l j l j l j
j j i l j l i
i j
t t
z t l t z z
t t
(2.a)
Trong đó: l = 1, 2, , NL là số đoạn thời gian đƣợc
chia trong khoảng thời gian cần tính toán,
i,j = 1, 2, , NC là số điểm collocation trong một
đoạn thời gian. Các biến trạng thái và các thành
Ngô Phương Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(1): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
phần vi phân tại các điểm collocation của đoạn thời
gian thứ l đƣợc tính nhƣ sau:
, , ,
0
,,
,
0
( ) ( )
( )( )
, 0,1,...,
NC
l l i j l i l j
j
NC
j l il l i
l j
j
z t l t z
dl tdz t
z
dt dt
i j NC
(2.b)
Rời rạc hóa-Phương pháp Đồng thời
Các biến điều khiển đƣợc rời rạc hóa thành từng
đoạn hằng số u trong từng đoạn thời gian cùng với
các biến trạng thái [2]. Bài toán (1) sau đó đƣợc
chuyển thành bài toán tối ƣu phi tuyến thông
thƣờng:
,
min , (3. )
. . , 0 (3. )
(3. )
(3. )
m n mz u
L U
L U
f z u a
s t c z u b
z z z c
u u u d
Rời rạc hóa-Phương pháp Tựa theo dãy QSA
Theo phƣơng pháp Tựa theo dãy, hệ thống các
phƣơng trình (3.b) đƣợc loại bỏ, thay vào đó là một
lớp bài toán con thực hiện việc mô phỏng, trong đó
các biến trạng thái đƣợc tính toán dựa vào các biến
điều khiển theo phƣơng trình mô tả hệ thống đã
đƣợc rời rạc hóa thành hệ phƣơng trình đại số phi
tuyến và giải theo phƣơng pháp Newton-Raphson,
và bài toán (3) chuyển thành:
min ( ) : (4. )
. . ( ) : (4. )
(4. )
n m
n
u R
n m m
L U
n m
L U
f z u ,u f R R a
s t z z u z z u R R b
u u u u R c
Những chi tiết về phƣơng pháp Tựa theo dãy QSA
đƣợc trình bày trong tài liệu [3].
Phương pháp tối ưu Điểm trong với bài toán quy
hoạch phi tuyến
Bài toán (4) chỉ chứa các biến điều khiển và các
ràng buộc không cân bằng. Bằng cách thêm các biến
phụ s để chuyển các ràng buộc không cân bằng (4.b)
thành các ràng buộc cân bằng, ta có:
min : (5. )
. . 0 (5. )
(5. )
(5. )
n m
n
u R
m
L U
n m
L U
f z u ,u f R R a
s t z u s b
z s z s R c
u u u u R d
Không làm mất tính tổng quát, ta có thể viết lại bài
toán (5) dƣới dạng:
min : (6. )
. . 0 : (6. )
0 (6. )
n
n
x R
n m
n
f x f R R a
s t h x h R R b
x x R c
Trong đó:
( ) , ( ) ( ) (7)Tx s u h x z u s
Nhằm áp dụng phƣơng pháp tối ƣu điểm trong,
bằng cách sử dụng hàm chặn Lôgarit, ta có:
1
min ln (8. )
. . 0 (8. )
n
n
i
μ
x R
i
φ x f x μ x a
s t h x b
Bài toán (8) là dạng chuẩn tắc để sử dụng phƣơng
pháp tối ƣu Điểm trong. Những mô tả chi tiết về
phƣơng pháp giải bài toán tối ƣu phi tuyến này đƣợc
thể hiện trong tài liệu [2].
Phương pháp Newton-Raphson giải hệ phương
trình đại số phi tuyến
Trong phƣơng pháp Tựa theo dãy [3], hệ phƣơng
trình DAEs mô tả hệ thống (1.b) sau khi áp dụng
phƣơng pháp Collocation trực giao đƣợc chuyển
thành hệ phƣơng trình đại số phi tuyến tại mỗi đoạn
collocation nhƣ hệ phƣơng trình (3.b). Tại vị trí
collocation thứ
th phƣơng trình hệ thống với các
điểm collocation đƣợc viết gọn nhƣ sau:
,0 , , 0 1,..., (9)c z u z NL Trong
đó ,0z là giá trị khởi tạo của phần tử z , NL là số
khoảng thời gian đƣợc chia. Áp dụng phƣơng pháp
Newton-Raphson giải hệ phƣơng trình đại số phi
tuyến (9) với các biến z và tham số u , ta cần tính
các giá trị đạo hàm với biến z :
c
z
(10)
Tính toán độ nhạy (Sensitivities)
Để có thể giải bài toán (5) đối với biến u theo
phƣơng pháp Điểm trong, ta phải tính các giá trị đạo
hàm (gradients)
f
u
và (jacobians) (Trong đó ( )z u
thực chất là một hàm ẩn.) Ngoài ra, theo luật di
truyền, ta còn cần tính thêm giá trị gradient
,0
( )z u
z
.
Ngô Phương Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(1): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
Theo định lý về hàm ẩn, ta có thể tính các giá trị đạo
hàm trên nhƣ sau:
,0 ,0
và (11)
T T
z zc c c c
u z u z z z
Cần nhắc lại (9) là một hệ phƣơng trình đại số phi
tuyến nên việc tính giá trị các đạo hàm (10) và (11)
theo phƣơng pháp giải tích hàm một cách chính xác
là việc không đơn giản. Điều này đã làm nảy sinh
yêu cầu tìm các giải thuật tính toán các giá trị đạo
hàm gần đúng theo phƣơng pháp giải tích số dựa
trên các phép vi phân số một cách tự động, ví dụ
nhƣ phép sai phân tiến hoặc sai phân lùi [4].
Phép tính vi phân tự động-Tổng quan các công cụ
phần mềm
Theo tài liệu [4] thì các phƣơng pháp tính vi phân
phổ biến hiện nay là:
1) Vi phân ký hiệu; 2)Vi phân hữu hạn; 3) Vi phân
tự động.
Hai phƣơng pháp 1) và 2) đều tồn tại nhiều nhƣợc
điểm, đặc biệt khi tính toán các đạo hàm bậc cao.
Phƣơng pháp 1) có tốc độ tính toán tƣơng đối
chậm và khó khăn trong lập trình khi chuyển đổi
một chƣơng trình máy tính thành một biểu thức.
Phƣơng án 2) thì có nhƣợc điểm cơ bản là tạo ra
những sai số trong quá trình rời rạc hóa và ƣớc
lƣợc. Phƣơng án 3) thì không gặp phải những
nhƣợc điểm trên. Do đó việc lựa chọn phƣơng án
3) trong tính toán các đạo hàm (10) và (11) là điều
tất yếu, việc còn lại là lựa chọn công cụ phần
mềm sẵn có thích hợp cho việc phát triển. Dựa
theo [1], phần mềm mã nguồn mở cppAD [6]
đƣợc chọn do nó có một số ƣu điểm nhất định so
với các phần mềm còn lại nhƣ không yêu cầu
nhiều bộ nhớ, cho tốc độ tính toán nhanh, dễ tìm
hiểu lập trình.
PHÁT TRIỂN GÓI PHẦN MỀM
Phần mô phỏng hệ DAEs
Phần mô phỏng hệ DAEs mà thực chất là giải hệ
DAEs bằng phƣơng pháp collocation trực giao để
tìm các giá trị biến trạng thái từ các giá trị của biến
điều khiển đƣợc cung cấp từ bài toán tối ƣu phi
tuyến. Hệ phƣơng trình đại số phi tuyến đƣợc thành
lập theo phƣơng pháp Collocation sau đó sẽ đƣợc giải
bằng phƣơng pháp Newton-Raphson với thông tin về
đạo hàm đƣợc cung cấp từ các chƣơng trình con trong
phần mềm cppAD viết trên C++.
Giải bài toán tối ưu phi tuyến
Bài toán tối ƣu phi tuyến với tập hợp biến là các
biến điều khiển đƣợc giải bằng phƣơng pháp Điểm
trong sử dụng phần mềm IPOPT viết trên C và C++.
Tài liệu [3] trình bày những chi tiết về phƣơng pháp
Điểm trong và phần mềm IPOPT.
VÍ DỤ
Để đánh giá kết quả của nghiên cứu này, một bài
toán trong điều khiển tối ƣu đƣợc lấy làm ví dụ minh
họa. Đó là bài toán điều khiển hệ dao động Val der
Pol đã đƣợc trình bày trong tài liệu [5]:
3
2
1 2 1 2
2 1
2 2 2
3 1 2
1
min 5 (12. )
. . 1 (12. )
(12. )
(12. )
0.3 ( ) 1.0 (12. )
0.4 ( ) (12. )
(0) [0,1.0,0] (12. )
[0,5] (12. )
T
J x a
s t x x x x u b
x x c
x x x u d
u t e
x t f
x g
t h
Bài toán (12) đƣợc giải trong hai trƣờng hợp có và
không có ràng buộc quỹ đạo (12.f). Với trƣờng hợp
không có ràng buộc (12.f), kết quả J=2.867391 có
tốt hơn so với giá trị 2.86875 đƣợc thể hiện trong
[5]. Với trƣờng hợp có ràng buộc (12.f), giá trị
J=2.95428 cũng tốt hơn so với kết quả 2.95436 đƣợc
thông báo trong [5]. Các đồ thị tín hiệu u(t) và x(t)
đƣợc thể hiện trong các Hình 1 và 2 mà ta có thể
thấy rõ một số cung suy biến do sự xuất hiện các
ràng buộc về quỹ đạo đối với tín hiệu điều khiển u(t)
và trạng thái x(t).
Hình 1. Đồ thị tín hiệu điều khiển u(t)
Ngô Phương Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(1): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
Hình 2. Đồ thị tín hiệu trạng thái x(t)
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN
Bài báo đã đề cập đến phƣơng pháp giải bài toán tối
ƣu với các hệ thống động học có ràng buộc theo
phƣơng pháp Tựa theo dãy có sử dụng các giải thuật
tính vi phân tự động AD. Một gói phần mềm cũng
đã đƣợc phát triển nhằm cung cấp cho ngƣời dùng
một môi trƣờng thân thiện dễ sử dụng nhờ việc tổng
quát hóa bài toán tối ƣu động nhằm giảm thiểu công
tác chuẩn bị và thiết lập bài toán. Đƣợc kết hợp với
một phần mềm giải bài toán tối ƣu phi tuyến theo
phƣơng pháp Điểm trong, gói phần mềm đƣợc viết
đã chứng minh đƣợc tính hiệu quả của nó thông qua
các ví dụ đã đƣợc trình bày trong bài báo. Thừa kế
đƣợc những ƣu điểm của phƣơng pháp Tựa theo
dãy, gói phần mềm này đƣợc trông đợi là có thể áp
dụng đƣợc với những bài toán có cấu trúc phức tạp
với khối lƣợng biến tƣơng đối lớn. Đây là vấn đề
cần đƣợc tiến hành trong những nghiên cứu tiếp
theo sâu hơn trong tƣơng lai cùng với những mở
rộng về mặt lý thuyết, đặc biệt là với bài toán điều
khiển tối ƣu với đối tƣợng có những quỹ đạo suy
biến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Andersson, Joel; Houska, Boris; and Diehl, Moritz
(2010). Towards a Computer Algebra System with
Automatic Differentiation for use with Object-Oriented
modelling languages.
[2] A. Wächter and L. T. Biegler (2006), On the
implementation of a primal-dual interior point filter line
search algorithm for large-scale nonlinear programming.
Mathematical Programming, 106(1), 25-57.
[3] Hong, W.; P. Li; G. Wozny; L. T. Biegler and S.
Wang (January 2006), A Quasi-Sequential Approach to
Large-Scale Dynamic Optimization Problems, AIChE
Journal, Volume 52, No.1, , 255-268.
[4] Jorge Nocedal and Stephen J. Wright (2006),
Numerical Optimization, Second Edition, Springer,.
[5] V. S. Vassiliadis; R. W. H. Sargent; and C. C.
Pantelides (1994). Solution of a Class of Multistage
Dynamic Optimization Problems. 2. Problems with Path
Constraints. Ind, Eng. Chem. Res., 33, 2123-2133.
[6] A Package for Differentiation of C++ Algorithms.
SUMMARY
DYNAMIC OPTIMIZATION USING QUASI-SEQUENTIAL APPROACH AND
AUTOMATIC DIFFERENTIATION ALGORITHM FOR CONSTRAINED NONLINEAR
DYNAMICAL SYSTEMS
Ngo Phuong Thanh
1
, Vu Quoc Dong
2
1College of Technology – TNU, 2Ilmenau University of Gerneral Technologgy
This paper deals with dynamic optimization problems with path constraints based on Quasi-sequential Approach
(QSA) and Automatic Differentiation algorithms embedded in orthogonal collocation for solving Differentiation-
Algebraic Equation (DAEs) systems. This method takes advantage of reducing the dimension or decreasing the
number of variables of the Nonlinear Programming (NLP) problems. This makes it possible for the QSA
approach to handle time-consuming large-scale problems. The goal of this research is to develop a software
environment written in C and C++ to solve dynamic optimization problems by using Automatic Differentiation
algorithms.
Key words: dynamic optimization, differential-algebraic equations, orthogonal collocation, quasi-sequential
approach, nonlinear optimization, automatic differentiation.
Tel:0915660599
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32766_36606_2282012102326nghiencuugiaibaitoan_0755_2052664.pdf