- Vùng rất thích nghi bao gồm các khoanh vi
của hai loại sinh khí hậu: IIIC3c, IVC4c tương
ứng với tổng diện tích là 1193 km2, thuộc các
xã Chiềng Đen huyện Thuận Châu, Tân Lập
huyện Mộc Châu, Mường Cai, Dồm Cang
huyện Sốp Cộp, và một phần Chiềng Lương,
Chiềng Kheo huyện Mai Sơn.
- Vùng tương đối thích nghi bao gồm các loại:
IIC2c, IIIA3b, IIIB3b, IVA4b, IVB4b với
tổng diện tích là 6933 km2 tại các xã Tà Xùa,
Xín Vàng, Hang Chú huyện Bắc Yên, cao
nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La - Nà
Sản, các vùng núi cao thuộc các huyện Sốp
Cộp, Sông Mã, Mường La.
- Các vùng ít thích nghi hoặc không thích nghi
có tổng diện tích là 5.997 km2, nằm dọc thung
lũng sông Đà, sông Mã, một phần phía Tây
Nam của tỉnh thuộc huyện Sốp Cộp và phần
lớn huyện Quỳnh Nhai.
KẾT LUẬN
Các giống cây ăn quả ôn đới sinh trưởng và
phát triển tương đối tốt ở các vùng có nhiệt độ
trung bình từ 14 - 200C, lượng mưa trung bình
từ 1000 - 1500mm của Sơn La.
Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu, đánh giá
thích nghi bằng công nghệ GIS đã xác định
được các vùng thích hợp và tương đối thích
hợp của Sơn La với các giống cây này. Đây là
những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao,
từ đó có thể thiết lập thêm vườn trồng mới,
nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, khai
thác hợp lí nguồn tài nguyên khí hậu của tỉnh.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho việc trồng cây ăn quả ôn đới chất lượng cao tại Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 102
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ CHO VIỆC
TRỒNG CÂY ĂN QUẢ ÔN ĐỚI CHẤT LƢỢNG CAO TẠI SƠN LA
Trần Thị Hằng*
Trường Đại học Tây Bắc
TÓM TẮT
Sơn La là một tỉnh miền núi tây bắc Việt Nam với địa hình chia cắt tạo nên nhiều tiểu
vùng khí hậu, thuận lợi cho tập đoàn cây ăn quả ôn đới phát triển. Đào tiên Trung Quốc,
Đào Mĩ, Hồng giòn Nhật Bản, Lê nước Đài Loan... đều là những giống cây ăn qủa ôn đới
chất lượng cao, được nhập từ nước ngoài về, chúng sinh trưởng tốt ở các vùng có nhiệt độ
trung bình từ 14 - 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 - 1500mm.
Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu, đánh giá thích nghi bằng công nghệ GIS đã xác định
được các vùng thích hợp và tương đối thích hợp của các giống cây này tại Sơn La, từ đó
có thể thiết lập thêm vườn trồng mới, nhân nhanh các giống, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu
thị trường hiện nay.
Từ khóa: Cây ăn quả, sinh khí hậu, đánh giá, ôn đới, Sơn La
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sơn La là tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc
Việt Nam với diện tích tự nhiên là 14174,4
km
2. Do địa hình chia cắt và chênh lệch độ
cao lớn nên Sơn La có rất nhiều tiểu vùng khí
hậu thuận lợi cho tập đoàn cây ăn quả cận
nhiệt, ôn đới phát triển. Trong mấy năm vừa
qua giá cả một số loại cây ăn quả truyền
thống bị giảm xuống bởi không xuất khẩu
được ra ngoài thị trường, còn hoa quả Trung
Quốc bị tẩy chay vì dùng nhiều hoá chất bảo
quản. Để đạt giá trị kinh tế cao hơn, thay đổi
cơ cấu cây trồng, Sơn La đang chú trọng phát
triển một số cây ăn quả nguồn gốc ôn đới.
Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu của Sơn La
sẽ tạo cơ sở cho việc lựa chọn, quy hoạch các
giống cây này phù hợp hơn với từng địa
phương trong tỉnh, đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn sản xuất, từng bước xoá đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân.
ĐẶC ĐIỂM SINH KHÍ HẬU TỈNH SƠN LA
Trong đời sống sinh vật các yếu tố khí hậu,
khí tượng chi phối các quá trình sinh trưởng
phát triển, quyết định năng xuất và chất lượng
cây trồng. Trong trường hợp này các yếu tố
Tel: 0915607559; Email: hang.tran256@gmail.com
khí hậu như bức xạ Mặt Trời, nhiệt độ, độ ẩm
không khí, mưa, gióđược gọi với cái tên
đầy đủ hơn - các yếu tố sinh khí hậu (khí hậu
của giới sinh vật).
Chế độ bức xạ, mây và nắng
Nằm trong vùng nội chí tuyến nên bức xạ Mặt
Trời là nhân tố đầu tiên và quan trọng chi
phối chế độ thời tiết của Sơn La. Bức xạ tổng
cộng dao động trong khoảng 126 -
133Kcal/cm
2/năm. Các địa điểm của Sơn La
đều có trên 1700 giờ nắng. Số giờ nắng ảnh
hưởng đến màu sắc hoa quả. Để điều chỉnh
màu sắc vỏ quả thường dùng lưới đen hoặc
trắng để làm giàn che cho cây hoặc để ánh
sáng trực xạ chiếu trực tiếp, tuỳ theo thị hiếu
của người tiêu dùng thích màu quả vàng sáng,
vàng sẫm hoặc đỏ.
Chế độ nhiệt
Nhiệt là nhân tố sinh thái quan trọng đối với
đời sống thực vật. Chế độ nhiệt có ảnh hưởng
sâu sắc đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây trồng. Xét về nhiệt độ không khí, chỉ
có những vùng thấp dưới 700m mới có tổng
nhiệt độ năm > 75000C và nhiệt độ trung bình
trên 21
0C, đạt tiêu chuẩn vùng nhiệt đới. Các
khu vực có nhiệt độ trung bình năm trên 220C
chiếm tỉ lệ khá lớn như khu vực các huyện
Trần Thị Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 102 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 103
Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Sơn La (0C)
Tháng
Địa
điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
Mộc Châu 12.3 13.6 17.0 20.5 22.4 23.2 23.1 22.6 21.3 19.0 15.9 13.0 18.7
TP. Sơn La 14.9 16.8 20.2 23.2 24.8 25.2 25.1 24.7 23.8 21.5 18.3 15.3 21.1
Sông Mã 16.6 18.4 21.5 24.6 26.1 26.4 26.1 25.8 25.0 22.9 19.7 16.7 22.5
Bảng 2. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Sơn La (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
Sơn
La
16,4 26,0 39,8 116,5 170,8 253,8 277,2 279,5 153,3 61,8 34,5 12,7 1444,3
PhùYê
n
21,0 21,2 32,6 124,2 183,5 221,8 229,7 305,0 234,3 107,9 43,8 11,6 1536,6
Sông
Mã
14,7 16,7 33,5 108,3 145,6 215,4 202,1 254,8 111,3 43,7 29,5 9,8 1185,4
Mộc
Châu
14,8 21,2 34,0 98,7 165,5 220,8 266,3 331,4 257,2 106,4 31.8 11,8 1559,9
Quỳnh Nhai, Phù Yên, Yên Châu. Vùng núi
cao Mộc Châu có tổng nhiệt độ năm dưới
6500
0C, nhiệt độ trung bình năm đạt 18,5oC.
Chế độ mƣa
Chế độ mưa hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn lưu
khí quyển và địa hình đón hay khuất gió. Nhìn
chung lượng mưa trung bình năm của Sơn La ở
mức trung bình khoảng 1200 - 1600mm.
Mùa mưa thường chiếm tới 90% lượng mưa
của cả năm và bao giờ cũng có một cực trị
thường rơi vào khoảng tháng 8 hàng năm. Với
chế độ mưa như trên, Sơn La rất thuận lợi để
phát triển những cây trồng ưa độ ẩm từ 1000 -
1600 mm, mặt khác các giống cây ăn quả ôn
đới thích hợp với tính phân mùa rõ rệt.
Chế độ ẩm
Chế độ ẩm ở Sơn La với đặc trưng cơ bản là
độ ẩm tương đối (độ ẩm phản ánh mức độ bão
hoà hơi nước trong không khí) đạt giá trị
trung bình 80 - 82%/năm. Nhìn chung, độ ẩm
tương đối lớn dễ gây mưa phùn và sương mù,
khiến cho chỉ số ẩm ướt cao, cây cối phát
triển xanh tốt. Tuy nhiên, đó cũng là điều kiện
cho nấm mốc và sâu bệnh phát triển.
Chế độ gió
Tốc độ gió trung bình ở Sơn La phổ biến từ 1
- 3 m/s, có nơi trên 4 m/s. Gió giúp cho cây
trồng thoát hơi nước dễ dàng, làm tăng nhanh
quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, chất hữu
cơ theo các mao mạch lên nuôi cây phát triển.
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÁC GIỐNG CÂY
ĂN QUẢ ÔN ĐỚI TẠI SƠN LA
Các loại cây ăn qủa ôn đới chất lượng cao
đang được trồng thử nghiệm tại Sơn La bao
gồm: Đào tiên Trung Quốc, Đào Mĩ, Hồng
giòn Nhật Bản, Hồng giòn Trung Quốc, Lê
nước Đài Loan, Lê nước Nhật Bản... Một số
cây đã cho thu hoạch như Hồng giòn, Đào Mĩ
chất lượng thơm ngon, năng suất khá, giá bán
trung bình từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Để
tìm kiếm các vùng khí hậu thích nghi với các
giống này, chúng tôi căn cứ trên các chỉ tiêu
về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài mùa lạnh...
Điều kiện nhiệt độ: Các cây ăn quả ôn đới nói
chung cần phải có nhiệt độ thấp trong giai
đoạn phát dục, nhiệt độ phân hoá mầm hoa
của cây ăn quả ôn đới dao động từ 2 - 120C,
số giờ lạnh yêu cầu cần thiết từ 40 - 2.000
giờ/năm. Nếu nhiệt độ xuống dưới 20C sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây. Sương muối,
sương giá ảnh hưởng đến mầm non, quả non
Trần Thị Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 102 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 104
nhiều hơn là ảnh hưởng đến hoa. Nhiệt độ
bình quân năm phù hợp để phát triển từ 14 -
18
0C, trong đó yêu cầu các tháng có nhiệt độ
trung bình dưới 120C là từ 6 - 8 tháng.
Điều kiện độ ẩm và lượng mưa: Lượng mưa
thích hợp từ 1000 - 1500mm/năm. Mùa khô
kéo dài từ 2 - 3 tháng là thích nghi nhất.
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không
khí thích hợp là vào khoảng từ 75 - 80%.
Điều kiện khác: Các giống cây ăn quả ôn đới
thích hợp nhất là đất hình thành trên nền đá
vôi, đất có thành phần cơ giới nhẹ và thoát
nước, chịu được sương muối và rét lạnh, độ
cao địa hình thích hợp từ 1000 - 1500m.
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA
CÁC GIỐNG CÂY ĂN QUẢ ÔN ĐỚI VỚI
ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU TỈNH SƠN LA
Ứng dụng công nghệ GIS (Geograpphic
Information System) xây dựng bản đồ sinh
khí hậu và bản đồ đánh giá thích nghi.
Từ kết quả nghiên cứu các đặc điểm sinh khí
hậu tỉnh Sơn La chúng tôi xây dựng hệ thống
chỉ tiêu, đồng thời ứng dụng GIS chồng xếp
các lớp bản đồ, bản đồ nhiệt độ, bản đồ lượng
mưa, kết hợp với phương pháp nội suy để
thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Sơn La.
Kết quả lãnh thổ có 12 loại sinh khí hậu: IB1b
- Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng,
mưa vừa, có mùa lạnh ngắn, mùa khô trung
bình. IC1c - Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng, có mùa lạnh ngắn, mưa ít, mùa
khô trung bình. IIA2b - Loại sinh khí hậu
nhiệt đới gió mùa, ấm, mưa nhiều, có mùa
đông lạnh trung bình từ 3 - 4 tháng. IIB2b -
Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mưa
vừa, mùa lạnh trung bình, mùa khô trung bình.
IIC2c - Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa
ấm, mưa ít, mùa lạnh trung bình, mùa khô dài.
IIIA3b - Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa
vùng núi, mát, mùa lạnh hơi dài, mưa nhiều,
mùa khô trung bình. IIIB3b - Loại sinh khí
hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mát, mùa
lạnh hơi dài, mưa vừa, mùa khô trung bình.
Bảng 3. Hệ thống chỉ tiêu bản đồ sinh khí hậu tỉnh Sơn La
Ẩm Tổng lượng mưa năm (R, mm)
Nhiệt
Độ dài mùa khô (n)
Độ dài mùa lạnh (N)
Nhiệt độ TB năm
(TNăm,
0
C
A. Mƣa nhiều
Rn ≥ 2000 mm
B.Mƣa vừa
2.000 > Rn ≥ 1.500
C. Mƣa ít
Rn <1.500mm
b. Mùa khô trung
bình n = 3 - 4
b. Mùa khô trung
bình n = 3 - 4
c. Mùa khô dài
n > 4
I. Nóng
TNăm ≥ 22
0
C
h ≤ 300 m
1. Mùa lạnh
ngắn
N =2
IA1b IB1b
I. Nóng
TNăm ≥ 22
0
C
h ≤ 300 m
II. Ấm
22
0
C > TNăm
≥200C
300 < h ≤ 700
m
2. Mùa lạnh TB
N= 3 - 4
IIA2b IIB2b
II. Ấm
22
0
C > TNăm
≥200C
300 < h ≤ 700 m
III. Mát
20
0
C >TNăm ≥
18
0
C
700 < h ≤
1000 m
3. Mùa lạnh hơi
dài
N=5 - 6 IIIA3b IIIB3b
III. Mát
20
0
C >TNăm ≥
18
0
C
700 < h ≤
1000 m
IV. Hơi lạnh
18
0
C> TNăm
≥140C
4. Mùa lạnh dài
N = 6 - 8 tháng IVA4b IVB4b
IV. Hơi lạnh
18
0
C> TNăm ≥14
0
C
1000 < h ≤ 1700
Trần Thị Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 102 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 105
1000 < h ≤
1700 m
m
V. Lạnh
TNăm< 14
0
C
h > 1700 m
5. Mùa lạnh rất
dài
N > 8 tháng
VA5b VB5b
V. Lạnh
TNăm< 14
0
C
h > 1700 m
BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH SƠN LA
IIIC3c - Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa
vùng núi, mát mẻ, mùa lạnh hơi dài, mưa ít,
mùa khô dài. IVA4b - Loại sinh khí hậu nhiệt
đới gió mùa vùng núi cao, hơi lạnh, mưa
nhiều, mùa khô trung bình. IVB4b - Loại sinh
khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi cao, hơi
lạnh, mưa vừa, mùa khô trung bình. IVC4c -
Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi
cao, hơi lạnh, mưa ít, mùa khô dài. VA5b -
Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi
cao, lạnh có mùa đông dài, mưa nhiều mùa
khô ngắn.
Trên có sở các đơn vị sinh khí hậu đã được
xác định, chúng tôi xây dựng bản đồ đánh
Phương pháp đánh giá ở đây là dựa vào một
số đặc điểm sinh thái của các cây, chủ yếu là
yếu tố nhiệt và ẩm và một số yếu tố khác. Căn
cứ vào biên độ sinh thái của cây trồng, tiến
hành phân chia các giới hạn về mức độ thích
hợp với các yếu tố sinh thái và cho điểm
tương ứng, sau đó đối chiếu, so sánh với các
đặc điểm khí hậu của các loại sinh khí hậu đã
được phân chia để đưa ra kết luận về mức độ
thích hợp. "Rất thích nghi" tương ứng là 2
điểm, "tương đối thích nghi" là 1 điểm,
"không thích nghi "tương ứng là 0 điểm.
Công thức đánh giá các chỉ tiêu chính như sau
[1]:
ST là tổng số điểm thích nghi đối với nhiệt độ
trung bình năm, SR là số điểm thích nghi đối
với lượng mưa trung bình năm, SN là số điểm
thích nghi đối với độ dài mùa lạnh, Sn là số
điểm thích nghi đối với độ dài mùa khô, k là
tổng số điểm thích nghi tối đa (100%). Ngoài
ra chúng tôi còn xét đến các chỉ tiêu khác
(Sk) như độ cao địa hình, độ ẩm tương
Sau đó tính tỉ lệ thích nghi trung bình:
(Nguồn: [1])
Tỉ lệ thích nghi trung bình được thể hiện trên
bản đồ thành 4 cấp: Cấp Rất thích nghi (S1),
tương ứng với tổng số điểm 76 - 100 %, cấp
Tương đối thích nghi (S2): 51- 75%, ít thích
nghi ( S3): 26 - 50%, không thích nghi (N): 0 -
25%.
BẢN ĐỒ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI
Kết quả nghiên cứu.
- Vùng rất thích nghi bao gồm các khoanh vi
của hai loại sinh khí hậu: IIIC3c, IVC4c tương
ứng với tổng diện tích là 1193 km2, thuộc các
%
3
100).2(
kc SS
S
k
SSSS
S nNRTc
Trần Thị Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 102 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 106
xã Chiềng Đen huyện Thuận Châu, Tân Lập
huyện Mộc Châu, Mường Cai, Dồm Cang
huyện Sốp Cộp, và một phần Chiềng Lương,
Chiềng Kheo huyện Mai Sơn.
- Vùng tương đối thích nghi bao gồm các loại:
IIC2c, IIIA3b, IIIB3b, IVA4b, IVB4b với
tổng diện tích là 6933 km2 tại các xã Tà Xùa,
Xín Vàng, Hang Chú huyện Bắc Yên, cao
nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La - Nà
Sản, các vùng núi cao thuộc các huyện Sốp
Cộp, Sông Mã, Mường La.
- Các vùng ít thích nghi hoặc không thích nghi
có tổng diện tích là 5.997 km2, nằm dọc thung
lũng sông Đà, sông Mã, một phần phía Tây
Nam của tỉnh thuộc huyện Sốp Cộp và phần
lớn huyện Quỳnh Nhai.
KẾT LUẬN
Các giống cây ăn quả ôn đới sinh trưởng và
phát triển tương đối tốt ở các vùng có nhiệt độ
trung bình từ 14 - 200C, lượng mưa trung bình
từ 1000 - 1500mm của Sơn La.
Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu, đánh giá
thích nghi bằng công nghệ GIS đã xác định
được các vùng thích hợp và tương đối thích
hợp của Sơn La với các giống cây này. Đây là
những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao,
từ đó có thể thiết lập thêm vườn trồng mới,
nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, khai
thác hợp lí nguồn tài nguyên khí hậu của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cao Huần (2005)- Đánh giá cảnh
quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2. Số liệu khí hậu, Phòng Khí hậu, Viện Địa
lí, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.
3. Ứng dụng trồng thử nghiệm các loại cây ăn
quả ôn đới chất lượng cao tại Sơn La, Trung
tâm giống cây trồng khu vực I Sơn La.
4. Nguyễn Khanh Vân (2005) - Sinh khí hậu
ứng dụng, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
5. Nguyễn Khanh Vân - Trần Thị Hằng
(6/2010) - Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu
phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sơn La - Hội
nghị khoa học địa lí lần thứ 5.
SUMMARY
RESEARCH ON BIOCLIMATIC CONDITIONS FOR PLANTING HIGH-QUALITY
TEMPERATE FRUIT TREES IN SON LA
Tran Thi Hang
Tay Bac College
Son La is a mountainous province in the North West of Vietnam with small climatic areas created by a
topographic terrain. The climatic areas are favorable to the development of some temperate fruit trees.
Chinese peach, American peach, Japanese persimmon, Taiwan pear, etc. are high-quality temperate fruit trees
which were imported from overseas and grow the best in areas with average temperature of 14 to 20
0
C and
average rainfall of 1000 to 1500mm. Researches on bioclimatic as well as adaption assesment by GIS
technology have proved that Son La has suitable or relatively suitable areas for these kind of trees. Therefore,
new gardens should be created, the fruit trees should be wide-spreadly growed in the areas in order to supply
better for the market.
Keyword: Fruit trees, bioclimatic, evaluate, temperate, Son La
Trần Thị Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 102 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 107
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dieu_kien_sinh_khi_hau_phuc_vu_cho_viec_trong_cay.pdf