Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn Thị
trấn Xuân Hòa hiện nay có các loại hình sử
dụng đất chính là: 2 lúa – màu; 1 lúa – 2 màu;
2 lúa và 3 màu. Trong đó 2 loại hình sử dụng
đất 1 lúa – 2 màu và loại hình sử dụng đất 3
màu đạt hiệu quả cao nhất. Cây thuốc lá là
cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt
kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó cần có các
chính sách hỗ trợ người dân về vốn đầu tư để
phát triển cây thuốc lá trên địa bàn Thị trấn. Cây
lúa là cây trồng chính nhưng hiệu quả lại không
cao, cần có chính sách đầu tư hợp lý về giống
để nâng cao năng suất sản xuất.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147
141
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI THỊ TRẤN XUÂN HÒA, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
Phan Đình Binh*, Nguyễn Ngọc Anh
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được triển khai tại thị trấn Xuân
Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tại có 6 kiểu sử dụng đất
khác nhau. Trong đó 2 loại hình sử dụng đất 1 lúa – 2 màu và loại hình sử dụng đất 3 màu đạt hiệu
quả cao nhất. Cây thuốc lá là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi
trường. Các loại hình sử dụng đất này phù hợp với cơ sở hạ tầng và yếu tố khí hậu thời tiết của địa
phương và có vai trò quan trọng trong cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Từ khóa: Loại hình sử dụng đất, sử dụng đất, đất nông nghiệp, canh tác.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu
tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả
sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực
phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất
một cách có hiệu quả và bền vững đang trở
thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm
duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và
cho tương lai [2]. Xã hội phát triển, dân số
tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm, chỗ ở
và các nhu cầu về văn hóa, xã hội [3]. Như
vậy đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông
nghiệp vốn có hạn về diện tích, nay lại đứng
trước nguy cơ suy thoái do các tác động tự
nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong
quá trình khai thác và sử dụng đất nông
nghiệp [3]. Hiện nay, vấn đề đô thị hóa diễn
ra mạnh mẽ làm suy giảm về diện tích đất
nông nghiệp trong khi khả năng khai thác đất
hoang lại rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, từ đó lựa
chọn các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả
kinh tế để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh
thái học và phát triển bền vững. Đối với một
nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt
Nam thì việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết [4]. Xuân Hòa là một thị
trấn thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng,
với diện tích đất tự nhiên là 4.273,56 ha [5].
* Tel: 0984 941626, Email: dinhbinh.tuaf@gmail.com
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất
ở, đất chuyên dùng khác đã có tác động lớn
đến việc sản xuất nông nghiệp [6]. Vì vậy làm
thế nào để sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đất
nông nghiệp hiện có đang là vấn đề được các
cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu để đưa
ra các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng
một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế
cao nhất. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp của Thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng’’ được nghiên cứu
nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất lựa chọn
các hướng sử dụng đất có hiệu quả cao, phù
hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
của thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp về các mặt kinh tế- xã hội – môi
trường đồng thời lựa chọn các loại hình sử
dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng
đất bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số
liệu sơ cấp: Dùng phương pháp đánh giá
nhanh nông thôn (RRA) tiến hành phỏng vấn
20 cán bộ và 100 hộ dân để điều tra hiện trạng
sử dụng đất của thị trấn, thu thập các thông
tin liên quan đến đời đời sống và tình hình
Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147
142
sản xuất nông nghiệp thị trấn theo phương
pháp chon mẫu ngẫu nhiên.
Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử
dụng đất: Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí
đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và
được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Hiệu quả kinh tế:
Tổng giá trị sản phẩm (T):
T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn
Trong đó: p: Khối lượng của từng loại sản
phẩm được sản xuất/ha/năm; q: Giá của từng
loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một
thời điểm; T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha
đất canh tác/năm.
Thu nhập thuần (N): N = T - Csx
Trong đó: N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất
canh tác/ năm; Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha
đất canh tác/năm;
Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx
Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số
ngày công lao động/ha/năm
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định
lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện
hành và định tính (phân cấp) được tính bằng
mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng
cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn[6].
Hiệu quả xã hội:
- Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm
(nhân khẩu nông lâm)
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút
lao động
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
- Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng...[6]
Hiệu quả môi trường bao gồm: Tỷ lệ che phủ;
Mức độ xói mòn; Khả năng bảo vệ, cải tạo
đất; Tỷ lệ diện tích đất trồng được trồng rừng;
Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp
được giao sử dụng.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Số
liệu được kiểm tra, xử lý, tính toán trên máy
tính bằng phần mềm Microsoft Office excel.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Vài nét về điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
Vị trí địa lý: Thị trấn Xuân Hòa có tổng diện
tích tự nhiên là 4.273,56 ha. Có ranh giới
hành chính tiếp giáp với các xã như sau: Phía
Bắc giáp xã Trường Hà, xã Kéo Yên; Phía
Đông giáp xã Thượng Thôn, xã Phù Ngọc;
Phía Nam giáp xã Đào Ngạn và huyện Hòa
An; Phía Tây giáp xã Quý Quân, xã Nà Sác
huyện Hà Quảng [6].
Tài nguyên đất: Trên địa bàn thị trấn có các
loại đất sau: Đất nâu đỏ được hình thành trên
đá Macmabazơ (Fk); Đất nâu đỏ trên đá vôi
(Fv); Đất nâu vàng trên đá vôi ( Fn ); Đất đỏ
vàng trên đá sét (Fs); Đất Feralit biến đổi do
trồng lúa nước (Fl); Đất thung lũng do sản
phẩm dốc tụ (D) [6].
Chế độ thủy văn, nước: Suối Lê Nin bắt
nguồn từ Pác Bó (Trường Hà) chảy qua địa
bàn thị trấn. Lưu lượng nước và chất lượng
nước khá tốt và thích hợp cho việc trồng lúa.
Tuy nhiên lượng nước chỉ tập trung vào mùa
mưa, chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm [6].
Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của
T.T Xuân Hòa
Hiện tại, trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa có
các loại hình sử dụng đất chính như bảng 1.
Bảng 1. Các loại hình sử dụng đất của Thị trấn Xuân Hòa
LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất
Cây hàng năm
2 lúa Lúa mùa – Lúa xuân
2 lúa – 1 màu Lúa Xuân – lúa mùa – rau đông
1 lúa – 2 màu
Thuốc lá – lúa mùa – rau đông; Thuốc lá – lúa mùa – ngô
đông.
3 Màu
Ngô xuân – ngô hè thu - rau đông; Thuốc lá – ngô hè thu -
rau đông; Thuốc lá – ngô hè thu – ngô đông
Cây lâu năm
Cây ăn quả Nhãn, xoài, vải, mận tam hoa
Cây công nghiệp Thông, keo
(Nguồn :UBND Thị trấn Xuân Hòa)
Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147
143
Mô tả các loại hình sử dụng đất (LUT)
Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp
trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc
tính của các LUT như bảng 2.
Bảng 2. Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm
STT
LUT
Chỉ tiêu đánh giá
Địa hình
Thành phần
cơ giới
Loại đất Chế độ nước
Đặc điểm
trồng trọt
1 2L - M = , b, c1 Fl, Ld CĐ LC
2 2L = , b, c1, c2 Fl, Ld, LdC Cđ ĐC,LC
3 L -2M = , b, c1 Fl, Ld Cđ LC
4 3M = , b, c1 Fl, Ld CĐ LC
(Nguồn: Số liệu điều tra)
(Ghi chú:
- Địa hình: Vàn: =;Vàn thấp: ; Vàn cao: ;
- Thành phần cơ giới: cát pha: b; Thịt nhẹ: c1; Thịt trung bình: c2
- Chế độ nước: Chủ động: CĐ; Bán chủ động: Cđ
- Đặc điểm trồng trọt: Luân canh: LC; Độc canh: ĐC:
- Loại đất: LdC: đất dốc tụ thung lũng chua; Ld: đất dốc tụ thung lũng không bạc màu; Fl: Đất Feralit
biến đổi do trồng lúa)
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của các LUT (Tính cho 1 đơn vị ha)
STT LUT
Giá trị sản
xuất (1000đ)
Chi phí sản
xuất (1000đ)
Thu nhập
thuần
(1000đ)
Hiệu quả
sử dụng vốn
(lần)
GT ngày
công LĐ
(1000đ)
1 2L -M 28.000 11.000 17.000 2,54 37,77
2 2L 20.000 9.500 10.500 2,10 35,00
3 1L-2M 32.000 11.000 21.000 2,90 46,66
4 3M 35.000 12.000 23.000 2,91 153,33
(Nguồn: Số liệu điều tra)
* LUT 1: Loại hình sử dụng đất 2L – M.
Loại hình này gồm có 3 kiểu : Lúa xuân – lúa
mùa – rau đông; Lúa xuân – lúa mùa – ngô
đông; lúa xuân – lúa mùa – khoai tây đông.
* LUT 2: Loại hình sử dụng đất 2L. Đặc điểm
của loại hình trồng trọt này là độc canh hoặc
cũng có thể là luân canh. Tuy nhiên năng suất
không cao và không ổn định.
* LUT3: 1L –2M: Đây là loại hình luân canh
theo công thức: Ngô xuân – lúa mùa – ngô
đông; Ngô xuân – lúa mùa – rau đông; Thuốc
lá – lúa mùa – khoai tây đông. Ở loại hình sử
dụng đất này, lúa được cấy vào vụ mùa vì đây
là mùa mưa nên thuận lợi về nước cho cây
lúa. 2 vụ màu được trồng vào mùa xuân và
mùa đông, là những loại cây chịu được hạn và
thời tiết lạnh như cây thuốc lá, ngô, khoai tây,
cây cải bắp...
* LUT4: Loại hình sử dụng đất 3M: Đây là
loại hình sử dụng đất luân canh các loại cây
màu: Thuốc lá – ngô hè thu – ngô đông;
Thuốc lá – ngô hè thu – rau đông; Thuốc lá –
ngô hè thu- khoai tây đông. Phân bố ở những
nơi có địa hình vàn hoặc vàn cao, là loại đất
thung lũng dốc tụ không bạc màu hoặc đất
Feralit biến đổi do trồng lúa nước, có thành
phần cơ giới đất cát hoặc đất thịt nhẹ. Ở loại
hình sử dụng đất này các loại cây trồng được
luân canh để không làm thoái hóa đất[10].
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn T.T Xuân Hòa
Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế
các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu:
Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập
thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công
lao động. Hiệu quả kinh tế của các LUT được
thể hiện qua bảng 3.
Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147
144
Lúa là cây trồng chính, cho hiệu quả khá cao,
khả năng quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên nó
lại cho giá trị ngày công lao động thấp vì tốn
nhiều công chăm sóc (khoảng 300
công/ha/năm). Do chi phí sản xuất cao mà giá
nông sản lại thấp, các LUT trồng lúa thường ở
xa khu dân cư nên vận chuyển khó khăn. Các
LUT trồng hoa màu cho hiệu quả kinh tế cao,
khả năng quay vòng vốn nhanh, tốn ít công
chăm sóc (khoảng 150 công/ha/năm). Chủ
yếu là lúc gieo trồng và thu hoạch, thời gian
sinh trưởng và phát triển ngắn nên giá trị ngày
công lao động cao, lợi nhuận cao mà công
đầu tư ít. Tuy nhiên, đòi hỏi lao động có trình
độ cao hơn so với việc trồng lúa. Loại hình
cho hiệu quả kinh tế cao nhất là 3M, cụ thể là
công thức luân canh: thuốc lá – ngô hè thu –
rau đông. Cây thuốc là là cây có hiệu quả
kinh tế cao, đang được người dân áp dụng
rộng rãi trên địa bàn Thị trấn. Trồng ngô vừa
tận dụng được thân cây làm thức ăn cho trâu
bò. Rau được trồng là các loại cây có thời
gian sinh trưởng và phát triển ngắn như bắp
cải, xu hào...
Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của các cây trồng
còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư của nông
hộ. Hiệu quả trên cùng một thửa ruộng là
khác nhau khi có sự đầu tư khác nhau về lao
động, phân bón, các loại thuốc BVTV. Mức độ
đầu tư và khả năng đầu tư giảm dần từ các hộ
gia đình khá giả xuống trung bình và nghèo. Do
chủ động trong việc đầu tư vốn nên nhóm nông
hộ khá giả sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 2
nhóm trung bình và nghèo.
Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là sự thu
hút lao động của loại hình sử dụng đất. Đó là
khả năng giải quyết việc làm và giải quyết
vấn đề lương thực, thực phẩm cho người dân.
Sự thu hút vốn đầu tư và đầu ra cho nông sản
là một vấn đề quan trọng cần được chú ý quan
tâm. Mỗi loại hình sử dụng đất đều giải quyết
các vấn đề trên ở một mức độ nhất định. Hiệu
quả xã hội của các LUT được thể hiện qua
bảng 4.
Nhìn chung LUT trồng lúa và LUT trồng màu
đều là những loại cây nông nghiệp có thời
gian sinh trưởng và phát triển ngắn nên thu
hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm
cho lực lượng lao động dư thừa.
Cây lúa là cây trồng chính và lâu đời nên
người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản
xuất, khả năng đáp ứng lao động khá cao
khoảng 300 công/ha/năm. Chủ yếu là các thời
điểm gieo sạ, làm cỏ và thu hoạch. Ngoài ra là
thời gian nông nhàn. Trên thực tế việc sản
xuất lúa chưa mang tính chất hàng hóa, chủ
yếu để giải quyết vấn đề lao động và đảm bảo
vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm. Có thể
nói các LUT trồng lúa cho hiệu quả xã hội
chưa cao.
Cây màu đang được áp dụng rộng rãi trên địa
bàn Thị trấn Xuân Hòa trong vài năm gần
đây, nhất là các giống ngô lai và cây thuốc lá.
Đặc biệt là cây thuốc lá đem lại hiệu quả cao
giá bán dao động từ 48-50 nghìn đồng/kg, khả
năng thu hút lao động khá cao, khoảng 150
công/ha/năm, chủ yếu tốn nhiều công lao
động nhất ở khâu làm đất và thu hoạch. Có
thể nói các LUT trồng màu, nhất là cây thuốc
lá đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Bảng 4. Hiệu quả xã hội của các LUT
STT
LUT
Chỉ tiêu đánh giá
Đảm bảo
Lương thực
Thu hút
LĐ
Vốn
đầu tư
Giảm tỷ lệ
đói nghèo
Đáp ứng nhu
cầu nông hộ
Sản phẩm
hàng hóa
1 2L- M *** ** ** ** ** **
2 2L *** * ** ** * *
3 1L -2M *** *** *** *** *** ***
4 3M ** *** *** *** ** ***
(Nguồn: Số liệu điều tra)
(Ghi chú : *** : cao ; ** : trung bình ; *: thấp)
Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147
145
Bảng 5. Hiệu quả môi trường của các LUT
STT
LUT
Chỉ tiêu đánh giá
Hệ số
sử dụng đất
Tỷ lệ
che phủ
Khả năng bảo vệ,
cải tạo đất
Ảnh hưởng của thuốc
BVTV đến môi trường
1 2L -M ** ** ** ***
2 2L * ** * ***
3 1L -2M *** *** *** **
4 3M *** *** *** *
(Nguồn: Số liệu điều tra)
(Ghi chú : *** : cao ; ** : trung bình ; *: thấp)
Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi
trường là sự tương tác giữa các loại hình sử
dụng đất và phản ứng của môi trường. Để đạt
hiệu quả môi trường thì sự tương tác đó là
không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường,
không làm suy thoái và ô nhiễm môi trường,
nhất là môi trường đất đối với sản xuất nông
nghiệp. Qua đó góp phần bảo vệ và cải tạo
môi trường.
Hiệu quả môi trường và ảnh hưởng của các loại
hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5 cho thấy, các LUT trồng lúa có hệ số
sử dụng và tỷ lệ che phủ đất đều thấp hơn các
LUT trồng màu. Do có thời gian sinh trưởng
và phát triển ngắn nên đất ở các LUT trồng
màu luôn được cày xới nên tơi xốp, khả năng
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng tốt
hơn LUT trồng lúa.
Chi phí sản xuất cho cây lúa cao, sử dụng
nhiều thuốc bảo vệ thực vật để diệt cỏ, trừ sâu
từ đó dẫn đến thay đổi các hệ sinh thái dưới
đất, thuốc BVTV vừa diệt được cỏ, trừ cái
loại sâu có hại nhưng cũng lại vừa làm chết
hàng loạt các loài ếch nhái, làm đảo lộn chuỗi
thức ăn trong môi trường sinh thái, dẫn tới
các loài khác cũng biến mất theo. Còn các
loại cây màu đòi hỏi chi phí thấp hơn, hạn chế
được việc sử dụng các loại thuốc BVTV từ đó
làm giảm ảnh hưởng của các loại độc tố đến
môi trường đất cũng như môi trường xung
quanh con người.
Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp cho Thị trấn Xuân Hòa
Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền
vững: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ
để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển
vọng là: Đảm bảo đời sống của nông dân; Phù
hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên
cứu; Thu hút lao động, giải quyết công ăn
việc làm; Định canh, định cư và ứng dụng
tiến bộ khoa học kĩ thuật; Tăng sản phẩm
hàng hóa xuất khẩu; Tác động tốt đến môi
trường [1].
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho
Thị trấn Xuân Hòa
Thị trấn Xuân Hòa là một thị trấn khá rộng,
có tổng diện tích tự nhiên là 4.273,56 ha.
Trong đó đất nông nghiệp có 2.608,76 ha đất
nông nghiệp chiếm 61,04% tổng diện tích tự
nhiên. Tiềm năng đất đai có thể đưa vào khai
thác và sử dụng thành 2L - M/ năm vẫn còn
rất lớn. Tuy nhiên do chế độ nước chưa ổn
định, hiện nay mới chỉ có 2 đập nước để phục
vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của người
dân nên hiện tượng thiếu nước để sản xuất
vẫn thường xuyên xảy ra. Để đảm bảo cho
việc sản xuất 2 vụ lúa/ năm thì cần xây thêm
các đập nước mới đảm bảo nhu cầu nước tưới
cho cây trồng.
Hiện nay cây thuốc lá và cây ngô trồng ở vụ
Xuân đang được nhiều gia đình áp dụng rộng
rãi. Nhờ hiệu quả kinh tế cao, ít sử dụng
thuốc BVTV nên môi trường đất, nước và
không khí ít bị ảnh hưởng. Các cấp chính
quyền địa phương cần có các biện pháp
khuyến khích, mở rộng diện tích trồng 2 loại
cây này. Đặc biệt cây thuốc lá là một loại cây
không kén chọn đất lại phù hợp với điều kiện
tự nhiên của Thị trấn nên cần được mở rộng
trên toàn thị trấn.
Cây lúa còn chiếm một diện tích rất lớn vì lúa
là cây lương thực chính. Tuy nhiên, cây lúa
chưa được xem là hàng hóa nên giá trị sản
xuất thấp, chi phí sản xuất lại cao, chủ yếu để
đáp ứng nhu cầu nông hộ và đảm bảo vấn đề an
ninh lương thực. Các cơ quan chức năng và
phòng nông nghiệp cần xem xét đưa các loại
giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất.
Để đảm bảo diện tích đất sản xuất nông
nghiệp, các cấp chính quyền cần có giải pháp
bảo vệ phần diện tích đất hiện tại. Hạn chế
Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147
146
việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp và đất
chuyên dùng.
Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp cho T.T Xuân Hòa
* Đối với loại hình sử dụng đất trồng cây
hàng năm:
- Xây dựng thêm các hệ thống thủy lợi, đặc
biệt là xây dựng thêm các đập nước, trạm
bơm, hệ thống kênh mương nội đồng, kiên cố,
hoàn chỉnh tạo khả năng chủ động trong việc
tưới tiêu nước cho cây trồng.
- Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng
sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi
thế của từng vùng, việc sản xuất theo mô hình
chuyên canh sẽ tạo điêu kiện mở rộng thị
trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua,
bao tiêu sản phẩm.
- Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất sản
phẩm nông nghiệp toàn diện.
* Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm:
- Cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn
đầu tư trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ
kiến thiết cơ bản, trồng mới các giống cây có
hiệu quả kinh tế cao, phát triển cây ăn quả,
cây lâm nghiệp.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm:
Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu
cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến.
Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên
truyền về sản phẩm quả trên các phương tiện
thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm
đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn Thị
trấn Xuân Hòa hiện nay có các loại hình sử
dụng đất chính là: 2 lúa – màu; 1 lúa – 2 màu;
2 lúa và 3 màu. Trong đó 2 loại hình sử dụng
đất 1 lúa – 2 màu và loại hình sử dụng đất 3
màu đạt hiệu quả cao nhất. Cây thuốc lá là
cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt
kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó cần có các
chính sách hỗ trợ người dân về vốn đầu tư để
phát triển cây thuốc lá trên địa bàn Thị trấn. Cây
lúa là cây trồng chính nhưng hiệu quả lại không
cao, cần có chính sách đầu tư hợp lý về giống
để nâng cao năng suất sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(1999), Tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử
dụng đất bền vững.
2. Nguyễn Thế Đặng và cs (2006), Giáo trình Thổ
nhưỡng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
3. FAO (1976), A Framework for Land
Evaluation, Rome.
4. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền
(2008), Bài giảng đánh giá đất, Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
5. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà
Quảng (2012), Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai
năm 2012.
6. UBND Thị trấn Xuân Hòa (2012), Báo cáo phát
triển kinh tế xã hội Thị trấn Xuân Hòa năm 2013,
định hướng phát triển năm 2014.
SUMMARY
STUDY ON EFFECTIVENESS EVALUATION OF AGRICULTURAL LAND USE
IN XUAN HOA TOWN, HA QUANG DISTRICT, CAO BANG PROVINCE
Phan Dinh Binh*, Nguyen Ngoc Anh
College of Agriculture and Forestry - TNU
A study on effectiveness evaluation of agricultural land use was implemented in Xuan Hoa town,
Ha Quang district, Cao Bang province. The result shown that there are 6 difference land use types.
In which, there are two land use types: LUT3 (rice - two time other crops) and LUT4 (three time
annual other crops) would get highest benefit. The result also highlight that cultivate tobaco gained
highest social - economic and environment effectiveness. These land use types are suitable with
local infrastructure and weather conditions and play an importance role in soil reclamation and
environmental protection.
Key words: Land use type, land use, agricultural land, cultvation
Ngày nhận bài: 09/4/2014; Ngày phản biện:24/4/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
* Tel: 0984 941626, Email: dinhbinh.tuaf@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghie.pdf