Nghiên cứu đặc trưng nhiệt phát quang của vật liệu gốm thủy tinh pha tạp Terbium
Phosphate glass ceramic with components of P2O5, CaO, Na2O, Al2O3 and Tb2O3,
(PCNA:Tb) is made by the solid state reaction method. Obtained samples are in shape of
solid pellets and the same in size. The diagram of X-ray diffraction showed that the
materials are glass ceramic. When using the excited agent - beta rays, those showed
thermoluminescence effect (TL) is quite strong. The integral glow-curve appeared at two
peaks at about 100°C and 250°C, and the second peak in the high temperature is suitable
for the application of radiation dosimetry by TL effect.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc trưng nhiệt phát quang của vật liệu gốm thủy tinh pha tạp Terbium, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016)
29
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NHIỆT PHÁT QUANG
CỦA VẬT LIỆU GỐM THỦY TINH PHA TẠP TERBIUM
Đỗ Thanh Tiến*, Lê Văn Tuất
Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
*Email: dothanhtienhusc.hue@gmail.com
TÓM TẮT
Gốm thủy tinh phốt phát có hợp phần P2O5, CaO, Na2O, Al2O3 và Tb2O3, (PCNA:Tb) được
chế tạo bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Vật liệu thu được có dạng viên rắn, đồng đều
về hình dạng và kích thước. Kết quả kiểm tra bằng giản đồ nhiễu xạ tia X cho thấy, vật liệu
có cấu trúc gốm thủy tinh. Sử dụng tác nhân kích thích là tia bêta, vật liệu này thể hiện hiệu
ứng nhiệt phát quang khá mạnh. Đường nhiệt phát quang tích phân đo được xuất hiện hai
đỉnh, ở khoảng 100oC và 250oC, trong đó đỉnh thứ hai ở vùng nhiệt độ cao là thích hợp
trong ứng dụng đo liều bức xạ bằng hiệu ứng TL.
Từ khóa: Gốm thủy tinh, PCNA:Tb, nhiệt phát quang (TL).
1. MỞ ĐẦU
Vật liệu phát quang nói chung, vật liệu thủy tinh và gốm thủy tinh phát quang nói riêng
đã và đang được chế tạo và đi sâu nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực
tiễn. Do có nhiều đặc trưng quang phổ đáp ứng tốt cho ứng dụng thuộc nhiều lĩnh vực như:
chiếu sáng, hiển thị, đo liều bức xạ, ... nên các loại vật liệu thủy tinh phát quang đang được đặc
biệt quan tâm. Nhiều loại thủy tinh phát quang khác nhau (thủy tinh silicat, borat, fluoroborate,
phốt phát, hỗn hợp, ), được chế tạo theo nhiều phương pháp khác nhau (phương pháp phản
ứng pha rắn, phương pháp sol-gel, ...) và nghiên cứu theo nhiều định hướng ứng dụng khác nhau
[4, 5].
Thủy tinh phốt phát thuộc loại thủy tinh oxit, trong đó thành phần chủ yếu là oxit P2O5
kết hợp với một số oxit khác: CaO, Na2O, Li2O, K2O ... với tỉ phần thích hợp để tạo thành thủy
tinh có độ bền hóa học, độ cứng, khả năng chống trầy xước, độ trong suốt, và đặc biệt là có
thể thu được thủy tinh mong muốn ở nhiệt độ nóng chảy không quá cao. Khi pha tạp các ion đất
hiếm, thủy tinh phốt phát trở thành vật liệu phát quang có hiệu suất phát quang khá cao bên
cạnh một số ưu điểm khác mà các vật liệu phát quang dạng bột, dạng lỏng không có được. Tuy
nhiên, các khảo sát ban đầu cho thấy hiệu ứng nhiệt phát quang (TL) của vật liệu thủy tinh phốt
phát pha tạp các ion đất hiếm khá yếu bên cạnh nhược điểm khác là dễ hút ẩm [3]. Vật liệu gốm
thủy tinh phốt phát pha tạp các ion đất hiếm có thể khắc phục được nhược điểm đó vì vậy cần
thực hiện các nghiên cứu về vật liệu gốm thủy tinh phốt phát pha tạp các ion đất hiếm đặc biệt là
hiệu ứng nhiệt phát quang [1, 2, 4]. Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu ban đầu về
Nghiên cứu đặc trưng nhiệt phát quang của vật liệu gốm thủy tinh pha tạp terbium
30
việc chế tạo vật liệu gốm thủy tinh phốt phát pha tạp ion terbium và hiệu ứng nhiệt phát quang
của vật liệu này.
2. THỰC NGHIỆM
Gốm thủy tinh phốt phát pha tạp có hợp phần gồm các oxit: P2O5-CaO-Na2O-Al2O3 và
oxit Tb2O3 xuất phát từ các phối liệu ban đầu với tỉ lệ phần trăm khối lượng tương ứng là:
NH4H2PO4 (60-x)% wt, CaCO3 (15% wt), Na2CO3 (15% wt), Al2O3 (10% wt) và Tb4O7 (x% wt)
được chế tạo bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Quy trình chế tạo vật liệu được xác định như
sau: hỗn hợp 2.5 g phối liệu được cân theo tỷ lệ hợp thức về khối lượng, được nghiền kỹ, đưa
vào khuôn than chì và nung trong lò điện với nhiệt độ lò nung nâng dần được mô tả trên sơ đồ ở
hình 1.
0 20 40 60 80 100 120 140 160
0
200
400
600
800
1000
950
o
C - 30'
400
o
C - 30'
300
o
C - 20'
100
o
C - 30'
N
hi
Öt
®
é
( O
C
)
Thêi gian ( phót )
Hình 1. Nhiệt độ lò nung thay đổi theo thời gian khi chế tạo vật liệu.
Đáng chú ý là trong quá trình nâng nhiệt, khi nhiệt độ lò đạt khoảng 100oC, hỗn hợp sôi
nhẹ do NH4H2PO4 bắt đầu phân hủy, biểu hiện có khí NH3 thoát ra, khi nhiệt độ đạt khoảng từ
200–300oC hỗn hợp sôi mạnh đây là quá trình phân hủy để giải phóng NH3, CO2 và nước còn lại
trong mẫu, khi nhiệt độ đạt khoảng 300–400oC hỗn hợp trở thành có dạng khô, xốp và khi nhiệt
độ lò tăng gần 950oC quá trình nóng chảy hỗn hợp bắt đầu xảy ra, hỗn hợp chuyển hoàn toàn
thành pha lỏng ở 950oC. Sau khi nung ủ 30 phút ở nhiệt độ 950oC chúng tôi tắt lò để nhiệt độ lò
hạ dần về nhiệt độ phòng và thu nhận mẫu. Cuối cùng là bước cắt, mài, đánh bóng, rửa sạch và
bảo quản mẫu trước khi thực hiện các phép đo.
Trước hết chúng tôi khảo sát hiệu ứng TL của vật liệu với tác nhân kích thích là tia bêta,
phép đo đường nhiệt phát quang tích phân được thực hiện trên hệ đo chuyên dụng TLD-3500
của Hãng Harshaw (Hoa kỳ) đặt tại phòng thí nghiệm Quang phổ ứng dụng và Ngọc học–Viện
Khoa học vật liệu, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016)
31
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Chế tạo vật liệu gốm thủy tinh phốt phát PCNA:Tb
Với quy trình chế tạo vật liệu bằng phương pháp phản ứng pha rắn đã trình bày ở phần
2 chúng tôi thực hiện chế tạo một hệ thống mẫu vật liệu NH4H2PO4 (60-x)% wt, CaCO3 (15%
wt), Na2CO3 (15% wt), Al2O3 (10% wt) (ký hiệu PCNA) pha tạp nguyên tố Tb. Các mẫu được
cắt, mài và đánh bóng có dạng viên, hình đĩa tròn, mỏng có đường kính khoảng 5 mm, độ dày
và khối lượng khá đồng đều, xem hình 2.
Hình 2. Ảnh chụp các viên PCNA:Tb sau khi cắt, mài, đánh bóng.
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - PCNT 1% 850C
PC NC1percent-900C - File: PCN T1percent-850C.raw - Type: 2T h/Th lock ed - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.3 s - Tem p.: 25 °C (Room) - T ime Started: 16 s - 2-Theta: 10.000 ° -
L
in
(
C
p
s
)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
120
130
140
150
160
170
180
190
200
210
220
230
240
250
260
270
280
290
300
2-Theta - Scale
10 20 30 40 50 60 70
Faculty of Chemistry, HUS, VN U, D8 ADVANCE-Bruker - PCNAT 0.6 Ju ly 20
01 -0 72 -1 1 61 (C ) - Alu m inu m P h osp ha te - AlPO 4 - Y: 5 5.4 6 % - d x by: 1. - W L : 1.5 40 6 - Or tho rh om bic - a 7 .09 90 0 - b 7 .09 90 0 - c 7.0 06 00 - a lp ha 90 .00 0 - be ta 9 0.0 00 - ga m ma 9 0 .00 0 - B a se- cen ter ed - C 2
01 -0 81 -2 2 57 (C ) - Cal cium P ho sph a te - b eta -Ca 2( P 2O 7 ) - Y : 5 3 .1 5 % - d x by: 1 . - W L: 1.5 4 06 - Tetr ag on a l - a 6 .68 5 80 - b 6 .68 5 80 - c 24 .14 7 00 - al ph a 9 0 .0 0 0 - b eta 90 .00 0 - ga m m a 9 0.0 00 - P rim itive - P 4
File : PCN AT0 6 J ul2 0 .r aw - T yp e : 2 Th /Th lo cke d - S tar t: 1 0 .0 0 0 ° - E nd : 70 .00 0 ° - S te p: 0 .0 3 0 ° - S tep time : 0.3 s - T em p .: 2 5 °C ( Roo m) - Tim e S tar te d : 1 3 s - 2- The ta: 1 0.0 00 ° - T he ta: 5 .00 0 ° - C hi: 0 .00 ° -
L
in
(
C
p
s
)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
10 0
11 0
12 0
13 0
14 0
15 0
16 0
17 0
18 0
19 0
20 0
21 0
22 0
23 0
24 0
25 0
26 0
27 0
28 0
29 0
30 0
2-Theta - Scale
1 0 20 3 0 40 50 60 7 0
d
=
4
.0
8
1
d
=
3
.3
5
1
d
=
3
.2
2
3
d
=
3
.0
2
1
d
=
2
.8
7
4
d
=
2
.7
9
9
d
=
2
.7
4
9
d
=
2
.5
8
3
d
=
2
.3
2
9
d
=
2
.2
2
6
d
=
2
.1
5
5
d
=
1
.9
9
2
d
=
1
.9
5
3
d
=
1
.8
3
3
d
=
1
.6
6
5
d
=
1
.5
7
7
d
=
1
.4
9
7
d
=
1
.4
1
8
d
=
5
.
0
3
6
d
=
2
.5
0
1
d
=
1
.6
2
4
a) b)
Hình 3. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PCN:Tb (1% wt) (a) và mẫu PCNA:Tb (0.6% wt) (b).
Hình 3.a trình bày kết quả đo giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu PCN:Tb (1% wt), ta thấy trên
giản đồ không xuất hiện bất cứ một vạch nhiễu xạ nào, kết quả này xác nhận vật liệu PCN:Tb (1% wt)
chế tạo được có cấu trúc thủy tinh, vô định hình. Trong khi đó giản đồ trên hình 3.b cho ta thấy bên
cạnh dấu hiệu thể hiện cấu trúc vô định hình còn xuất hiện một số vạch nhiễu xạ xác nhận sự tồn tại
của hai pha tinh thể là Ca2P2O7 và AlPO4, kết quả này cho thấy vật liệu PCNA:Tb (0.6% wt) chế tạo
được có cấu trúc dạng gốm thủy tinh [4].
Từ đó có thể khẳng định rằng: vật liệu gốm thủy tinh đã chế tạo thành công bằng
phương phương pháp phản ứng pha rắn khá đơn giản. Đồng thời, do có thể cắt mẫu thành những
Nghiên cứu đặc trưng nhiệt phát quang của vật liệu gốm thủy tinh pha tạp terbium
32
viên nhỏ có kích thước và khối lượng xác định, khá đồng đều nên việc đo đạc, khảo sát đặc
trưng quang phổ nói chung, đặc trưng nhiệt phát quang nói riêng đối với mẫu vật liệu này rất
thuận tiện.
3.2. Hiệu ứng nhiệt phát quang của gốm thủy tinh PCNA:Tb
Hình 4. Đường cong nhiệt phát quang tích phân
của mẫu gốm thủy tinh PCNA:Tb (0.4% wt) (a) và
mẫu thủy tinh PCN:Tb (0.5% wt) (b), chiếu xạ
bằng tia bêta 5 phút, tốc độ gia nhiệt 2oC/s.
Hình 5. Đường cong nhiệt phát quang tích phân
của mẫu gốm thủy tinh PCNA:Tb (0.4% wt) (a) và
mẫu thủy tinh PCN:Tb (0.5% wt) (b), chiếu xạ
bằng tia bêta 5 phút, tốc độ gia nhiệt 5oC/s.
Hình 4 và 5 trình bày kết quả đo đường nhiệt phát quang của vật liệu thủy tinh và gốm
thủy tinh chiếu xạ bằng tia bêta, cùng chế độ đo giống nhau với hai tốc độ gia nhiệt khác nhau.
Kết quả này cho thấy trong hai mẫu vật liệu đều tồn tại hai bẫy dẫn đến xuất hiện hai đỉnh trên
đường TL tích phân và khi tốc độ gia nhiệt cao thì các đỉnh TL càng dịch về phía nhiệt độ cao.
Cụ thể là, khi đo với tốc độ gia nhiệt là 20C/s thì mẫu gốm thủy tinh PCNA: Tb có hai cực đại ở
nhiệt độ là 990C và 2460C (hình 4a) và với tốc độ gia nhiệt là 50C/s thì hai đỉnh đó xuất hiện ở
nhiệt độ 1290C và 2830C (hình 5a). Tương tự với mẫu thủy tinh PCN: Tb tương ứng với hai tốc
độ gia nhiệt xuất hiện hai đỉnh ở nhiệt độ là 1020C và 1900C (hình 4b) và 1600C và 2490C (hình
5b).
Đồng thời, trong cả hai trường hợp cường độ các đỉnh nhiệt phát quang của mẫu gốm
thủy tinh đều lớn hơn nhiều so với của mẫu thủy tinh. Nói cách khác, với cùng một liều chiếu
xạ, cường độ bức xạ TL của mẫu gốm thủy tinh mạnh hơn so với mẫu thủy tinh, tức là ở pha
gốm thủy tinh vật liệu có độ nhạy TL cải thiện hơn so với pha thủy tinh.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016)
33
Hình 6. Đường cong TL tích phân của mẫu gốm thủy tinh
PCNA:Tb với các nồng độ Tb khác nhau, chiếu xạ bằng
bức xạ bêta, tốc độ gia nhiệt 2oC/s.
Hình 7. Cường độ hai đỉnh TL ở 99oC và
246
oC thay đổi theo nồng độ pha tạp.
Hình 6 trình bày kết quả đo đường cong nhiệt phát quang tích phân của các mẫu gốm
thủy tinh PCNA: Tb với các nồng độ pha tạp Tb khác nhau (0.4; 0.6; 0.8; 1.2% wt) khi chiếu xạ
bằng bức xạ bêta, tốc độ gia nhiệt 2oC/s. Từ kết quả đo chúng tôi nhận thấy cả bốn mẫu đều có
hai đỉnh cực đại nhiệt phát quang khá phân biệt ở khoảng 99oC và 246oC, trong đó đỉnh ở 246oC
được đánh giá là thích hợp cho ứng dụng đo liều bức xạ [1]. Cường độ của cả hai đỉnh nhiệt
phát quang đều thay đổi theo chiều hướng giảm dần khi nồng độ pha tạp tăng (hình 7). Như vậy,
trong khoảng nồng độ pha tạp ion Tb từ 0.4% wt đến 1.2% wt đáp ứng TL của vật liệu gốm
thủy tinh PCNA: Tb có xu hướng giảm theo nồng độ pha tạp. Để có thể đánh giá cụ thể hơn cần
tiếp tục khảo sát sự thay đổi cường độ TL ở khoảng nồng độ pha tạp rộng hơn ngoài khoảng
nồng độ trên.
4. KẾT LUẬN
Tương tự như vật liệu thủy tinh phốt phát, vật liệu gốm thủy tinh phốt phát pha tạp ion
Tb đã chế tạo thành công bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Kết quả đo đường cong nhiệt
phát quang tích phân cho thấy vật liệu gốm thủy tinh pha tạp ion Tb có hiệu ứng nhiệt phát
quang khá mạnh khi được chiếu xạ bằng bức xạ bêta. Đường cong nhiệt phát quang tích phân có
hai đỉnh ở khoảng 99oC và 246oC, trong đó đỉnh ở 246oC là thích hợp trong ứng dụng đo liều
bức xạ. Đây là một hướng nghiên cứu mới cho việc khảo sát các đặc trưng quang phổ của vật
liệu gốm thủy tinh phốt phát pha tạp ứng dụng cho việc đo liều bức xạ nhiệt phát quang.
Nghiên cứu đặc trưng nhiệt phát quang của vật liệu gốm thủy tinh pha tạp terbium
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Văn Tuất (2003), Nghiên cứu cơ chế động học và cấu trúc các tâm bẫy của quá trình nhiệt phát
quang trong họ Sulphate kiềm thổ, Luận án Tiến sĩ, Viện khoa học Vật liệu, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Mạnh Sơn, Lê Văn Tuất (2014), Phát quang cưỡng bức và ứng dụng, Nhà xuất bản Đại
học Huế.
[3]. Lê Văn Tuất, Vũ Thị Thái Hà, Lê Thị Mến, Hiệu ứng nhiệt phát quang của thủy tinh phố phát pha
tạp Terbi(Tb), Hội nghị Vật lý chất rắn và Khoa học vật liệu toàn quốc lần thứ 9-SPMS2015, Tp.
Hồ Chí Minh.
[4]. Bahman Mirhadia, Behzad Mehdikhanib “Investigation of Crystallization and Microstructure of
Na2O-CaO-P2O5-SiO2-Al2O3 Bio Glass Ceramic System”, New Journal of Glass and Ceramics,
2012, 2, 1-6.
[5]. Y. Makhkhas and E.H. Sayouty “Chemical durability and characterization of the phosphate
glasses containing iron, sodium and chromium”, International Journal of Advances in Chemistry
(IJAC) Vol.2, No.1, February 2014.
RESEARCH ON THETHERMOLUMINESCENT CHARACTERS
OF GLASS CERAMIC DOPED TERBIUM
Do Thanh Tien
*
, Le Van Tuat
Department of Physics, Hue University College of Sciences
*Email: dothanhtienhusc.hue@gmail.com
ABSTRACT
Phosphate glass ceramic with components of P2O5, CaO, Na2O, Al2O3 and Tb2O3,
(PCNA:Tb) is made by the solid state reaction method. Obtained samples are in shape of
solid pellets and the same in size. The diagram of X-ray diffraction showed that the
materials are glass ceramic. When using the excited agent - beta rays, those showed
thermoluminescence effect (TL) is quite strong. The integral glow-curve appeared at two
peaks at about 100°C and 250°C, and the second peak in the high temperature is suitable
for the application of radiation dosimetry by TL effect.
Keywords: glass ceramic, PCNA:Tb, thermoluminescence (TL).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_vat_ly_tien_do_thanh_tien_0213_2030173.pdf