Nghiên cứu đặc tính sinh học của một số chủng vi khuẩn thuộc loài acinetobacter baumannii phân lập tại bệnh viện trung ương Huế - Trần Thị Thúy Phượng
Khả năng sử dụng các loại đường
Đặc tính lên men các loại đường của 95 chủng A.baumannii được nghiên cứu, không
có gì biến đổi đặc biệt so với các đặc tính sinh học cổ điển của vi khuẩn này như các
tài liệu kinh điển đã nêu (bảng 2) [5].
- Các phản ứng sinh vật học
Đánh giá những chủng phân lập từ các bệnh phẩm so sánh với các chỉ số sinh học cổ
điển của A.baumannii đã được nêu trong các tài liệu về vi khuẩn này không có sự
thay đổi nào về tính chất sinh học đáng quan tâm (bảng 3). Trong đó phân hủy
Urea(+) 26,32%, sử dụng carbon trong citrate simon 36,84%, 100% có phản ứng
catalase(+), tương đương các nghiên cứu của các tác giả đã công bố [5].
4. KẾT LUẬN
1. Vi khuẩn A.baumannii được phân lập từ bệnh phẩm đàm chiếm tỷ lệ cao nhất
chiếm 52.63%, kế tiếp là mủ (20.00%), máu (7.37%).
2. Các đặc tính sinh học cơ bản của A.baumannii đã được nêu trong các tài liệu về vi
khuẩn này không có sự thay đổi nào về tính chất sinh học đáng quan tâm. Trong đó
phân hủy Urea(+) 26,32%, sử dụng carbon trong citrate simon 63.16%. 100% có phản
ứng catalase(+), tương đương các nghiên cứu của các tác giả đã công bố
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học của một số chủng vi khuẩn thuộc loài acinetobacter baumannii phân lập tại bệnh viện trung ương Huế - Trần Thị Thúy Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012: tr. 43-48
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
CHỦNG VI KHUẨN THUỘC LOÀI Acinetobacter baumannii
PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
TRẦN THỊ THÚY PHƯỢNG
Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
BIỀN VĂN MINH
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu đặc tính sinh học của
các chủng thuộc loài Acinetobacter baumannii phân lập tại bệnh viện
Trung Ương Huế có sự thay đổi nào khác so với các đặc tính sinh học của
chúng trong các tài liệu kinh điển. Chúng tôi phân lập được 95 chủng
thuộc loài A.baumannii từ các bệnh phẩm (đàm, máu, mủ, nước tiểu, dịch
hô hấp, dịch sinh dục...) tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2011. Kết
quả: 1. Vi khuẩn A.baumannii được phân lập từ bệnh phẩm đàm chiếm tỷ
lệ cao nhất 52.63%, kế tiếp là mủ 20.00%, máu 7.37%. 2. Đặc tính sinh
học của A. baumannii không có thay đổi nào đáng kể so với các tính chất
sinh học của vi khuẩn này đã được mô tả.
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU ACINETOBACTER BAUMANII
Acinetobacter baumanii (A.baumannii) là những vi khuẩn gây bệnh cơ hội mới nổi
trong các nhiễm khuẩn bệnh viện rất khó điều trị do đột biến kháng thuốc kháng sinh
của chúng. Những vi khuẩn này có đặc tính gây bệnh phức tạp như: nhiễm khuẩn tiết
niệu, viêm màng não, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm
trùng máu, viêm phúc mạc.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy A. baumanii là
một trong số các vi khuẩn gây bệnh cơ hội nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp tại các
bệnh viện:bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống Nhất
thành phố Hồ Chí Minh... [1], [2]. Tại bệnh viện Trung Ương Huế chưa có các kết quả
công bố đầy đủ về mức độ kháng thuốc kháng sinh của A.baumannii.
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về các đặc tính sinh học của một số
chủng thuộc loài A.baumannii phân lập tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2011.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Vi khuẩn A.baumannii được phân lập từ các loại bệnh phẩm (đàm, máu, mủ, nước
tiểu, dịch hô hấp, dịch sinh dục...) tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2011.
Cỡ mẫu nghiên cứu 95 chủng thuộc loài A.baumannii.
Các loại kháng sinh thử nghiệm tính kháng thuốc đặc trị và thông dụng.
TRẦN THỊ THUÝ PHƯƠNG – BIỀN VĂN MINH
44
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Lấy và vận chuyển bệnh phẩm
Bệnh phẩm lấy từ các khoa lâm sàng bằng các dụng cụ chứa bệnh phẩm đã tiệt trùng
có nắp đậy. Tùy theo tính chất bệnh lý mà cách lấy bệnh phẩm khác nhau, nguyên tắc
chung là tất cả các bệnh phẩm lấy làm xét nghiệm đều bắt buộc vô khuẩn không tạp
nhiễm, lây nhiễm chéo, đặc biệt là tránh nhiễm tối đa với các bệnh phẩm lấy ở vùng
da và niêm mạc. Lọ đựng bệnh phẩm phải được ghi rõ họ tên, khoa phòng, kèm theo
phiếu xét nghiệm vi khuẩn
2.2.2. Cấy vi khuẩn
Các bệnh phẩm cấy trên môi trường đặc, lỏng tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại
mẫu nghiệm.
Đối với các A.baumannii chúng tôi đã sử dụng các môi trường nuôi cấy sau:
- Môi trường không ngăn chặn: Thạch máu (blood agar)
- Môi trường có chọn lọc: Mac-Conkey, DOC (deoxycholate – citrate agar) có sắc
tố mật, muối mật ức chế các loại cầu khuẩn Gram (+)
- Môi trường lỏng giàu dinh dưỡng: Canh thang BHI (Brain-Heart-Infusion)
- Môi trường Basikow để thử tính lên men của các loại đường glucose, lactose,
manitol, sacarose, maltose, dulcitol
- Môi trường MUI (Motility-Indole-Urea) để tìm tính chất di động, sinh urease và
sinh indol
- Môi trường KIA (Kligers Iron Agar) để tìm khả năng sinh H2S, lên men đường
glucose hoặc lactose
- Môi trường Clark-Lubs để tìm phản ứng đỏ methyl (MR) và phản ứng Voges-
Proskauer (VP)
- Môi trường Simmons Citrate Agar để đánh giá khả năng sử dụng citrate như là
nguồn carbon để chuyển hóa thành hợp chất hữu cơ làm thức ăn cho vi khuẩn
- Một số vật liệu và hóa chất khác:
Hydrogen peroxide (H202) 3% để làm thử nghiệm catalase
Dimethyl-p-phenylenediamine 1% để tìm thử nghiệm oxydase
- Các dung dịch thuốc thử: Đỏ methyl thử khả năng phân hủy Methyl red (MR), thử
test Vogaus-Prospower (VP), Kovacs thử khả năng phân hủy tryptone sinh Indol
2.2.3. Phân lập và định danh vi trùng
- Từ các bệnh phẩm lấy từ các nguồn khác nhau nuôi cấy trực tiếp lên môi trường
phân biệt có chọn lọc Mac-Conkey, DOC, Sau 18-24 giờ/370C chọn những
khuẩn lạc đặc trưng của A.baumannii trích biệt (thuần khiết) lên môi trường
dinh dưỡng thạch nghiêng nuôi cấy ủ ấm trong 18-24 giờ/370C tiến hành các
bước nghiên cứu tiếp theo.
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN...
45
- Nhuộm Gram xác định hình thể vi khuẩn: Cầu trực khuẩn bắt màu Gram âm
thường đứng thành cặp
Thực hiện định danh vi khuẩn theo bảng tiêu chuẩn định loại vi khuẩn của tổ chức y tế
thế giới WHO [5], Nghiên cứu các đặc điểm sinh học theo qui trình NCCLS của Hoa
Kỳ [6]. Các tính chất gồm catalase (+), oxydase(-), không di động, indol (+ ), có thể
lên men hay không glucose (±), không lên men lactose (-), succrose (-), dulcit (-),
maltose (-), arabinose (-), manitol (-), mannose (-). Sử dụng carbon tự do trong môi
trường Citrate Simon (+), phân hủy urea (±), môi trường KIA không sinh H2S.
Sơ đồ phân lập A.baumannii
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, Epi Info 6.0
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tỷ lệ A.baumannii phân lập theo các loại bệnh phẩm
Bảng 1. Tỷ lệ A.baumannii phân lập theo các loại bệnh phẩm
Loại bệnh phẩm N %
Đàm 50 52.63
Mủ 19 20.00
Máu 7 7.37
Catheter 5 5.26
Nước tiểu 5 5.26
Dịch khác 9 9.47
Tổng cộng 95 100.00
Bảng 2. Khả năng sử dụng các loại đường
Loại đường Có lên men % Không lên men %
Glucose 05 5.26 90 94.74
Lactose 0 0 95 100
Succrose 0 0 95 100
Mantose 0 0 95 100
Mannose 0 0 95 100
Arabinose 0 0 95 100
Rhamnose 0 0 95 100
TRẦN THỊ THUÝ PHƯƠNG – BIỀN VĂN MINH
46
Dulcite 0 0 95 100
Manitol 0 0 95 100
Fructose 1 1.05 94 98.95
Xylose 7 7.37 88 92.63
Bảng 3. Đặc tính sinh vật học
Các phản ứng Dương tính % Âm tính %
Urease 25 26.32 70 73.68
Sinh Indol 0 0 95 100
Citrate 60 63.16 35 36.84
Oxydase 0 0 95 100
Catalase 95 100 0 0
H2S 0 0 95 100
Di động 0 0 95 100
3.2. Bàn luận về kết quả trên
a. Đặc điểm chung của 95 chủng A.baumannii
Trong nghiên cứu của chúng tôi A.baumannii được phân lập nhiều nhất ở bệnh phẩm
đàm chiếm (52.63%) tương đương nghiên cứu Cao Minh Nga Acinetobacter phân lập
nhiều nhất trong đàm (83.1%), kế tiếp là mủ (20.00%), máu (7.37%) tương đương các
bệnh phẩm khác là mủ, dịch (8.73%), máu (2.54%). Nghiên cứu này cũng phù hợp
với một số nghiên cứu của các tác giả Đoàn Mai Phương ở bệnh viện Bạch Mai, Đoàn
Thị Hồng Hạnh nghiên cứu ở bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Tỷ lệ
A.baumannii trong đàm cao chứng tỏ đường hô hấp là cửa vào rất quang trọng đối với
loại vi khuẩn này [1], [2], [3].
b. Đặc tính sinh học của 95 chủng A.baumannii
- Đặc điểm hình thái
Khi nghiên cứu về các đặc điểm hình thái của 95 chủng A.baumannii, chúng tôi nhận
thấy tất cả 95 chủng vi khuẩn trên đều có các đặc điểm tương tự của loài
A.baumannii có hình thể cầu trực khuẩn và bắt màu Gram âm, thường ở dạng đôi hoặc
dạng chuỗi ngắn, không di động. Khuẩn lạc nhẵn, màu xám trắng đôi khi hơi nhầy
đường kính khoảng từ 1,5-3mm.
Hình 1 Hình 2
Hình 1. Ảnh khuẩn lạc A. baumannii sau
3 ngày nuôi cấy trên môi trường thạch
máu dinh dưỡng
Hình 2. Ảnh hình dạng tế bào A. baumannii
dưới kính hiển vi có độ phóng đại 1.500 lần
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN...
47
- Khả năng sử dụng các loại đường
Đặc tính lên men các loại đường của 95 chủng A.baumannii được nghiên cứu, không
có gì biến đổi đặc biệt so với các đặc tính sinh học cổ điển của vi khuẩn này như các
tài liệu kinh điển đã nêu (bảng 2) [5].
- Các phản ứng sinh vật học
Đánh giá những chủng phân lập từ các bệnh phẩm so sánh với các chỉ số sinh học cổ
điển của A.baumannii đã được nêu trong các tài liệu về vi khuẩn này không có sự
thay đổi nào về tính chất sinh học đáng quan tâm (bảng 3). Trong đó phân hủy
Urea(+) 26,32%, sử dụng carbon trong citrate simon 36,84%, 100% có phản ứng
catalase(+), tương đương các nghiên cứu của các tác giả đã công bố [5].
4. KẾT LUẬN
1. Vi khuẩn A.baumannii được phân lập từ bệnh phẩm đàm chiếm tỷ lệ cao nhất
chiếm 52.63%, kế tiếp là mủ (20.00%), máu (7.37%).
2. Các đặc tính sinh học cơ bản của A.baumannii đã được nêu trong các tài liệu về vi
khuẩn này không có sự thay đổi nào về tính chất sinh học đáng quan tâm. Trong đó
phân hủy Urea(+) 26,32%, sử dụng carbon trong citrate simon 63.16%. 100% có phản
ứng catalase(+), tương đương các nghiên cứu của các tác giả đã công bố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Anh Thư - Trần Thị Thanh Nga - Nguyễn Phúc Tiến - Nguyễn Thị Nam Phương
(2009). Nhiễm Khuẩn vết mổ do Acinetobacter Baumannii và mối liên quan với vi
sinh trong môi trường phòng mổ. Tạp chí Y học lâm sàng, số 8, tr. 62.
[2] Cao Minh Nga, Nguyễn Thanh Bảo, Vũ Thị Kim Cương (2008). Nhiễm khuẩn do
Acinetobacter và tính kháng thuốc. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản
số 1/2008, tr. 188-193.
[3] Đoàn Mai Phương (2010). Giám sát các chủng Acinetobacter baumannii phân lập
tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm 2009-2010. Tạp chí
Y học Việt Nam, tập 381, số 5, tr. 77-78.
[4] Abraham I. Braude (1982). Microbiology. W. B. Saunders Company Igaku-
Saunders, p. 334-339.
[5] Ellen Jo Baron, Lance R. Peterson, Sydney M. Finegold (1994). Diagnostic
Microbiology. Mosby-Year Book, Inc. 11830 Westline Industrial Drive St. Louis,
Missouri 63146, p. 393-401.
TRẦN THỊ THUÝ PHƯƠNG – BIỀN VĂN MINH
48
Title: STUDY THE BIOLOGICAL CHARACTER OF SOME STRAINS OF Acinetobacter
baumannii ISOLATED IN HUE CENTRAL HOSPITAL
Abstract: We carried out the study for aim to understood the biological characteristics of
Acinetobacter baumannii strains isolated in Hue Central Hospital and found if there was any
change to the classical biological characteristics. We isolated 95 strains of A.baumannii from
clinical specimens: sputum, blood, pus, urine... at Hue Central Hospital in 2011. The results of
the research are: 1. The rate of A.baumannii isolated from clinical specimens: the highest
percentage was sputum 52.63%, followed by pus 20.00%, and blood, 7:37%. 2. The biological
characteristics of A.baumannii had no significant changes compared to the biological
properties of bacteria is described.
TRẦN THỊ THÚY PHƯỢNG
Học viên Cao học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
ĐT: 01287.503.319. Email: phuonghue79@gmail.com
PGS. TS. BIỀN VĂN MINH
Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm – Đại học huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_160_tranthithuyphuong_bienvanminh_09_tran_thi_thuy_phuong_6126_2020943.pdf