Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837)

1. Kết luận Cơ quan sinh dục cá thiều cái hình túi gồm 2 nhánh nằm sát vách cơ thể dưới bóng hơi. Đường kính trứng dao động từ 3 đến 21 mm. Hệ số thành thục của cá thiều dao động 0,45 – 12,60%, trung bình: 3,49 ± 3,35%. Hệ số độ béo của cá, Fulton (1902) Q = 957 ± 117 x 10-6 và Clark (1928) Q o = 862 ± 97 x 10-6. Tuổi và chiều dài toàn thân nhỏ nhất thành thục sinh dục lần đầu của cá thiều cái lần lượt là t mass = 1,89 năm tuổi và Lt = 779 mm. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá thiều lần lượt là 85 – 153 trứng/cá thể, trung bình: 104,50 ± 26,27 trứng/cá thể và 0,0115 – 0,0215 trứng/g cá cái, trung bình: 0,0165 ± 0,0043 trứng/g cá cái. Mùa sinh sản của cá thiều từ tháng 2 đến tháng 7, tập trung từ tháng 3 đến tháng 5. 2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu tổ chức học tuyến sinh dục cá thiều, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá thiều đực và nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng của cá thiều

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CÁ THIỀU (Arius thalassinus Ruppell, 1837) STUDY ON REPRODUCTIVE PARAMETERS OF GAINT SEA CATFISH (Arius thalassinus Ruppell, 1837) Trần Văn Phước1, Nguyễn Đình Mão2 Ngày nhận bài: 18/ 11/2013; Ngày phản biện thông qua: 06/01/2014; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014 TÓM TẮT Cá thiều là loài cá da trơn thuộc họ cá úc, bộ cá nheo. Đây là loài cá có giá trị kinh tế và có tiềm năng trở thành đối tượng nuôi mới. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá thiều được tiến hành tại Kiên Giang từ tháng 8/2010 đến tháng 7/2011. Mẫu cá được thu hàng tháng từ ngư dân và các chợ địa phương. Kết quả nghiên cứu, hệ số thành thục của cá thiều dao động 0,45 – 12,60%, trung bình: 3,49 ± 3,35%. Hệ số độ béo của cá thiều, Fulton (1902) Q = 957 ± 117 x 10-6 và Clark (1928) Q o = 862 ± 97 x 10-6. L t nhỏ nhất và tuổi thành thục sinh dục lần đầu của cá thiều cái lần lượt là L t = 779 mm và t mass = 1,89 năm tuổi. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá thiều lần lượt là 85 – 153 trứng/cá thể, trung bình: 104,50 ± 26,27 trứng/cá thể và 0,0115 – 0,0215 trứng/g cá cái, trung bình: 0,0165 ± 0,0043 trứng/g cá cái. Đường kính trứng cá thiều dao động từ 3 đến 21 mm. Mùa sinh sản của cá thiều từ tháng 2 đến tháng 7, tập trung từ tháng 3 đến tháng 5. Từ khóa: cá thiều, độ béo, mùa sinh sản, sức sinh sản, thành thục ABSTRACT Gaint sea catfi sh which belongs to family Ariidae, order Siluriformes was a commercial valuable species and potential candidates for aquaculture. The this study was carried out on Kien Giang province from August, 2010 to July, 2011. Specimens were collected from fi sherman and local market one time per month. The results showed that maturation coeffi cient of this fi sh was from 0.45 to 12.60% and average 3.49 ± 3.35%. Fulton fat coeffi cient was 957 ± 117 x 10-6 (mean±SD), while Clark fat coeffi cient was 862 ± 97 x 10-6 (mean±SD). The age and smallest length at the fi rst maturation in females was 1.89 years old and 779 mm, respectively. The absolute fecundity was from 85 to 153 eggs per female (mean±SD, 104.50 ± 26.27 eggs/female), and the relative fecundity was 0.0115 to 0.0215 egg per g female (mean±SD, 0.0165 ± 0.0043). Egg diameter was from 3 to 21 mm. Spawning season of giant sea catfi sh was from February to July, mainly between March and May. Keywords: gaint sea catfi sh, fat coeffi cient, spawing season, fecundity, maturation 1 ThS.Trần Văn Phước, 2 PGS.TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) là loài phân bố rộng ở các vùng biển. Trên thế giới, cá thiều phân bố ở các vùng biển Biển Đỏ, Tây Bắc Ấn Độ dương, Philippine và Vịnh Thái Lan [10]. Ở Việt Nam, cá thiều phân bố hầu hết các vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, chúng tập trung nhiều nhất ở vùng biển Tây Nam Bộ [1]. Cá thiều là loài cá da trơn thuộc họ cá úc (Ariidae), bộ cá nheo (Siluriformes). Đây là loài cá có giá trị kinh tế (70.000 đ/kg và 15kg/cá thể) và có tiềm năng trở thành đối tượng nuôi mới. Tuy nhiên trên thế giới, những nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản loài cá này rất ít. Đây là lần đầu tiên vấn đề nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá thiều ở Việt Nam Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG được đặt ra. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá thiều là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa khoa học. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh sản và làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá thiều trong tương lai. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và nội dung nghiên cứu 1.1. Đối tượng nghiên cứu: Cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837). 1.2. Địa điểm nghiên cứu: Thu mẫu cá thiều tại cảng cá Tắc Cậu – huyện Châu Thành; chợ Rạch Sỏi và Nông Lâm Hải sản – thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Phân tích mẫu cá tại Phân hiệu Kiên Giang và Phòng thí nghiệm Môi trường - Trường Đại học Nha Trang. 1.3. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08 năm 2010 đến tháng 07 năm 2011. 1.4. Nội dung nghiên cứu: Đặc điểm sinh học sinh sản cá thiều. 2. Thu thập số liệu 2.1. Số liệu thứ cấp Thu thập từ các tài liệu, bài báo và báo cáo đã công bố trong và ngoài nước. Các thông tin cần thu thập liên quan đến đặc điểm sinh sản cá thiều. 2.2. Số liệu sơ cấp Trực tiếp thu và phân tích mẫu cá thiều về đặc điểm sinh học sinh sản. Số lượng mẫu nghiên cứu: 360 cá thể (30 cá thể/tháng). + Cơ quan sinh dục: quan sát và mô tả cơ quan sinh dục cá thiều. + Xác định hệ số thành thục: GSI (%) = Trong đó: GSI - hệ số thành thục, Wtsd - khối lượng tuyến sinh dục (g), W0 - khối lượng cá không nội quan (g). + Xác định hệ số độ béo: Sử dụng phương pháp của Biswas (1993) để xác định hệ số độ béo (Q): Fulton (1902), Q = (Wt/Lt 3) x 100 và Clark (1928), Q0 = (W0/Lt 3) x 100 Trong đó: Wt, W0 là khối lượng cá có và không có nội quan (g); Lt là chiều dài toàn thân (mm). + Xác định kích thước thành thục - Thu mẫu cá ở kích thước và khối lượng khác nhau. - Kích thước thành thục sinh dục lần đầu được biểu hiện bằng đồ thị trên đường cong của tỷ lệ (%) số cá thể đang chín, đã chín sinh dục theo chiều dài thân hoặc khối lượng của cá. Điểm trên đường cong mà tại đó 50% số cá thể thành thục sinh dục là kích thước thành thục sinh dục lần đầu của cá (W50, L50). - Tuổi thành thục sinh dục lần đầu của cá (tmass): được xác định theo Rikhter và Efanov: M = (1,52/(tmass 0,72)) – 0,16 với sự hỗ trợ của phần mềm FISAT II [6]. + Xác định sức sinh sản của cá theo phương pháp của Pravdin (1963). - Sức sinh sản tuyệt đối (S): Do số lượng trứng cá ít nên đếm toàn bộ số trứng trong buồng trứng ở giai đoạn IV. - Sức sinh sản tương đối: s = Trong đó: s là sức sinh sản tương đối, S là sức sinh sản tuyệt đối, W là khối lượng thân cá (g). + Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục: Giải phẫu quan sát tuyến sinh dục để xác định mức độ thành thục của tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của Nikolxki (1963). + Mùa sinh sản: quan sát tuyến sinh dục theo các tháng thu mẫu, dựa vào hệ số thành thục sinh dục và độ béo của cá thiều. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu trên phần mềm Excel 2003 và phần mềm FISAT II (The FAO – ICLARM Stock As- sessment Tools) [6]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Cấu tạo cơ quan sinh dục Cơ quan sinh dục cá thiều hình túi gồm 2 túi nhánh thông nhau đến lỗ sinh dục. Cơ quan sinh dục nằm sát vào phía trong vách cơ thể và dưới bóng hơi. Trứng hình tròn, có đường kính từ 3 đến 20 mm và được bao bọc bởi túi buồng trứng. Khi cơ quan sinh dục phát triển thì túi buồng trứng chuyển sang màu hồng và lớp bao bọc buồng trứng mỏng dần. Trong buồng trứng luôn có trứng ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau (hình 1). Kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước trứng cá thiều tương tự kích thước trứng cá úc Arius felis: 12 – 19 mm [4]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65 2. Hệ số thành thục và hệ số độ béo Kết quả phân tích 49 mẫu buồng trứng cá thiều cái từ giai đoạn II đến giai đoạn VI-II cho thấy, khối lượng buồng trứng dao động từ 20 đến 1150g, trung bình là 268,47 ± 282,47g. Hệ số thành thục cá thiều cái dao động từ 0,45 đến 12,60%, trung bình là 3,49 ± 3,35%. Hệ số thành thục của cá thiều ở giai đoạn IV là lớn nhất (5,56 ± 2,59%) (bảng 1). Hình 1. Hình dạng (a) và vị trí buồng trứng (b) của cá thiều Bảng 1. Hệ số thành thục của cá thiều theo giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục Giai đoạn TSD Khối lượng tuyến sinh dục W0 Hệ số thành thục (%) Số mẫu II 20 – 90 46,67 ± 18,01 4010 - 10695 7403,08 ± 2466,10 0,45 – 1,72 0,67 ± 0,34 12 III 65 – 300 129,00 ± 97,49 4300 – 14050 9795 ± 5026,27 0,71 – 2,45 1,41 ± 0,10 5 IV 125 – 850 354,00 ± 269,30 3845 – 11475 5867,00 ± 2448,00 1,76 – 9,60 5,56 ± 2,59 10 V 130 – 1150 322,33 ± 219,53 4840 – 12295 8623,67 ± 2315,45 1,53 – 12,60 4,31 ± 3,56 15 VI-II 130 – 1150 510,71 ± 455,65 6490 – 12270 9937,86 ± 1966,91 1,50 – 10,47 5,11 ± 4,29 7 Chung 20 – 1150 268,47 ± 282,47 3845 – 14050 8069,39 ± 2950,77 0,45 – 12,60 3,49 ± 3,35 49 Ghi chú: giá trị nhỏ nhất – lớn nhất/trung bình ± độ lệch chuẩn Hệ số thành thục của cá thiều lớn từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm và tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, cao nhất vào tháng 5 (5,93%) (hình 2). Hệ số độ béo của cá thiều được trình bày ở hình 3. Hình 2. Diễn biến hệ số thành thục của cá thiều theo thời gian Hình 3. Diễn biến hệ số độ béo của cá thiều theo thời gian Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Hệ số độ béo của cá thiều: Fulton (1902), Q = 957 ± 117 x 10-6 và Clark (1928), Q = 862 ± 97 x 10-6. Hệ số độ béo cá thiều cao từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau và thấp từ tháng 2 đến tháng 7 (hình 3). 3. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu và sức sinh sản 3.1. Kích thước thành thục sinh dục của cá thiều Chiều dài toàn thân và khối lượng cá thiều cái nhỏ nhất thành thục sinh dục là 779 mm và 4395 g. Kết quả nghiên cứu này lớn hơn kích thước thành thục sinh dục lần đầu của cá úc Tychysurus thalassinus (tên đồng danh của cá thiều) là 36 cm [9]. Và lớn hơn kích thước thành thục sinh dục lần đầu của cá úc Galeichths felis cái là 12 – 20 cm [8]. Tuổi thành thục sinh dục lần đầu của cá thiều khai thác tại vùng biển Kiên Giang được xác định là tmass = 1,89 năm tuổi. Tuổi thành thục sinh dục lần đầu cá úc Arius felis nhỏ hơn 2 tuổi [4]. 3.2. Sức sinh sản của cá thiều Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 85 đến 153 trứng/cá thể, trung bình là 104,50 ± 26,27 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động từ 0,0115 đến 0,0215 trứng/g cá cái, trung bình là 0,0165 ± 0,0043 trứng/g cá cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy sức sinh sản tuyệt đối của cá thiều lớn hơn so với một số loài khác và nghiên cứu cùng loài của tác giả khác. Sức sinh sản tuyệt đối của cá úc Arius felis nhỏ, 20 – 64 trứng/cá cái [8]. Sức sinh sản tuyệt đối của cá úc Galeichths felis từ 40 đến 62 trứng/cá cái [11]. Sức sinh sản tuyệt đối cá úc Tachysurus thalassinus (tên đồng danh của cá thiều) từ 25 đến 42 trứng/cá cái [9]. Để chủ động trong sản xuất giống nhân tạo cá thiều, chúng ta xem xét đến mối quan hệ giữa sức sinh sản tuyệt đối với khối lượng và chiều dài toàn thân cá thiều. Hình 4. Mối tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối với W t và L t Từ hình 4 cho thấy, hai đường hồi qui đều là đường thẳng do đó giữa sức sinh sản tuyệt đối với khối lượng (4395 – 13295 g) và chiều dài toàn thân cá thiều cái (779 – 1079 mm) có mối tương quan thuận, hệ số tương quan R khá cao. Sức sinh sản tuyệt đối của cá thiều tăng (từ 85 đến 153 trứng/ cá cái) theo kích thước cá (khối lượng và chiều dài toàn thân). Việc xác định mối tương quan này có ý nghĩa thực tiễn, nó giúp chúng ta sơ bộ đánh giá được sức sinh sản tuyệt đối của cá thiều cái nhằm xác định số lượng cá bố mẹ cần thiết trong sinh sản nhân tạo để có kế hoạch sản xuất phù hợp. 4. Các giai đoạn phát triển của cơ quan sinh dục cá thiều cái Kết quả quan sát và đo đường kính trứng cá thiều được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Đường kính trứng của cá thiều TT Giai đoạn phát triển TSD Đường kính trứng (mm) Số mẫu Dao động Trung bình 1 I - - - 2 II 3,0 – 8,0 4,56 ± 0,83 12 3 III 10,0 – 11,9 11,24 ± 0,79 5 4 IV 12,0 – 16,0 14,36 ± 1,42 10 5 V 16,3 – 19,0 18,00 ± 0,80 15 6 VI-II 19,8 – 21,0 20,27 ± 0,64 7 7 Chung 3,0 – 21,0 11,96 ± 5,97 49 - Giai đoạn I: Noãn sào rất nhỏ, mảnh, rất khó phân biệt được tinh sào hay noãn bào bằng mắt thường. - Giai đoạn II: Noãn bào gia tăng kích thước và có thể phân biệt tuyến sinh dục đực, cái bằng mắt thường. Buồng trứng có kích cỡ nhỏ, chưa căng và Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67 bên ngoài màu trắng. Màng bao buồng trứng còn dày và rất khó thấy được trứng bên trong bằng mắt thường. Khi giải phẫu buồng trứng, trứng có kích thước khá lớn và có màu trắng sữa (hình 5a). Hình 5. Trứng cá giai đoạn II (a) và giai đoạn III (b) - Giai đoạn III: Kích thước noãn bào gia tăng rõ, buồng trứng bên ngoài có màu vàng nhạt và màng mỏng dần. Có thể thấy được trứng bên trong buồng trứng bằng mắt thường. Khi giải phẫu buồng trứng, ta thấy rất rõ trứng và mạch máu phân bố trên trứng. Trứng có kích thước khá lớn và khó tách rời trứng khỏi tấm trứng. Trứng có màu vàng, buồng trứng khá căng. Thời kỳ này các noãn bào bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng chất dinh dưỡng, do đó noãn bào lớn lên nhờ sự tích lũy chất dinh dưỡng (bảng 2 và hình 5b). - Giai đoạn IV: Noãn bào có kích thước lớn, có màu vàng tươi, hơi đậm hơn so với noãn bào giai đoạn III. Màng buồng trứng rất mỏng, màu vàng và trong suốt. Buồng trứng căng phồng và thấy rất rõ các trứng bên trong. Khi giải phẫu buồng trứng, ta thấy trứng to và tương đối đồng đều, có nhiều mạch máu trên trứng. Khó tách rời trứng với tấm trứng. Đa số tế bào ở thời kỳ lớn nguyên sinh noãn hoàng (bảng 2 và hình 6a). Hình 6. Trứng cá thiều giai đoạn IV (a) và V (b) - Giai đoạn V: Noãn bào có kích thước rất lớn và có màu sắc đậm hơn so với giai đoạn IV. Màng buồng trứng rất mỏng, trong suốt và trứng rất to, có nhiều mạch máu xung quanh trứng, có thể tách rời trứng lớn ra khỏi tấm trứng. Trong noãn bào, chủ yếu là các tế bào trứng đã kết thúc thời kỳ lớn noãn hoàng (bảng 2 và hình 6b). - Giai đoạn VI - II: Sau khi cá đẻ xong, buồng trứng teo lại, mềm nhão, màng buồng trứng nhăn nheo, mạch máu phát triển đều và bên trong có dịch bầm đỏ. Trong buồng trứng, một số trứng không được đẻ ra và một số trứng nhỏ bám chặt vào tấm trứng, tổ chức liên kết và mạch máu nhiều, một số noãn bào đang thoái hóa và được tái hấp thụ. Bên cạnh đó, vẫn còn có tế bào dự trữ và một số tế bào ở giai đoạn II (bảng 2 và hình 7). Hình 7. Trứng cá thiều (a) và buồng trứng sau khi cá đẻ, giai đoạn VI-II (b) Do đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh sản cá thiều nên khi dùng chất định hình Bouin cố định mẫu trứng nhưng không cắt lát mẫu được do quá cứng. Vì vậy cần nghiên cứu thêm về phân tích tổ chức học tuyến sinh dục cá thiều. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Từ bảng 3 cho thấy, các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá thiều cái (từ giai đoạn IV đến VI-II) xuất hiện và chiếm tỷ lệ (%) cao từ tháng 2 đến tháng 7, trong đó tập trung từ tháng 3 đến tháng 5. 5. Mùa sinh sản Các kết quả nghiên cứu về hệ số thành thục của cá thiều cao từ tháng 2 đến tháng 7 (tập trung từ tháng 3 đến tháng 5), hệ số độ béo thấp từ tháng 2 đến tháng 7 và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục (từ giai đoạn IV đến VI-II) xuất hiện và chiếm tỷ lệ cao từ tháng 2 đến tháng 7 (tập trung từ tháng 3 đến tháng 5). Vì vậy, mùa sinh sản của cá thiều từ tháng 2 đến tháng 7 và tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 (bảng 1 và 3, hình 3). Đây là nhận định ban đầu về mùa vụ sinh sản dựa trên kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về mùa sinh sản cá thiều cũng tương tự mùa sinh sản của một số nghiên cứu cùng loài và một số loài khác trong họ cá úc (Ariidae) được nghiên cứu trên thế giới như Tychysurus thalassinus (tên đồng danh của cá thiều) từ tháng 4 đến tháng 8 [7], [9]; Arius felis từ tháng 5 đến tháng 8 và Galeichths felis từ tháng 4 đến tháng 7 [11]; Arius felis từ tháng 6 đến tháng 9, A.melanopus từ tháng 4 đến tháng 9 và Barge marinus từ tháng 4 đến tháng 6 [12]. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Cơ quan sinh dục cá thiều cái hình túi gồm 2 nhánh nằm sát vách cơ thể dưới bóng hơi. Đường kính trứng dao động từ 3 đến 21 mm. Hệ số thành thục của cá thiều dao động 0,45 – 12,60%, trung bình: 3,49 ± 3,35%. Hệ số độ béo của cá, Fulton (1902) Q = 957 ± 117 x 10-6 và Clark (1928) Qo = 862 ± 97 x 10 -6. Tuổi và chiều dài toàn thân nhỏ nhất thành thục sinh dục lần đầu của cá thiều cái lần lượt là tmass = 1,89 năm tuổi và Lt = 779 mm. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá thiều lần lượt là 85 – 153 trứng/cá thể, trung bình: 104,50 ± 26,27 trứng/cá thể và 0,0115 – 0,0215 trứng/g cá cái, trung bình: 0,0165 ± 0,0043 trứng/g cá cái. Mùa sinh sản của cá thiều từ tháng 2 đến tháng 7, tập trung từ tháng 3 đến tháng 5. 2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu tổ chức học tuyến sinh dục cá thiều, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá thiều đực và nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng của cá thiều. Bảng 3. Tỷ lệ (%) các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục theo thời gian (tháng) (n = 49) GĐTSD T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 II 2,04 2,04 4,08 2,04 2,04 0,00 0,00 4,08 2,04 6,12 0,00 0,00 III 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 8,16 2,04 6,12 2,04 IV 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4,08 12,24 4,08 6,12 0,00 2,04 V 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4,08 6,12 8,16 2,04 0,00 VI-II 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4,08 4,08 0,00 0,00 Ghi chú: T: tháng (từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011). TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Thủy sản, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Trưởng ban Ban biên tập: Nguyễn Tấn Trịnh. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Nikolxki, G. V, 1963. Sinh thái học (bản dịch của Mai Đình Yên). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Pravdin. I. F, 1963. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Phạm Thị Minh Giang dịch. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 278 trang. Tiếng Anh 4. Benson NG., 1982. Life history requirements of selected fi nfi sh and shellfi sh in Mississippi Sound and adjacent areas. U.S. Fish and Wildlife Service, Offi ce of Biological Services, Washington, D. C. FWS/OBS-81/51. 97 pp. 5. Biswas SP., 1993. Manual of Methods in Fish Biology. 1st Edn., South Asian Publishers Pvt. Ltd., New Delhi, ISBN: 1-881318-18-4: 157. 6. Gayanilo FC, Jr. P. Sparre and D. Pauly, 2005. The FAO – ICLARM Stock Assessment Tools (FISAT II). FAO, Rome. 7. Menon, N. G., V.N. Bande and K. Balachndran, 1989. The development and sequential ossifi cation in the marine catfi sh, Tachysurus thalassinus (Ruppell). Indian J. Fish., 36 (1): 1-10. 8. Merriman D., 1940. Morphological and embryo1 ogical studies on two species- of marine catfi sh, Bagre marinus and Galeichths felis. Zoologica 25 (13): 221-248. 9. Mojumder, P., 1978. Maturity and spawning of the catfi sh Tachysurus thalassinus (Ruppell) off Waltair coast. Indian J. Fish., 25, (1 & 2): 109-121. 10. Nelson JS., 2006. Fishes of the World, John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0471250317. 11. Ward JW., 1957. The reproduction and early development of the sea catfi sh, Galeichths felis, in the Bi1oxi (Mississippi) Bay. Copeia 4: 295-298. 12. Yanez-Arancibia A, Lara-Dominguez AL., 1988. Ecology of three sea catfi shes (Ariidae) in a tropical coastal ecosystem - Southern Gulf of Mexico. Marine ecology – Progress series, Vol. 49: 215-230.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_sinh_san_ca_thieu_arius_thalassinus_rupp.pdf