Nghiên cứu đặc điểm phân hóa của khí hậu trong thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình

The climate is a factor that plays a decisive role for the differentiation and the landscape diversity of a territory. Quang Binh is a province that is located in the transition of climates with narrow width terrain, so the climate has its own characteristics and complex fertilizers. Through the study of the charecteristics of Quang Binh’s climate differentiation, as well as its affects to terrain, hydrologic, soils and creatures, the article clarifies the role of this factor in the landscaping process. This is one of the important basis for further research into the factors that creates the landscape of Quang Binh territory, by which we can assess the landscape for the rational use of natural resources and sustainable development.

pdf12 trang | Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân hóa của khí hậu trong thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 113-124 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU TRONG THÀNH TẠO CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH TRƢƠNG THỊ TƢ Trƣờng Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Khí hậu là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phân hoá, tính đa dạng cảnh quan của một lãnh thổ. Quảng Bình là một tỉnh nằm ở vị trí có sự chuyển tiếp của các miền khí hậu, địa hình hẹp bề ngang, vì thế khí hậu có những đặc trƣng riêng và phân hóa phức tạp. Qua việc nghiên cứu đặc điểm phân hoá của khí hậu, tác động của nó đối với các yếu tố địa hình, thủy văn, thổ nhƣỡng và sinh vật, bài báo làm rõ vai trò của nhân tố này trong quá trình thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu các nhân tố thành tạo cảnh quan của lãnh thổ, nhằm đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Từ khóa: Khí hậu, cảnh quan, vai trò khí hậu, khí hậu Quảng Bình 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cảnh quan của một lãnh thổ là một thể tổng hợp tự nhiên đƣợc tạo nên bởi các yếu tố thành phần. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Mỗi một yếu tố trong hệ thống đều có vai trò nhất định trong quá trình thành tạo cảnh quan của lãnh thổ, trong đó khí hậu là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Đặc điểm phân hóa của khí hậu có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phân hóa của các yếu tố khác trong thành tạo cảnh quan, vì vậy quyết định đến sự phân hóa và tính đa dạng của cảnh quan một lãnh thổ. Quảng Bình nằm trong á đới gió mùa chí tuyến không có mùa Đông lạnh và khô rõ rệt, thuộc miền khí hậu Đông Trƣờng Sơn [5]. Với vị trí nằm hoàn toàn ở sƣờn Đông của Trƣờng Sơn Bắc, phía Bắc là dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển, phía Tây là dãy Trƣờng Sơn, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp và những dãy cồn cát chạy dọc bờ biển; địa hình lại hẹp bề ngang, vì thế Quảng Bình chịu ảnh hƣởng sâu sắc của biển Đông. Ở đây tính chất lạnh có phần giảm sút so với miền Bắc, nền nhiệt khá cao. Các yếu tố khí hậu có sự phân hóa phức tạp, đa dạng theo thời gian, phân hóa từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam. Tuy vậy, do vẫn còn chịu ảnh hƣởng của không khí cực đới nên Quảng Bình có mùa Đông hơi lạnh, biên độ nhiệt trong năm vẫn tƣơng đối lớn, mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu Đông Trƣờng Sơn. Chế độ mƣa ẩm khá phong phú; mùa mƣa chậm về Thu Đông và thƣờng chịu ảnh hƣởng của các nhiễu động nhƣ: gió mùa Đông Bắc, bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nội chí tuyến gây mƣa lớn, lũ lụt; Trong khi đó mùa hạ ở đây thƣờng có những thời tiết khô, nóng do ảnh hƣởng của gió Tây Nam, đôi khi xảy ra tình trạng thiếu nƣớc và khô hạn trầm trọng. Với đặc điểm phân hóa đa dạng và khá phức tạp của khí hậu, cùng với các 114 TRƢƠNG THỊ TƢ yếu tố nền vật chất rắn, khí hậu Quảng Bình đã tác động đến các thành phần khác của cảnh quan tạo nên tính đa dạng của cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Nhƣ vậy, nghiên cứu đặc điểm phân hoá của khí hậu, phân tích tác động của nó đối với các thành phần cấu tạo cảnh quan, qua đó để thấy rõ đƣợc vai trò của khí hậu trong quá trình thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình là một trong những kết quả quan trọng trong quá trình nghiên cứu tính đa dạng và đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình nhằm phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng trên quan điểm phát triển bền vững. 2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA KHÍ HẬU TỈNH QUẢNG BÌNH Khí hậu Quảng Bình mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu Đông Trƣờng Sơn [5], chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Biển Đông và có sự phân hóa do địa hình. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt từ 8000 - 85000C, nhiệt độ trung bình các tháng đạt từ 24 - 250C, biên độ nhiệt trong năm vẫn còn khá lớn từ 6 - 7 0C đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới. Lƣợng mƣa trung bình năm đạt từ 2000 – 2200mm. Độ ẩm không khí trung bình đạt từ 70 đến 90%; có mùa ẩm và mùa khô, mùa ẩm trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau và độ ẩm đạt 80 - 90%; mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam và độ ẩm trung bình đạt 70 - 80% [1]. 2.1. Sự phân hóa trong từng yếu tố khí hậu Các yếu tố khí hậu Quảng Bình có sự phân hóa theo địa hình, phân hóa từ Bắc vào Nam và phân hóa từ ven biển vào đồng bằng đến miền núi [1]. a. Bức xạ và số giờ nắng: Theo quy luật chung trị số bức xạ tổng cộng giảm dần từ Nam ra Bắc và vùng ven biển lên vùng núi. Nắng cũng giảm dần theo bức xạ tổng cộng, số giờ nắng ở ven biển thấp hơn vùng núi. b. Nhiệt độ: Nhìn chung nền nhiệt giảm dần từ Nam ra Bắc, từ Đông sang Tây và giảm theo độ cao địa hình. Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các vùng không đáng kể; miền núi có biên độ nhiệt cao hơn ở vùng đồng bằng và ven biển. c. Lƣợng mƣa: Có sự phân hóa rõ rệt giữa đồng bằng ven biển và miền núi, giữa Bắc và Nam của tỉnh. Ở các khu vực phía Tây Bắc và Tây Nam xuất hiện nhiều tâm mƣa lớn, lƣợng mƣa trung bình năm lớn hơn Đông Bắc và Đông Nam. Mùa mƣa xuất hiện sớm ở vùng Tây Bắc và đến muộn ở Tây Nam Quảng Bình. d. Độ ẩm: Độ ẩm có sự phân hóa giữa đồng bằng và miền núi, giữa khu vực phía Bắc và phía Nam, giữa phía Đông và Tây do ảnh hƣởng của vị trí địa lý, địa hình và các hoàn lƣu địa phƣơng, phản ánh sự phân hóa của các yếu tố nhiệt độ, lƣợng mƣa và sự bốc hơi trong vùng. Đặc biệt là ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô, nóng nên mùa hè, độ ẩm ở miền núi thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng ven biển. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU 115 e. Gió: Do yếu tố địa hình, nên hƣớng gió ở đây không phản ánh đúng cơ chế của hoàn lƣu gió mùa. Mặc dù vẫn có 2 mùa chính là gió mùa mùa Đông hoàn lƣu thịnh hành là gió mùa Đông Bắc, gió mùa mùa hạ thịnh hành là hoàn lƣu gió mùa Tây Nam, nhƣng vẫn xuất hiện các hoàn lƣu địa phƣơng khác. Tốc độ gió tăng dần từ đồng bằng lên miền núi. f. Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt: Cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Ảnh hƣởng của gió Lào ở khu vực miền núi không gay gắt nhƣ ở vùng đồng bằng; các khu vực nằm sâu về phía Tây lại chịu ảnh hƣởng chủ yếu là mƣa của bão và áp thấp, trong khi đó ở đồng bằng và ven biển chịu ảnh hƣởng sâu sắc của gió bão, mƣa và nƣớc dâng. Căn cứ vào sự phân hóa của các yếu tố khí hậu nhƣ bức xạ mặt trời, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm, lƣợng mƣa trung bình năm, số ngày mƣa, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm, mức độ ảnh hƣởng của biển, gió mùa Đông Bắc, Tây Nam,theo nghiên cứu của Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quảng Bình và các nhà nghiên cứu của Viện Địa lý thì khí hậu Quảng Bình phân chia thành 4 vùng với 12 loại khí hậu [1, 3]. 2.2. Các loại khí hậu 2.2.1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa (NĐGM) nóng, có mùa Đông không lạnh, mƣa nhiều, mùa ít mƣa trung bình và khô (IB0d). Loại khí hậu này phân bố ở những vùng thấp ven biển phía Đông của tỉnh Quảng Bình kéo dài từ Ba Đồn đến Lệ Thủy. Hình 1. Bản đồ khí hậu tỉnh Quảng Bình 116 TRƢƠNG THỊ TƢ Đặc điểm: Có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm đạt 24 - 25C, tƣơng ứng với tổng nhiệt độ năm từ 8700 - 9100C. Do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc đã bị suy yếu nhiều nên mùa Đông chỉ kéo dài 3 tháng (tháng XII, I và II) và không lạnh. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông đạt từ 18C đến dƣới 20C. Mƣa ở đây thuộc chế độ mƣa nhiều, với tổng lƣợng mƣa trung bình năm đạt 2000 - 2500mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, mùa mƣa dài 6 tháng, tập trung chủ yếu trong 4 tháng (VIII, IX, XI, XII) chiếm khoảng 72 - 75% tổng lƣợng mƣa cả năm; mùa ít mƣa kéo dài 6 - 7 tháng, từ tháng I đến tháng IV và tháng VI, VII. Mức độ khô hạn của mùa ít mƣa thuộc loại khô với hệ số khô hạn trung bình tháng của mùa ít mƣa từ 1,6 - 1,8; tuy nhiên có một vài tháng (tháng III, IV và VII) hệ số khô hạn dao động trong khoảng 2,0 - 3,0. Do ảnh hƣởng của thời tiết khô nóng, nên ngay cả vào tháng V là tháng có lƣợng mƣa trên 100mm nhƣng vẫn là tháng thiếu nƣớc đối với cây trồng (K> 1,0). 2.2.2. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa Đông không lạnh, mƣa vừa, mùa ít mƣa trung bình và khô (IC0d). Loại khí hậu này phân bố ở vùng thấp ven biển của huyện Quảng Trạch tại khu vực Roòn, nằm khuất ở phía Nam của dãy Hoành Sơn. Điều kiện nhiệt và các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt tƣơng tự nhƣ ở loại khí hậu IB0d song khác nhau về chế độ mƣa. Ở đây có chế độ mƣa vừa, với tổng lƣợng mƣa năm dao động trong khoảng 1500 - 2000mm. Mùa ít mƣa dài 6 - 7 tháng, có mức độ khô hạn thuộc loại khô. Chỉ số khô hạn trung bình tháng của mùa ít mƣa lớn nhất đạt từ 1,7 - 2,1. Trong mùa ít mƣa, tháng III chỉ số K có thể lớn hơn 3,0. 2.2.3. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa rất nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi ẩm (IA1a). Loại khí hậu này phân bố ở khu vực đồi núi thấp từ 50 - 400m, thuộc phần phía Bắc của huyện Tuyên Hóa. Đặc điểm: Có nền nhiệt khá cao, nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 22 - 24C, tƣơng ứng với tổng nhiệt hoạt động trong năm từ 8000 - 8700C. Mùa lạnh ở đây kéo dài từ 1 đến 3 tháng (tháng XII, I và II). Mƣa rất nhiều, tổng lƣợng mƣa trong năm đạt từ 2500 - 2800mm. Mùa mƣa kéo dài liên tục trong 7 tháng, từ tháng V đến tháng XI, chiếm tới 85 - 86% tổng lƣợng mƣa cả năm; 4 tháng mƣa nhiều nhất là VIII, IX, X và XI với lƣợng mƣa đạt 68% tổng lƣợng mƣa năm. Mùa ít mƣa dài 5 tháng, từ tháng XII đến tháng IV, song không có tháng nào có lƣợng mƣa thấp hơn 45mm. Mức độ khô hạn của mùa ít mƣa thuộc loại hơi ẩm với K từ 0,8 - 1,0. Trong năm có 3 tháng III, IV và VII hệ số khô hạn đạt 1,0 - 1,3, hơi thiếu nƣớc đối với cây trồng. 2.2.4. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa rất nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi khô (IA1b). Loại khí hậu này phân bố ở các khu vực đồi núi thấp từ 50 - 400m gồm: Tân Lâm, Đồng Tâm thuộc huyện Tuyên Hoá; Kiến Giang huyện Lệ Thủy, Tám Lu huyện Quảng Ninh và một phần huyện Bố Trạch. Đặc điểm loại khí hậu này chỉ khác loại IA1a ở mức độ khô hạn của mùa ít mƣa. Mức độ khô hạn ở đây thuộc loại hơi khô, với chỉ số K của mùa ít mƣa khoảng 1,1 - 1,5. Các tháng II, III, IV và VI, VII có K> 1,0 thiếu nƣớc đối với cây trồng, tuy nhiên không có tháng nào K> 2,0. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU 117 2.2.5. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi ẩm (IB1a). Loại khí hậu này phân bố ở khu vực đồi núi thấp từ 50 - 400m, thuộc Thanh Lạng huyện Tuyên Hóa và Tân Sum huyện Minh Hóa. Loại khí hậu này chỉ khác loại IA1a ở mức độ mƣa trong năm. Là loại khí hậu có mƣa nhiều, tổng lƣợng mƣa trong năm đạt từ 2000 - 2500mm. Mùa mƣa kéo dài liên tục trong 7 tháng (từ tháng V đến tháng XI) với lƣợng mƣa chiếm tới 85 - 86% tổng lƣợng mƣa năm. Bốn tháng mƣa nhiều nhất là các tháng VIII, IX, X và XI với tổng lƣợng mƣa đạt 64 - 66% tổng lƣợng mƣa năm. 2.2.6. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi khô (IB1b). Loại khí hậu này chiếm một phần lãnh thổ khá lớn có độ cao trong khoảng 50 - 400m ở các khu vực: Minh Hóa thuộc huyện Minh Hóa; Tuyên Hoá, Mai Hóa, Cao Quảng thuộc huyện Tuyên Hóa; Quảng Tiến huyện Quảng Trạch; Hƣng Trạch, Cự Nẫm thuộc huyện Bố Trạch và một phần của thị xã Đồng Hới. Loại khí hậu này chỉ khác loại IB1a ở mức độ khô hạn của mùa ít mƣa. Mùa ít mƣa ở đây có mức độ khô hạn thuộc loại hơi khô. Chỉ số K dao động trong khoảng 1,1 - 1,5. Thời kỳ thiếu nƣớc thƣờng kéo dài từ 3 - 5 tháng, đó là các tháng II, III, IV và VII (có nơi bao gồm cả tháng VI, hoặc V, hoặc I); không có tháng nào K> 2,0. 2.2.7. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa nhiều, mùa ít mƣa trung bình và khô (IB1d). Loại khí hậu này phân bố ở trong thung lũng sông Long Đại thuộc huyện Quảng Ninh và khu vực Cẩm Ly huyện Lệ Thủy, ở độ cao từ 50 - 400m. Loại khí hậu này chỉ khác với loại IB1b ở độ dài và mức độ khô hạn của mùa ít mƣa. Mùa ít mƣa dài 6 - 7 tháng gồm tháng I, II, III, IV và tháng VI, VII. Mức độ khô hạn của mùa ít mƣa thuộc loại khô, với chỉ số K trung bình tháng đạt 1,6 - 1,7. Tất cả các tháng của mùa ít mƣa đều thiếu nƣớc, K lớn hơn 1,0 trong đó vào tháng VII chỉ số K đạt 2 hoặc 3. 2.2.8. Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn, mƣa vừa, mùa ít mƣa trung bình và hơi khô (IC1c). Loại khí hậu này phân bố ở khu vực Troóc, Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, nằm khuất ở phía Nam của dãy núi Toa những nơi có độ cao khoảng 50 - 400m. Đặc điểm: Có nền nhiệt khá cao, với nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 22 -24C, tƣơng ứng với tổng nhiệt năm từ 8000 - 8700C. Mùa lạnh kéo dài từ 1 đến 3 tháng (tháng XII, I và II). Ở đây có chế độ mƣa vừa, với tổng lƣợng mƣa trong năm từ 1500 -2000mm. Mùa mƣa kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào tháng V, bị ngắt quãng vào tháng VII và kết thúc vào tháng XI, chiếm khoảng 82% tổng lƣợng mƣa cả năm. Thời kỳ mƣa nhiều là các tháng VIII, IX, X và XI. Mùa ít mƣa kéo dài 6 tháng, từ tháng XII đến tháng IV và tháng VII. Mức độ khô hạn mùa ít mƣa thuộc loại hơi khô, với K từ 1,1 - 1,5. Trong năm có 6 tháng thiếu nƣớc (K > 1,0), đó là thời kỳ từ tháng I đến tháng IV và tháng VI, VII. Tuy nhiên không có tháng nào có chỉ số K >2,0. 2.2.9. Khí hậu NĐGM ấm, có mùa lạnh trung bình, mƣa rất nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi ẩm (IIA2a). Loại khí hậu này lặp lại 6 lần ở các khu vực có độ cao từ 400 - 800m, 118 TRƢƠNG THỊ TƢ gồm: 2 lần trên sƣờn Nam dãy Hoành Sơn thuộc huyện Quảng Trạch; Núi Đen, Đồng Tâm trên ranh giới của huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa; các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy; khu vực biên giới với Lào ở các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và Núi Đa Mao, Đông Then thuộc Bố Trạch. Nền nhiệt ở loại khí hậu này thuộc chế độ nhiệt ấm. Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 20 - 22C, tƣơng ứng với tổng nhiệt năm trong khoảng 7300 - 8000C. Mùa lạnh kéo dài 4 - 5 tháng, từ tháng XI đến tháng III. Chế độ mƣa ẩm ở đây tƣơng tự nhƣ loại khí hậu IA1a. Mỗi năm ở đây chỉ có dƣới 10 ngày khô nóng. 2.2.10. Khí hậu NĐGM ấm, có mùa lạnh trung bình, mƣa nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi khô (IIB2b). Loại khí hậu này phân bố ở vùng đồi núi độ cao từ 400 - 800m, giáp khu vực biên giới Việt - Lào thuộc huyện Minh Hóa và Bố Trạch. Đặc điểm loại khí hậu này: Có điều kiện nhiệt tƣơng tự nhƣ loại khí hậu IIA2a và điều kiện mƣa ẩm tƣơng tự loại khí hậu IB1b. 2.2.11. Khí hậu NĐGM mát, có mùa lạnh trung bình, mƣa rất nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi ẩm (IIIA2a). Loại khí hậu này lặp lại 6 lần ở vùng núi có độ cao 800 - 1200m gồm các khu vực: Biên giới Việt - Lào thuộc huyện Minh Hóa 2 lần; núi U Bò huyện Bố Trạch; khu vực biên giới Việt - Lào thuộc huyện Bố Trạch và 2 ở khu vực biên giới Việt - Lào thuộc huyện Lệ Thủy. Khí hậu có nền nhiệt mát với nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 - 20C, tƣơng ứng với tổng nhiệt năm khoảng 6550 - 7300C. Mùa lạnh kéo dài 4 - 5 tháng, từ tháng XI đến tháng III. Điều kiện mƣa ẩm tƣơng tự nhƣ loại khí hậu IA1a. Không còn thời tiết khô nóng. 2.2.12. Khí hậu NĐGM lạnh, có mùa lạnh dài, mƣa rất nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi ẩm (IVA3a). Loại khí hậu này lặp lại hai lần ở vùng núi có độ cao 1200 - 1800m gồm các khu vực: Biên giới với Lào thuộc huyện Minh Hóa và biên giới với Lào thuộc huyện Bố Trạch. Khí hậu có nền nhiệt lạnh với nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 15 - 18C, tƣơng ứng với tổng nhiệt năm từ 5500 - 6500C. Mùa lạnh kéo dài 6 tháng, từ tháng X đến tháng III. Điều kiện mƣa ẩm tƣơng tự nhƣ loại khí hậu IA1a. 2.3. Các vùng khí hậu Tổng hợp sự phân hoá của 12 loại khí hậu trên từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và phân hóa theo độ cao địa hình, khí hậu Quảng Bình chia thành 4 vùng [1, 3]. Vùng I: Vùng khí hậu đồng bằng ven biển phía Bắc Quảng Bình. Bao gồm toàn bộ huyện Quảng Trạch và các xã Liên Trạch, Mỹ Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch của huyện Bố Trạch, kéo dài từ đèo Ngang đến đèo Lý Hòa. Mang đặc điểm của các loại khí hậu IB0d, IC0d là chủ yếu. Chỉ có tại Ròon, tính chất khô tăng cƣờng thuộc loại khí hậu IB1b và vùng đồi núi Bắc Quảng Trạch có khí hậu NĐGM ấm, có mùa lạnh trung bình, mƣa rất nhiều, mùa ít mƣa ngắn và hơi ẩm của loại khí hậu IIA2a. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU 119 Vùng II: Vùng khí hậu đồng bằng ven biển phía Nam Quảng Bình. Vùng khí hậu này kéo dài từ đèo Lý Hòa đến giáp Quảng Trị, phía Tây là đƣờng Hồ Chí Minh Đông và phía Đông giáp biển. Mang đặc trƣng của loại khí hậu IB0d có tính chất NĐGM nóng, có mùa Đông không lạnh, mƣa nhiều, mùa ít mƣa trung bình và khô. Vùng III: Vùng khí hậu miền núi phía Tây Bắc Quảng Bình Bao gồm Minh Hóa, Tuyên Hóa và các xã miền núi của huyện Bố Trạch là Xuân Trạch, Phúc Trạch, Lâm Trạch, Sơn Trạch, Tân Trạch, Hƣng Trạch, Thƣợng Trạch. Khí hậu phân hóa khá phức tạp theo độ cao địa hình. Mùa mƣa xuất hiện sớm, kết thúc sớm hơn các vùng khác trong tỉnh, thuộc loại mƣa rất nhiều với các trung tâm mƣa lớn gồm các xã Ngƣ Hóa, Hƣơng Hóa và một phần các xã Đồng Hóa, Thạch Hóa, Thuận Hóa của Tuyên Hóa. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm ở đây đều trên 2500mm, đặc biệt ở tâm mƣa (Ngƣ Hóa) lƣợng mƣa trung bình năm 2600mm. Do địa hình, trong vùng phân hóa thành nhiều loại khí hậu, gồm: IVA3a, IIIA2a, IIA2a, IIB2b ở độ cao trên 400m; các loại khí hậu IA1a, IA1b, IB1a, IB1b và IC1c ở độ cao dƣới 400m của vùng. Vùng IV: Vùng khí hậu miền núi phía Nam Quảng Bình Bao gồm chủ yếu vùng miền núi hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Tƣơng tự vùng miền núi phía Tây Bắc Quảng Bình, ở đây khí hậu cũng có sự phân hóa theo độ cao địa hình, gồm các loại: IVA3a, IIIA2a, IIA2a và IA1b, IB1b, IC1c. Vùng có lƣợng mƣa trung bình năm lớn, đạt khoảng 2400mm. Mùa mƣa ở đây kết thúc muộn hơn so với các vùng khác trong tỉnh, thƣờng thì đến cuối tháng XII vẫn còn xảy ra mƣa lũ. Trong vùng tồn tại một trung tâm mƣa lớn ở các xã Trƣờng Sơn huyện Quảng Ninh, Kim Thủy, Lâm Thủy huyện Lệ Thủy với tổng lƣợng mƣa trung bình năm lớn hơn 2500 mm. 3. VAI TRÒ CỦA KHÍ HẬU TRONG THÀNH TẠO CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH Các yếu tố địa đới và phi địa đới tác động đến các thành phần khác của cảnh quan qua nền rắn và khí hậu. Khí hậu quyết định đến các quá trình phong hóa hình thành thổ nhƣỡng, sự phân bố và chế độ thủy văn, sự phân bố và phát triển của sinh vật, khí hậu cũng ảnh hƣởng đến các quá trình di chuyển vật chất trên bề mặt địa hình từ đó tạo nên sự đa dạng cảnh quan lãnh thổ [2, 4]. Khí hậu Quảng Bình là một trong các chỉ tiêu phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình; đặc điểm phân hóa đa dạng của nó là điều kiện có tính quyết định đến sự đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Bình. 3.1. Khí hậu là một trong những dấu hiệu chỉ tiêu trong hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình Khí hậu tỉnh Quảng Bình có các yếu tố bức xạ, nhiệt, ẩm đảm bảo chỉ tiêu chung của khí hậu nhiệt đới, vì thế Quảng Bình là một bộ phận lãnh thổ nằm trong Hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, sự phân hóa của Hệ cảnh quan Việt Nam là do hoàn lƣu gió mùa, sự phân hóa địa hình, sự luân phiên của các khối không khí tác động đã tạo nên sự phân hóa nhiệt, ẩm hình thành nên các Phụ 120 TRƢƠNG THỊ TƢ hệ cảnh quan. Quảng Bình chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu có một mùa Đông lạnh, chính vì vậy lãnh thổ Quảng Bình thuộc Phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa Đông lạnh. Tuy nhiên tính chất lạnh có phần giảm sút so với các tỉnh phía Bắc và chính điều kiện khí hậu là nguồn gốc phát sinh của thảm thực vật, hình thành nên Kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa, có một mùa Đông hơi lạnh thống nhất trên toàn lãnh thổ tỉnh Quảng Bình [6]. Do ảnh hƣởng của vị trí, địa hình nên khí hậu Quảng Bình có sự phân hóa đa dạng, phức tạp và có những yếu tố bất thƣờng. Sự phân hóa của điều kiện nhiệt, ẩm theo độ cao địa hình, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây đã hình thành nên các kiểu, loại khí hậu có sự khác nhau về độ dài của mùa mƣa, mùa khô; mức độ ẩm, mức độ lạnh; tính chất mƣa, khô là một trong những cơ sở để phân hóa thành các phụ kiểu cảnh quan trên lãnh thổ; quyết định đến thành phần loài của các kiểu thảm thực vật nguyên sinh và là sự phân chia thành các đai cảnh quan [2]. Có thể thấy rằng, căn cứ vào chỉ tiêu phân loại cảnh quan Quảng Bình thì sự phân hóa của các yếu tố khí hậu Quảng Bình đã quyết định sự phân hóa của các thành phần loài của các kiểu thảm thực vật hình thành nên 2 phụ kiểu cảnh quan là: Phụ kiểu cảnh quan rừng rậm á nhiệt đới thƣờng xanh ở độ cao từ 800m trở lên, với thành phần các loài cây lá rộng xen lẫn cây lá kim, có mặt đáng kể các loài cây rụng lá về mùa Đông và Phụ kiểu rừng rậm nhiệt đới thƣờng xanh từ độ cao 800m trở xuống với thành phần loài chiếm ƣu thế là cây lá rộng thƣờng xanh. Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình T.T Cấp phân loại Dấu hiệu đặc trưng 1 Hệ thống cảnh quan Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cƣờng độ lớn của chu trình vật chất và năng lƣợng. 2 Phụ hệ thống cảnh quan Tƣơng quan giữa địa hình và gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam quyết định sự phân bố lại nhiệt ẩm. 3 Lớp cảnh quan Đặc trƣng hình thái phát sinh của đại địa hình, quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ. 4 Phụ lớp cảnh quan Đặc trƣng về trắc lƣợng hình thái địa hình phân tầng bên trong của lớp cảnh quan. 5 Kiểu cảnh quan Đặc điểm sinh khí hậu chung quy định kiểu thảm thực vật phát sinh và tính thích ứng của các quần thể thực vật do biến động của cân bằng nhiệt ẩm. 6 Phụ kiểu cảnh quan Sự phân hóa của điều kiện nhiệt, ẩm theo độ cao địa hình quyết định thành phần loài của các kiểu thảm thực vật nguyên sinh. 7 Loại cảnh quan Sự kết hợp của các kiểu thảm thực vật với các loại đất qua các tác động của con ngƣời. 3.2. Tác động của khí hậu đến các yếu tố thành tạo cảnh quan khác Khí hậu là một yếu tố quan trọng trong quá trình thành tạo cảnh quan, đƣợc các nhà Cảnh quan học đánh giá là yếu tố quyết định bộ mặt cảnh quan một lãnh thổ. Khí hậu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU 121 Quảng Bình cũng là yếu tố có tác động lớn đến các yếu tố thành tạo cảnh quan khác nhƣ địa hình, thủy văn, thổ nhƣỡng và đặc biệt là sinh vật [6]. 3.2.1. Khí hậu tác động đến các yếu tố địa hình, thủy văn trong quá trình thành tạo cảnh quan Quảng Bình Địa hình là nền tảng rắn của cảnh quan, là kết quả tổng hòa của các tác động nội lực và ngoại lực trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp, trong đó có tác động của yếu tố khí hậu nhƣ nhiệt độ, mƣa, ẩm, gió... Trong quá trình thành tạo cảnh quan, các yếu tố khí hậu đã làm tăng cƣờng hoặc kìm hãm các quá trình xói mòn, rửa trôi, bồi tụ hoặc xói lở (là những quá trình ngoại lực tham gia hình thành các dạng địa hình) có thể trực tiếp do mƣa, gió... hoặc gián tiếp qua dòng chảy trên mặt, dòng chảy ngầm. Đối với Quảng Bình, ngoài tác động đến các yếu tố thủy văn làm tăng cƣờng hoặc kìm hãm quá trình vận chuyển, phân bố lại vật chất trong cảnh quan còn là yếu tố tham gia vào việc hình thành các dạng địa hình Cacxtơ độc đáo của vùng đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng. Là yếu tố đảm bảo nguồn nƣớc thƣờng xuyên của các dòng chảy ngầm duy trì cảnh quan ao, hồ, đầm phá ven biển và cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thƣờng xanh trong mùa khô. Có thể thấy rằng, yếu tố khí hậu đã tác động đến địa hình và thủy văn góp phần hình thành nên bộ mặt cảnh quan tỉnh Quảng bình. Đây là những yếu tố vô cơ làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng các thành phần hữu cơ là thổ nhƣỡng và sinh vật. 3.2.2. Khí hậu tác động đến thổ nhưỡng trong hệ thống cảnh quan Quảng Bình Thổ nhƣỡng cũng là một thành phần có vai trò lớn trong quá trình hình thành và phát triển cảnh quan Quảng Bình. Là thành phần có cấu tạo đặc biệt, biểu hiện rõ mối tác động tƣơng hỗ giữa các thành phần vô cơ và hữu cơ trong cảnh quan, đây cũng là thành phần hoàn toàn có tính chất "tái sinh" và đồng thời có tác động trở lại với các thành phần khác trong cảnh quan. Là thành phần đƣợc coi là "sản phẩm của cảnh quan" nhƣng cũng chính là "tấm gƣơng phản chiếu cảnh quan". Trên cơ sở nền tảng rắn của lãnh thổ là nền nham và địa hình, sự phân hóa đa dạng của khí hậu Quảng Bình từ vùng núi phía Tây đến đồng bằng ven biển phía Đông, từ Bắc vào Nam và phân hóa theo độ cao địa hình đã tác động đến các yếu tố trong quá trình phong hóa, tạo nên sự đa dạng, phong phú của thành phần thổ nhƣỡng tỉnh Quảng Bình. Ở miền núi phân bố các loại đất feralit, đất phù sa phân bố ở vùng đồng bằng, thung lũng. Có thể phân chia thành các nhóm đất chính là: Nhóm đất cát; nhóm đất mặn, phèn; nhóm đất glây; nhóm đất phù sa; nhóm đất xám; nhóm đất đỏ và đất bị biến đổi. Phân bố dọc theo bờ biển trên dải các cồn cát ven biển Quảng Bình gồm các loại: cồn cát trắng vàng, đất cát biển trung tính ít chua và đất cát biển chua, ở các huyện ven biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy, chủ yếu ở các cửa sông Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Đất mặn có thể bị mặn nhiều, mặn ít hoặc bị glây; Nhóm đất phèn: Phân bố chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa có vật liệu sinh phèn, phát triển trong môi trƣờng ngập mặn, khó thoát nƣớc, gồm có đất phèn hoạt động nông, đất phèn hoạt động sâu; Nhóm đất glây: Phân bố ở những vùng địa hình thấp, thƣờng xuyên ngập nƣớc, gồm có đất glây chua điển hình và đất glây chua có tầng 122 TRƢƠNG THỊ TƢ hữu cơ sâu; Nhóm đất phù sa: Phân bố ven các con sông, suối. Đƣợc tạo thành từ sản phẩm lắng đọng phù sa, bồi tụ của các sông suối trong tỉnh, gồm có các loại: đất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa chua, đất phù sa glây và đất phù sa có tầng đốm rỉ; Nhóm đất xám: Chiếm hơn 64% diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình và chiếm phần lớn diện tích đất đồi núi, phân bố hầu nhƣ khắp các huyện trong tỉnh, chủ yếu ở khu vực địa hình có độ dốc trên 200, gồm các loại đất xám là đất xám đá lẫn, đất xám cơ giới nhẹ, đất xám bạc màu, đất xám feralit, đất xám kết von, đất xám loang lổ, đất xám mùn trên núi. Căn cứ vào tiêu chuẩn của FAO-UNESCO, có thể phân chia nhóm đất xám thành 7 đơn vị đất và 21 đơn vị đất phụ; Nhóm đất đỏ: Phân bố ở các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa, gồm đất nâu đỏ và đất nâu vàng. Đây là nhóm đất có độ phì cao, tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở Quảng Bình, có thể trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ: cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả ; Nhóm đất bị biến đổi: Gồm các loại: đất mới bị biến đổi, đất biến đổi có tầng loang lổ và đất tầng mỏng [6]. Các đặc trƣng điều kiện nhiệt, ẩm khác nhau ở các khu vực đã tạo nên một hệ thống gồm 19 loại đất khác nhau trên lãnh thổ Quảng Bình. Căn cứ vào hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình, trong quá trình hình thành và phát triển cảnh quan lãnh thổ, sự phân hóa đa dạng, phức tạp của thổ nhƣỡng và lớp phủ thực vật là yếu tố tạo nên tính đa dạng của cảnh quan. Sự phân hóa của các loại đất trên những đá mẹ khác nhau là chỉ tiêu phân chia cấp Loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình. 3.2.3. Khí hậu tác động đến thảm thực vật trong hệ thống cảnh quan Quảng Bình Do điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng phân hóa theo độ cao địa hình nên thảm thực vật tự nhiên ở đây gồm: Rừng lá rộng nhiệt đới ẩm thƣờng xanh phân bố ở độ cao dƣới 800m; rừng lá rộng á nhiệt đới ẩm thƣờng xanh phân bố ở độ cao từ 800 đến 1700m; rừng hỗn giao ôn đới ẩm phân bố ở độ cao trên 1700m trên các đỉnh núi ở phía Tây; trên đất cát có rừng cây bụi thấp với cây lá cứng, thích ứng khô hạn; vùng ven biển có rừng ngập mặn phân bố ở các cửa sông Gianh, sông Nhật Lệ. Quảng Bình ở vị trí địa lý đƣợc xem là một phần của khu vực giao lƣu các luồng sinh vật 2 miền Nam, Bắc, thảm thực vật tự nhiên Quảng Bình rất đa dạng, phong phú về kiểu loại. Có trên 80 họ và 400 loài cây lấy gỗ, trong đó có nhiều loài gỗ quý nhƣ: Lim xanh, Sến, Táu, Đinh, Gụ, Pơmu, gỗ Huê, Mun, Huệnh Hiện nay dƣới tác động của con ngƣời, các loại rừng nguyên sinh đã bị suy thoái, thay thế vào đó là các kiểu rừng thứ sinh nhƣ: tre, nứa, trảng cỏ thứ sinh, cây bụi thứ sinh; thực vật trồng nhƣ: lúa, hoa màu, rừng trồng, cây công nghiệp, cây ăn quả, Rừng nguyên sinh ở đây chỉ còn lại rất ít ở vùng núi phía Tây, trong đó Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những khu rừng nguyên sinh quý hiếm ở Việt Nam. Trong khu bảo tồn này có khoảng hơn 300 loài thực vật và nhiều loài động vật quý hiếm. Thảm thực vật là thành phần có nhiều biến động nhất của lớp vỏ cảnh quan. Các thành phần tự nhiên khác nhƣ địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng nếu có sự thay đổi và phân hóa luôn kéo theo sự biến đổi, phân hóa của thảm thực vật. Thảm thực vật Quảng Bình cũng NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU 123 có những biến đổi và phân hóa tƣơng ứng với các điều kiện địa hình, khí hậu và thổ nhƣỡng hình thành nên 10 kiểu thảm thực vật khác nhau. Nhƣ vậy, các loại khí hậu khác nhau có tác động khác nhau đến quá trình hình thành thổ nhƣỡng, đồng thời cũng chỉ phù hợp cho những loại thảm thực vật nhất định. Đặc điểm phân hóa khí hậu là một trong những yếu tố quyết định sự phân hóa thổ nhƣỡng và thảm thực vật của lãnh thổ. Mỗi loại cảnh quan đƣợc thành tạo trong mối tác động tƣơng hỗ của 1 loại đất và 1 kiểu thảm thực vật, phản ánh sự đa dạng cảnh quan lãnh thổ và thể hiện cụ thể, đầy đủ nhất đặc điểm sinh thái của từng đơn vị lãnh thổ; loại cảnh quan là đơn vị cơ sở để đánh giá cảnh quan. Với sự kết hợp của 19 loại đất và 10 quần xã thực vật hiện tại trên lãnh thổ hình thành nên 130 loại cảnh quan phân bố từ núi trung bình ở phía Tây đến dải cồn cát ven biển phía Đông tỉnh Quảng Bình [6]. 3. KẾT LUẬN Khí hậu là một trong những yếu tố thành tạo nên cảnh quan của một lãnh thổ. Các loại khí hậu khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến quá trình hình thành thổ nhƣỡng; sự phân hóa của khí hậu đã quyết định rất lớn sự phân bố và phát triển của giới thực vật. Vì thế các nhà cảnh quan học xem khí hậu là yếu tố quyết định bộ mặt cảnh quan lãnh thổ. Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình mà khí hậu Quảng Bình có sự phân hóa đa dạng và phức tạp từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và phân hóa theo độ cao, hình thành nên 4 vùng khí hậu gồm 12 loại khác nhau. Đặc điểm đó có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nên bản chất và tính đa dạng cảnh quan lãnh thổ. Khí hậu là chỉ tiêu để xác định cảnh quan Quảng Bình thuộc Hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa, nằm trong Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa Đông lạnh; là căn cứ để phân chia các kiểu và phụ kiểu cảnh quan tỉnh Quảng Bình, là nguồn gốc phát sinh của thảm thực vật hình thành nên Kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa, có một mùa Đông hơi lạnh thống nhất trên toàn lãnh thổ tỉnh Quảng Bình. Sự phân hóa của khí hậu theo đai cao đã quyết định đến thành phần các loài thực vật, phân chia các Phụ kiểu cảnh quan. Khí hậu là nền tảng cho sự phân hóa các loại cảnh quan lãnh thổ thông qua tác động đến các thành phần khác của cảnh quan, trong đó mang tính quyết định là sự phân hóa của thổ nhƣỡng và sinh vật. Chính đặc điểm phân hóa của khí hậu Quảng Bình cũng là nền tảng cho sự phân hóa của thổ nhƣỡng và sinh vật, thành tạo nên 130 loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình, phân bố từ núi trung bình ở phía Tây đến dải cồn cát ven biển phía Đông, tạo nên bản chất đa dạng của cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, sự phân vùng của khí hậu cũng là một trong những cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, phân vùng cảnh quan Quảng Bình. Nghiên cứu đặc điểm phân hóa của khí hậu đối với quá trình thành tạo cảnh quan là những kết quả nghiên cứu làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, phân vùng Cảnh quan tỉnh Quảng Bình phục vụ cho mục đích quy hoạch, phát triển bền vững nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. 124 TRƢƠNG THỊ TƢ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đại (2007). Báo cáo đề tài “Thu thập và chỉnh lý số liệu khí tƣợng, thủy văn Quảng Bình từ năm 1956 đến năm 2005”, Tài liệu lƣu trữ của Trung tâm Dự báo khí tƣợng thủy văn Quảng Bình. [2] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997). Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân (1992). Đặc điểm khí hậu, bản đồ sinh khí hậu Quảng Bình và đánh giá mức độ thích hợp của điều kiện khí hậu 3 vùng dự án cho một số cây trồng và đời sống con ngƣời, Tài liệu lƣu trữ tại Viện địa lý, TTKH&CNQG. [4] A.G. Ixatsenko (1976). Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên (Ngƣời dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh...), NXB Khoa học, Hà Nội. [5] Đặng Duy Lợi và nnk (2006). Địa lý Tự nhiên Việt Nam, NXB ĐHSP Hà Nội. [6] Trƣơng Thị Tƣ (2011). Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Bình, Luận án Tiến sỹ, Viện Địa lý, Viện KH và CN Việt Nam. Title: STUDYING THE CLIMATE CHARACTERISTICS DIFFERENTIATION IN CREATING THE LANDSCAPE OF QUANG BINH PROVINCE Abstract: The climate is a factor that plays a decisive role for the differentiation and the landscape diversity of a territory. Quang Binh is a province that is located in the transition of climates with narrow width terrain, so the climate has its own characteristics and complex fertilizers. Through the study of the charecteristics of Quang Binh’s climate differentiation, as well as its affects to terrain, hydrologic, soils and creatures, the article clarifies the role of this factor in the landscaping process. This is one of the important basis for further research into the factors that creates the landscape of Quang Binh territory, by which we can assess the landscape for the rational use of natural resources and sustainable development. Key words: Climate, landscape, the role of climate, Quang Binh’s climate TS. TRƢƠNG THỊ TƢ Trƣờng Đại học Quảng Bình ĐT: 0915 345 768, Email: truongtu95@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf24_397_truongthitu_18_truong_thi_tu_7028_2020455.pdf