Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Thái Nguyên năm 2009 - Hứa Đình Trọng

Bàn luận về mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với giai đoạn bệnh Ho và khạc đờm là dấu hiệu đầu tiên của BPTNMT, biểu hiện gián đoạn hoặc cả ngày, thời gian ho khạc càng kéo dài thì bệnh càng nặng do hiện tƣợng viêm đƣờng dẫn khí làm biến đối đƣờng dẫn khí, tắc nghẽn đƣờng dẫn khí. Chúng tôi thấy trong từng nhóm thời gian khạc đờm tỉ lệ mắc bệnh ở các giai đoạn tăng dần từ giai đoạn II đến giai đoạn IV. Giai đoạn III, IV tỉ lệ % các triệu chứng trên XQ phổi chuẩn tăng dần đặc biệt hình ảnh phổi quá sang và cơ hoành hạ thấp, tim hình giọt nƣớc chiếm hầu hết bệnh nhân nghiên cứu. Đa số bệnh nhân có hình ảnh XQ là phổi quá sang 103 chiếm 97,2%, cơ hoành hạ thấp có 87 bệnh nhân chiếm 82,0%, tim hình giọt nƣớc chiếm 76,4%, các tần xuất ít gặp hơn là giảm tuần hoàn ngoại vi chiếm 44%, đám mờ phế nang 15,1%, chỉ có 4 bệnh nhân tim to toàn bộ chiếm 3,7%. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu này chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Cần tăng cƣờng truyền thông giáo dục về BPTNMT trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng làm cho mọi ngƣời hiểu ảnh hƣởng của thuốc lá đối với bệnh tật, loại trừ thói quen hút thuốc lá. - Tăng cƣờng giáo dục cho bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân biết cách chăm sóc, chế độ luyện tập, dinh dƣỡng trong giai đoạn ổn định, tránh các tác nhân gây bội nhiễm phổi, phế quản nhằm hạn chế những đợt cấp tính phải nhập viện. - Tại các bệnh viện chuyên sâu nên thành lập đơn vị kiểm soát, quản lý ngoại trú bệnh nhân mắc BPTNMT, hen phế quản nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ cho ngƣời bệnh, tránh những lần cấp tính phải nhập viện gây tốn kém về kinh tế cho gia đình và cho xã hộ

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Thái Nguyên năm 2009 - Hứa Đình Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 70 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI THÁI NGUYÊN NĂM 2009 Hứa Đình Trọng1,*, Nguyễn Thị Yến1, Bùi Thị Thu Hương2 và cs 1Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, 2Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: 1/Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân BPTNMT điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Thái Nguyên năm 2009.2/Phân loại mức độ nặng của BPTNMT theo GOLD 2006. Đối tượng nghiên cứu:106 bệnh nhân COPD điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu:-Đặc điểm chung: Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 61- 70 tuổi (33,0%), nhóm tuổi gặp ít nhất là < 50 tuổi (16,0%); tuổi trung bình là 58,9 ± 7,2; nam chiếm 85%, nữ chiếm 15%.-Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: Thời gian ho khạc trung bình 8,7 ± 7,2 năm, ho khạc từ 10 – 20 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 54,7 %. Đa số bệnh nhân khó thở độ 2 và độ 3; phổi có ran, RRFN giảm, gõ vang và lồng ngực hình thùng; đo chức năng hô FVC giảm so với VC; 30,6%, chỉ số Gaensler < 70 %; 100% chỉ số Tiffeneau ở mức < 70%;chỉ số lƣu lƣợng V75 V50 V25 giảm. Chẩn đoán giai đoạn theo GOLD 2006:đa số bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn sớm ( giai đoạn I). Từ khóa: ĐẶT VẤN ĐỀ* Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đƣợc biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XIX, đây là nhóm bệnh hô hấp thƣờng gặp nhất trong dân chúng ở các nƣớc công nghiệp hoá, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong cao, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của y học hiện đại. Theo tổ chức Y tế thế giới năm 1990 tỉ lệ mắc COPD trên toàn thế giới ƣớc tính khoảng 9,34/1000 ở nam và 7,33/1000 ở nữ là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 6 với 2,2 triệu ngƣời chết. Năm 1997 có khoảng 600 triệu ngƣời mắc BPTNMT và là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4 về các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu [3], [4], [5] ƣớc đoán COPD gây tử vong cho hơn 2,9 triệu ngƣời mỗi năm, dự đoán trong thập kỷ này số ngƣời mắc bệnh tăng 3- 4 lần và đến năm 2020 bệnh đứng hàng thứ 5 trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu [2]. Tần suất COPD gia tăng ở tất cả mọi quốc gia, đặc biệt là ở các nƣớc công nghiệp phát triển. GOLD đã chỉ ra rằng, cho đến nay còn rất thiếu các nghiên cứu dịch tễ đƣợc thiết kế chặt chẽ tin cậy phản ánh đúng tình hình nặng nề của COPD, hầu hết các số * liệu hiện tại đều đƣợc thực hiện ở các nƣớc phát triển. Tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại mức độ năng, nhẹ BPTNMT theo GOLD 2006, chính vì vầy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu. 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân BPTNMT điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Thái Nguyên năm 2009. 2. Phân loại mức độ nặng của BPTNMT theo GOLD 2006. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Chọn mẫu thuận tiện 106 bệnh nhân COPD điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009 đạt tiêu chuẩn bệnh nhân nghiên cƣ́u bao gồm. Tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT Hứa Đình Trọng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 71 - 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 71 Theo tiêu chuẩn của GOLD 2006: FEV1/ VC< 70 % hoặc FEV1/ FVC< 70, test phục hồi FQ âm tính. Phân loại mức độ năng theo GOLD 2006: - Giai đoạn I: FEV1/ FVC80 % TSLT, có hoặc không có triệu chứng mạn tính. - Giai đoạn II: FEV1/ FVC< 70 %, 50%<FEV1<80 % TSLT, thƣờng có các triệu chứng ho mạn tính. - Giai đoạn III: FEV1/ FVC< 70 %, 30% < FEV1< 50 % TSLT, khó thở tăng dần và tái phát làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống. - Giai đoạn IV: FEV1/ FVC< 70 %, FEV1 < 30% TSLT. Tiêu chuẩn loại trừ: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi loại trừ các bệnh sau: - Bệnh nhân bị phối hợp nhƣ: lao phổi, bụi phổi, nấm phổi, ung thƣ phổi. - Bệnh nội khoa khác: Suy tim do nguyên nhân thực thể tại tim, Basedow, cao huyết áp. - Bệnh nhân bị dị tật lồng ngực, cột sống. - Bệnh nha bị suy hô hấp nặng hoặc biến chứng tràn khí màng phổi. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Phương pháp nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân vào viện đƣợc hỏi bệnh, thăm khám kỹ lƣỡng theo mẫu bệnh án, làm xét nghiệm sinh hoá, công thức máu, chụp phim phổi chuẩn, nếu có thể chụp cắt lớp vi tính. Những bệnh nhân nào hƣớng chẩn đoán là BPTNMT chúng tôi chọn vào nhóm nghiên cứu. Khi BN điều trị ổn định chuẩn bị ra viện chúng tôi tiến hành: - Đo chức năng hô hấp có thử test HPPQ để chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn; - Đánh giá triệu chứng cơ năng, thực thể; - Làm xét nghiệm công thức máu; - Làm điện tâm đồ; - Đánh giá biến đổi hình ảnh trên xquang phổi. Cuối cùng đối chiếu triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng với từng giai đoạn bệnh theo GOLD 2006. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 11.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Số lượng tỉ lệ % < 50 tuổi 17 16,0 50 - 60 tuổi 30 28,3 61 – 70 tuổi 35 33,0 71 – 80 tuổi 19 17,9 > 80 tuổi 5 4,7 Tổng số 106 100,0 Nhận xét: Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 61- 70 tuổi có 35 bệnh nhân chiếm 33,0%, nhóm tuổi gặp ít nhất là < 50 tuổi, có 17 bệnh nhân chiếm 16,0%, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 87, ít tuổi nhất là bệnh nhân 42 tuổi, tuổi trung bình là 58,9 ± 7,2. Biểu đồ 1. Đặc điểm về giới Nhận xét: Nam giới có 90 bệnh nhân chiếm 85,0%, nữ giới có 16 bệnh nhân chiếm 15,0%. Tỉ lệ nam/nữ = 90/15 = 6/1. Bảng 2. Thời gian ho khạc Thời gian Số lượng ( n) Tỉ lệ % < 10 năm 29 27,4 85%(n=90) 15%(n= 16) nam n÷ Hứa Đình Trọng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 71 - 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 72 10- 20 năm 58 54,7 > 20 năm 19 17,9 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có thời gian ho khạc 10 - 20 năm cao nhất với số bệnh nhân mắc là58 ngƣời chiếm 54,7%. Đặc điểm lâm sàng. Bảng 3. Triệu chứng sốt Triệu chứng n Tỉ lệ % Không sốt 6 5,7 Sốt nhẹ 57 53,8 Sốt vừa 37 34,9 Sốt cao 6 5,7 Nhận xét: Bệnh nhân vào viện chủ yếu là dấu hiệu sốt nhẹ chiếm 53,8%, có 5,7% không có biểu hiện triệu chứng sốt. Bảng 4. Khám thực thể Triệu chứng Kết quả n % TM cổ nổi tự nhiên 3 2,8 Phản hồi gan TM cổ (+) 1 0,9 Lồng ngực hình thùng 18 16,9 Co kéo cơ hô hấp 12 11,3 RRPN giảm 95 89,6 Các ran bệnh lý 102 96,2 Gõ vang 96 90,5 Gan to 6 5,7 Nhận xét: Hầu hết các bệnh nhân đều có các triệu chứng nhƣ: 2 phổi có các ran bệnh lý, rì rào phế nang giảm, gõ vang do tình trạng ứ khí, ngoài ra có triệu chứng của ứ trệ tuần hoàn ngoại vi ở những bệnh nhân nặng. Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 5. Kết quả đo chức năng hô hấp Các chỉ số Đơn vị Kết quả ( n = 106 ) Khoảng dao động % VC % TSLT 45,1 ± 13,9 18,7 - 82,2 % FVC % TSLT 35,8 ± 13,7 8,8 - 82,3 % FEV1 % TSLT 38,4 ± 13,7 12,3 - 74,4 Gaensler % 78,69 ± 13,2 44 - 105 Tiffeneau % 54,8 ± 10 30,5 - 79,4 % V75 % 18,5 ± 19,7 7,3 - 8,1 TSLT %V50 % TSLT 16,5 ± 8,3 5,2 - 40,1 % V25 % TSLT 29,7 ± 14,2 7,3 - 66,2 Nhận xét: Giá trị trung bình VC, FVC, FEV1 đều < 80% TSLT. Chỉ số Tiffeneau < 70%, các chỉ số % V75 ,V50 , V25 đều giảm. Bảng 6. Giá trị của Gaensler và Tiffeneau từ kết quả đo chức năng hô hấp Chỉ số Gaensler Tiffeneau 70% <70% > 70% (n) 33 73 106 0 % 30,6 69,4 100 0,0 Nhận xét: 100% bệnh nhân có chỉ số Tiffeneau dƣới 70%, trong khi chỉ số Gnensler < 70% chỉ chiếm 30,6%. Bảng 7. Đặc điểm về hồng cầu, hemoglobin, hematorit Chỉ số Đơn vị X ± SD Dao động HC T/L ( 10 12 /l) 4,58 ± 0,66 3,1 - 6,2 Hb Gam/l 136 ± 15 98 - 173 Ht % 40,2 ± 4,4 12,2 - 52,3 Nhận xét: - Kết quả trung bình HC , Hb, Ht đều nằm trong giới hạn bình thƣờng , có 2 bệnh nhân kết quả HC > 5,5T/L, không có bệnh nhân nào có Ht > 55%. - Có 37 bệnh nhân có biểu hiện tâm phế mạn trên điện tâm đồ chiếm 30%, 70% có điện tâm đồ bình thƣờng. Bảng 8. Kết quả biến đổi điện tâm đồ KQ điện tâm đồ Bình thường Dày nhĩ phải Dày thất phải Dày cả nhĩ phải, thất phải Rối loạn dẫn truyền (n) 69 19 6 12 15 % 65,1 17,9 5,6 11,3 14,2 Nhận xét : Có 30% bệnh nhân tâm phế mạn trong đó có 19 bệnh nhân dày nhĩ phải đơn thuần (17,9%) , 6 bệnh nhân dày thất phải đơn thuần ( 5,6%), bệnh nhân dày cả nhĩ và thất Hứa Đình Trọng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 71 - 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 73 chiếm 11,3%. Số bệnh nhân rối loạn dẫn truyền có 15 chiếm 14,2% nằm trong số dày nhĩ phải hoặc dày thất phải hoặc dày cả nhĩ và thất. Bảng 9. Đặc điểm xquang phổi Đặc điểm Xq phổi n % Cơ hoành phẳng dẹt 18 16,9 Cơ hoành hạ thấp 87 82,0 Cơ hoành hình bậc thang 31 29,2 Phổi quá sáng 103 97,2 Giảm tuần hoàn ngoại vi 47 44,3 Khoảng sáng sau xƣơng ức > 2,5 cm 30 28,3 Tim hình giọt nƣớc 81 76,4 Tim to toàn bộ 4 3,7 Đám mờ phế nang 16 15,1 Nhận xét: Đa số bệnh nhân có hình ảnh XQ là phổi quá sang 103 chiếm 97,2%, cơ hoành hạ thấp có 87 bệnh nhân chiếm 82,0%, tim hình giọt nƣớc chiếm 76,4%, các tần xuất ít gặp hơn là giảm tuần hoàn ngoại vi chiếm 44%, đám mờ phế nang 15,1%, chỉ có 4 bệnh nhân tim to toàn bộ chiếm 3,7%. Bảng 10. Giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2006 Giai đoạn n % I 1 0,9 II 69 65,1 III 31 29,2 IV 5 4,7 Nhận xét: Bệnh nhân chủ yếu ở giai đoạn II có 69 chiếm 65,1%, bệnh nhân ở giai đoạn III có 31 chiếm 29,2%, có 5 bệnh nhân ở giai đoạn IV chiếm 4,7%, chỉ có 1 bệnh nhân ở giai đoạn I chiếm 0,9%. BÀN LUẬN Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm về tuổi và giới: Trong 106 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình là 62,7 ± 8,2, tuổi cao nhất là 89, tuổi thấp nhất là 43. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 61 – 70 chiếm 33,0%, sau đó là 51 – 60 tuổi chiếm 28,3%. Tuổi > 80 chỉ có 5 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với một số kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Ngô Thị Thu Hƣơng (2005) tuổi trung bình là 63,8 ± 9,1[9]. Theo Mark D. Eisner et al ( 2005): [20] tuổi trung bình 64 ± 6. Kết quả này thấp hơn của Ngô Quý Châu ( 2001 - 2002) [3,4] tuổi trung bình từ 65 – 74. Giới: Trong 106 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam/nữ là 6/1, nam 85 chiếm 85%, nữ 16 chiếm 15%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn một số tác giả: Ngô Thị Thu Hƣơng (2005) tỉ lệ nam/nữ là 9/1, thấp hơn Ngô Quý Châu ( 2002) tỉ lệ nam/nữ là 3,7. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh COPD thƣờng tăng theo mức độ hút thuốc lá, yếu tố này đƣợc xem nhƣ là nguy cơ chính gây tăng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đặc điểm về thời gian ho khạc: Thời gian ho khạc trung bình 8,7 ± 7,2 năm , bệnh nhân có thời gian ho khạc nhiều nhất là 30 năm, ít nhất là 2 năm, nhóm ho khạc từ 10 – 20 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 54,7 %. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của Lê Thị Vân Anh (2006) [1]. thời gian ho khạc trung bình là 8,9 ± 7,5 năm. Bàn luận về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng Triệu chứng cơ năng: Triệu chứng cơ năng quan trọng nhất của BPTNMT là khó thở, đặc điểm của khó thở là tăng tiến, lúc đầu thở khi gắng sức sau khó thở cả khi nghỉ. Đa số bệnh nhân khó thở độ 2 và độ 3. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân nhập viện trong đợt cấp đây cũng là lý do chính để bệnh nhân phải nhập viện. Cùng với triệu chứng khó thở là triệu chứng khạc đờm, 100% bệnh nhân có ho khạc đờm tăng và thay đổi màu sắc đờm (đục, vàng, xanh) nhƣng khi bệnh nhân xuất viện chỉ còn khạc đờm trắng và số lƣợng giảm bởi tiêu chuẩn xuất viện của chúng tôi là không còn dấu hiệu nhiễm khuẩn. Triệu chứng toàn thân chủ yếu là biểu hiện của suy tim phải có ứ trệ tuần hoàn ngoại vi Hứa Đình Trọng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 71 - 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 74 nhƣ phù, tím môi và đầu chi, ngoài ra đây còn là biểu hiện của suy hô hấp. Triệu chứng thực thể: Trong COPD triệu chứng thực thể không phải là tiêu chuẩn để chẩn đoán nhƣng triệu chứng thực thể đánh giá mức độ nặng của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng nổi bật là phổi có ran, RRFN giảm, gõ vang và lồng ngực hình thùng. Nguyên nhân dân đến đợt cấp chủ yếu là nhiễm khuẩn phổi, phế quản tăng tiết dịch làm tắc nghẽn đƣờng thở. Một trong những diễn biến nặng của COPD là suy tim, nguyên nhân do tăng áp lực động mạch phổi dẫn đến phì đại thất phải gây suy tim phải, cuối cùng là suy tim toàn bộ. Cận lâm sang: Thăm dò chức năng thông khí phổi bằng máy đo chức năng hô hấp là kỹ thuật quan trọng vì đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán BTNMT. Đo chức năng hô hấp lúc ổn định có làm test hồi phục phế quản với thuốc giãn phế quản để chẩn đoán phân biệt và xác định giai đoạn bệnh. Kết quả đo chức năng hô hấp có 2 chỉ số đáng quan tâm để xác định tắc nghẽn là FEV1 tỷ số FEV1 /FVC hay FEV1 /VC [3,4]. Giai đoạn nặng FEV1 giảm, FVC giảm. Trong nghiên cứu của chúng tôi giá trị FVC đều giảm hơn so với VC. Chính vì vậy theo bảng 3. 3.2 chỉ số Gaensler < 70 % chỉ có 30,6%, trong khi số Tiffeneau 100% ở mức < 70%. Nhận xét này của chúng tôi phù hợp với các tác giả Trƣơng Thị Kim Nga (2006) [7]. Nguyễn Thị Chỉnh, Trịnh Bỉnh Dy (1996) [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi các chỉ số về lƣu lƣợng V75 V50 V25 đều giảm. Kết quả này phù hợp với Ngô Quý Châu ( 2002) Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh ( 2002) [8]. Blanchard A.R ( 2003) [13]. Kết quả XQ phổi không phải là tiêu chuẩn để chẩn đoán BPTNMT nhƣng có giá trị để loại trừ các bệnh phổi khác ( u phổi, xơ phổi, lao phổi). Đa số bệnh nhân có rãn phế nang. Bàn luận về chẩn đoán giai đoạn theo GOLD 2006 Cơ sở để phân loại BPTNMT là dựa vào thể tích thở ra tối đa ở giây đầu tiên (FEV1). Các quan điểm chẩn đoán giai đoạn BPTNMT trên thế giới dựa vào một số trƣờng phái chính sau: - Hội lồng ngực Australia và NewZealand ( TSANZ 1995) - Hội lồng ngực Hoa Kỳ ( AST 1995) - Hội hô hấp châu Âu ( ERS 1995) - GOLD ( Chƣơng trình khởi động toàn cầu về BPTNMT do Hội huyết học, Tim mạch, Hô hấp Hoa Kỳ phối hợp với TCYTTG đƣa ra) trong đó GOLD 2006 là bản chỉnh sửa của GOLD 2003. Theo GOLD 2006 RLTKTN khi FEV1/FVC < 70% có 4 giai đoạn từ giai đoạn I đến giai đoạn IV. So sánh với các kết quả nghiên cứu trong nƣớc chúng tôi thấy đa số bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn của bệnh. Nguyễn Quỳnh Loan (2002) [11]. Hoàng Minh (2004 [12]. Điểm khác biệt so với các tác giả nƣớc ngoài thì đa số bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn sớm ( giai đoạn I) có lẽ do họ đƣợc kiểm soát tốt tại cộng đồng. Theo Global Initiative for Chronic Obstructive pulmonary deseae. http: www.goldcopd.com ( accessd July 27, 2004) [16]. Johnson M.K, Stevenson R.D (2002) [19] có tới 79% nhập viện ở giai đoạn I. Bàn luận về mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với giai đoạn bệnh Ho và khạc đờm là dấu hiệu đầu tiên của BPTNMT, biểu hiện gián đoạn hoặc cả ngày, thời gian ho khạc càng kéo dài thì bệnh càng nặng do hiện tƣợng viêm đƣờng dẫn khí làm biến đối đƣờng dẫn khí, tắc nghẽn đƣờng dẫn khí. Chúng tôi thấy trong từng nhóm thời gian khạc đờm tỉ lệ mắc bệnh ở các giai đoạn tăng dần từ giai đoạn II đến giai đoạn IV. Giai đoạn III, IV tỉ lệ % các triệu chứng trên XQ phổi chuẩn tăng dần đặc biệt hình ảnh phổi quá sang và cơ hoành hạ thấp, tim hình giọt nƣớc chiếm hầu hết bệnh nhân nghiên cứu. Đa số bệnh nhân có hình ảnh XQ là phổi quá sang 103 chiếm 97,2%, cơ hoành hạ thấp có 87 bệnh nhân chiếm 82,0%, tim hình giọt nƣớc chiếm 76,4%, các tần xuất ít gặp hơn là Hứa Đình Trọng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 71 - 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 75 giảm tuần hoàn ngoại vi chiếm 44%, đám mờ phế nang 15,1%, chỉ có 4 bệnh nhân tim to toàn bộ chiếm 3,7%. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu này chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Cần tăng cƣờng truyền thông giáo dục về BPTNMT trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng làm cho mọi ngƣời hiểu ảnh hƣởng của thuốc lá đối với bệnh tật, loại trừ thói quen hút thuốc lá. - Tăng cƣờng giáo dục cho bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân biết cách chăm sóc, chế độ luyện tập, dinh dƣỡng trong giai đoạn ổn định, tránh các tác nhân gây bội nhiễm phổi, phế quản nhằm hạn chế những đợt cấp tính phải nhập viện. - Tại các bệnh viện chuyên sâu nên thành lập đơn vị kiểm soát, quản lý ngoại trú bệnh nhân mắc BPTNMT, hen phế quản nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ cho ngƣời bệnh, tránh những lần cấp tính phải nhập viện gây tốn kém về kinh tế cho gia đình và cho xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Blanchard A.R ( 2003): “ treatment of acute excerbation of COPD”, Clincornstone, 5(1) pp 28- 39. [2]. Ciro casanova et al ( 2004): “ Inspiratory to total Lung capacity Radio Predicts Mortality in Patients with chronic obstructive pulmonary deseae” Am J Respir Crit Care Med, Vol 171 pp 291- 597. [3]. David M. Mannino M. D ( 2003) “ Choronic obstructive pulmonary diease Definition and Epidemilogy” Respicare, 48(2): 1185- 1191. [4]. Global Initiative for Chronic Obstructive pulmonary deseae. http: www.goldcopd.com ( accessd July 27, 2004) [5]. Halbert R.J, Isonaka S. ( 2003): “ Interpretting COPD prevalence estimates. What is the true burden of diseases”, Chest, 123. 1684- 1692. Hứa Đình Trọng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 71 - 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 76 SUMMARY STUDYING CHARACTERISTICS OF CHRONIC OBSTRUCTIVE LUNG DISEASE IN THAI NGUYEN IN 2009 Hứa Đình Trọng1,*, Nguyễn Thị Yến1, Bùi Thị Thu Hương2 et al 1Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, 2Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Objective: 1/To describe clinical and sub-clinical characteristics of chronic obstructive lung disease in patients being treated at TB and Lung disease Hospital in Thai Nguyen province in 2009. 2/To classify the disease levels based on GOLD 2006. Samples:106 patients with COPD admitted to TB and Lung disease Hospital in Thai Nguyen from January 2009 to December 2009 for treatment. Research method: Cross-sectional and prospective descriptive study. Study results:-General characteristics: People aged between 61 and 70 are more vulnerable to the disease (33,0%), People aged under 50 rarely get the disease (16,0%); The average age is 58,9 ± 7,2; Male is 85%, and female is 15%.-Clinical and subclinical characteristics: The period of time with coughing and spitting is 8,7 ± 7,2 years on average, coughing and spitting occur to people aged between 10 years and 20 years (54,7 %) most. Most of the patients have difficulty in breathing at level 2 and 3; lungs are echoing as touching and chest frame has bin shape; FVC is reduced comparing to VC; 30,6%, Gaensler < 70 %; 100% of Tiffeneau indicators stand at < 70%; V75 V50 V25 are decareased. Diagnosis made based on GOLD 2006: Most of the patients are early admitted to hospital (Stage I). Keywords: *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32951_36782_2782012953137076_9866_2052504.pdf
Tài liệu liên quan