1. Kết luận
Cá thiều có miệng dưới và rộng; răng hàm
nhọn và sắc, răng vòm miệng hình thành nhiều
cụm lớn, có răng hầu; có 4 cung mang và lược
mang thưa; dạ dày lớn hình chữ V và có nhiều
nếp gấp; ruột hình ống và dài. Thành phần
thức ăn của cá thiều khá đa dạng và phong
phú bao gồm 23 loài (14 loài cá, 6 loài giáp
xác, 2 loài động vật da gai và 1 loài thân mềm).
Tần suất xuất hiện các nhóm thức ăn: nhóm
cá chiếm 60,46%, nhóm động vật thân mềm
chiếm 38,46%, nhóm động vật giáp xác chiếm
32,97% và nhóm động vật da gai chiếm
24,18%. Tần suất xuất hiện các loại thức ăn:
mực ống (38,46%), hải sâm (19,78%), cá sơn
(16,48%), cá đổng (10,99%), cua (7,69%), ghẹ
(7,69%) và ruốc (7,69%). Chỉ số độ no (FI) dạ
dày cá bậc 0 và 1 chiếm chủ yếu (73,74%). Cá
thiều là cá ăn đáy, phổ thức ăn rộng và cá ăn
động vật.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CÁ THIỀU
(Arius thalassinus Ruppell, 1837)
STUDY ON NUTRITION PARAMETERS OF GAINT SEA CATFISH
(Arius thalassinus Ruppell, 1837)
Trần Văn Phước1, Nguyễn Đình Mão2
Ngày nhận bài: 13/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 20/10/2015; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016
TÓM TẮT
Cá thiều là loài có giá trị kinh tế. Cá thiều được nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng tại Kiên Giang từ tháng
8/2010 đến tháng 7/2014. Mẫu cá được thu hàng tháng từ ngư dân và các chợ địa phương. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, cá thiều có miệng rộng; răng hàm nhọn và sắc; răng vòm miệng nhỏ và mọc thành 3 – 4 cụm; răng
hầu nhỏ, nhám và mọc thành 2 cụm. Thực quản ngắn, rộng và thành dày. Dạ dày lớn, hình chữ V, thành dày
và có nhiều nếp gấp bên trong. Tương quan giữa chiều dài ruột và thân cá thiều là 1,76. Thành phần thức ăn
đa dạng và phong phú gồm 23 loài thuộc 4 nhóm: cá (14 loài – 60,87%), động vật giáp xác (6 loài - 26,09%),
động vật da gai (2 loài – 8,70%), động vật thân mềm (1 loài – 4,35%). Tần suất các nhóm thức ăn khác nhau,
nhóm cá chiếm 60,46%, nhóm động vật thân mềm là 38,46%, nhóm động vật giáp xác là 32,97% và nhóm động
vật da gai là 24,18%. Cá thiều là loài ăn động vật và ăn tầng đáy.
Từ khóa: độ no, tần suất thức ăn, tiêu hóa, thức ăn, tương quan
ABSTRACT
Gaint sea catfi sh is a commercial valuable species. The this study was carried out in Kien Giang province
from August, 2010 to July, 2014. Specimens were collected from fi shermen and local markets once a month.
The results showed that the giant sea catfi sh was large mouth, molar tooth pointed, vomerine toothplate small
- consisting of three – four separate patches, fauces toothplate small - consisting of two separate patches.
Oesophagus was short and wide. Stomach was large and V- shape. Relative length of the gut was 1.76. The
composition of food items was very diversifed including 23 species identifi ed. There were four groups, fi shes
(14 species - comprised about 60.87%), crustacean (6 species - about 26.09%), teleosts (2 species - about
8.70%) and molluscs (1 species - about 4.35%). Percentage composition of food group was different, fi shes
group comprised about 60.46%, mollusc group about 38.46%, crustacean group about 32.97% and teleosts
group about 24.18%. Gaint sea catfi sh was a voracious carnivore and primarily a bottom feeder.
Keywords: Fullness stomach, percentage composition of food, digestion, food, correlation
1, 2: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá Thiều Arius thalassinus (Ruppell, 1837)
là loài phân bố tương đối rộng ở các vùng biển.
Trên thế giới, cá thiều phân bố ở các vùng biển
Biển Đỏ, Tây Bắc Ấn Độ Dương, Philippines và
Vịnh Thái Lan [12]. Ở Việt Nam, cá thiều phân bố
hầu hết các vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Trung
Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó,
chúng tập trung nhiều nhất ở vùng biển Tây
Nam Bộ [1]. Đây là loài cá có kích thước lớn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63
(có thể đạt 15kg/cá thể) và có giá trị kinh tế lớn
nhất trong họ cá úc (Ariidae) (70.000 đồng/kg).
Trên thế giới và Việt Nam đến nay, những
nghiên cứu về đặc điểm sinh học cá thiều còn
rất hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu về phân
loại, phân bố và sơ lược đặc điểm sinh trưởng
và mùa vụ sinh sản của cá thiều. Một trong
những đặc điểm sinh học quan trọng cần
nghiên cứu là đặc điểm dinh dưỡng cá thiều.
Các nội dung cần nghiên cứu như hình thái
cấu tạo cơ quan tiêu hóa, độ no, thành phần và
tần suất xuất hiện thức ăn. Đây là lần đầu tiên
đặt vấn đề nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá
thiều. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định dữ
liệu đặc điểm dinh dưỡng cá thiều, góp phần
hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học
và làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh
sản nhân tạo cá thiều trong tương lai. Vì vậy,
nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá thiều
là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa khoa học lớn.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/210
đến tháng 07/2014 trên đối tượng cá Thiều
(Arius thalassinus Rüppell, 1837) (Lt ≥ 448 mm).
Mẫu cá thiều thu tại cảng cá Tắc Cậu - huyện
Châu Thành; chợ Rạch Sỏi và Nông Lâm Hải
sản - TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Mẫu cá
được phân tích tại Trường Đại học Kiên Giang
và Phòng thí nghiệm Môi trường thuộc
Trường Đại học Nha Trang. Tổng số mẫu
nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng cá thiều
là 240 mẫu. Các nội dung nghiên cứu như ống
tiêu hóa (Quan sát, mô tả miệng, hàm, răng,
cung mang, lược mang, dạ dày, ruột cá); Tương
quan giữa chiều dài toàn thân và ruột (Relative
length of the gut - RLG) (n = 190): RLG = Lr/Lt [3];
Xác định độ no dạ dày (n = 240) gồm 5 bậc:
từ bậc 0 đến bậc 4 [9]; Chỉ số độ no (FI):
FI = (Số dạ dày có cùng độ no/Tổng số dạ dày
mẫu) x 100 [7] (n = 240); Chỉ số dạ dày rỗng
(CV): CV = (ES/TS) x 100 [8] (n = 240); Xác
định thành phần thức ăn (n = 91): nghiên cứu
thành phần thức ăn theo phương pháp của
Pillay (1953) và Biswas (1993) [13], [4]; Nghiên
cứu tần số xuất hiện các loại thức ăn theo hệ số
% của các thành phần thức ăn có trong dạ dày
cá [2] (n = 91): %.
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần
mềm Microsoft Excel 2007.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Cấu tạo ống tiêu hóa của cá thiều
1.1. Khoang miệng hầu của cá thiều
Kết quả quan sát hình thái cấu tạo ống tiêu hóa
của cá thiều cho thấy cá có miệng dưới và rộng,
cả hai hàm đều có răng nhỏ nhọn và sắc (hình 1).
Hình 1. Hình dạng miệng của cá thiều Hình 2. Hình dạng răng của cá thiều
a: răng hàm trên; b: răng vòm miệng; c: răng hầu và d: thực quản
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hình 3. Hình dạng cung mang (a), lược mang (b) và tơ mang (c) cá thiều
1.2. Thực quản, dạ dày và ruột của cá thiều
Cá thiều có thực quản rất ngắn, rất rộng và
thành dày (hình 2, d).
Dạ dày cá thiều tương đối lớn hình chữ
V, thành dạ dày dày và bên trong dạ dày có
nhiều nếp gấp. Khối lượng dạ dày cá thiều
khi không thức ăn dao động từ 35 - 270g
và có khả năng chứa thức ăn đến 1500g (hình
4, 5).
Ruột cá có hình ống và khá dài (Lr = 590 -
2750 mm, trung bình là 1445,82 ± 317,12 mm)
(hình 6).
Bảng 1. Kích thước ruột và dạ dày cá thiều
TT Chỉ tiêu/Số mẫu Dao động Trung bình
1 Khối lượng ruột (g)/n=190 10 – 250 64,56 ± 31,60
2 Chiều dài ruột (mm)/n=190 590 – 2750 1445,82 ± 317,12
3 Khối lượng dạ dày có thức ăn (g)/n=240 40 – 1500 165,76 ± 88,59
4 Khối lượng dạ dày không thức ăn (g)/n=240 35 – 270 104,77 ± 42,44
Hình 4. Hình dạng một số nội quan của cá thiều
a: dạ dày; b: ruột; c: bóng hơi; d: gan
Cá thiều có răng hàm trên nhiều, nhọn
sắc và hướng vào trong; răng vòm miệng nhỏ,
nhám và mọc thành 3 - 4 cụm lớn mỗi bên (đây
là một trong những dấu hiệu phân loại của
loài); răng hầu nhỏ, nhám và mọc thành 2 cụm
hai bên (hình 2).
Cá thiều có 4 cung mang hình lưỡi liềm, lược
mang mảnh, dài và thưa. Số lược mang trên cung
mang thứ nhất dao động từ 10 - 13, chủ yếu là 13
(chiếm 57,08%, n = 233). Lược mang là hệ thống
que sụn gắn vào xương cung mang, lược mang đối
diện với tơ mang, lược mang có màu trắng (hình 3).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65
Từ kết quả nghiên cứu về cấu tạo ống tiêu
hóa của cá thiều và so sánh với nghiên cứu của
Blaber và cộng sự (1994) [5] có thể nhận định
rằng: cá thiều thuộc nhóm cá ăn thịt động vật vì
có miệng rộng; răng hàm nhọn và sắc, răng vòm
miệng hình thành nhiều cụm lớn, có răng hầu;
lược mang thưa; dạ dày lớn và có nhiều nếp gấp.
Tuy nhiên, tính ăn của cá thiều cần nghiên cứu
thêm về thành phần và tần suất xuất hiện thức
ăn để có kết luận chính xác và khoa học hơn.
2. Tương quan giữa chiều dài toàn thân và
ruột cá thiều
Chiều dài toàn thân cá thiều dao động từ 448
- 1119 mm, trung bình là 778,02 ± 133,88 mm.
Khối lượng cá thiều dao động từ 890 - 15.495
g/con, trung bình là 5.145,98 ± 2.640,80 g/con
(n = 360). Cá thiều là loài có kích thước lớn
nhất trong họ cá úc (Ariidae).
Chiều dài ruột cá thiều dao động từ
590 - 2750 mm và trung bình là 1445,82 ±
317,12 mm. Tương quan giữa chiều dài
toàn thân và ruột cá thiều được xác định:
Lr/Lt = 0,98 - 2,46, trung bình là 1,76 ± 0,29 (n = 190).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 1 < Lr/Lt < 3 như
vậy cá thiều là loài ăn tạp. Tuy nhiên để xác
định chính xác cá thiều ăn đối tượng gì thì cần
nghiên cứu thêm về thành phần và tần suất
xuất hiện thức ăn của chúng.
3. Thành phần và tần suất (%) xuất hiện
thức ăn của cá thiều
3.1. Thành phần thức ăn của cá thiều
Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong
91 mẫu dạ dày cá thiều được trình bày ở bảng
2 và minh họa ở hình 7.
Hình 7. Một số loại thức ăn của cá thiều
Hình 5. Hình dạng dạ dày cá thiều Hình 6. Hình dạng ruột của cá thiều
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Thành phần thức ăn của cá thiều khá đa
dạng và phong phú bao gồm 23 loài thuộc
4 nhóm: nhóm cá (14 loài - 60,87% tổng số
loài), động vật thân mềm (1 loài - 4,35%), động
vật da gai (2 loài - 8,70%) và động vật giáp
xác (6 loài - 26,09%). Như vậy có thể khẳng
định rằng, cá thiều là loài có phổ thức ăn rộng.
Thành phần thức ăn của cá thiều cũng tương
tự thành phần thức ăn của một số loài khác
thuộc họ cá úc (Ariidae) như Galeichthys
felis [10], Arius felis [15], Arius truncatus và
A. caelatus [6], A. thalassinus [14], Tachysurus
thalassinus [11].
3.2. Tần suất xuất hiện thức ăn của cá thiều
Tần suất xuất hiện các nhóm thức ăn trong
dạ dày cá thiều khác nhau. Nhóm cá chiếm tỷ lệ
là 60,46%, nhóm động vật thân mềm chiếm tỷ
lệ là 38,46%, nhóm động vật giáp xác chiếm tỷ
lệ là 32,97% và nhóm động vật da gai chiếm tỷ
lệ là 24,18% (hình 8). Kết quả nghiên cứu này
có khác hơn so với nghiên cứu của Mojumder
(1968) đã xác định tần suất (%) xuất hiện các
nhóm thức ăn của loài Tachysurus thalassinus
(tên đồng danh của loài Arius thalassinus
Ruppell, 1837). Các loại thức ăn như cua, tôm,
mực và giáp xác chiếm 67%; cá xương chiếm
22% và thân mềm chiếm 4% [11].
Bảng 2. Thành phần thức ăn trong dạ dày cá thiều (n = 91)
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
1 Loligo chinensis Gray, 1849 Mực ống
2 Holothuria sp. Hải sâm đen
3 Ambassis burensis Bleeker, 1856 Cá sơn
4 Branchiostegus japonicus (Houttump, 1782) Cá đổng
5 Portunus pelagics (Linnaeus, 1766) Ghẹ xanh
6 Scylla serratta (Forskal, 1775) Cua biển
7 Acetes sp. Ruốc
8 Stromateoides argenteus (Euphrasen, 1788) Cá chim trắng
9 Leiognathus equulus (Forskal, 1775) Cá liệt chấm lưng
10 Epinephelus areolatus (Forsskal, 1775) Cá mú chấm
11 Asterias rubens Linnaeus, 1758 Sao biển
12 Terapon puta (Cuvier, 1829) Cá căng vảy nhỏ
13 Secutor ruconius (Hamilton, 1822) Cá liệt vằn lưng
14 Harpiosquilla harpax (De Haan, 1884) Tôm tít (biển)
15 Penaeus monodon Fabricus, 1798 Tôm sú
16 Scylla olivacen Herbst, 1796 Cua đỏ
17 Synaptura ortentalis (Bloch & Schneider, 1795) Cá bơn lá mít
18 Upeneus sp. Cá phèn
19 Aluterus monoceros (Linnaeus, 1758) Cá bò 1 gai lưng
20 Decapterus sp. Cá nục
21 Alepes kleinii (Bloch, 1793) Cá ngân
22 Acentrogobicus caninus (Valenciennes, 1837) Cá bống tro
23 Platycephalus indicus (Linnaeus, 1758) Cá chai Ấn Độ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67
Tần suất xuất hiện các loại thức ăn trong
dạ dày cá thiều khác nhau. Các loại thức ăn
thường gặp trong dạ dày cá thiều như mực
ống (38,46%), hải sâm đen (19,78%), cá sơn
(16,48%), cá đổng (10,99%), cua (7,69%), ghẹ
(7,69%) và ruốc (7,69%) (bảng 3).
Hình 8. Tần suất các nhóm thức ăn trong dạ dày cá thiều
Bảng 3. Tần suất xuất hiện các loại thức ăn trong dạ dày cá thiều (n = 91)
TT Tên Việt Nam Tần suất (%) TT Tên Việt Nam Tần suất (%)
1 Mực ống 38,46 13 Cá liệt vằn lưng 3,30
2 Hải sâm đen 19,78 14 Tôm tít (biển) 3,30
3 Cá sơn 16,48 15 Tôm sú 3,30
4 Cá đổng 10,99 16 Cua đỏ 3,30
5 Ghẹ xanh 7,69 17 Cá bơn lá mít 2,20
6 Cua biển 7,69 18 Cá phèn 2,20
7 Ruốc 7,69 19 Cá bò 1 gai lưng 2,20
8 Cá chim trắng 6,59 20 Cá nục 1,10
9 Cá liệt chấm lưng 4,40 21 Cá ngân 1,10
10 Cá mú chấm 4,40 22 Cá bống tro 1,10
11 Sao biển 4,40 23 Cá chai Ấn Độ 1,10
12 Cá căng vảy nhỏ 3,30
Kết quả phân tích về thành phần và tần suất xuất hiện thức ăn cho thấy, cá thiều có phổ thức ăn
rộng, là loài ăn động vật.
4. Độ no của dạ dày và một số chỉ số dinh dưỡng khác của cá thiều
4.1. Độ no và chỉ số độ no (FI)
Đa số mẫu cá thiều nghiên cứu có độ no dao động từ bậc 0 đến bậc 4, chủ yếu là bậc 0 chiếm
37,07% và bậc 1 chiếm 36,67%. Chỉ số độ no (FI) cá thiều được minh họa ở hình 9. Chỉ số độ no FI
cao nhất ở bậc 0 và 1.
Hình 9. Chỉ số độ no dạ dày cá thiều (n = 240)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
4.2. Chỉ số dạ dày rỗng, CV
Chỉ số dạ dày rỗng, CV = 37,07%, (20 ≤ CV
< 40) (n = 240). Điều này cho thấy, cá thiều là
loài tương đối phàm ăn. Kết quả nghiên cứu này
nhằm minh họa thêm về tính ăn của cá thiều.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cá thiều có miệng dưới và rộng; răng hàm
nhọn và sắc, răng vòm miệng hình thành nhiều
cụm lớn, có răng hầu; có 4 cung mang và lược
mang thưa; dạ dày lớn hình chữ V và có nhiều
nếp gấp; ruột hình ống và dài. Thành phần
thức ăn của cá thiều khá đa dạng và phong
phú bao gồm 23 loài (14 loài cá, 6 loài giáp
xác, 2 loài động vật da gai và 1 loài thân mềm).
Tần suất xuất hiện các nhóm thức ăn: nhóm
cá chiếm 60,46%, nhóm động vật thân mềm
chiếm 38,46%, nhóm động vật giáp xác chiếm
32,97% và nhóm động vật da gai chiếm
24,18%. Tần suất xuất hiện các loại thức ăn:
mực ống (38,46%), hải sâm (19,78%), cá sơn
(16,48%), cá đổng (10,99%), cua (7,69%), ghẹ
(7,69%) và ruốc (7,69%). Chỉ số độ no (FI) dạ
dày cá bậc 0 và 1 chiếm chủ yếu (73,74%). Cá
thiều là cá ăn đáy, phổ thức ăn rộng và cá ăn
động vật.
2. Kiến nghị
Cần nghiên cứu bổ sung về đặc điểm
dinh dưỡng của cá thiều giai đoạn cá nhỏ
(Lt < 448 mm).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Thủy sản (1996). Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Trưởng ban Ban biên tập: Nguyễn Tấn Trịnh. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
2. Pravdin. I. F (1963). Hướng dẫn nghiên cứu cá. Phạm Thị Minh Giang dịch. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 278 trang.
Tiếng Anh
3. Al–Husaaini, A.H. (1949), On the functional morphology of the alimentary tract of some fi shes in relation to
differences in their feeding habits: Anatomy and histology. Quarterly Journal of Microscopical Science, Vol
s3-90: 109-139.
4. Biswas SP. (1993), Manual of Methods in Fish Biology. 1st Edn., South Asian Publishers Pvt. Ltd., New Delhi,
ISBN: 1-881318-18-4, pp: 157.
5. Stephen J. M. Blaber, David T. Brewer and John P. Salini (1994), Diet and dentition in tropical ariid catfi shes
from Australia, Journal of Environmental Biology of Fishes, Volume 40, Number 2: 159-174.
6. Pang Suh Cern. (1990), Some aspects of biology of Arius truncatus (C&V) and Arius caelatus (Val.)
(Osteichthyes, Tachysuridae) in the Sungai Salak mangrove estuary, Sarawak, Malaysia. Department of
Fisheries, Ministry of Agriculture Malaysia.
7. Dadzie, D., F. Abou-Seedo and E. Ai-Qattar (2000), The food and feeding habits of the silver pomfret, Pampus
argenteus (Euphrasen), in Kuwait waters. Journal of Applied Ichthyology. Volume 16, Issue 2: 61-67.
8. Euzen, O. (1987), Food habits and diet composition of some fi sh of Kuwait. Kuwait Bull. Mar. Sci., 9: 58-65.
9. Lebedev, N. Y. (1946), Elementary population fi sh. Zool. Zhurn., 25, 121 - 135.
10. Merriman D. (1940), Morphological and embryo1 ogical studies on two species- of marine catfi sh, Bagre
marinus and Galeichths felis. Zoologica 25 (13): 221 - 248.
11. Mojumder (1968), Food of catfi sh Tachysurus thalassinus (Ruppell). Central Marine Fisheries Research
Institute; Sub-station, Visa khaptnam.
12. Nelson JS. (2006), Fishes of the World, John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0471250317.
13. Pillay, T. V. R. C. (1953), A Critique of methods of study food of fi sh. J. Zool. Soc. India 4: 185 - 200.
14. Rainbott W.J. (1996), Fishes of the Cambodian Mekong. FAO species identifi cation fi eld guide for fi shery
purposes. Rome, FAO, 265 p.
15. Yanez-Arancibia A, Lara-Dominguez AL. (1988), Ecology of three sea catfi shes (Ariidae) in a tropical coastal
ecosystem - Southern Gulf of Mexico. Marine ecology – Progress series, Vol. 49: 215 - 230.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_dinh_duong_ca_thieu_arius_thalassinus_ru.pdf