Nghiên cứu cải tiến chuồng lưới nhằm nâng cao năng xuất khai thác cho nghề lưới đăng tỉnh Khánh Hòa
1. Kết luận
1.1. Về kết cấu
Hoàn thiện chuồng lưới Đăng cải tiến với
diện tích: 40 x 20 x20 m, gồm 01 cửa chuồng
với 02 cánh lưới hướng vào trong chuồng nhằm
hướng toàn bộ đàn cá di chuyển vào chuồng.
1.2. Về vật liệu chế tạo chuồng lưới
- Kích thước mắt lưới chuồng cải tiến gồm
02 loại: lưới tường chính: PE 200D/24-25 mm
và lưới chao của chuồng lưới là PE 200D/72-
50 mm. Dây giềng chính được thiết kế ghép
đôi và theo qui cách: 2 x PP 4 tao Ф12 (S+Z).
- Sử dụng hệ thống khuyên chì hình tròn
đường kính 0,2 m gồm 50 khuyên x 50 kg/khuyên.
Qui cách lắp đặt là lắp ở phần giữa tường lưới
với khoảng cách 1,5 met/khuyên.
1.3. Về hiệu quả chuồng lưới cải tiến
Sử dụng chuồng lưới cải tiến hạn chế
được đến hơn 90% lượng cá thất thoát ra
ngoài trong quá trình khai thác; đảm bảo độ
bền kết cấu của cả hệ thống lưới Đăng trong
quá trình khai thác; rút ngắn được khoảng 50%
thời gian khai thác và 40% số lượng lao động
cho mỗi hợp tác xã (HTX) lưới Đăng.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu cải tiến chuồng lưới nhằm nâng cao năng xuất khai thác cho nghề lưới đăng tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CH UỒNG LƯỚI NHẰM NÂNG CAO
NĂNG XUẤT KHAI THÁC CHO NGHỀ LƯỚI ĐĂNG TỈNH KHÁNH HÒA
STUDY ON CHAMBER INNOVATION TO ENHANCE THE QUANTITY OF SET-NET
FISHERIES IN KHANH HOA PROVINCE
Trần Đức Phú1, Nguyễn Y Vang1
Ngày nhận bài: 02/11/2016; Ngày phản biện thông qua: 30/11/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017
TÓM TẮT
Với yêu cầu đặt ra cho nghề lưới Đăng tỉnh Khánh Hòa hiện nay là cải tiến kết cấu lưới nhằm hạn chế
lượng cá thất thoát trong quá trình khai thác (40%). Trên cơ sở đề tài xuất xứ “Nghiên cứu cải tiến cấu trúc
lưới đăng ở Nha Trang, Khánh Hòa” và hệ thống lưới Đăng truyền thống của ngư dân đang sử dụng, với 03
lần thử nghiệm trên biển, dự án đã hoàn thiện thiết kế chuồng lưới cải tiến bao gồm kết cấu và vật liệu chế tạo
chuồng lưới cho hệ thống lưới Đăng truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuồng lưới Đăng đã được
hoàn thiện đảm bảo các yêu cầu: (1) hạn chế được đến hơn 90% lượng cá thất thoát ra ngoài trong quá trình
khai thác; (2) Đảm bảo độ bền kết cấu của cả hệ thống lưới Đăng trong quá trình khai thác; (3) Rút ngắn được
khoảng 50% thời gian khai thác và 40% số lượng lao động cho mỗi Hợp tác xã (HTX) lưới Đăng.
Từ khóa: lưới Đăng, chuồng lưới cải tiến
ABSTRACT
Given the demand to improve Khanh Hoa province’s set-net fi sheries to limit the loss of quantity in total
catch (estimated about 40%)and based onthe previous study “Research to improve the structure of set-nets
in Nha Trang Bay, Khanh Hoa province” and the traditional set-net currently used by fi shermen , this study
was set on the structural and material innovative chambers that are suitable for the traditional set-nets. The
innovated chamber had been tested and observed to have responded to three requirements: (1) Preventing
about 90‰f quantity loss of catch; (2) Ensuring the endurance of the whole system structure of the traditional
set-net; (3) Reducing about 50‰f the time in catch and 40%in number of labors per set-net structure..
Keywords: set-net fi sheries, innovative chamber
1 Viện Khoa học và Công nghệ khai thác - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lưới Đăng với nguyên lý đánh bắt đơn giản
có tính chọn lọc cao, khai thác các đàn cá nổi di
cư theo dòng hải lưu ven bờ (chủ yếu là cá Thu) là
một trong những nghề thân thiện với môi trường,
được Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm
góp phần giải quyết vấn đề về quá tải cường
lực, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ven bờ [1, 3].
Tỉnh Khánh Hòa, hàng năm với 05 Hợp tác xã
(HTX) nghề lưới Đăng cho sản lượng hàng năm
khoảng 1.025 tấn, doanh thu đạt hơn 250 tỷ
đồng [4, 8]. Có thể nói, nghề lưới Đăng đã đóng
góp một phần không nhỏ vào tổng sản lượng
khai thác được của toàn tỉnh đặc biệt là cung
cấp hải sản tươi, chất lượng cao cho nhu cầu
trong nước và xuất khẩu [5, 6].
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53
Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây
cho thấy sản lượng cá Thu khai thác bởi nghề
lưới Đăng bị thất thoát một số lượng đáng
kể trong quá trình khai thác. Nguyễn Y Vang,
2012 nghiên cứu về công nghệ lưới Đăng của
tỉnh Khánh Hòa cho thấy có hơn 40% lượng
cá bị thất thoát ra bên ngoài trong quá trình
khai thác. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được
nguyên nhân chủ yếu cho việc thất thoát này là
do công nghệ lưới Đăng truyền thống đặc biệt
là chuồng lưới không thu hết được sản lượng
cá di chuyển vào chuồng. Bên cạnh đó, trên cơ
sở đánh giá những khuyết điểm trong cấu trúc
lưới Đăng truyền thống, Trường Đại học Nha
Trang đã nghiên cứu phát triển cấu trúc lưới
Đăng truyền thống thành một hệ thống lưới
Đăng cải tiến dựa trên các mô hình lưới Đăng
hiện đại đã được công bố ở các nước trong
khu vực như Đài Loan, Thái lan và Indonesia
[2, 9, 10, 11]. Tuy nhiên, việc sử dụng các mô
hình lưới Đăng này vẫn còn nhiều hạn chế,
chủ yếu là vốn đầu tư quá cao, trong khi đó
hiệu quả của nó vẫn chưa được chứng minh
qua các đợt thực nghiệm.
Trước sự suy giảm sản lượng cá thu khai
thác bở nghề lưới Đăng tỉnh Khánh Hòa hiện
nay (495 tấn năm 2015 so với 1025 tấn năm
2010) cần hạn chế lượng cá thất thoát trong
quá trình khai thác (40%) bởi những hạn chế
trong cấu trúc lưới Đăng truyền thống mà cụ
thể là chuồng lưới thu cá và qui trình khai thác.
Trên cơ sở đề tài xuất xứ “Nghiên cứu cải tiến
cấu trúc lưới đăng ở Nha Trang, Khánh Hòa”
[4] và hệ thống lưới Đăng truyền thống của
ngư dân đang sử dụng [7], dự án “Hoàn thiện
quy trình sản xuất hệ thống lưới Đăng khai
thác cá Thu ở vùng biển Khánh Hòa” tiến hành
nghiên cứu thiện chuồng lưới cải tiến để vừa
hạn chế được lượng sản phẩm thất thoát vừa
rút ngắn thời gian và số lượng lao động trong
qui trình khai thác, đảm bảo hạ thấp giá thành
đầu tư cho ngư dân.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Cải tiến chuồng lưới thu cá cho hệ thống
lưới Đăng truyền thống.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu
HTX nghề lưới Đăng Bích Hải, đặt tại khu
vực vịnh Nha Trang.
2.2. Hệ thống lưới Đăng mẫu
Dựa vào hệ thống lưới Đăng của đề tài
xuất xứ, tiến hành cải tiến chuồng lưới để tiến
hánh đánh bắt thử nghiệm. Cấu trúc và vị trí
đặt chuồng lưới cải tiến vào hệ thống lưới
Đăng của đề tài xuất xứ như Hình 1 và Hình 2.
Hình 1. Tổng thể hệ thống lưới Đăng cải tiến
1-Neo dằn; 2-Phao bè; 3- Chuồng lưới cải tiến; 4-Cửa chuồng phụ; 5-Chuồng phụ
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
Qui cách tường lưới chuồng cải tiến: Lưới
chuồng bao gồm 02 phần lưới liên kết với nhau
đó là lưới chao và thân lưới chính. Lưới chao
là phần nối giữa giềng phao và thân lưới, có
kích thước mắt lưới là 50mm, phần thân lưới
có kích thước mắt lưới là 25 mm. Vật liệu thiết
kế theo qui cách: Lưới chao: PE 200D/72 - 50
mm (xanh), thân lưới chính: PE 380D/24 - 25
mm (xanh). Dây giềng chính được thiết kế
ghép đôi và theo qui cách: 2 x PP 4 tao Ф12
(S+Z) Bản vẽ thiết kế lưới cụ thể như sau:
2.3. Phương pháp bố trí thực nghiệm
Bố trí 03 chuyến biển thực nghiệm, mỗi
chuyến gồm 15 ngày khai thác. Số lượng tàu
thuyền đánh bắt thử nghiệm: 02 tàu, số lượng
lao động phục vụ khai thác: 25 người. Mục đích
của các đợt thử nghiệm là theo dõi và hoàn
thiện chuồng lưới Đăng cải tiến đảm bảo độ
bền kết cấu khi lắp đặt vào hệ thống lưới Đăng
truyền thống và kiểm chứng hiệu quả khai thác
của chuồng lưới cải tiến thông qua sản lượng
khai thác đối chứng với chuồng lưới phụ.
- Thử nghiệm lần 1: gồm 16 mẻ lưới. Sử
dụng mẫu lưới Đăng của đề tài xuất xứ với một
số cải tiến về chuồng lưới thu cá. Trong đợt thử
nghiệm này, cửa chuồng lưới cải tiến có kết
cấu 01 cánh lưới để hướng đàn cá di chuyển
vào chuồng cải tiến. Sơ đồ thực nghiệm như
Hình 1 và 2.
- Thử nghiệm lần 2: gồm 17 mẻ lưới. Mẫu
chuồng lưới cải tiến tương tự như lần 1, tuy nhiên
tại lần thử nghiệm thứ 2 sử dụng 50 khuyên chì
hình tròn với khối lượng 5 kg/khuyên, lắp đặt
ở khoảng giữa lưới chuồng với khoảng cách là
1.5 mét/khuyên để hạn chế khoảng trôi dạt của
tường lưới chuồng cải tiến dưới tác động của
dòng chảy. Sơ đồ bố trí khuyên chì cho chuồng
lưới cải tiến như Hình 4.
- Thử nghiệm lần 3: gồm 14 mẻ lưới. Sử
dụng hệ thống lưới Đăng có chuồng lưới cải tiến
Hình 2. Mô hình chuồng lưới Đăng cải tiến
Hình 3. Bản vẽ thiết kế lưới chuồng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55
như lần thử nghiệm 2. Tuy nhiên, tại lần thử
nghiệm thứ 3, cửa chuồng lưới cải tiến được
thiết kế gồm 02 cánh lưới, hướng vào phía
trong chuồng trùng với hướng di chuyển của
đàn cá khi vào chuồng. Sơ đồ thực nghiệm
như Hình 5.
Hình 4. Bố trí hệ thống khuyên chì cho tường lưới chuồng cải tiến
Hình 5. Thiết kế cửa lưới cho chuồng lưới cải tiến
2.4. Thu thập số liệu thực địa và phương pháp
- Sản lượng khai thác của cả 02 chuồng
lưới trong cùng mẻ lưới: Ứng với mỗi mẻ lưới
của 03 đợt thử nghiệm, nhóm nghiên cứu tiến
hành khai thác sản phẩm tại chuồng lưới cải
tiến theo đúng qui trình khai thác lưới Đăng
cải tiến. Sau khi khai thác xong sản phẩm ở
chuồng lưới cải tiến, tiến hành cho thợ lặn
quan sát sản lượng cá còn lại ở chuồng phụ
(chuồng lưới truyền thống). Nếu quan sát thấy
lượng cá còn ở chuồng phụ, tiến hành cho khai
thác cá ở đây theo qui trình khai thác truyền
thống của ngư dân. Sản lượng ở 02 chuồng
lưới theo từng mẻ lưới được thống kê để
đối chứng.
- Tốc độ và hướng của dòng chảy: số liệu
tốc độ và hướng của dòng chảy qua 03 đợt thử
nghiệm được quan trắc và thu thập thông qua
tốc kế Model FP 111 và FP-211 – Global Water
gồm 02 hướng chính là Đông (E) và Tây Bắc
(NW). Số liệu này sau đó được tính trung bình
cho cả 03 đợt thử nghiệm.
- Sử dụng 02 thợ lặn quan quát đàn cá di
chuyển vào chuồng phụ và chuồng cải tiến,
sản lượng tại 02 chuồng được báo cáo trước
khi tiến hành thu lưới. Thợ lặn cũng tiến hành
quan sát và đo đồng thời khoảng cách trôi
dạt của tường lưới chuồng (D) dưới tác động
của dòng chảy. Khoảng cách D cũng được
tính trung bình cho cả 03 đợt thử nghiệm để
tiến hành đánh giá. Ngoài ra, hướng đàn cá
di chuyển vào chuồng cũng được quan sát
bằng 02 camera dưới nước (Underwater
Camera 004) được đặt ở cửa chuồng phụ và
cửa chuồng cải tiến.
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chuồng lưới
cải tiến và hoàn thiện
Hiệu quả của chuồng lưới cải tiến được
đánh giá thông qua tỷ lệ sản lượng cá Thu
được khai thác ở chuồng phụ (P) so với
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
tổng sản lượng của 02 chuồng cải tiến (Qc) và
chuồng phụ (Qp: là sản lượng cá Thu không
vào chuồng cải tiến). Theo đó, với tổng sản
lượng Qc + Qp không đổi, nếu P càng nhỏ thì
hiệu quả chuồng cải tiến càng cao và ngược lại.
càng nhỏ thì tính hiệu quả của chuồng chính
càng cao và ngược lại. Tỷ lệ sản lượng cá Thu
không vào chuồng chính được tính theo công
thức: P = 100 * Qp/(Qc+Qp) (%), trong đó:
P (%): Tỷ lệ cá Thu không vào chuồng chính
(tỷ lệ sản lượng thu hoạch ở chuồng phụ);
Qp: sản lượng cá thu được khai thác ở
chuồng phụ (kg);
Qc: sản lượng cá thu được khai thác ở
chuồng chính (kg)
Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính đơn
Simple Linear Regression Model (lm) để kiểm
tra mối tương quan giữa tỷ lệ P và khoảng cách
D trong lần thử nghiệm thứ 1 và giá trị trung
bình của P và D trong các lần thử nghiệm. Sự
liên quan giữa hai đại lượng P và D là cơ sở cho
việc sử dụng hệ thống khuyên chì cho tường
lưới trong lần thử nghiệm thứ 2 và 3 nhằm
hạn chế khoảng cách D do tác động của dòng
chảy. Kết quả khảo sát sự tương quan giữa giá
trị trung bình P và D qua các lần thử nghiệm
là để kiểm kiệm hiệu quả của việc sử dụng hệ
thống khuyên chì cho tường lưới chuồng cải
tiến. Nếu việc hạn chế khoảng cách D có ảnh
hưởng tích cực đến sản lượng cá vào chuồng
chính (giá trị P nhỏ) thì việc sử dụng hệ thống
khuyên chì là hiệu quả và ngược lại.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hoàn thiện tường lưới của chuồng lưới
Đăng cải tiến
Tiến hành kiểm tra sự tương quan của 02
giá trị D và P trong đợt thử nghiệm cho thấy
khoảng cách trôi dạt của lưới ảnh hưởng đến
khả năng di chuyển của đàn cá vào chuồng
cải tiến.
Hình 6. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa P và D
ở lần thử nghiệm 1
Hình 7. Sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa
giá trị trung bình P và D qua 3 đợt thử nghiệm
Sử dụng mô hình lm (Hình 6) với
R2 = 0,913 và p < 0,05 cho thấy khoảng cách
D càng lớn thì sản lượng cá vào chuồng cải
tiến càng nhỏ và ngược lại. Đây là cơ sở để
thực hiện thử nghiệm hệ thống vòng khuyên
để hạn chế khoảng cách D trong lần thử
nghiệm thứ 2 và 3 để hoàn thiện tường lưới
chuồng cải tiến.
Bảng 1. Sản lượng khai thác qua các đợt thử nghiệm giữa chuồng cải tiến và chuồng phụ
Đợt thử
nghiệm
Chuồng cải tiến Chuồng phụ Tốc độ dòng chảy
trung bình (m/giây) D (m)Tổng Tỷ lệ % Tổng P (%)
1 1593.7 59.85 1069 40.15 2.6 5.9
2 4454 88.88 557 11.12 2.2 3.2
3 4274 98.34 72 1.66 2.2 2.7
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57
Kết quả thử nghiệm cho thấy khi sử dụng
hệ thống khuyên chì cho tường lưới chuồng
cải tiến, tỷ lệ sản lượng khai thác ở chuồng
lưới cải tiến của lần thử nghiệm thứ 2 và 3
tăng đáng kể đến 89% và 98% ở các lần thử
nghiệm thứ 2 và thứ 3 tương ứng so với lần
1 là 60%. Kết quả sử dụng mô hình lm (Hình
7) cho giá trị trung bình của 3 đợt thử nghiệm
với R2= 0,99% và p<0,05 cho thấy mặc dù tốc
độ dòng chảy trung bình trong lần thử nghiệm
thứ 2 và 3 thấp hơn lần 1 (2.2 m/s so với 2.6
m/s) nhưng khoảng cách D giảm theo các lần
thử nghiệm nên giá trị P thu được là rất thấp
(1,66%), điều này có nghĩa là sản lượng khai
thác bằng chuồng cải tiến chiếm tỷ lệ cao
(99%). So với sản lượng bị thât thoát trong
quá trình khai thác của chuồng lưới truyền
thống (40%) [4], lượng cá thoát ra khỏi chuồng
lưới cải tiến chỉ là 1,66%, điều này có nghĩa
là sử dụng chuồng cải tiến giảm được khoảng
hơn 90% lượng cá thoát ra ngoài. Như vậy
tường lưới chuồng cải tiến được hoàn thiện
với hệ thống vòng khuyên với qui cách là
1,5mét/khuyên x 50 khuyên x 5kg/khuyên.
2. Hoàn thiện cửa chuồng lưới Đăng cải tiến
Kết quả của đợt thử nghiệm thứ 3 cho thấy,
sau khi điều chỉnh thiết kế cửa chuồng lưới cải
tiến và đưa vào hoạt động, sản lượng khai thác
được ở các mẻ lưới có dòng chảy tác động theo
hướng E được khai thác gần 90% ở chuồng
lưới cải tiến (8/9 mẻ lưới so với 36.4% và 43%
của đợt thử nghiệm thứ 1 và 2. Đối với hướng
dòng chảy NW, sản lượng cũng được khai thác
toàn bộ ở chuồng lưới cải tiến. Kết quả này cho
thấy việc thay đổi thiết kế cửa lưới là phù hợp
và mang lại hiệu quả cho chuồng lưới dưới tác
dộng của dòng chảy trong khu vực.
Với kết quả phân tích trên, việc sử dụng
chuồng lưới cải tiến với cửa lưới được thiết
kế mới mang lại hiệu quả cao đối với 02 dòng
chảy chính E và NW thịnh hành tại khu vực
khai thác. Từ đó, nhóm nghiên cứu quyết định
lấy mẫu chuồng lưới cải tiến này để hoàn thiện
công nghệ và tiến hành thử nghiệm lần thứ
3 để hoàn thiện qui trình khai thác nghề lưới
Đăng có chuồng lưới cải tiến.
3. Thời gian khai thác mẻ lưới của hệ thống
lưới Đăng có chuồng lưới cải tiến
Bảng 2. Số lượng mẻ lưới khai thác ở 02 chuồng lưới theo các hướng dòng chảy
qua các đợt thử nghiệm
Đợt thử nghiệm
Số mẻ lưới khai thác của 02 chuồng lưới theo các hướng dòng chảy qua 3 đợt thử nghiệm
Chuồng cải tiến Chuồng phụ
Tổng
Đông (E) Tây Bắc (NW) Đông (E) Tây Bắc (NW)
Đợt 1 4 5 7 0 16
Đợt 2 6 3 8 0 17
Đợt 3 8 4 1 1 14
Bảng 3. Thống kê thời gian khai thác của 01 mẻ lưới qua các lần thử nghiệm (phút)
Mẻ lưới 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Đợt 1 54 60 60 50 65 55 60 70 65 70 60 55 60 65 60 55 -
Đợt 2 40 50 45 40 45 40 50 50 55 45 40 45 50 50 45 50 50
Đợt 3 40 35 42 45 40 35 40 35 35 45 40 50 45 40 - - -
Bảng 4. Thời gian khai thác và số lượng lao động trung bình cho một mẻ lưới ở 02 chuồng lưới
Đợt thử nghiệm Chuồng cải tiến Chuồng phụ
Thời gian thu lưới Trung bình/mẻ (phút) 45 95
Số lượng lao động bố trí cho 1 mẻ lưới 25 40
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
Thời gian khai thác mẻ lưới được cải thiện
đáng kể và hoàn thiện qua 3 lần thử nghiệm
với thời gian khai thác trung bình cho một mẻ
lưới sử dụng chuồng lưới cải tiến là 45 phút
với số lượng lao động là 25 người. Trong khi
đó, với chuồng lưới truyền thống, thời gian
trung bình cho một mẻ lưới là 95 phút với số
lượng lao động là 45 người. Điều này cho thấy,
chuồng lưới cải tiến không chỉ cải thiện về
sản lượng khai thác mà hạn chế được một
lượng đáng kể về thời gian khai thác một mẻ
lưới và số lượng lao động. Kết quả này là cơ
sở để nhóm nghiên cứu hoàn thiện về qui trình
khai thác và toàn bộ hệ thống lưới Đăng cải
tiến cho vùng biển tỉnh Khánh Hòa.
4. Về độ bền kết cấu hệ thống lưới Đăng
có chuồng lưới cải tiến
Bảng 5. Thống kê kết cấu khung lưới Đăng qua các đợt thử nghiệm
Đợt thử
nghiệm
Khung lưới Khung chuồng lưới cải tiến
Tổng
Số neo bị trôi Đứt dây dằn (lần)
Dây triên
chính đứt
(lần)
Phao bè hư
(cái)
Đứt dây triên
(lần) Biến dạng
Đứt dây dằn
(lần)
1 2 1 0 1 0 4 0 8
2 1 1 0 1 0 1 0 4
3 1 0 0 1 0 0 0 2
Bảng 5 cho thấy kết quả thống kê các sự
cố xảy ra đối với các thiết bị kết cấu khung lưới
Đăng giảm dần qua các đợt thử nghiệm dưới
tác dụng của dòng chảy. Các sợ cố xảy ra chủ
yếu là khung chuồng lưới cải tiến bị biến dạng
(4 lần trong đợt thử nghiệm thứ 1) và được
khắc phục hoàn toàn sau khi sử dụng hệ thống
khuyên chì để hạn chế khoảng cách trôi dạt D
(không xảy ra sự cố ở lần thử nghiệm thứ 3).
Các sự cố còn lại về số lượng neo bị trôi, đứt
dây chằn và hư phao bè là không đáng kể đối
với tổng số thiết bị này được sử dụng cho toàn
bộ hệ thống lưới (0,04%). Kết quả thử nghiệm
cho thấy, việc sử dụng chuồng lưới cải tiến
cho hệ thống lưới Đăng truyền thống đảm bảo
được độ bền trong quá trình khai thác.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về kết cấu
Hoàn thiện chuồng lưới Đăng cải tiến với
diện tích: 40 x 20 x20 m, gồm 01 cửa chuồng
với 02 cánh lưới hướng vào trong chuồng nhằm
hướng toàn bộ đàn cá di chuyển vào chuồng.
1.2. Về vật liệu chế tạo chuồng lưới
- Kích thước mắt lưới chuồng cải tiến gồm
02 loại: lưới tường chính: PE 200D/24-25 mm
và lưới chao của chuồng lưới là PE 200D/72-
50 mm. Dây giềng chính được thiết kế ghép
đôi và theo qui cách: 2 x PP 4 tao Ф12 (S+Z).
- Sử dụng hệ thống khuyên chì hình tròn
đường kính 0,2 m gồm 50 khuyên x 50 kg/khuyên.
Qui cách lắp đặt là lắp ở phần giữa tường lưới
với khoảng cách 1,5 met/khuyên.
1.3. Về hiệu quả chuồng lưới cải tiến
Sử dụng chuồng lưới cải tiến hạn chế
được đến hơn 90% lượng cá thất thoát ra
ngoài trong quá trình khai thác; đảm bảo độ
bền kết cấu của cả hệ thống lưới Đăng trong
quá trình khai thác; rút ngắn được khoảng 50%
thời gian khai thác và 40% số lượng lao động
cho mỗi hợp tác xã (HTX) lưới Đăng.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục đầu tư nghiên cứu chiều cao hợp
lý của tường lưới chuồng cải tiến để hạn chế
tác động của dòng chảy và rút ngắn thời gian
khai thác cũng như tải trọng của lưới trong quá
trình khai thác.
- Dự án chỉ đặt vị trí chuồng cải tiến dựa trên
kết quả nghiên cứu của đề tài xuất xứ nên tính
phù hợp giữa cửa chuồng cải tiến và cửa chuồng
lưới truyền thống cần được nghiên cứu để đặt
vị trí chuồng cải tiến cho phù hợp với hướng di
chuyển của đàn cá khi vào trong chuồng.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59
- Dưới ảnh hưởng của sự ấm lên của bề
mặt nước biển, cần có những nghiên cứu
chính xác về hướng di chuyển của đàn cá Thu
theo dòng chảy ven bờ, từ đó nghiên cứu lựa
chọn mẫu lưới Đăng phù hợp cho từng khu vực
nơi có đàn cá di cư đi qua.
- Nghiên cứu nhân rộng mô hình khai thác
cho tất cả các HTX lưới Đăng trên toàn tỉnh
Khánh Hòa để nâng cao hiệu quả kinh tế cho
nghề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa, 2013. Báo cáo tổng quan nghề cá tỉnh Khánh Hòa.
2. Lê Trọng Phấn, Hồ Bá Đỉnh, Nguyễn Hữu Phụng, Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, 2003. Nghiên cứu điều
tra nghề lưới đăng ở Nha Trang. Tuyển tập nghiên cứu biển, 2003, XIII: 207 – 214.
3. Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa, 2011. Tổng kết hoạt động nghề đăng năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ trọng
tâm năm 2012.
4. Nguyễn Y Vang, 2012. Nghiên cứu cải tiến cấu trúc lưới đăng ở Nha Trang, Khánh Hòa.
5. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản. 2005. Tổng quan nghề cá Khánh Hòa. Hà Nội.
6. Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2006. Chương trình phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tiếng Anh
7. Fishing Gear and Method in Southeast Asia
8. IUCN Hon Mun MPA Pilot Project, 2002. Historical, socio–economics and ecological effects of the ‘dam dang’
fi xed net fi shery in Hon Mun MPA.
9. Set Net Fishing International Exchange Projects
10.
11. SEAFDEC, 2008. Institution of the Set Net Fishers Group for the Development of Sustainable Coastal Fisheries
Management: the Case of Rayong Province, Thailand
12. SEAFDEC, 2012. A special Publication for the promotion of sustainable Fissheries for Food security in the
Asean Region, Bangkok, Thailand. ISSN, 1685-6546.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cai_tien_chuong_luoi_nham_nang_cao_nang_xuat_khai.pdf