SUMMARY
Fimbrial adhesins are important toxic factors of enterotoxigenic E. coli (ETEC) strains, whereby they
have the ability to adhere to small intestine of the host. K88 (F4) is the first fimbrial adhesin was detected in
ETEC strains from piglet, and it is the most popular fimbrial adhesin of E. coli strains causes diarrhea in
weaned piglets. In previous report, we successful expressed the faeG gene encoding fimbrial adhesin K88-
1NT in recombinant E. coli BL21 (DE3). Highest level of K88-1NT was determined after induction by 0.1%
lactose for 6 h at 35oC when cell density (OD600) reached a value of 0.5. Induction medium including
Na2HPO4.12H2O 1%, KH2PO4 0.3%, NaCl 0.05%, (NH4)2SO4 1%, MgSO4.7H2O 0.2%, glucose 1.5%,
tryptone 1% and yeast extract 1%. Purified K88-1NT protein from Ni2+ affinity chromatography had a
molecular weight of 31 kDa.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu cải thiện mức độ biểu hiện của kháng nguyên bám dính K88 tái tổ hợp phân lập từ escherichia coli mang độc tố đường ruột của lợn con cai sữa - Nguyễn Hoàng Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 120-125
120
NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA KHÁNG NGUYÊN
BÁM DÍNH K88 TÁI TỔ HỢP PHÂN LẬP TỪ Escherichia coli MANG ĐỘC TỐ
ĐƯỜNG RUỘT CỦA LỢN CON CAI SỮA
Nguyễn Hoàng Lộc1*, Nguyễn Thị Khánh Quỳnh3, Hoàng Tấn Quảng2, Trần Thúy Lan2,
Lê Mỹ Tiểu Ngọc2, Đinh Thị Bích Lân2, Phùng Thăng Long4
1Trường đại học Khoa học, Đại học Huế, *nhloc@hueuni.edu.vn
2Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế
3Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên - Huế
4Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT: Kháng nguyên bám dính là các yếu tố gây độc quan trọng của các chủng E. coli gây bệnh
đường ruột (ETEC), từ đó mà vi khuẩn có khả năng xâm nhiễm vào ruột non của vật chủ. K88 (F4) là
kháng nguyên bám dính đầu tiên được phát hiện trong các chủng ETEC phân lập từ lợn và là kháng
nguyên bám dính phổ biến nhất ở các chủng E. coli gây bệnh tiêu chảy trên lợn con sau cai sữa. Chúng tôi
đã tạo dòng và biểu hiện thành công gen faeG mã hóa kháng nguyên bám dính K88-1NT trong vi khuẩn
E. coli BL21 (DE3). Kết quả tối ưu hóa các điều kiện sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp K88-1NT cho thấy
chúng được sản xuất mạnh nhất sau 6 giờ cảm ứng bằng lactose 0,1%, mật độ tế bào (OD600) đạt 0,5 ở
35oC. Môi trường cảm ứng bao gồm Na2HPO4.12H2O 1%, KH2PO4 0,3%, NaCl 0,05%, (NH4)2SO4 1%,
MgSO4.7H2O 0,2%, glucose 1,5%, tryptone 1%, và dịch chiết nấm men 1%. Sản phẩm K88-1NT tinh sạch
bằng sắc ký ái lực Ni2+ có khối lượng phân tử khoảng 31 kDa.
Từ khóa: Escherichia coli, độc tố đường ruột, kháng nguyên bám dính, lợn con cai sữa.
MỞ ĐẦU
Kháng nguyên bám dính là các yếu tố gây
độc quan trọng của các chủng E. coli gây bệnh
đường ruột, nhờ các yếu tố bám dính có trên bề
mặt như K88, K99, 987P, F17, F18 và F41, vi
khuẩn E. coli mới có khả năng bám và xâm
nhiễm vào ruột non của vật chủ để gây bệnh [13].
Hầu hết các bộ phận bám dính đều được tìm thấy
trên các vi khuẩn đường ruột và được gọi là
fimbriae. Fimbriae là những cấu trúc liên kết có
tính đa phân tử, khả năng miễn dịch cao và có
khả năng liên kết với các thụ thể đặc hiệu [14].
Sau khi phát hiện ra kháng nguyên K88 (F4)
lần đầu tiên vào năm 1976, đã có nhiều công
trình nghiên cứu đặc điểm và vai trò của yếu tố
này trong quá trình xâm nhiễm của vi khuẩn gây
bệnh [12]. Thiry et al. (1989) [16] đã tạo dòng
các trình tự DNA mã hóa kháng nguyên F4 và
phân tích sự biểu hiện của pili này trong các
plasmid pBR322, pACYC184. Nghiên cứu của
Van den Broeck et al. (2000) [17] cho thấy, F4
fimbriae được mã hóa bởi một nhóm 10 gen có
chức năng riêng biệt, được ký hiệu tương ứng từ
faeA-faeJ; trong đó, faeG là tiểu đơn vị chính.
Verdonck (2004) [18] đã phân lập gen mã hóa
faeG, tạo dòng trong vector pET30Ek-LIC và
biểu hiện với đuôi tận cùng His- và
S-tag trong tế bào chất của E. coli BL21(DE3).
FaeG tái tổ hợp có hoạt tính sinh học giúp lợn
con chống lại sự xâm nhiễm của ETEC.
Chúng tôi đã tạo dòng và biểu hiện thành
công các kháng nguyên bám dính F4 (K88-
1NT) tái tổ hợp trong tế bào E. coli BL21 (DE3)
[8]. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết
quả tối ưu biểu hiện của kháng nguyên này ở
quy mô phòng thí nghiệm.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu sử dụng là chủng E. coli
BL21(DE3) tái tổ hợp mang gen faeG-1NT [8].
Nuôi cấy vi khuẩn
Nuôi cấy vi khuẩn E. coli tái tổ hợp trong
bình tam giác loại 250 mL chứa 50 mL môi
trường dinh dưỡng (pH 7) ở 37oC, tốc độ lắc
200 vòng/phút và tỷ lệ cấy giống là 0,1%. Cảm
ứng biểu hiện kháng nguyên K88-1NT được
thăm dò khi quá trình nuôi cấy đạt OD600 = 0,5-
4,0, nhiệt độ cảm ứng từ 20-37oC với IPTG 0,5
Nguyen Hoang Loc et al.
121
mM. Thăm dò sử dụng lactose thay thế IPTG
làm chất cảm ứng với các nồng độ từ 0,1-2%.
Các môi trường được sử dụng để sản xuất kháng
nguyên K88-1NT là LB [8], TB [15], YJ [9], cải
tiến M9ZB [5] và HSG [11].
Điện di SDS-PAGE
Thu hồi sinh khối tế bào E. coli tái tổ hợp
sau khi cảm ứng bằng ly tâm, phá vỡ tế bào
bằng phương pháp sốc nhiệt và tách chiết
protein hòa tan tổng số theo Champion™
pET200 Directional TOPO® Expression Kit
(Invitrogen, Hoa Kỳ).
Biểu hiện của kháng nguyên bám dính được
kiểm tra bằng điện di polyacrylamide gel 12%
có SDS ở 60 V. Sau đó, gel được nhuộm với
Coomassie Blue R250 và hình ảnh được phân
tích bằng phần mềm Quality One (ver 4.1, Bio-
Rad).
Tinh sạch kháng nguyên K88-1NT
Sử dụng kit ProBondTM Purification System
(Invitrogen, USA) theo nguyên lý sắc ký ái lực
giữa đuôi 6×His trên protein dung hợp và phối
tử Ni2+ trên cột sắc ký.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nuôi cấy vi khuẩn
0
1
2
3
4
5
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Hình 1. Đường cong sinh trưởng của chủng
E. coli BL21 (DE3) mang gen mã hóa kháng
nguyên K88-1NT
Đường cong sinh trưởng của tế bào được
trình bày ở hình 1 với pha lag kéo dài khoảng 2
giờ, pha sinh trưởng kéo dài từ 2-10 giờ, pha
cân bằng duy trì từ 10-18 giờ và cuối cùng là
pha chết. Mật độ tế bào tăng liên tục từ 2-10 giờ
và đạt giá trị OD600 cao nhất là 4,45. Các thí
nghiệm đánh giá sự biểu hiện của K88-1NT
được thiết kế dựa trên đường cong sinh trưởng
của E. coli tái tổ hợp.
Ảnh hưởng của nhiệt độ cảm ứng
Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ cảm ứng (20-37oC) lên sản xuất kháng nguyên K88-1NT. M: thang
chuẩn khối lượng phân tử protein, NC1: E. coli không mang gen faeG-1NT, NC2: E. coli tái tổ hợp
không được cảm ứng sinh trưởng ở 37oC.
Nhiệt độ nuôi cấy là yếu tố ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển và biểu hiện protein tái tổ
hợp của vi sinh vật. Hầu hết các công trình
nghiên cứu đều rút ra kết luận về nhiệt độ tối ưu
cho sự sinh trưởng của E. coli là 37oC [2, 3, 11].
Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh
trưởng của vi sinh vật chưa hẳn là nhiệt độ tốt
cho sinh tổng hợp enzyme. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy, nhiệt độ thích hợp nhất
để sản xuất K88-1NT dao động từ 30-37oC,
trong đó, sự biểu hiện ở 35oC là ổn định nhất
qua nhiều lần lặp lại thí nghiệm (hình 2), vì vậy
chúng tôi sử dụng mức nhiệt độ này cho các
nghiên cứu tiếp theo.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ nuôi
cấy ảnh hưởng rõ rệt lên quá trình biểu hiện của
Thời gian (giờ)
M
ật
đ
ộ
tế
b
ào
(O
D
60
0)
M NC1 NC2 20oC 25oC 30oC 35oC 37oC
K88-1NT
45 kDa
30 kDa
20,1 kDa
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 120-125
122
các protein tái tổ hợp khác nhau, cụ thể, nhiệt
độ tối ưu cho sản xuất protein dung hợp hBD4
(human beta-defensin-4) trong tế bào E. coli là
34oC [19], trong khi đối với enzyme GDP-L-
fucose synthase của E. coli K12 và protein
YLR301W của Saccharomyces cerevisiae nhiệt
độ tối ưu lại là 25oC [1, 2], thấp hơn nghiên cứu
của chúng tôi.
Hình 3. Ảnh hưởng của mật độ tế bào (OD600 = 0,5-4) trước khi cảm ứng lên sản xuất
kháng nguyên K88-1NT. NC: E. coli tái tổ hợp không được cảm ứng sinh trưởng ở 35oC
Ảnh hưởng của mật độ tế bào
Nhiều tác giả đã chứng minh giai đoạn sinh
trưởng của tế bào mà tại đó protein được cảm
ứng biểu hiện có ảnh hưởng lớn đến sự tổng
hợp và khả năng hoạt động của protein, vì vậy,
cần thiết phải tối ưu mật độ tế bào trước khi bổ
sung chất cảm ứng để biểu hiện mạnh protein
tái tổ hợp [2].
Ảnh hưởng của mật độ tế bào được khảo sát
tại các giai đoạn sinh trưởng khác nhau (OD600
từ 0,5-4), chạy điện di SDS sau 6 giờ cảm ứng
bằng IPTG 0,5 mM. Kết quả trình bày ở hình 3
cho thấy, mật độ tế bào ảnh hưởng rõ rệt đến
khả năng sinh tổng hợp K88-1NT. Kháng
nguyên K88-1NT chỉ được bắt đầu tổng hợp khi
mật độ tế bào đạt OD600 từ 0,5-1, cao nhất khi
OD600=0,5, sau đó, gần như không được tổng
hợp nữa. Theo Liu et al. (2009) [6], mật độ tế
bào đạt OD600 bằng 0,5 là thời điểm thích hợp
nhất để bổ sung IPTG, cảm ứng sự biểu hiện
aminopeptidase N của lợn trong E. coli BL21
(DE3), kết quả này cũng tương tự với kết quả
của chúng tôi.
Đối với biểu hiện các loại protein tái tổ hợp
khác nhau trên E. coli BL21 (DE3) thì thời điểm
thích hợp để cảm ứng là khác nhau. Xu et al.
(2006) [19] khi nghiên cứu biểu hiện của beta-
defensin-4 của người nhận thấy protein tái tổ
hợp được sản xuất mạnh khi cảm ứng ở OD600 =
15. Thời điểm thích hợp nhất cho cảm ứng biểu
hiện endoglucanase chịu nhiệt từ Clostridium
thermocellum là OD600 từ 0,8-1 [4], của cystein
protease từ Porphyromonas gingivalis là
OD600=0,6 [10].
Ảnh hưởng của lactose
Hình 4. Ảnh hưởng của nồng độ lactose (0,1-2%) lên sản xuất kháng nguyên K88-1NT.
PC: E. coli tái tổ hợp cảm ứng bằng IPTG 0,5 mM ở 35oC;
NC: E. coli tái tổ hợp không được cảm ứng sinh trưởng ở 35oC.
M NC 0,5 0,8 1 1,5 2 2,5 3 4
45 kDa
30 kDa
20,1 kDa
K88-1NT
45 kDa
30 kDa
20,1 kDa
K88-1NT
M PC NC 0,1% 0,5% 1% 1,5% 2%
Nguyen Hoang Loc et al.
123
Isopropyl β-D-1-thiogalactopyranoside
thường được sử dụng để cảm ứng biểu hiện
protein tái tổ hợp trong E. coli, tuy nhiên, chúng
cần phải được loại bỏ trong sản phẩm thu được
vì có nhiều độc tính. Hơn nữa, đây là hợp chất
có giá đắt hơn hàng trăm lần so với lactose (tính
theo liều lượng cho hiệu quả cảm ứng tương
đương). Vì vậy, sử dụng lactose để thay thế
IPTG đã được nhiều tác giả nghiên cứu và thu
được kết quả khả quan [5, 7, 20]. Sử dụng
lactose để cảm ứng cũng có khi cho hiệu quả
cao hơn IPTG [5].
Kết quả trình bày ở hình 4 cho thấy, các
nồng độ khác nhau của lactose không ảnh
hưởng nhiều đến lượng K88-1NT thu được, so
với IPTG, lượng K88-1NT thu được cũng tương
đương. Do đó, chúng tôi chọn nồng độ lactose
thấp nhất (0,1%) để sử dụng cho các nghiên cứu
tiếp theo.
Nồng độ lactose thích hợp cho sự biểu hiện
protein tái tổ hợp ở E. coli BL21 cũng tùy thuộc
vào từng loại protein cần tổng hợp, chẳng hạn
sản xuất alkaline lipase từ Proteus vulgaris K80
là 1,88% [5], rLTB và rLTKA63 từ
Helicobacter pylori là 0,08% [20] hay protease
NPRC10 từ E. coli BL21 là 0,5% [7]. Như vậy,
kết quả nghiên cứu của chúng tôi có hiệu quả rất
lớn, hàm lượng lactose sử dụng thấp trong khi
lượng protein tái tổ hợp thu được không thua
kém khi cảm ứng bằng IPTG.
Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy
Các loại môi trường tổng hợp thường được
sử dụng trong nuôi cấy sản xuất protein tái tổ
hợp. Trong đó, môi trường có bổ sung dịch
chiết nấm men thích hợp cho nuôi cấy tế bào
mật độ cao, vì nó chứa một số khoáng chất,
vitamin và amino acid. Cung cấp đầy đủ dịch
chiết nấm men sẽ ngăn cản được sự phân cắt
các protein tái tổ hợp [3]. Vì thế, chúng tôi đã
thăm dò một số môi trường cơ bản để sản xuất
protein K88-1NT, kết quả được trình bày trong
hình 5. Trong các môi trường được nghiên cứu,
môi trường YJ hoặc M9ZB cải tiến thích hợp
nhất cho sản xuất protein K88-1NT, trong đó
môi trường M9ZB cải tiến có hiệu quả kinh tế
hơn. Môi trường LB không tốt cho sản xuất
K88-1NT, thể hiện trên hình ảnh điện di
(hình 5).
Hình 5. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sản xuất kháng nguyên K88-1NT
NC1: E. coli không mang gen faeG-1NT, NC: E. coli tái tổ hợp không được cảm ứng
sinh trưởng trong môi trường LB ở 35oC
45 kDa
30 kDa
20,1 kDa
K88-1NT
M NC1 NC2 LB TB YJ M9ZB HSG
Hình 6. Protein kháng nguyên
K88-1NT sau khi tinh sạch bằng
sắc ký ái lực
1. đệm rửa giải có pH 6,0;
2. đệm rửa giải có pH 5,3.
45 kDa
30 kDa
20,1 kDa
M 1 2
K88-1NT
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 120-125
124
Tinh sạch kháng nguyên K88-1NT
Kết quả tinh sạch kháng nguyên K88-1NT
bằng ProBondTM Purification System kit
(Invitrogen, USA) cho thấy xuất hiện 1 băng
đậm ở vị trí khoảng 31 kDa, đúng bằng kích
thước của protein dung hợp K88-1NT (hình 6).
Vì vậy, có thể khẳng định gen faeG-1NT đã
được biểu hiện thành công và đặc hiệu. Vì vậy,
có thể sử dụng kháng nguyên K88-1NT trong
nghiên cứu sản xuất kháng thể kháng K88 làm
nguyên liệu cho sản xuất kit chẩn đoán bệnh
tiêu chảy do E. coli gây ra sau này.
KẾT LUẬN
Kết quả tối ưu hóa các điều kiện sản xuất
kháng nguyên tái tổ hợp K88-1NT cho thấy,
chúng được sản xuất mạnh nhất sau 6 giờ cảm
ứng bằng 0,1% lactose, mật độ tế bào (OD600)
đạt 0,5 ở 35oC trên môi trường M9ZB cải tiến.
Sản phẩm K88-1NT tinh sạch bằng sắc ký ái lực
Ni2+ có khối lượng phân tử khoảng 31 kDa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahn W. S., Ahn J. Y., Jung C. H., Wang K.
Y., Kim E. E., Kim J., Im H., Kim J. O., Yu
M. H., Lee C., 2007. Optimization of
expression conditions for soluble protein by
using a robotic system of multi-culture
vessels. J. Microbiol. Biotechnol., 17: 1868-
1874.
2. Byun S. G., Kim M. D., Lee W. H., Lee K.
J., Han N. S., Seo J. H., 2007. Production of
GDP-L-fucose, L-fucose donor for
fucosyloligosaccharide synthesis, in
recombinant Escherichia coli. Appl.
Microbiol. Biotechnol., 74: 768-775.
3. Goyal D., Sahni G., Sahoo D. K., 2009.
Enhanced production of recombinant
streptokinase in Escherichia coli using fed-
batch culture. Biores. Technol., 100: 4468-
4474.
4. Juhasz T., Szekely E., Simandi B., Szengyel
Z. S., Reczey K., 2003. Recovery of a
recombinant thermostable endoglucanase
from E. coli using supercritical carbon
dioxide cell disruption. Chem. Biochem.
Eng. Q., 17(2): 131-134.
5. Lee H. W., Yoon S. J., Kim H. K., Park K.
M., Oh T. K., Jung J. K., 2000.
Overexpression of an alkaline lipase gene
from Proteus vulgaris K80 in Escherichia
coli BL21/pKLE. Biotechnol. Lett., 22:
1543-1547.
6. Liu B., Li G., Sui X., Yin J., Wang H., X.
R., 2009. Expression and functional analysis
of porcine aminopeptidase N produced in
prokaryotic expression system. J.
Biotechnol., 10: 95-101.
7. Loc N. H., Giap D. V., Quang H. T., 2011.
Production of NPRC10 protease by
recombinant Escherichia coli through
submerged culture in 40-L fermenter. Ann.
Biol. Res., 2(6): 62-68.
8. Loc N. H., Ngoc L. M. T., Lan T. T., Viet L.
Q., Thao L. D., Quang H. T., Lan D. T. B.,
Long P. T., 2013. Cloning and expression of
genes encoding F107-C and K88-1NT
fimbrial proteins of enterotoxigenic
Escherichia coli from piglets. Indian J.
Microbiol., 53(4): 488-491.
9. Loc N. H., Quang H. T., Lam B. T. H.,
Trang D. T. T., 2011. The effects of culture
conditions on neutral protease (NPRC10) in
a recombinant Escherichia coli BL21
(DE3). Ann. Biol. Res., 2(3): 474-485.
10. Margetts M. B., Barr I. G., Webb E. A.,
2000. Overexpression, purification, and
refolding of a Porphyromonas gingivalis
cysteine protease from Escherichia coli.
Protein Expr. Purif., 18: 262-268.
11. Miksch G., Ryu S., Risse J. M., 2008.
Factors that influence the extracellular
expression of streptavidin in Escherichia
coli using a bacteriocinrelease protein.
Appl. Gene Mol. Biotechnol., 10: 124-129.
12. Mooi F. R., Claassen I., Baker D., Kuipers
H., De Graaf F. K., 1986. Regulation and
structure of an Esciherichia coli gene
coding for an outer membrane protein
involved in export of K88ab fimbrial
subunits. Nucleic Acids Res., 14: 2443-
2457.
13. Mulvey M. A., 2002. Adhesion and entry of
Nguyen Hoang Loc et al.
125
uropathogenic Escherichia coli. Cellular
Microbiology, 4(5): 257-271.
14. Sellwood R., Gibbons R. A., Jones G. W.,
Rutter J. M., 1975. Adhesion of
enteropathogenic Escherichia coli to pig
intestinal brush borders: the existence of
two pig phenotypes. J. Med. Microbiol., 8:
405-411.
15. Shen Y., Lao X. G., Chen Y., Zhang H. Z.,
Xu X. X., 2007. High-level expression of
cecropin X in Escherichia coli. Int. J. Mol.
Sci., 8: 478-491.
16. Thiry G., Andre C., Thierry S., Jean P.,
1989. Cloning of DNA sequences encoding
foreign peptides and their expression in the
K88 pili. Appl. Environ. Microbiol., 55:
984-993.
17. Van den Broeck W., Cox E., Oudega B.,
Goddeeris B. M. L., 2000. The F4 fimbrial
antigen of Escherichia coli and its receptors.
Vet. Microbiol., 71(3-4): 223-244.
18. Verdonck F., 2004. Oral immunization
ofpiglets with recombinant F4 fimbrial
adhesin FaeG monomers induces a mucosal
and systemic F4-specific immune response.
Vaccine: 4291-4299.
19. Xu Z., Zhong Z., Huang L., Peng L., Wang
F., Cen P., 2006. High-level production of
bioactive human beta-defensin-4 in
Escherichia coli by soluble fusion
expression. Appl. Microbiol. Biotechnol.,
72: 471-479.
20. Yan J., Zhao S. F., Mao Y. F., Luo Y. H.,
2004. Effects of lactose as an inducer on
expression of Helicobacter pylori rUreB
and rHpaA, and Escherichia coli rLTKA63
and rLTB. World J. Gastroenterol., 10(12):
1755-1758.
ENHANCING EXPRESSION OF RECOMBINANT FIMBRIAL ADHESIN K88
ISOLATED OF ENTEROTOXIGENIC Escherichia coli FROM PIGLET
Nguyen Hoang Loc1, Nguyen Thi Khanh Quynh3, Hoang Tan Quang2, Tran Thuy Lan2,
Le My Tieu Ngoc2, Dinh Thi Bich Lan2, Phung Thang Long4
1College of Sciences, Hue University
2Institute of Biotechnology, Hue University
3Thua Thien - Hue Department of Science and Technology
4College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
Fimbrial adhesins are important toxic factors of enterotoxigenic E. coli (ETEC) strains, whereby they
have the ability to adhere to small intestine of the host. K88 (F4) is the first fimbrial adhesin was detected in
ETEC strains from piglet, and it is the most popular fimbrial adhesin of E. coli strains causes diarrhea in
weaned piglets. In previous report, we successful expressed the faeG gene encoding fimbrial adhesin K88-
1NT in recombinant E. coli BL21 (DE3). Highest level of K88-1NT was determined after induction by 0.1%
lactose for 6 h at 35oC when cell density (OD600) reached a value of 0.5. Induction medium including
Na2HPO4.12H2O 1%, KH2PO4 0.3%, NaCl 0.05%, (NH4)2SO4 1%, MgSO4.7H2O 0.2%, glucose 1.5%,
tryptone 1% and yeast extract 1%. Purified K88-1NT protein from Ni2+ affinity chromatography had a
molecular weight of 31 kDa.
Keywords: Escherichia coli, enterotoxin, fimbrial adhesin, weaned piglet.
Ngày nhận bài: 15-7-2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4378_15629_1_pb_3607_0913_2017896.pdf