• Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
công nghệgiặt, là hoàn tất ảnh hưởng đến độ
bền màu của vải, góp phần nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố đến độbền màu của vải
trong quá trình gia công sản xuất; từ đó nâng
cao chất lượng sản phẩm trước khi đến tay
khách hàng và làm cho sản phẩm hấp dẫn thị
hiếu khách hàng hơn. Trên cơsởnghiên cứu,
các xí nghiệp có thể ứng dụng các điều kiện cho
khâu giặt, là sản phẩm hoàn tất làm từloại vải
cotton và polyester, có thểdần mởrộng hướng
nghiên cứu trên nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ
bền màu của vải cho nhiều loại vải khác nhau để
áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp may.
8 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 3384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu của vải trong quá trình giặt, là (ủi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN MÀU CỦA VẢI
TRONG QUÁ TRÌNH GIẶT, LÀ (ỦI)
Trần Thị Kim Phượng*, Nguyễn Thị Phương Thảo**, Nguyễn Thị Tuyết Trinh***
TÓM TẮT
Hiện tượng vải không giữ được màu sắc đã nhuộm hay in hoa như ban đầu thường xảy ra trong
quá trình gia công sản xuất và sử dụng. Bài báo trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
công nghệ giặt, là (ủi) đến độ bền màu của vải sản xuất từ sợi pha giữa cotton và polyester. Đó là
các yếu tố trong khâu giặt: nhiệt độ nước giặt và số lần giặt; các yếu tố tại khâu hoàn tất là: nhiệt
độ là, thời gian là, lực ép. Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong quá
trình giặt, là ảnh hưởng đến độ bền màu sản phẩm đồng thời đưa ra những thông số giặt, là tối ưu
đảm bảo độ bền màu của vải.
ANALYZING FACTORS OF FABRIC WASHING AND IRONING, AFFECTING TO THE
COLORFASTNESS
SUMMARY
The phenomenon of discolorment of dyed or printing fabric as the original usually happens as
processing and using. The article shows the study of simultaneous affect of technological factors of
the colorfastness to wash and iron of blended fabrics which are produced from cotton and
polyester. The factors of washing: temperature of washing water and times of washing; The factors
of ironing: ironing temperature, ironing time, pressure. Learning to find relationships of the factors
in washing and ironing, affecting the colorfastness of fabric and giving the best parameter to
ensure colorfastness.
Key words: colorfastness, factors of washing, factors of ironing.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Màu sắc không quyết định toàn bộ chất
lượng sản phẩm nhưng là thông tin đầu tiên gửi
đến khách hàng. Vì vậy, trong quá trình gia
công và sử dụng hàng hóa, làm thế nào để màu
sắc của chúng vẫn giữ được giá trị ban đầu luôn
được các nhà sản xuất và người tiêu dùng quan
tâm đặc biệt, nhất là trong giai đoạn toàn cầu
hóa mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Trong thực tế, người ta thường gặp phải các
sự cố về sự thay đổi màu sắc do những tác nhân
xung quanh như: giặt, là, cọ xát, mồ hôi, ánh
sáng, thời tiết có liên quan đến các yếu tố
công nghệ sản xuất vải như: vật liệu dệt, hóa
chất và quy trình gia công dệt nhuộm. Họ cũng
đưa ra những giải pháp để khắc phục tạm thời
hiện tượng trên như: tiến hành cầm màu, chấm
màu và nếu xử lý không được thì xem như vải
chưa đạt chất lượng. Tuy nhiên, chưa có những
nghiên cứu đi sâu vào những nguyên nhân cụ
thể gây ra hiện tượng làm thay đổi màu sắc.
Hiện nay tại Việt Nam, số lượng đề tài
nghiên cứu về lĩnh vực độ bền màu của vải
không nhiều và chỉ ở khía cạnh đánh giá độ bền
màu ảnh hưởng do khâu nhuộm ví dụ như
nghiên cứu đánh giá độ bền màu của vải nhuộm
từ chiết xuất hạt nho... chứ chưa nghiên cứu ảnh
hưởng của khâu may. Trong khi ngành may mặc
đang phát triển đem lại một nguồn ngoại tệ lớn.
* NCS, Khoa Công nghệ May thời trang, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM
** KS, TT Kỹ thuật Tổng hợp hướng nghiệp Ninh Phước, Ninh Thuận
*** KS, Khoa Công nghệ May và Thời trang, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Tạp chí Đại học Công nghiệp
33
Chính vì vậy, nghiên cứu một số yếu tố của
quá trình giặt, là tại khâu hoàn tất ảnh hưởng
đến độ bền màu của vải nhằm tìm ra phương án
giặt, là tối ưu góp phần duy trì và đảm bảo chất
lượng màu sắc của sản phẩm là một trong những
phương án tốt nhất góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm may mặc. Đồng thời đưa ra quy
luật ảnh hưởng của các yếu tố giặt, là đến độ
bền màu của vải.
2. NỘI DUNG THỰC HIỆN
2.1. Định nghĩa độ bền màu
Độ bền màu là khả năng giữ màu của vật
liệu dệt may khi đã được nhuộm hoặc in hoa,
chịu tác dụng cơ, lý, hóa gắn với điều kiện sản
xuất và sử dụng.
Độ bền màu của vải được đánh giá thông
qua giá trị ΔE (độ sai lệch màu sắc đo theo tọa
độ CIELAB) sau khi chịu tác động của các yếu
tố như: giặt, là, cọ xát, mồ hôi, ánh sáng, thời
tiết, so với mẫu vải gốc ban đầu. Nếu giá trị ΔE
càng lớn thì vải có độ bền màu càng kém và
ngược lại [1], [2], [3].
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Vải nghiên cứu: chọn hai loại vải sợi pha
được dệt từ cotton và polyester với tỉ lệ thành
phần khác nhau. Đây là loại vải được sử dụng
phổ biến và sản xuất tại Việt Nam.
• Mẫu vải 1: 65% Polyester, 35% Cotton;
kiểu dệt vân điểm; khối lượng 134,6 g/m2.
• Mẫu vải 2: 40% Polyester, 60% Cotton;
kiểu dệt vân điểm; khối lượng 132,4 g/m2.
Thiết bị nghiên cứu: Sử dụng máy giặt
Whirpool, bàn ủi ES-94A của hãng Silver Star,
thiết bị đo nhiệt độ CVHM-H13, máy đo màu
quang phổ Gretag Macbeth Color Eye® 2180UV.
2.3. Điều kiện thí nghiệm
Các mẫu được cắt với kích thước 10 x 4
(cm) với cùng canh sợi, được điều hòa mẫu thử
ít nhất 24 giờ trong điều kiện phòng thí nghiệm
(trong môi trường độ ẩm 65% ± 2% và nhiệt độ
20oC ± 2oC). Số lượng mẫu thí nghiệm: 10 mẫu
/ 1 phương án và 1 mẫu gốc để so sánh đánh giá
độ bền màu. Lượng bột giặt được cố định trong
tất cả các phương án giặt mẫu thí nghiệm.
2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố trong quá
trình giặt, là đến độ bền màu của vải
Trong nghiên cứu, đã tiến hành chọn
phương pháp quy hoạch thực nghiệm nhằm xác
định tương quan giữa các yếu tố đến độ bền
màu của vải.
2.4.1.Nghiên cứu các yếu tố trong quá trình
giặt đến độ bền màu của vải
Các yếu tố nghiên cứu: nhiệt độ nước giặt
(oC) - X1, số lần giặt (lần) - X2. Số phương án thí
nghiệm là 5. Các phương án của quy hoạch thực
nghiệm, ma trận thí nghiệm và kết quả nghiên
cứu của vải V1 được thể hiện trong bảng 1 và
của vải V2 được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 1: Phương án thí nghiệm giặt của vải V1
Phương
án thí
nghiệm
Ma
trận
thí
nghiệm
Nhiệt
độ
(oC)
Số
lần
giặt
(lần)
Kết quả đo: Giá trị Y1 (ΔE): Độ sai lệch màu
X1 X2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
1 - - 30 1 1.05 1.10 1.05 1.12 1.19 1.15 1.20 1.21 1.22 1.05 1.13
2 + - 50 1 1.28 1.30 1.39 1.28 1.33 1.37 1.35 1.39 1.31 1.26 1.33
3 - + 30 3 1.42 1.51 1.36 1.60 1.66 1.61 1.63 1.57 1.59 1.47 1.54
4 + + 50 3 1.42 1.53 1.51 1.42 1.51 1.46 1.53 1.53 1.60 1.53 1.50
5 0 0 40 2 1.32 1.34 1.51 1.32 1.37 1.51 1.28 1.50 1.52 1.44 1.41
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu của vải
34
Bảng 2: Phương án thí nghiệm giặt của vải V2
Phương
án thí
nghiệm
Ma
trận
thí
nghiệm
Nhiệt
độ
(oC)
Số
lần
giặt
(lần)
Kết quả đo: Giá trị Y2 (ΔE): Độ sai lệch màu
X1 X2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
1 - - 30 1 1.27 1.34 1.22 1.34 1.30 1.24 1.34 1.29 1.18 1.17 1.27
2 + - 50 1 1.51 1.55 1.40 1.52 1.43 1.51 1.40 1.68 1.59 1.51 1.51
3 - + 30 3 1.67 1.76 1.74 1.66 1.71 1.67 1.72 1.74 1.67 1.81 1.75
4 + + 50 3 1.66 1.67 1.61 1.48 1.66 1.60 1.75 1.7 1.66 1.58 1.64
5 0 0 40 2 1.52 1.53 1.55 1.54 1.55 1.57 1.59 1.60 1.56 1.62 1.56
Phân tích hồi quy:
Từ các kết quả nghiên cứu được xử lý trên
phần mềm “GENEME”, đã xác định phương
trình hồi quy cho hai loại vải V1, V2 lần lược là
Y1, Y2 : (với Y = ΔE)
Y1 = 1,383 + 0,0385.X1 + 0,146.X2 - 0,0579.X1.X2 (1)
Y2 = 1,538 + 0,0475.X1 + 0,143.X2 - 0,0797.X1.X2 (2)
Phân tích ảnh hưởng riêng rẽ của từng
yếu tố đến độ bền màu của hai loại vải:
Từ phương trình (1) và (2) cho thấy các hệ số
trong hai phương trình gần tương đương nhau,
trong 2 yếu tố thì yếu tố số lần giặt có ảnh
hưởng đến độ bền màu nhiều hơn (vải V1: b2 =
0,146 > b1 = 0,0385; vải V2: b2 = 0,143 > b1 =
0,0475). Ta thấy, hệ số b1 > 0 ⇒ X1 < 0 ⇒
Y1,Y2 giảm. Tức là khi giảm nhiệt độ nước giặt
thì giá trị Y1,Y2 sẽ giảm hay độ bền màu của vải
tăng. Tương tự, hệ số b2 > 0 ⇒ X2 < 0 ⇒ Y1,Y2
giảm. Tức là khi giảm số lần giặt thì giá trị độ
bền màu (Y1,Y2) sẽ giảm hay độ bền màu của
vải tăng.
Qua tính toán cho thấy, đối với vải V1: khi
nhiệt độ nước giặt giảm đi 1 độ thì giá trị Y1
giảm đi 0,14% hay độ bền màu của vải tăng lên
0,14%. Khi giảm số lần giặt đi một lần (một chu
kỳ) thì giá trị Y1 giảm đi 5,28% hay độ bền màu
của vải tăng 5,28%; đối với vải V2: khi nhiệt độ
nước giặt giảm đi 1 độ thì giá trị Y2 giảm đi
0,15% hay độ bền màu của vải tăng lên 0,15%.
Khi giảm số lần giặt đi một lần (một chu kỳ) thì
giá trị Y2 giảm đi 4,65% hay độ bền màu của
vải tăng 4.65%.
Phân tích ảnh hưởng tương tác của hai
yếu tố đến độ bền màu của hai loại vải:
Từ phương trình (1) và (2) nhận thấy hệ số
b12 0 và X2 >
0 ⇒ Y1,Y2 giảm. Mà theo như phân tích trên thì
ta có nếu nhiệt độ nước giặt giảm thì giá trị
Y1,Y2 giảm, cũng như nếu giảm số lần giặt thì
giá trị Y1,Y2 cũng giảm.
Như vậy, để giá trị Y1,Y2 nhỏ nhất thì X1 <
0 và X2 < 0. Nghĩa là khi giảm đồng thời cả hai
yếu tố nhiệt độ nước giặt và số lần giặt thì độ
bền màu của vải sau giặt đạt giá trị tối ưu nhất.
Theo giá trị Y1,Y2 trung bình trong bảng 2
và 3 thì ta có: Thông số giặt tối ưu đối với hai
loại vải được xác định: x1 = 30 (oC), x2 = 1 (lần).
So sánh ảnh hưởng của nhiệt độ nước
giặt và số lần giặt đến độ bền màu vải
V1, V2:
Ảnh hưởng của nhiệt độ nước giặt và số lần
giặt đến độ sai lệch màu của hai loại vải V1 và
V2 thể hiện qua hình 1.
Tạp chí Đại học Công nghiệp
35
Hình 1. Biểu đồ so sánh độ sai lệch màu trung bình sau giặt của hai loại vải V1 và V2
Qua đồ thị ta nhận thấy cùng phương án thí
nghiệm nhưng giá trị độ sai lệch màu trung bình
Y1(TB) của vải V1 nhỏ hơn giá trị độ sai lệch
màu trung bình Y2(TB) của vải V2 và tỉ lệ giá
trị độ sai lệch màu của mẫu vải V1 và mẫu vải
V2 là 15,6%. Nghĩa là cùng điều kiện giặt như
nhau thì vải V1 có độ bền màu giặt cao hơn vải
V2 hay vải nào có tỉ lệ thành phần cotton thấp
hơn sẽ có độ bền màu giặt cao hơn vải có tỉ lệ
thành phần cotton cao hơn.
2.4.2. Nghiên cứu các yếu tố trong quá trình
là đến độ bền màu của vải
Các yếu tố nghiên cứu gồm: nhiệt độ là (oC) -
X1[T], thời gian là (giây) - X2[t], lực ép (kgf) -
X3.[P]. Số phương án thí nghiệm là 9 cho mỗi
loại vải. Mỗi phương án được tiến hành thí
nghiệm lặp lại 10 lần cho mỗi loại vải.
Các phương án thí nghiệm, ma trận thí
nghiệm và kết quả thí nghiệm của mẫu vải V1
và V2 được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3: Phương án thí nghiệm, ma trận thí nghiệm và kết quả thí nghiệm là của vải V1 và V2
Phương
án thí
nghiệm
Giá trị mã hóa Giá trị tự nhiên Giá trị độ sai lệch màu trung bình
X1 X2 X3
x1
(oC)
x2
(giây)
x3
( kg)
YTB(1)
(UE)
YTB(2)
(UE)
1 - - - 160 10 2,3 0.42 0.543
2 + - - 200 10 2,3 1.012 1.095
3 - + - 160 20 2,3 0.607 0.629
4 + + - 200 20 2,3 1.208 1.271
5 - - + 160 10 2,7 0.415 0.578
6 + - + 200 10 2,7 1.022 1.139
7 - + + 160 20 2,7 0.62 0.732
8 + + + 200 20 2,7 1.273 1.335
9 0 0 0 180 15 2,5 0.851 0.999
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu của vải
36
Trong đó:
YTB(1): Giá trị độ sai lệch màu trung bình
giữa mẫu vải gốc 1 với mẫu vải 1 sau khi là
YTB(2): Giá trị độ sai lệch màu trung bình
giữa mẫu vải gốc 2 với mẫu vải 2 sau khi là
Phân tích hồi quy:
Từ các kết quả nghiên cứu được xử lý trên
phần mềm “GENEME”, đã xác định phương
trình hồi quy của hai mẫu vải V1 và V2 lần lược
là Y1,Y2:
Y1 = 0,829 + 0,305X1 + 0,099X2 + 0,0154X3 +
0,0119X1X2 + 0,00325X1X3 + 0,004X2X3 (3)
Y2 = 0,924 + 0,294X1 + 0,0765X2 + 0,0307X3 +
0,0165X1 X2 - 0,00375X1 X3 + 0,011X2X3 (4)
Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến
độ bền màu của vải:
Từ phương trình (3) và (4) cho thấy, trong 3
yếu tố thì yếu tố nhiệt độ là có ảnh hưởng lớn
nhất đến độ bền màu của vải (vải V1: b1 =
0,305; vải V2: b1= 0,294), sau đó là thời gian là
(vải V1: b2 = 0,099; vải V2: b2 = 0,0765). Lực
ép ảnh hưởng ít nhất (vải V1: b1 = 0.0154; vải
V2: b1 = 0.0307).
Qua phân tích và tính toán kết quả thực
nghiệm cho thấy, đối với vải V1: khi giảm nhiệt
độ xuống 1oC thì mức độ ảnh hưởng của nhiệt
độ là đến độ bền màu vải giảm xuống 0,92%
nghĩa là độ bền màu tăng lên 0,92% so với giá
trị của phương án tại tâm. Khi giảm thời gian là
xuống 1 giây thì mức độ ảnh hưởng của thời
gian đến độ bền màu vải giảm xuống 1,194%
nghĩa là độ bền màu vải tăng lên 1,194% so với
giá trị của phương án tại tâm. Đối với vải V2:
khi giảm nhiệt độ xuống 1oC thì mức độ ảnh
hưởng của nhiệt độ là đến độ bền màu vải giảm
xuống 0,80% nghĩa là độ bền màu tăng lên
0,80% so với giá trị của phương án tại tâm. Khi
giảm thời gian là xuống 1 giây thì mức độ ảnh
hưởng của thời gian đến độ bền màu vải giảm
xuống 0,83% nghĩa là độ bền màu vải tăng lên
0,83% so với giá trị của phương án tại tâm.
Phân tích ảnh hưởng ràng buộc của các
cặp yếu tố:
• Mối quan hệ ràng buộc giữa giữa nhiệt độ
là (X1) và thời gian là (X2) ảnh hưởng đến độ
bền màu vải.
Từ phương trình (3) và (4), ta nhận thấy hệ
số tương tác b12 > 0. Vậy muốn tăng giá trị độ
bền màu nghĩa là muốn Y giảm thì các giá trị
X1.X2 0 hoặc X2 > 0 và X1
b2 nên chọn X2 >
0 và X1 < 0 thì độ bền màu sản phẩm sẽ cao hơn
trường hợp X2 0. Tức là khi tăng
thời gian là và giảm nhiệt độ là thì độ bền màu
vải tăng.
• Mối quan hệ ràng buộc giữa nhiệt độ là
(X1) và lực ép (X3) có ảnh hưởng đến độ bền
màu vải.
Từ phương trình (3) và (4), nhận thấy hệ số
tương tác b13 = 0,00325. Giá trị này rất nhỏ có
thể bỏ qua. Vậy mối quan hệ ràng buộc giữa
nhiệt độ là và lực ép ảnh hưởng đến độ bền màu
vải không đáng kể, có thể bỏ qua yếu tố này.
• Mối quan hệ ràng buộc giữa thời gian là
(X2) và lực ép (X3) có ảnh hưởng đến độ bền
màu vải.
Từ phương trình (3) và (4), ta nhận thấy hệ
số tương tác b23 > 0. Vậy muốn tăng giá trị độ
bền màu nghĩa là muốn Y giảm thì các giá trị
X2.X3 0 hoặc X3 > 0 và X2
< 0 ⇒ Y giảm. Mặt khác, theo phân tích mối
quan hệ ràng buộc giữa X1 và X2 ta đã chọn
được X1 0 ⇒ chọn X2 > 0 và X3 < 0.
Tức là khi tăng thời gian là và giảm lực ép thì
độ bền màu vải tăng.
Xác định các thông số tối ưu:
Từ những phân tích ở trên, đã xác định độ bền
màu của vải tăng khi các yếu tố nghiên cứu nằm
trong vùng tối ưu sau: X1 0, X3 < 0
X1 < 0 ⇒ x1 chọn trong khoảng T0
từ 160oC đến 180oC
Tạp chí Đại học Công nghiệp
37
X2 > 0 ⇒ x2 chọn trong khoảng t từ
15 giây đến 20 giây
X3 < 0 ⇒ x3 chọn trong khoảng P từ
2,3 kg đến 2,5 kg
Tiến hành xác định các thông số tối ưu nằm
trong vùng này bằng cách làm thêm một số
phương án thí nghiệm. Khoảng cách giữa các
điểm thí nghiệm được xác định bằng công thức
sau: Hệ số chênh lệch của ba yếu tố với giá trị
trung bình là:
Nhiệt độ là: ΔX1 = (180 - 160) / 2 = 10oC
Thời gian là: ΔX2 = (20 - 15) / 2 = 2,5 giây
Lực ép: ΔX3 = (2,5 – 2,3) / 2 = 0,1 kg
Các phương án thí nghiệm tìm điểm tối
ưu, kết quả thí nghiệm là của vải V1 và V2 lần
lượt được thể hiện trong bảng 4 và 5.
Bảng 4: Phương án thí nghiệm tìm điểm tối ưu, kết quả thí nghiệm là của mẫu vải V1
Phương
án thí
nghiệm
Giá trị tự nhiên Giá trị độ sai lệch màu trung bình
x1
(oC)
x2
(giây)
x3
( kg)
YTB(1)
(UE)
10 170 17,5 2,4 0.671
11 160 20 2,3 0,607
Bảng 5: Phương án thí nghiệm tìm điểm tối ưu, kết quả thí nghiệm là của mẫu vải V2
Phương
án thí
nghiệm
Giá trị tự nhiên Giá trị độ sai lệch màu trung bình
x1
(oC)
x2
(giây)
x3
( kg)
YTB(1)
(UE)
10 170 17,5 2,4 0.650
11 160 20 2,3 0,629
Theo bảng 4 và 5 thì phương án 11 chính là
phương án 3 ở bảng 3 là phương án tối ưu nhất.
Theo giá trị Y trung bình ở bảng 3 thì ta nhận
thấy: phương án 1 và phương án 5 có độ sai lệch
màu nhỏ nhất. mẫu vải V1: YTB(1) = 0,42; YTB(5)
= 0,415; mẫu vải V2: YTB(1) = 0,543; YTB(5) =
0,578. Giá trị YTB phương án 1 và 5 chỉ chênh
lệch 0.005 đối với vải V1 và 0.035 đối với vải
V2, độ chênh lệch này rất thấp ta có thể xem hai
phương án này có giá trị tương đương nhau t
đây là hai phương án tối ưu nhưng theo quan sát
thực tế bằng mắt thường thì mẫu vải thí nghiệm
sau khi là xong của phương án 1 (T : 160oC; t:
10 giây; P: 2,3 kg) và phương án 5 (T : 160oC; t:
10 giây; P: 2,7 kg) chỉ đáp ứng được yêu cầu về
màu sắc vải không thay đổi nhưng không đảm
bảo yêu cầu là phẳng vải. Nghĩa là mẫu vải chưa
được là phẳng với các thông số công nghệ trên.
Với phương án 3 tuy YTB(3)= 0,607 (mẫu vải
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu của vải
38
V1) và YTB(3)= 0,629 (mẫu vải V2) cao hơn so
với phương án 1 và 5 là 0,187 (mẫu vải V1) và
0,086 (mẫu vải V2) nhưng độ chênh lệnh này
không lớn, vẫn đảm bảo vải được là phẳng theo
yêu cầu. Do đó, ta chọn phương án 3 là phương
án tối ưu vì nó đáp ứng được yêu cầu của việc
nghiên cứu là tìm ra những phương án tối ưu
nhằm giảm tối đa hiện tượng không bền màu
của vải nhưng vẫn phải đảm bảo vải được là
phẳng và không bị biến dạng.
Vậy qua phân tích kết quả thí nghiệm của
mẫu vải V1 và V2 thì phương án 3 là phương án
tối ưu có thể áp dụng trong sản xuất với các
thông số công nghệ là: Nhiệt độ là (T): 160oC,
thời gian là (t): 20 giây, lực ép (P): 2,3 kg.
So sánh ảnh hưởng của các yếu tố là đến
độ bền màu hai loại vải V1 và V2
Từ bảng 3 ta vẽ được biểu đồ so sánh giá trị
độ sai lệch màu sau là giữa mẫu vải V1, V2.
0.63
1.27
0.58
1.14
0.73
1.00
1.27
0.85
0.62
1.02
1.21
1.01
0.61
0.42
0.42
1.34
1.10
0.54
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
1.60
1 2 3 4 5 6 7 8 9
mẫu vải 1
mẫu vải 2
Hình 2: Biểu đồ so sánh giá trị độ sai lệch màu trung bình sau là của mẫu vải V1 và V2
Từ biểu đồ so sánh giá trị độ sai lệch màu
trung bình của mẫu vải V1 và V2 được thể hiện
ở hình 2, ta nhận xét thấy: Cùng một phương án
thí nghiệm thì mẫu vải V1 có giá trị độ sai lệch
màu trung bình giữa mẫu gốc với mẫu sau khi là
thấp hơn giá trị độ sai lệch màu trung bình giữa
mẫu gốc với mẫu sau khi là mẫu vải V2.
Như vậy, trong cùng điều kiện là như nhau
thì mẫu vải V1 sẽ bền màu hơn mẫu vải V2 và tỉ
lệ giá trị độ sai lệch màu của mẫu vải V1 và
mẫu vải V2 là 9,9%. Hay nói cách khác, vải sợi
pha chứa nhiều thành phần polyester hơn cotton
thì sẽ bền màu hơn vải sợi pha chứa ít thành
phần polyester hơn cotton.
3. KẾT LUẬN
• Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm độ bền
màu của vải khi chịu tác động của các yếu tố
công nghệ giặt, là với hai loại vải sợi pha có
thành phần sợi khác nhau (65% PES, 35%
Cotton & 40% PES, 60% Cotton). Các mẫu vải
này được sản xuất trong nước, là nguyên liệu
đang được sử dụng khá phổ biến tại các xí
nghiệp may.
• Độ bền màu của vải tại khâu giặt và là
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Bằng
phương pháp quy hoạch thực nghiệm đã xác
định được ảnh hưởng của các thông số gia công
giặt, là đến độ bền màu của vải.
• Ảnh hưởng của từng yếu tố công nghệ
giặt, là đến độ bền màu của vải: Khi giảm các
yếu tố nhiệt độ là, thời gian là, lực ép bàn là,
nhiệt độ nước giặt và số lần giặt thì độ bền màu
của vải tăng.
• Ảnh hưởng ràng buộc giữa nhiệt độ là và
thời gian là được thể hiện: khi giảm nhiệt độ hay
thời gian là bị hạn chế trong phạm vi nhất định,
thể hiện qua mối quan hệ khi tăng nhiệt độ là,
cần giảm thời gian là và ngược lại giảm nhiệt độ
là thì cần tăng thời gian là.
Tạp chí Đại học Công nghiệp
39
• Ảnh hưởng ràng buộc giữa nhiệt độ nước
giặt và số lần giặt đến độ bền màu của vải: khi
giảm đồng thời nhiệt độ nước giặt và số lần giặt
thì độ bền màu của vải sau giặt là tối ưu.
• Từ những phân tích trên ta rút ra kết luận:
Khi tiến hành gia công giặt, là với các sản phẩm
được sản xuất từ hai loại vải trên ta nên chọn
chế độ: nhiệt độ là: 160oC, thời gian là: 20 giây,
lực ép: 2,3 kg; nhiệt độ nước giặt: 30oC, số lần
giặt: 1 (lần) thì vải sẽ bền màu hơn nhưng vẫn
đảm bảo sản phẩm được giặt sạch, là phẳng và
không bị biến dạng.
• Nghiên cứu so sánh mức độ bền màu khi
giặt, là của hai mẫu vải (V1: 65% PES, 35%
Cotton & V2: 40% PES, 60% Cotton) đã rút ra
kết luận sau: Trong cùng một điều kiện thí
nghiệm, mẫu vải V1 có độ bền màu cao hơn
mẫu vải V2. Hay nói cách khác, vải nào có tỉ lệ
thành phần cotton cao hơn sẽ có độ bền màu
giặt, là thấp hơn vải có tỉ lệ thành phần cotton
thấp hơn.
• Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
công nghệ giặt, là hoàn tất ảnh hưởng đến độ
bền màu của vải, góp phần nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố đến độ bền màu của vải
trong quá trình gia công sản xuất; từ đó nâng
cao chất lượng sản phẩm trước khi đến tay
khách hàng và làm cho sản phẩm hấp dẫn thị
hiếu khách hàng hơn. Trên cơ sở nghiên cứu,
các xí nghiệp có thể ứng dụng các điều kiện cho
khâu giặt, là sản phẩm hoàn tất làm từ loại vải
cotton và polyester, có thể dần mở rộng hướng
nghiên cứu trên nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ
bền màu của vải cho nhiều loại vải khác nhau để
áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp may.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Hữu Trượng, Hoàng Thị Lĩnh (2002), Hóa học thuốc nhuộm, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật.
[2] AATCC Technical manual, V. 81, 2006.
[3] TCVN 4536-88 Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu – Quy định chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tcdhcn_32_1231.pdf