Nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp thực chất là
nhà ở phổ thông, phù hợp với đại đa số người dân,
những người có nhu cầu rất lớn về nhà ở trong đô
thị. Hiện nay, số lượng người nghèo ở đô thị, công
nhân Khu công nghiệp vẫn phải ở trong những căn
phòng trọ chật hẹp, thiếu tiện nghi tối thiểu cho sinh
hoạt hàng ngày. Hiện nay, giá căn hộ nhà ở thương
mại cao hơn giá nhà ở xã hội, làm cho khả năng
mua nhà ở thương mại của đa số người dân đô thị
với thu nhập hiện nay không nhiều. Xu hướng phát
triển nhà ở xã hội, phù hợp với xu thế hiện nay, và
đang được Nhà nước, các nhà đầu tư quan tâm
thực hiện. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhà ở của
các đối tượng có mức thu nhập thấp và trung bình,
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay
mua nhà, vay đầu tư phát triển nhà ở xã hội với lãi
suất ưu đãi, nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh
vực trên, tạo ra nhiều quỹ nhà ở phục vụ cho các đối
tượng chính sách, công chức, viên chức, người thu
nhập thấp có điều kiện mua và thụ hưởng căn hộ
chung cư có mức giá phù hợp với thu nhập
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng căn hộ chung cư tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 83
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG CĂN HỘ CHUNG CƯ
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
STUDY OF THE FACTORS AFFECTING THE SATISFACTION OF THE CUSTOMER’S USE
OF CONDOMINIUM APARTMENT IN NHA TRANG CITY, KHANH HOA PROVINCE
Trần Văn Châu1, Nguyễn Thị Hiển2
Ngày nhận bài: 15/01/2015; Ngày phản biệ n thông qua: 11/02/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, xây dựng thang đo,
đề xuất mô hình nghiên cứu đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với căn hộ chung cư tại thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa. Kết quả cho thấy, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng nhà chung cư tại thành phố
Nha Trang: An ninh, Thương hiệu, Cộng đồng, Phí, Vị trí, Môi trường, Cảnh quan. Trong đó, An Ninh là yếu tố có tác động
mạnh nhất, tiếp theo là Cộng đồng, Phí, và cuối cùng là Cảnh quan, Thương hiệu, Vị trí. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
một số kiến nghị chính sách được đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng căn hộ chung
cư tại thành phố Nha Trang.
Từ khóa: hài lòng, nhà chung cư, Nha Trang
ABSTRACT
The purpose of the study is to determine the features that affect to the satisfaction of customers, to build the
standard, to propose the study model measuring customer satisfaction for apartments in Nha Trang city, Khanh Hoa
province. The results showed the factors that affect customer satisfaction using an apartment in Nha Trang city: Security,
Brand, Community, Fees, Location, Environment, and Landscape. In particular, Security is the strongest infl uenced factor,
followed by the Community, Fees, and fi nally the Landscape, Brand, Location. Based on the study result, a number of policy
recommendations are proposed to improve and enhance customer satisfaction using the apartment in Nha Trang.
Keywords: satisfaction, apartments, Nha Trang
1 Trần Văn Châu: Cao học Quản trị kinh doanh 2012 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Chương trình phát triển nhà ở đô thị đến
năm 2015, định hướng đến 2020 của tỉnh Khánh
Hòa đề cập đến việc xây dựng nhà ở trong các đô
thị mới cho 18.000 người trong giai đoạn 2009-2015,
và 52.000 người trong giai đoạn 2016-2020[5].
Hiện nay, chất lượng nhà ở, nhất là nhà ở cho
đối tượng nhà chung cư vẫn còn nhiều bất cập,
nhiều dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu và thỏa
mãn người ở chung cư, căn hộ. Theo báo cáo, đánh
giá của Trung tâm Quản lý nhà và chung cư, Sở Xây
dựng Khánh Hòa hàng năm về tình hình quản lý, sử
dụng nhà ở nói chung và nhà chung cư nói riêng,
sự phản ảnh của các ban quản trị chung cư, người
sử dụng căn hộ về chất lượng công trình và chất
lượng dịch vụ, các nội dung phản ảnh liên quan
đến chất lượng công trình, tình hình an ninh trật tự,
môi trường xung quanh, cảnh quan bên trong và
ngoài chung cư, các loại phí sử dụng như phí giữ
xe, thang máy, vệ sinh, điện nước, đòi hỏi phải
thực hiện các nghiên cứu, đánh giá về chất lượng
nhà chung cư, chất lượng sử dụng dịch vụ, đề
khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng
công trình, chất lượng dịch vụ tại các chung cư trên
địa bàn thành phố Nha Trang. Do đó, việc nghiên
cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách hàng khi sử dụng nhà chung cư tại thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là cần thiết.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
84 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các lý thuyết có liên
quan đến sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực
dịch vụ. Khách thể nghiên cứu là sự hài lòng của
khách hàng sử dụng sản phẩm căn hộ chung cư
(hộ gia đình) có mức giá phổ thông (tương đương
chung cư hạng 3 và 4 theo quy định tại Thông tư
14/2008/TT-BXD ngày 02/6/2008 của Bộ Xây dựng)
trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn hạn
ngạch cho các chung cư trên địa bàn thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa. Có nghiên cứu chỉ ra rằng kích
thước mẫu tới hạn phải là 200, có nghiên cứu khác
cho rằng để có thể phân tích nhân tố khám phá cần
thu thập dữ liệu với kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu
cho một biến quan sát [4]. Gần với quan điểm này là ý
kiến cho rằng thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu)
ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích
nhân tố [6]. Để đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin
thu thập ban đầu, với 54 biến quan sát x 5 = 270 mẫu,
400 bảng hỏi được gửi đi, kết quả thu được
385 bảng, sau khi kiểm tra, làm sạch thông tin thu
thập được trong các bảng hỏi, có 363 bảng hỏi đạt
yêu cầu, được sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2
bước chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phương
pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua
phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ được
thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục
đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ
sung thang đo chất lượng dịch vụ nhà chung cư.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương
pháp nghiên cứu định lượng. Dùng kỹ thuật thu thập
thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn khách hàng
sử dụng nhà chung cư. Thông tin thu thập được sẽ
được xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau
khi được đánh giá bằng phương pháp đánh giá độ
tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được
sử dụng để kiểm định mô hình.
Dựa trên các nghiên cứu của Trịnh Thị Xuân
Lan (2005) [1], Dương Quang Phát (2007) [2],
Huỳnh Đoàn Thu Thảo (2010) [3], cùng với thảo
luận chuyên gia, tác giả đưa ra mô hình đề xuât:
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
- Kết quả phân tích Cronbach alpha
Tổng cộng 54 biến của mô hình được đưa vào
phân tích Cronbach Alpha. Nếu biến quan sát có hệ
số tương quan giữa biến và tổng < 0,3 sẽ bị loại khỏi
phân tích. Mỗi thành phần các khái niệm nghiên cứu
(yếu tố ảnh hưởng) phải có hệ số Cronbach Alpha
> 0,6; đồng thời Alpha nếu loại mục hỏi (biến quan
sát) phải có giá trị của từng biến nhỏ hơn hệ số
Cronbach Alpha.
Hình 1. Mô hình đề xuất
Giả thuyết:
H
1
: Giá chung cư/ căn hộ được khách hàng đánh giá càng thấp thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của họ.
H
2
: Chất lượng công trình càng cao thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
H
3
: Chung cư/ căn hộ càng có thương hiệu sẽ làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
H
4
: Vị trí địa lý của chung cư càng đẹp, mức độ hài lòng của khách hàng càng tăng.
H
5
: Cảnh quan càng đẹp, khách hàng càng hài lòng với việc chọn chung cư/ căn hộ.
H
6
: Vệ sinh môi trường sạch sẽ, khách hàng càng hài lòng với việc chọn chung cư/ căn hộ.
H
7
: Phí sinh hoạt của chung cư/ căn hộ phù hợp, mức độ hài lòng của khách hàng càng tăng.
H
8
: An ninh của chung cư/ căn hộ tốt thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
H
9
: Cộng đồng dân cư văn hóa và thân thiện thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 85
Bảng 1. Kết quả phân tích Cronbach Alpha
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo
nếu loại biến
Tương quan
biến - tổng
Cronbach’s Alpha nếu
loại biến
Giá: Cronbach’s Alpha = 0,704
gia_1 13,94 5,629 0,537 0,621
gia_2 13,49 7,096 0,244 0,732
gia_3 14,10 5,817 0,476 0,648
gia_4 14,05 5,730 0,452 0,660
gia_5 13,93 5,744 0,613 0,596
Chất lượng: Cronbach’s Alpha = 0,697
chat_luong_1 10,26 3,956 0,348 0,717
chat_luong_2 10,73 3,412 0,577 0,571
chat_luong_3 10,60 3,324 0,607 0,550
chat_luong_4 10,64 3,977 0,413 0,674
Thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,910
thuong_hieu_1 13,83 7,383 0,780 0,889
thuong_hieu_2 13,82 7,098 0,779 0,889
thuong_hieu_3 13,87 7,266 0,806 0,884
thuong_hieu_4 13,92 7,059 0,837 0,877
thuong_hieu_5 13,90 7,283 0,675 0,913
Vị trí: Cronbach’s Alpha = 0,870
vi_tri_1 13,95 11,130 0,601 0,864
vi_tri_2 14,37 9,852 0,721 0,836
vi_tri_3 14,33 10,785 0,728 0,837
vi_tri_4 14,34 8,911 0,730 0,840
vi_tri_5 14,28 10,893 0,749 0,834
Cảnh quan:Cronbach’s Alpha = 0,809
canh_quan_1 10,27 3,540 0,699 0,725
canh_quan_2 10,22 3,809 0,651 0,751
canh_quan_3 10,67 3,757 0,485 0,840
canh_quan_4 10,33 3,785 0,711 0,727
Môi trường: Cronbach’s Alpha = 0,837
moi_truong_1 12,09 6,508 0,770 0,772
moi_truong_2 12,28 6,066 0,801 0,757
moi_truong_3 12,15 6,329 0,691 0,789
moi_truong_4 11,78 7,124 0,362 0,893
moi_truong_5 12,03 6,905 0,673 0,798
Phí sinh hoạt: Cronbach’s Alpha = 0,891
phi_1 17,16 9,599 0,728 0,869
phi_2 17,20 9,395 0,744 0,867
phi_3 17,18 9,201 0,814 0,855
phi_4 17,31 9,754 0,646 0,883
phi_5 17,09 9,227 0,836 0,852
phi_6 17,32 10,903 0,501 0,902
An ninh:Cronbach’s Alpha = 0,908
an_ninh_1 20,61 17,233 0,739 0,893
an_ninh_2 20,57 17,301 0,800 0,887
an_ninh_3 20,65 16,985 0,804 0,886
an_ninh_4 20,96 16,940 0,620 0,910
an_ninh_5 20,71 16,838 0,779 0,888
an_ninh_6 20,83 17,899 0,651 0,902
an_ninh_7 20,74 18,034 0,726 0,895
Cộng đồng: Cronbach’s Alpha = 0,928
cong_dong_1 14,18 7,532 0,824 0,909
cong_dong_2 14,18 7,352 0,855 0,903
cong_dong_3 14,13 7,824 0,808 0,912
cong_dong_4 14,25 7,755 0,787 0,916
cong_dong_5 14,20 8,008 0,782 0,917
Hài lòng: Cronbach’s Alpha = 0,898
HAI_LONG_1 24,37 18,660 0,619 0,892
HAI_LONG_2 24,70 18,709 0,664 0,887
HAI_LONG_3 24,73 19,799 0,578 0,894
HAI_LONG_4 24,45 19,254 0,692 0,884
HAI_LONG_5 24,61 19,272 0,695 0,884
HAI_LONG_6 24,67 18,590 0,718 0,882
HAI_LONG_7 24,65 18,901 0,741 0,880
HAI_LONG_8 24,68 18,589 0,774 0,877
(Nguồn: Kết quả từ phân tích dữ liệu)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
86 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Từ 54 biến ban đầu sau khi kiểm định thang đo
bằng Crobach’s Alpha, loại 7 biến rác gồm: giá_2;
chat_luong_1; thuong_hieu_5; canh_quan_3; moi_
truong_4; phí_6; an_ninh_4, còn lại 47 biến đủ điều
kiện sử dụng trong phân tích tiếp theo.
- Kết quả phân tích nhân tố (EFA)
Phân tích EFA nhân tố biến độc lập đã sử dụng
phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring
với phép quay Varimax cho đối tượng áp dụng là
các thang đo lường đa hướng (các biến tác động).
Với chỉ báo được sử dụng ở quan sát ban đầu,
kết quả chọn lọc được biến quan sát có hệ số tải
nhân tố (Factor loading) lớn hơn tiêu chuẩn cho
phép (> 0,5). Đồng thời, kiểm định Bartlett cho thấy
giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan
với nhau (mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05) với hệ
số KMO = 0,867 (0,5 < KMO < 1), hệ số trích tại
Eigenvalue là 1,171 chứng tỏ phân tích EFA cho
việc nhóm các biến quan sát này lại với nhau là
thích hợp. Kết quả này được đưa vào phân tích
hồi quy tuyến tính đa biến (nhân tố). Kết quả EFA
cho thấy tổng phương sai trích là 74,149 tức là khả
năng sử dụng yếu tố này để giải thích cho biến
quan sát là 74,149% (> 50%).
Bảng 2. Ma trận xoay nhân tố biến độc lập trong phân tích nhân tố khám phá EFA
Thành phần
1 2 3 4 5 6 7 8 9
an_ninh_1 0,759
an_ninh_2 0,792
an_ninh_3 0,822
an_ninh_5 0,751
an_ninh_6 0,600
an_ninh_7 0,706
chat_luong_4 0,582
thuong_hieu_1 0,853
thuong_hieu_2 0,850
thuong_hieu_3 0,786
thuong_hieu_4 0,830
cong_dong_1 0,824
cong_dong_2 0,814
cong_dong_3 0,755
cong_dong_4 0,731
cong_dong_5 0,779
phi_1 0,818
phi_2 0,865
phi_3 0,781
phi_4 0,687
phi_5 0,844
vi_tri_1 0,660
vi_tri_2 0,809
vi_tri_3 0,819
vi_tri_4 0,782
vi_tri_5 0,765
moi_truong_1 0,905
moi_truong_2 0,909
moi_truong_3 0,859
moi_truong_5 0,798
canh_quan_1 0,838
canh_quan_2 0,813
canh_quan_4 0,744
gia_1 0,532
gia_4 0,797
gia_5 0,807
gia_3 0,589
chat_luong_2 0,550
chat_luong_3 0,742
(Nguồn: Kết quả từ phân tích dữ liệu)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 87
Đối với thang đo mức độ hài lòng của khách hàng, phân tích EFA trích được 1 yếu tố tại Eigenvalue là 4,725
và phương sai trích được là 59,066% với chỉ số KMO là 0,857.
Bảng 3. Kết quả phân tích EFA cho sự hài lòng
Biến quan sát Giá trị
HAI_LONG_1 0,708
HAI_LONG_2 0,739
HAI_LONG_3 0,670
HAI_LONG_4 0,766
HAI_LONG_5 0,780
HAI_LONG_6 0,806
HAI_LONG_7 0,821
HAI_LONG_8 0,844
(Nguồn: Kết quả từ phân tích dữ liệu)
- Phương trình hồi qui
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hệ số tương quan bội (R) bằng 0,785; hệ số bình phương tương quan
bội (R Square) là 0,616 và bình phương hệ số tương quan bội hiệu chỉnh (Hệ số R2 điều chỉnh) bằng 0,606; có
nghĩa là 60,6% sự biến thiên của sự hài lòng có thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính giữa các yếu tố
trong mô hình. Tuy nhiên, sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình
cho tổng thể thực hay không, cần thiết phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.
Bảng 4. Phân tích hệ số hồi qui
Mẫu Hệ số R Hệ số R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin-Watson
1 0,782 0,612 0,604 0,629 1,523
Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình Kiểm định F Giá trị Sig.
1
Hồi quy 221,597 7 31,657 80,042 0,000
Phần dư 140,403 355 0,396
Tổng 362,000 362
Nhân tố
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa
t Sig.
Thống kê cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF
1 (Constant) -1,359E-16 0,033 0,000 1,000
ANNINH 0,405 0,033 0,405 12,244 0,000 1,000 1,000
THUONGHIEU 0,226 0,033 0,226 6,829 0,000 1,000 1,000
CONGDONG 0,387 0,033 0,387 11,717 0,000 1,000 1,000
PHI 0,370 0,033 0,370 11,200 0,000 1,000 1,000
VITRI 0,149 0,033 0,149 4,521 0,000 1,000 1,000
MOITRUONG 0,087 0,033 0,087 2,638 0,009 1,000 1,000
CANHQUAN 0,284 0,033 0,284 8,579 0,000 1,000 1,000
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)
Từ chỉ số VIF cho thấy các chỉ số VIF đều nhỏ
hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến
giữa các biến độc lập [4]. Với giá trị P-value của
tiêu chuẩn F bằng 0,000, cho nên ta có thể bác bỏ
giả thuyết H0 (β1 = β2 = β3= β4 = β5 = β7 = 0), tức là
có tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa sự hài lòng
với ít nhất một trong các yếu tố độc lập. Kết quả hồi
quy cho thấy, có 7 nhân tố quan trọng là An ninh,
Thương hiệu, Cộng đồng, Phí, Vị trí, Môi trường,
Cảnh quan có quan hệ tuyến tính với sự hài lòng
của người sử dụng chung cư tại Nha Trang (Sig
< 0,05). Vì vậy, 7 nhân tố này sẽ giữ lại trong mô
hình hồi quy, còn các nhân tố còn lại bị loại khỏi
mô hình.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Phương trình hồi qui như sau:
HAI_LONG = 0,405*ANNINH + 0,387*CONGDONG
+ 0,370*PHI + 0,284*CANHQUAN + 0,226*THU-
ONGHIEU+ 0,149*VITRI
Trong 7 yếu tố tác động đến sự hài lòng của
khách hàng sử dụng dịch vụ nhà chung cư tại thành
phố Nha Trang, yếu tố An Ninh là yếu tố có tác động
mạnh nhất. Chính vì vậy, yếu tố An Ninh là yếu tố
mà các nhà đầu tư chung cư tại Nha Trang cần
quan tâm hàng đầu trong việc cải thiện nhằm nâng
cao sự hài lòng của khách hàng. Yếu tố Cộng đồng,
Phí là yếu tố có tầm quan trọng thứ hai và thứ ba.
Tuy nhiên, đây là hai yếu tố mà khách hàng đánh
giá cao chất lượng dịch vụ, đây là hai yếu tố mà các
nhà đầu tư nhà chung cư tại Nha Trang cần duy trì
và phát huy hơn nữa. Các yếu tố cuối cùng là Cảnh
quan, Thương hiệu, Vị trí tác động đến sự lựa chọn
của khách hàng ở nhà chung cư.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu đo lường sự hài lòng của khách
hàng đối với chất lượng dịch vụ nhà chung cư
tại thành phố Nha Trang cho thấy có 7 yếu tố tác
động đến sự hài lòng của khách hàng là: An ninh,
Thương hiệu, Cộng đồng, Phí, Vị trí, Môi trường,
Cảnh quan. Nghiên cứu chỉ ra rằng, An ninh là yếu
tố tác động mạnh nhất, với lý giải, sự an toàn về
tính mạng và tài sản là yếu tố hàng đầu dẫn đến sự
hài lòng của người sử dụng chung cư. Cộng đồng,
Phí, và cuối cùng là Cảnh quan, Thương hiệu, Vị trí
là những yếu tố tác động tiếp theo đến sự hài lòng
của khách hàng sử dụng căn hộ chung cư tại thành
phố Nha Trang. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, để
hoàn thiện và nâng cao sự hài lòng của khách hàng
sử dụng căn hộ chung cư tại thành phố Nha Trang,
đề nghị các nhà hoạch định chính sách nhà chung
cư tại thành phố Nha Trang cần tập trung chú ý
hoàn thiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách hàng: chú trọng An ninh tính mạng, tài
sản của khách hàng, Vị trí địa lý, Cảnh quan chung
cư đẹp, Vệ sinh môi trường sạch sẽ, Phí sinh hoạt
phù hợp, Cộng đồng dân cư văn hóa và thân thiện.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong quá trình sử dụng
thì yếu tố Giá trị căn hộ, Chất lượng căn hộ tác động
lên sự hài lòng của khách hàng tại thời điểm mua
căn hộ. Theo thời gian sử dụng, thời gian sử dụng
căn hộ càng lâu, các yếu tố tác động lên sự hài lòng
sẽ khác nhau.
Nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp thực chất là
nhà ở phổ thông, phù hợp với đại đa số người dân,
những người có nhu cầu rất lớn về nhà ở trong đô
thị. Hiện nay, số lượng người nghèo ở đô thị, công
nhân Khu công nghiệp vẫn phải ở trong những căn
phòng trọ chật hẹp, thiếu tiện nghi tối thiểu cho sinh
hoạt hàng ngày. Hiện nay, giá căn hộ nhà ở thương
mại cao hơn giá nhà ở xã hội, làm cho khả năng
mua nhà ở thương mại của đa số người dân đô thị
với thu nhập hiện nay không nhiều. Xu hướng phát
triển nhà ở xã hội, phù hợp với xu thế hiện nay, và
đang được Nhà nước, các nhà đầu tư quan tâm
thực hiện. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhà ở của
các đối tượng có mức thu nhập thấp và trung bình,
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay
mua nhà, vay đầu tư phát triển nhà ở xã hội với lãi
suất ưu đãi, nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh
vực trên, tạo ra nhiều quỹ nhà ở phục vụ cho các đối
tượng chính sách, công chức, viên chức, người thu
nhập thấp có điều kiện mua và thụ hưởng căn hộ
chung cư có mức giá phù hợp với thu nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trịnh Thị Xuân Lan, 2005. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn khách hàng đối với sản phẩm căn hộ chung cư
cao cấp trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Bách khoa, thành phố Hồ
Chí Minh. Việt Nam.
2. Dương Quang Phát, 2007. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân đang sống ở các chung cư có chất lượng
trung bình và chung cư dành cho đối tượng giải tỏa tái định cư. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Bách Khoa,
thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam.
3. Huỳnh Đoàn Thu Thảo, 2010. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng sản phẩm căn hộ chung cư
của Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang.
4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong kinh tế-xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Viện Kiến Trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (2012), Chương trình Phát triển nhà ở tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
Tiếng Anh
6. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A and Berry, L.L. (1988), SERVQUAL: A multiple item scale for measuring consumer
perceptions of service quality, Journal of Retailing, Vol.64 No.1, Spring, pp. 12-40.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_khach_h.pdf