Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa Khẩu Nậm Xít tại Bắc Hà, Lào Cai

Kết luận - Phân bón là biện pháp kỹ thuật ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khẩu nậm xít. Công thức 4 giống lúa Khẩu nậm xít có khả năng nhánh hữu hiệu lớn nhất, đạt 7,13 và 7,6 dảnh. - Giống lúa Khẩu nậm xít bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng nhất ở công thức 5, đƣợc đánh giá điểm 7. Công thức 2, giống lúa Khẩu nậm xít có khả năng chống chịu tốt hơn, đƣợc đánh giá điểm 3. Công thức 4 có khả năng chống đổ tốt nhất, đánh giá điểm 3 ở cả hai vụ nghiên cứu. Công thức 5, bón lƣợng phân lớn hơn làm thân phát triển mạnh, chiều cao cây lớn, khả năng chống đổ kém nhất, đánh giá điểm 5 -7. - Công thức 3,4,5 năng suất thực thu của giống lúa Khẩu nậm xít đạt 32,25-35,17 (vụ Mùa 2009) và 36,92-38,65 tạ/ha (vụ Mùa 2010), cao hơn so với công thức phân bón đang sử dụng tại Bắc Hà ở mức tin cậy 95%. - Công thức 4 có hiệu quả kinh tế đạt cao nhất, lãi đạt 5.406,2 nghìn đồng (vụ Mùa 2009) và 8.434,3 nghìn đồng (vụ Mùa 2010), đây là công thức phân bón phù hợp với giống lúa Khẩu nậm xít tại Bắc Hà, Lào Cai.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa Khẩu Nậm Xít tại Bắc Hà, Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 107 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG LÚA KHẨU NẬM XÍT TẠI BẮC HÀ, LÀO CAI Phan Thị Vân*, Bùi Văn Vinh Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên giống lúa Khẩu nậm xít với 5 công thức phân bón, công thức bón 4 tấn phân chuồng + 40 kg P2O5/ha đƣợc chọn làm đối chứng, đây là công thức sử dụng đối với giống lúa thuần tại địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công thức 4 và 5 số dảnh hữu hiệu đạt 7,13 và 6,93 dảnh (vụ Mùa 2009); 7,6 và 6,97 dảnh (vụ Mùa 2010), cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 5 bón 4 tấn phân chuồng + 50 kg N + 100 kg P2O5 + 50 K2O, bị nhiễm đạo ôn nặng và khả năng chống đổ kém nhất đƣợc đánh giá điểm 5-7. Công thức 3, 4, 5 đạt năng suất thực thu 32,25-35,17 tạ/ha (vụ Mùa 2009) và 36,92-38,65 tạ/ha (vụ Mùa 2010), cao hơn so với công thức phân bón đang sử dụng tại Bắc Hà chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Công thức 4 có hiệu quả kinh tế đạt cao nhất, lãi đạt 5.406,2 nghìn đồng (vụ Mùa 2009) và 8.434,3 nghìn đồng (vụ Mùa 2010). Từ khóa: phân bón, sinh trưởng, phát triển, Khẩu nậm xít, Lào Cai ĐẶT VẤN ĐỀ Khẩu nậm xít là giống lúa thuần chất lƣợng tốt thuộc loài Oryza Sativa L. đã đƣợc trồng lâu đời ở Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Khẩu nậm xít chỉ thích nghi với vùng nƣớc lạnh, nhiệt độ thích hợp là 18-200C. Vì vậy Bắc Hà là vùng sinh thái rất thích hợp với giống lúa Khẩu nậm xít. Ở Bắc Hà khả năng đầu tƣ thâm canh thấp, với các giống địa phƣơng chỉ bón phân chuồng và phân lân, chính vì vậy năng suất của Khẩu Nậm xít chỉ đạt 28 tạ/ha. Vì vậy, để cải thiện năng suất của giống Khẩu nậm xít, cần xác định công thức phân bón phù hợp với đặc điểm của giống. Mục tiêu: Xác định công thức phân bón phù hợp với giống lúa Khẩu nậm xít tại Bắc Hà, Lào Cai. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng, phát triển của giống lúa Khẩu nậm xít vụ Mùa 2009 và vụ Mùa 2010 tại Bắc Hà, Lào Cai. Phương pháp nghiên cứu  Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com Thí nghiệm thực hiện với 5 công thức phân bón đối với giống lúa Khẩu nậm xít, công thức 1 đƣợc chọn làm đối chứng, đây là công thức phân bón sử dụng phổ biến cho giống lúa Khẩu nậm xít ở Bắc Hà, Lào Cai. CT 1: 4tấn phân chuồng+40 kg P2O5 (đ/c) CT 2: 4tấn PC+20 kg N+40 kg P2O5+20 K2O CT 3: 4tấn PC+30 kg N+60 kg P2O5+30 K2O CT 4: 4tấn PC+40 kg N+80 kg P2O5+40 K2O CT 5: 4tấn PC+50 kg N+100kg P2O5+50 K2O Các công thức thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên, có mƣơng tƣới giữa các lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 20 m2, mật độ cấy 35 khóm/m2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi tiến hành theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá lúa của IRRI (1996) [3]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ảnh hưởng của phân bón đến một số đặc điểm nông học của giống lúa Khẩu nậm xít Số liệu bảng 3.1 cho thấy sự biến động về thời gian sinh trƣởng ở các công thức không đáng kể do khoảng cách giữa các công thức bón phân nhỏ. Công thức 4, 5 thời gian sinh trƣởng của giống lúa Khẩu nậm xít dài nhất là 152-153 ngày. Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 108 Công thức 2,3 và 4 với lƣợng phân chuồng 4 tấn, 20-40 kg N, 40-80kg P2O5, 20-40 kg K2O, chiều cao cây của giống Khẩu nậm xít đạt cao nhất, cao hơn đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Khẩu nậm xít là giống lúa địa phƣơng nên có khả năng đẻ nhánh ở mức trung bình. Số dảnh hữu hiệu ở các công thức thí nghiệm đạt 4,23- 7,13 dảnh (vụ Mùa 2009) và 4,77-7,6 dảnh (vụ Mùa 2010). Công thức 4 và 5 số dảnh hữu hiệu đạt 7,13 và 6,93 dảnh (vụ Mùa 2009); 7,6 và 6,97 dảnh (vụ Mùa 2010), cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu của giống lúa Khẩu nậm xít - Bắc Hà là vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá phát triển. Sâu cuốn lá xuất hiện ở cả hai vụ nghiên cứu nhƣng tỷ lệ thấp. Trừ công thức 5 vụ mùa 2009, tỷ lệ sâu cuốn lá đánh giá điểm 3, các công thức còn lại tỷ lệ sâu cuốn lá thấp nên đều đánh giá điểm 1. - Giống lúa Khẩu nậm xít bị nhiễm bệnh đạo ôn khá nặng ở tất cả các công thức thí nghiệm, đánh giá điểm 3-7 ở hai vụ nghiên cứu. Công thức 1 và 5, bị nhiễm bệnh nặng nhất nên đánh giá điểm 5- 7. Công thức 2, bón cân đối đạm, lân, kaly nhƣng ở mức thấp giúp cây lúa chống chịu tốt hơn, đánh giá điểm 3. Công thức 4 có khả năng chống đổ tốt nhất, đánh giá điểm 3 ở cả hai vụ nghiên cứu. Công thức 5, bón lƣợng phân lớn hơn làm thân phát triển mạnh, chiều cao cây lớn, khả năng chống đổ kém nhất, đánh giá điểm 5 (vụ Mùa 2009), điểm 7 (vụ Mùa 2010). Công thức đối chứng khả năng chống đổ đánh giá điểm 5, mặc dù sử dụng phân bón ít, chiều cao cây thấp nhƣng do không cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng nên sự phát triển của các mô cơ giới kém cũng làm tỷ lệ đổ trên đồng ruộng lớn (Trần Kim Đồng, 1991) [1]. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Khẩu nậm xít Trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa, số bông/m 2 là yếu tố quan trọng nhất, quyết định 74% năng suất của quần thể (Nguyễn Đình Bảng 1. Ảnh hƣởng của phân bón đến một số đặc điểm nông học của giống lúa Khẩu nậm xít vụ mùa 2009-2010 Công thức Vụ Mùa 2009 Vụ Mùa 2010 TGST (ngày) Chiều cao cây (cm) Dảnh tối đa (dảnh) Dảnh hữu hiệu TGST (ngày) Chiều cao cây (cm) Dảnh tối đa (dảnh) Dảnh hữu hiệu 1 (đ/c) 150 154,47 7,50 4,23 150 156,37 9,06 4,77 2 150 160,27 7,90 4,59 150 162,24 8,97 5,13 3 150 159,77 9,10 5,80 150 165,43 10,53 6,27 4 152 164,63 10,98 7,13 153 165,30 11,83 7,60 5 152 159,30 11,27 6,93 153 160,63 12,16 6,97 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 1,6 11,3 8,4 1,6 9,6 12,9 LSD05 4,92 1,99 0,91 5,02 1,90 1,50 Bảng 2. Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng chống chịu của giống lúa Khẩu nậm xít Công thức Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010 Sâu cuốn lá (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Chống đổ (điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Chống đổ (điểm) 1 (đ/c) 1 7 5 1 5 5 2 1 3 5 1 3 3 Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 109 3 1 5 3 1 3 5 4 1 5 3 1 2 3 5 3 7 5 1 7 7 Giao, 2001) [2]. Số bông/m2 của giống lúa Khẩu nậm xít ở các công thức 3,4 và 5 đạt tƣơng ứng là 203,0; 249,55 và 242,55 bông (vụ Mùa 2009) và 219,45-266,0 bông (vụ Mùa 2010), cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Công thức 3,4 và 5 số hạt chắc/bông đạt 79,76- 82,33 hạt (vụ Mùa 2009), 84,78-87,94 hạt (vụ Mùa 2010), nhiều hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Khối lƣợng 1000 hạt của công thức 4 đạt 30,33g (vụ Mùa 2009) và 29,70g (vụ Mùa 2010), cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm đạt 24,63-35,17 tạ/ha (vụ Mùa 2009) và 29,72-38,92 tạ/ha (vụ Mùa 2010). Công thức 3,4,5 đạt năng suất 32,25-35,17 tạ/ha (vụ Mùa 2009) và 36,92-38,92 tạ/ha (vụ Mùa 2010), cao hơn năng suất của công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón đối với giống lúa Khẩu nậm xít Kết quả hoạch toán kinh tế ở bảng 3.4 cho thấy: Vụ Mùa 2009, do giá bán sản phẩm thấp, nên công thức 2 mặc dù đã đầu tƣ nhƣng không có lãi. Công thức 3,4,5 lãi từ 2.839,4 nghìn đồng đến 5.406,2 nghìn đồng/ha. Vụ Mùa 2010, các công thức phân bón lãi từ 415,6 nghìn - 8.434,3 nghìn đồng/ha. Công thức 5 năng suất cao hơn công thức 4 là 0,27 tạ/ha, nhƣng do đầu tƣ cao nên lãi ít hơn công thức 4 là 562,4 nghìn đồng. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận - Phân bón là biện pháp kỹ thuật ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khẩu nậm xít. Công thức 4 giống lúa Khẩu nậm xít có khả năng nhánh hữu hiệu lớn nhất, đạt 7,13 và 7,6 dảnh. - Giống lúa Khẩu nậm xít bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng nhất ở công thức 5, đƣợc đánh giá điểm 7. Công thức 2, giống lúa Khẩu nậm xít có khả năng chống chịu tốt hơn, đƣợc đánh giá điểm 3. Bảng 3. Ảnh hƣởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống Khẩu nậm xít vụ mùa 2009-2010 Công thức Vụ Mùa 2009 Vụ Mùa 2010 B/m 2 (bông) HC/B (hạt) M1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) B/m 2 (bông) HC/B (hạt) M1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) 1 (đ/c) 148,05 72,64 28,02 24,63 166,95 79,91 28,45 29,72 2 160,65 75,11 28,10 28,70 179,55 87,47 28,04 33,37 3 203,00 79,76 28,16 32,25 219,45 84,78 28,84 36,92 4 249,55 82,33 30,33 35,17 266,00 87,94 29,70 38,65 5 242,55 80,12 28,41 33,50 243,95 87,63 29,20 38,92 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 9,6 3,4 2,6 10,0 4,9 2,6 1,9 8,1 LSD05 36,13 4,97 1,39 5,83 19,93 4,23 1,05 5,39 Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân đối với giống lúa Khẩu nậm xít Đơn vị: 1000 đồng Công thức Tổng chi Tổng thu Lãi Vụ mùa 2009 Vụ Mùa 2010 Vụ mùa 2009 Vụ Mùa 2010 Vụ mùa 2009 Vụ Mùa 2010 Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 110 1 (đ/c) 31.306,0 35.248,4 27.093,0 35.664,0 -4.213,0 415,6 2 31.990,4 36.172,8 31.570,0 40.044,0 -420,4 3871,2 3 32.635,6 37.059,3 35.475,0 44.304,0 2839,4 7244,7 4 33.280,9 37.945,7 38.687,0 46.380,0 5406,2 8434,3 5 33.926,1 38.832,1 36.850,0 46.704,0 2923,9 7871,9 Công thức 4 có khả năng chống đổ tốt nhất, đánh giá điểm 3 ở cả hai vụ nghiên cứu. Công thức 5, bón lƣợng phân lớn hơn làm thân phát triển mạnh, chiều cao cây lớn, khả năng chống đổ kém nhất, đánh giá điểm 5 -7. - Công thức 3,4,5 năng suất thực thu của giống lúa Khẩu nậm xít đạt 32,25-35,17 (vụ Mùa 2009) và 36,92-38,65 tạ/ha (vụ Mùa 2010), cao hơn so với công thức phân bón đang sử dụng tại Bắc Hà ở mức tin cậy 95%. - Công thức 4 có hiệu quả kinh tế đạt cao nhất, lãi đạt 5.406,2 nghìn đồng (vụ Mùa 2009) và 8.434,3 nghìn đồng (vụ Mùa 2010), đây là công thức phân bón phù hợp với giống lúa Khẩu nậm xít tại Bắc Hà, Lào Cai. Đề nghị - Để có kết luận chính xác cần tiến hành thử nghiệm công thức phân bón 4 tấn phân chuồng + 40 kg N + 80 kg P2O5 + 40 K2O trên đồng ruộng của nông dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Kim Đồng (1991), Giáo trình sinh lý cây trồng, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. [2]. Nguyễn Đình Giao (2001), Giáo trình cây lương thực, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa, Viện nghiên cứu lúa Quốc tế, Philipppine SUMMARY THE EFFECTS OF DIFFERENT FERTILIZER APPLICATIONS ON GROWTH AND DEVELOPMENT OF THE KHAU NAM XIT RICE VARIETY IN BAC HA DISTRICT, LAO CAI PROVINCE Phan Thi Van  , Bui Van Vinh College of Agriculture and Forestry - TNU The experiment was carried out the Khau Nam Xit rice variety under 5 fertilizer application treatments with an application of 4 tons of animal manure/ha + 40 kg P2O/ha used as control plot. The results from the experiment show that tested treatments 4 and 5 have a average numbers of effective plants from 7.13 to 6.93 (fall 2009 crop) and 7.6 and 6.97 (fall 2010 crop), which are statistically significant (at 95% confident level) as conpared to that of the control. The treatments 5 with 4 tons of animal manure + 50 kg of N +100 kg P2O5 + 50 K2O per hetare had been serverely effected by blast disease and had the lowest falling resistant capacity. The treatments 3,4,5 obtained the yield from 32,25-35.17 quintals/ha (fall 2009) and 36,92-38.65 quintals/ha (fall 2010), which was significantly higher than those grown in Bac Ha district as traditional practice at 95% confident level. The treatments 4 obtained the highest economic efficiency with a net profit of VND 5,406.2 thousand and VND 8,434.3 thousand /ha for fall 2009 crop and fall-2010 crop, respectively. Key words: Fertilizer, growth, development, Khau nam xit, Lao Cai Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 111 Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 112

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_phan_bon_den_sinh_truong_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan