Các tổ hợp phân NPK có tỷ lệ đạm cao có xu
hướng làm tăng khả năng đẻ nhánh và chiều
cao cây lúa (công thức 3, 7) lên chút ít.
- Bón các tổ hợp phân bón NPK có tỷ lệ kali
cao hơn hẳn hai thành phần còn lại sẽ làm
giảm tỷ lệ nhánh hữu hiệu (công thức 4, 5, 8,
9), giảm chỉ số diện tích lá (công thức 9) bón
mất cân đối đạm và kali sẽ làm cho lúa nhiễm
sâu bệnh tăng lên (công thức 3, 8, 9)
- Các công thức 6, 7 cho năng suất lúa Khang
Dân 18 cao hơn công thức đối chứng ( công
thức 6 tăng 7 tạ/ha và công thức 7 tăng 11
tạ/ha ) chắc chắn ở mức tin cậy 95% và 99%.
Điều đó có nghĩa là bón tăng phân NPK hợp
lý, cân đối có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng
và làm tăng năng suất lúa.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18 trong vụ Xuân 2008 tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hữu Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 160 - 164
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
160
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN NPK
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA
KHANG DÂN 18 TRONG VỤ XUÂN 2008 TẠI THÁI NGUYÊN
Nguyễn Hữu Hồng*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm đƣợc tiến hành nhằm tìm ra hiệu quả của một số tổ hợp phân bón NPK đến sinh
trƣởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18 trong vụ Xuân tại Thái Nguyên. Trong
số 9 tổ hợp phân bón đƣợc tiến hành thử nghiệm tại khu thực nghiệm của trƣờng đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, kết quả thu đƣợc cho thấy hai tổ hợp 60N:60P2O5: 60 K2O và 90N:90P2O5:
90 K2O có tác dụng tốt dến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18. Hai
tổ hợp này đã làm tăng năng suất lúa thí nghiệm một cách có ý nghĩa so với công thức đối chứng
(7 tạ/ha và 11 tạ/ ha). Các tổ hợp phân bón có tỷ lệ Kaly cao hơn hẳn 2 thành phần còn lại sẽ làm
giảm tỷ lệ nhánh hữu hiệu (công thức 4,5,8,9), giảm chỉ số diện tích lá (công thức 9). Bón mất cân
đối đạm và Kaly sẽ làm cho lúa bị nhiễm sâu bệnh tăng lên.Điều đó chứng tỏ bón cân đối tỷ lệ
NPK cho lúa có tác dụng làm tăng năng suất lúa lên rõ rệt so với các tổ hợp mất cân đối các thành
phần này.
Từ khoá: tổ hợp NPK, bón phân cân đối, lúa Khang Dân, hiệu quả, sinh trưởng, phát triển, năng suất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là cây lƣơng thực hàng đầu ở Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và
nhu cầu nhập khẩu lúa gạo trên thế giới ngày
càng tăng thì việc thâm canh nhằm tăng năng
suất và sản lƣợng lúa là một đòi hỏi cần thiết.
Trong các biện pháp thâm canh tăng năng
suất thì phân bón, nhất là phân hoá học là
biện pháp hàng đầu.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du - miền núi
phía Bắc và lúa cũng là cây trồng chính ở đây.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và sự hiểu
biết khoa học còn hạn chế nên mặc dù nông
dân vẫn bón phân cho lúa song do bón ít, tỷ
lệ không cân đối nên kết quả thu đƣợc không
đƣợc nhƣ mong muốn. Để góp phần vào việc
thâm canh tăng năng suất lúa ở Thái Nguyên,
chúng tôi tiến hành triển khai đề tài nghiên
cứu ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón
NPK đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất
của giống lúa Khang Dân 18 (một giống lúa
chủ lực của tỉnh) trong vụ Xuân 2008 tại
Thái Nguyên.
Tel: 0912739448, Email: huuhong1955@yahoo.com
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Từ xƣa, ngƣời dân Việt Nam đã biết rõ vai trò
của phân bón đối với lúa qua câu tục ngữ
“nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Ngày nay, khi mà các giống lúa thấp cây, lá
đứng có tiềm năng năng suất cao đƣợc trồng
phổ biến thì vai trò của phân bón lại càng trở
nên quan trọng. Theo FAO (1994) việc bón
phân đã làm tăng 75% sản lƣợng ngũ cốc ở
Châu Á – Thái Bình Dƣơng trong khoảng thời
gian từ năm 1977-1987. Tổng kết ở Đức cho
thấy phân bón làm tăng 50% năng suất cây
trồng, trong khi ở Nga làm tăng 60-75%, ở Mĩ
làm tăng 41%, ở Pháp làm tăng 50-70% và ở
Nhật Bản làm tăng 50%.
Ở Việt Nam, theo Cục khuyến nông và
khuyến lâm (2000) thì cứ bón 1 tấn phân
NPK nguyên chất cho lúa sẽ làm bội thu 13
tấn thóc. Cũng theo cơ quan này, trung bình 5
năm gần đây phân hoá học đã làm tăng 25-
27% tổng sản lƣợng lƣơng thực ở nƣớc ta.
Còn theo Nguyễn Văn Bộ (1996) khi sử dụng
NPK cân đối sẽ làm tăng năng suất lúa lên
38%. Mặt khác sử dụng NPK cân đối sẽ làm
giảm lƣợng đạm tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn
thóc từ 24 – 26% và hiệu suất sử dụng đạm
tăng từ 55-85%..
Nguyễn Hữu Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 160 - 164
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
161
Nhƣ vậy bón phân và bón phân cân đối có tác
dụng làm tăng năng suất cây trồng nói chung
và cây lúa nói riêng lên rõ rệt.
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu: giống lúa thuần
Khang Dân 18
- Địa điểm nghiên cứu: khu thí nghiệm
Trung tâm thực hành thực nghiệm trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên có nền đất cát
pha, canh tác nhiều năm, chủ động nƣớc, đất
hơi chua, hàm lƣợng mùn trung bình, nghèo
đạm, lân và kali.
- Công thức thí nghiệm: gồm 9 công thức
+ Công thức 1: 30N: 30P2O5: 30 K2O (đối chứng)
+ Công thức 2: 60N: 30P2O5: 30 K2O
+ Công thức 3: 90N: 30P2O5: 30 K2O
+ Công thức 4: 30N: 60P2O5: 30 K2O
+ Công thức 5: 30N: 90P2O5: 30 K2O
+ Công thức 6: 60N: 60P2O5: 60 K2O
+ Công thức 7: 90N: 90P2O5: 90 K2O
+ Công thức 8: 30N: 30P2O5: 60 K2O
+ Công thức 9: 30N: 30P2O5: 90 K2O
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc thiết
kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 9
công thức, 3 lần nhắc lại, diện tích ô 12 m2,
khoảng cách giữa các ô là 25 cm, giữa các
khối là 100 cm.
- Phƣơng pháp bón phân:
+ Bón phân toàn bộ phân chuồng (10tấn),
phân lân, 50% đạm, 50% kali.
+ Bón thúc lần 2: 25% đạm, 25% kali (sau
cấy 20 ngày)
+ Bón đón đòng: bón nốt số đạm và kali còn lại.
- Chế độ canh tác: theo quy trình canh tác lúa
nƣớc thông thƣờng
- Chỉ tiêu phƣơng pháp theo dõi: căn cứ vào
hệ thống tiêu chuẩn đánh giá giống lúa của
Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến sinh
trưởng chiều cao của lúa Khang Dân 18
Kết quả ở bảng 1 cho thấy ở các tổ hợp phân
bón có tỷ lệ đạm và lân cao đều có tác dụng
làm tăng chiều cao của cây lúa ở các thời kỳ
(công thức 3, công thức 5, và công thức 7).
Bảng 1. Ảnh hƣởng của các tổ hợp NPK đến sinh
trƣởng chiều cao lúa (Đơn vị tính: cm)
Thời điểm
theo dõi
Công thức
Đẻ
nhánh
Làm
đòng
Trổ
bông
Chín
1 (đối chứng) 38,5 59,4 73,8 88,8
2 40,5 59,6 75,3 89,1
3 41,9 64,9 77,3 90,6
4 36,9 56,8 72,5 85,5
5 40,5 59,2 75,6 89,5
6 41,7 60,7 76,9 90,4
7 45,5 64,2 78,2 92,4
8 38,4 57,5 73,2 87,2
9 38,4 55,8 69,4 82,4
Điều này cũng phù hợp với các kết quả
nghiên cứu về cây trồng đã công bố là đạm,
lân có tác dụng làm tăng chiều cao cây lúa rõ
rệt. Trong khi đó ở các công thức không tăng
tỷ lệ đạm, lân thì dù có tăng hàm lƣợng kali
lên thì chiều cao cây lúa vẫn không tăng và
đạt giá trị thấp nhất (công thức 8,9). Điều đó
chứng tỏ phân kali ít có ảnh hƣởng đến chiều
cao của cây lúa. Kết quả bảng 01 cũng cho
thấy nếu bón ở mức trung bình thì nếu các tổ
hợp NPK có tỷ lệ 1:1:1 đều có tác dụng làm
tăng chiều cao cây lúa (công thức 6,7).
Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến khả
năng đẻ nhánh của lúa Khang Dân 18
Kết quả ở bảng 02 cho thấy các công thức có
tỷ lệ đạm cao (công thức 2,3,6,7) đều làm
tăng khả năng đẻ nhánh so với công thức
1(đ/c), riêng công thức 3 đạt số nhánh đẻ cao
nhất (11,6 nhánh so với 8,9 ở công thức 1).
Bảng 2. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp NPK đến khả năng đẻ nhánh và chất lƣợng nhánh đẻ của lúa
Nguyễn Hữu Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 160 - 164
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
162
Chỉ tiêu theo dõi
Công thức
Số dảnh
cơ bản
Số dảnh
tối đa
Số dảnh
hữu hiệu
Sức đẻ
nhánh
chung
Sức đẻ
nhánh
hữu hiệu
Tỷ lệ đẻ
nhành hữu
hiệu (%)
1 (đối chứng) 3 8,9 7,2 2,9 2,4 81,3
2 3 10,4 7,4 3,5 2,5 41,1
3 3 11,6 7,0 3,9 2,3 60,7
4 3 7,9 6,6 2,6 2,2 83,5
5 3 8,9 6,3 2,9 2,1 71,1
6 3 10,8 8,1 3,6 2,7 75,0
7 3 10,4 7,8 3,5 2,6 75,0
8 3 8,6 7,9 2,8 2,6 92,0
9 3 8,4 7,7 2,8 2,6 91,7
(Đơn vị tính: dảnh/khóm)
Điều đó chứng tỏ đạm có tác dụng kích thích
sự đẻ nhánh của lúa. Điều này phù hợp với vai
trò sinh lý của đạm đối với cây trồng nhất là
với các loại cây họ hoà thảo, thậm chí bón đạm
cao và không đúng thời kỳ còn làm cho lúa đẻ
lai rai vô hiệu. Tuy nhiên các tổ hợp có tỷ lệ
lân, kali cao (công thức 4,5,8,9) và các công
thức cân đối về tỷ lệ NPK (công thức 6,7) cho
số nhánh đẻ hữu hiệu và tỷ lệ đẻ hữu hiệu cao,
nhất là các công thức có tỷ lệ kali trong tổ hợp
cao hơn so với 2 thành phần đạm và lân (công
thức 8 và 9). Từ đó cho thấy đạm có tác dụng
làm tăng số nhánh đẻ tối đa song lân và kali lại
có tác dụng làm tăng tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu.
Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến chỉ
số diện tích
Bảng 3. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp NPK đến
chỉ số diện tích lá lúa ở giai đoạn làm đòng
(Đơn vị tính: m2 lá/m2 đất)
Công thức
Thời kỳ làm
đòng
Chênh lệch so
với đối chứng
1(đ/c) 3,4 -
2 4,3 0,9
3 4,6 1,2
4 4,7 1,3
5 4,9 1,5
6 5,1 1,7
7 4,7 1,3
8 4,6 1,2
9 3,6 0,2
Qua bảng 03 ta thấy chỉ số diện tích lá ở các
công thức dao động từ 3,4-5,1m2 lá/m2 đất,
trong đó công thức đối chứng đạt trị số thấp
nhất, còn các công thức thí nghiệm khác (trừ
công thức 9) đều cho chỉ số diện tích lá cao
hơn hẳn đối chứng. Tuy nhiên, công thức 9
cho chỉ số diện tích lá thấp hơn hẳn so với các
công thức thí nghiệm khác và chỉ nhỉnh hơn
công thức đối chứng chút ít. Điều này có thể
là do tỷ lệ N,P thấp hơn hẳn so với K trong tổ
hợp dẫn đến mất cân đối về hàm lƣợng dinh
dƣỡng, vì thế kali đã trở thành yếu tố hạn chế
với cây lúa. Công thức 6 là công thức cho chỉ
số diện tích lá cao nhất. Tóm lại bón tăng
lƣợng NPK và cân đối sẽ làm cho lúa sinh
trƣởng tốt, tạo tiền đề cho năng suất lúa.
Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK khác nhau
đến tình hình sâu bệnh hại lúa.
Bảng 4. Diễn biến sâu bệnh chính hại lúa ở các tổ
hợp NPK khác nhau
Công
thức
Sâu
đục
thân
Sâu
cuốn lá
Bệnh
đạo
ôn
Bệnh
khô vằn
1 (đối
chứng)
3 1 1 1
2 3 1 2 1
3 3 1 2 3
4 1 1 2 1
5 3 1 2 1
6 1 1 1 1
7 1 1 1 1
8 3 1 2 1
9 3 1 2 1
Kết quả ở bảng 04 cho thấy công thức 3 do
bón lƣợng đạm quá cao trong khi lƣợng lân
và kali lại thấp nên bị nhiễm sâu bệnh nặng
hơn cả. Kết quả cũng cho thấy các công thức
6, 7 do bón phân NPK cân đối ở mức trung
bình và cao nên lúa sinh trƣởng và phát triển
tốt dẫn đến sức chống chịu tốt hơn với sâu
bệnh. Điều đó chứng tỏ bón phân hợp lý, cân
đối sẽ làm tăng khả năng chống chịu với sâu
bệnh cho lúa.
Bảng 5. Ảnh hƣởng của các tổ hợp NPK đến năng suất lúa
Nguyễn Hữu Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 160 - 164
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
163
Chỉ tiêu theo dõi
Công thức
Số
bông/m
2
Số hạt
chắc/bông
P1000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
So với đối chứng
Số lượng %
1 (đối chứng) 350,0 101,6 19,1 67,9 43,0 - 100
2 369,0 109,0 19,1 76,7 47,0 0,44 110,3
3 352,5 104,4 18,8 69,1 44,0 0,16 103,7
4 331,5 87,9 18,9 55,3 41,0 -0,14 96,7
5 316,0 95,9 18,9 57,3 45,0 0,25 105,9
6 403,5 114,5 18,7 86,4 50,0 0,75* 117,6
7 391,0 113,3 19,7 87,3 54,0 1,16** 127,3
8 394,5 112,7 18,8 83,5 42,0 -0,06 98,6
9 386,5 105,9 18,7 76,5 41,0 -0,15 96,5
CV(%) 7,5
LSD05 (tạ/ha) 5,96
LSD01 (tạ/ha) 8,28
Ghi chú: * Sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng ở mức 95%
** Sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng ở mức 99%
Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất lúa
Qua bảng 5 cho thấy: về chỉ tiêu số bông/m2
ta thấy các công thức 6, 7, 8 ,9 cho giá trị hơn
hẳn công thức đối chứng. Riêng công thức 5
có giá trị thấp hơn cả. Điều đó có nghĩa là các
tổ hợp phân bón NPK ở mức trung bình và
kali ở mức cao có tác dụng làm tăng số
bông/m
2
trong khi hàm lƣợng lân cao mà N,
K thấp thì không có tác dụng làm tăng số
bông thậm chí còn làm giảm.
Về chỉ tiêu số hạt chắc/bông ta thấy công thức
4 có giá trị thấp hơn đối chứng rõ rệt. Điều
này có thể là do mất cân đối về tỷ lệ giữa lân
với đạm và kali (lân tăng trong khi đạm và
kali thấp). Chúng tôi cũng nhận thấy chiều
hƣớng là khi tăng tỷ lệ đạm và kali trong tổ
hợp thì có tác dụng làm tăng tỷ lệ hạt
chắc/bông (công thức 2, 3, 6, 7, 8, 9).
Về năng suất thực thu: kết quả xử lý thống kê
cho thấy các công thức 6, 7 cho năng suất cao
hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%
và 99%. Điều đó chứng tỏ bón phân cao hợp
lý, cân đối có tác dụng làm tăng năng suất lúa
chắc chắn. Kết quả này của chúng tôi cũng
phù hợp với các công trình nghiên cứu về
phân bón đã công bố của nhiều tác giả.
KẾT LUẬN
Các tổ hợp phân NPK có tỷ lệ đạm cao có xu
hƣớng làm tăng khả năng đẻ nhánh và chiều
cao cây lúa (công thức 3, 7) lên chút ít.
- Bón các tổ hợp phân bón NPK có tỷ lệ kali
cao hơn hẳn hai thành phần còn lại sẽ làm
giảm tỷ lệ nhánh hữu hiệu (công thức 4, 5, 8,
9), giảm chỉ số diện tích lá (công thức 9) bón
mất cân đối đạm và kali sẽ làm cho lúa nhiễm
sâu bệnh tăng lên (công thức 3, 8, 9)
- Các công thức 6, 7 cho năng suất lúa Khang
Dân 18 cao hơn công thức đối chứng ( công
thức 6 tăng 7 tạ/ha và công thức 7 tăng 11
tạ/ha ) chắc chắn ở mức tin cậy 95% và 99%.
Điều đó có nghĩa là bón tăng phân NPK hợp
lý, cân đối có tác dụng thúc đẩy sinh trƣởng
và làm tăng năng suất lúa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh (1996).
Nghiên cứu dinh dưỡng cho lúa lai ở Việt Nam.
Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế,
tháng 12, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[2]. Lê Văn Căn (1968). Kinh nghiệm 12 năm sử
dụng phân hoá học ở miền Bắc Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. FAO, 1994. W.W.W.FAO. ORG.
[4]. Vũ Hữu Yêm, 1995. Giáo trình phân bón và
cách bón phân. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
SUMMARY
Trần Công Quân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 3 - 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
164
STUDY ON THE EFFECTS OF SOME NPK COMPOUNDS TO THE GROWTH,
DEVELOPMENT AND YIELD OF KHANG DAN 18 RICE VARIETY IN SPING
2008 IN THAI NGUYEN PROVINCE.
Nguyen Huu Hong
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
On carrying out the experiment in order to find out the effects of some NPK compounds to the
growth, development and yield of Khang Dan 18 rice variety in Spring 2008 at Thai Nguyên
university of agriculture and forestry`s research station in Thai Nguyen province we found that
there were 2 NPK compounds (60N:60P2O5: 60 K2O and 90N:90P2O5: 90 K2O) that showed
good effects to the growth, development and yied compoments of Khang Dan 18 rice variety. It
improved significantly higher rice yields than those of check plots ( 0.7 ton/ha and 1.1 ton/ha).
Those of NPK that have K ratio much higher than the other N,P elements will cause the reducing
of effective panicle ratio ( fomular 4,5,8,9 ) as well as reducing leaf area index of rice (fomular 9).
Upplying of imbalance of N and K to rice is also leading to higher percentage of pets and diseases
infecting of Khang Dan 18 rice variety. It is indicated that by applying suitable and balance N,P,K
elements we can expect better growth yield of rice.
Keywords: NPK compound, Khang Dan rice, effectiveness, growth, developement, yield
Tel: 0912739448, Email: huuhong1955@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_to_hop_phan_bon_npk_den_sinh.pdf