Hiện trạng dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Phú Quý, Bình Thuận

- Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo còn nhiều hạn chế. Tồn tại 2 phương thức hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ/đảo và trên biển. - Hiệu quả kinh tế của các tàu tham gia mô hình dịch vụ trên biển là: Lợi nhuận của tàu mẹ (thu mua mực) trong một chuyến biển đạt cao nhất là 79,95 (trđ/tàu/chuyến). Doanh lợi tàu con tham gia mô hình cao hơn tàu không tham gia mô hình 3,7 lần. - Chất lượng sản phẩm của các tàu tham gia mô hình dịch vụ hậu cần trên biển đạt cao; mức độ an toàn, an ninh trên biển cao; dễ dàng hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm ngư trường. - Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển phù hợp mang lại hiệu quả cao là dạng mô hình dịch vụ hậu cần (tàu mẹ - tàu con), 1 tàu mẹ và 10 – 15 tàu con. - Cần có cơ chế để ràng buộc giữa các tàu mẹ với các tàu con để gắn kết giữa các tàu được bền vững là bằng hợp đồng kinh tế. - Cần tiếp tục nghiên cứu và xây dựng thí điểm một mô hình hoạt động hiệu quả vào nghề cá nước ta nói chung và nghề cá huyện đảo Phú Quý nói riêng

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Phú Quý, Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
140 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ TRÊN ĐẢO PHÚ QUÝ, BÌNH THUẬN STATUS OF LOGISTICAL FISHERY IN PHU QUY ISLAND, BINH THUAN Lại Huy Toản1, Nguyễn Đức Sĩ2 Ngày nhận bài: 03/10/2014; Ngày phản biện thông qua: 29/12/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016 TÓM TẮT Bài báo này phân tích hiện trạng cơ sở hạ tầng và hiệu quả kinh tế của dịch vụ hậu cần nghề cá trên huyện đảo Phú Quý - Bình Thuận, nhằm đề xuất mô hình khai thác - dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo có hiệu quả, bám biển dài ngày. Kết quả phân tích cho thấy hiện trạng đội tàu trên đảo trang bị công suất < 90 cv chiếm 80%, số lượng tàu khai thác ven bờ nhiều; Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá có khả năng cung ứng trên đảo còn hạn chế; Ở Phú Quý có phương thứ c là: cung ứng trên biển bằng cá c tà u thu mua sản phẩm; phương thức hoạt động mô hình dịch vụ hậu cần là dạng “tàu mẹ - tàu con”; Chất lượng bảo quản sản phẩm loại 1 của đội tàu mẹ (thu mua mực,cá) đạt cao; Lợi nhuận trung bình tàu mẹ (thu mua cá) đạt 781,22 (tr.đ/tàu/năm), tàu mẹ (thu mua mực) đạt 639,68 (tr.đ/tàu/năm), tàu con lợi nhuận đạt 266,76 (tr.đ/tàu/năm), tàu con không tham gia mô hình đạt là 106,22 (tr.đ/tàu/năm). Vậy mô hình dịch vụ hậu cần dạng “tàu mẹ - tàu con” là phù hợp với nghề cá trên huyện đảo Phú Quý hiện nay. Từ khóa: Dịch vụ hậu cần nghề cá, đảo Phú Quý, tàu mẹ ABSTRACT This paper analyzed the social - economic status of logistical fi shery in Phu Quy island - Binh Thuan province, in order to provide some solutions for fi shing – logistical fi sheries model on island to high effi ciency, lasting duration in the sea. The analysis results showed that the engine boats at less than 90 cv were counting for 80%, and many of them were inshore fi shing vessels. The system of logistical fi sheries was limited on the island; Phu Quy island was applying the model of supplying services on the sea by product-purchase vessels operated as “mother boat – fi shing boats”. Quality of products were achieved highly on mother boat, average profi t of mother boat (fi sh purchase) was 781.22 (million/boat/year), mother boat (squid purchase) was 639.68 (million/boat/year), fi shing boat was 266.76 (million/boat/year) while the fi shing boat of traditional model was 106.22 (million/boat/year). Therefore, the model “mother boat – fi shing boats” was considered as suitable in fi shery in Phu Quoc island. Keywords: Logistical fi shery, Phu Quy island, mother fi shing boat 1 Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng 2 Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản – Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 141 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nghề cá của nước ta nói chung và nghề cá ở huyện đảo Phú Quý nói riêng đang phải đối mặt với tình trạng nguồn lợi suy giảm, chi phí sản xuất ngày càng tăng, việc tổ chức khai thác chưa gắn kết với nhau dẫn đến hiệu quả kinh tế chuyến biển ngày càng giảm. Đứng trước tình hình đó ngư dân ở một số đ ịa phương đã hợp tác với nhau để thành lập các mô hình dich vụ hậu cần với mục đích là tăng hiệu quả khai thác, giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ nhau trong tìm kiếm ngư trường, giảm chi phí sản xuất khi giá xăng dầu gia tăng. Tuy nhiên, số lượng tàu trong mô hình bao nhiêu chiếc là phù hợp? Cơ cấu tổ chức như thế nào thì chặt chẽ và có tính khoa học? Phương thức hoạt động như thế nào là tốt?,... đang là vấn đề được nhiều ngư dân, các bộ, ngành và Trung ương quan tâm nghiên cứu nhằm đưa ra được mô hình tổ chức khai thác, dịch vụ hậu cần đạt hiệu quả và bền vững. Bài báo này tập trung phân tích “Hiện trạng dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Phú Quý – Bình Thuận” như phân tích hiện trạng cơ sở hạ tầng trên bờ và hiện trạng các mô hình dịch vụ hậu cần trên biển, nhằm đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần để đạt hiệu quả cao cho đội tàu khai thác trên huyện đảo. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng số liệu thứ cấp: đang lưu giữ tại các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý. - Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: bằng cách phỏng vấn thuyền trưởng/chủ tàu về hiện trạng trên các tàu theo mẫu in sẵn tại các bến cá của huyện đảo Phú Quý. Số lượng mẫu ước tính theo phương pháp ước lượng mẫu của FAO (Constantine S, 2002) có độ tin cậy 90 - 95 % như sau: tàu mẹ (thu mua mực) là 21 mẫu; tàu mẹ (thu mua cá) là 5 mẫu; tàu con (sản xuất) là 88 mẫu; tàu câu (không tham gia mô hình dịch vụ hậu cần trên biển) là 54 mẫu. - Đối tượng nghiên cứu: tàu dịch vụ hậu cần và tàu khai thác hải sản ở huyện đảo Phú Quý. - Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của dịch vụ hậu cần thông qua các tiêu chí như: mức độ tham gia của các thành phần kinh tế, mức thu nhập của thuyền viên và chủ tàu, chất lượng sản phẩm loại I (%), mức độ an toàn, an ninh trên biển của mô hình. 2. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê trên phần mềm Excel để tính các chỉ số kinh tế. Xử lý hiệu quả kinh tế được ước tính trung bình cho đơn vị 1 tàu: - Lợi nhuận (Ln) [2]: Ln = DT – CP (1) Trong đó: Ln: Lợi nhuận ròng (tr.đ/tàu/năm); DT: Tổng doanh thu (tr.đ/tàu/năm); CP: Tổng chi phí biến đổi (tr.đ/tàu/năm). - Khấu hao tài sản (V): Được tính bằng 10% tổng số vốn đầu tư (vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị hàng hải, ) [2]. - Chỉ số doanh lợi (DL): Là lợi nhuận ròng thu được trên khấu hao tài sản của 1tàu [2]. (2) - Lương lao động (L): Thu nhập bình quân trên một lao động [2]. L = 50%Ln/số lượng LĐ (3) (50% tổng lợi nhuận là chủ tàu hưởng, 50% còn lại là các thuyền viên trên tàu hưởng [4]). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Hiện trạng dịch vụ hậu cần trên đảo 1.1. Cơ cấu tàu thuyền trên đảo Theo số liệu thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết hiện trạng cơ cấu đội tàu trên huyện đảo Phú Quý thể hiện Bảng 1. 142 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 Số lượng tàu có công suất từ 50 – 89 cv với 52 chiếc chiếm 7,44%; tàu có công suất từ 20 - 49cv có 506 chiếc chiếm 72,49%; tàu có công suất từ > 90 cv có 140 chiếc chiếm 20,06% tổng số tàu thuyền của toàn huyện. Đội tàu có công suất < 50 cv chiếm 2/3 số lượng tàu toàn huyện đảo, điều đó cho thấy hiện trạng tàu khai thác ven đảo nhiều. 1.2. Hệ thống dịch vụ hậu cần trên đảo Huyện đảo Phú Quý có 1 cảng với diện tích mặt nước 65.000 m2, phục vụ cho 21 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên thu mua và chế biến hải sản xuất khẩu; 3 doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất nước đá... Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá có khả năng cung ứng trên đảo được thể hiện ở Bảng 2 [3]. Bảng 1. Phân loại theo công suất và nghề ở huyện đảo Phú Quý Đơn vị: Chiếc TT Nghề khai thác Số lượ ng tà u thuyề n phân theo nhóm công suất Tỷ lệ (%)20 - 49 50 - 89 > 90 Tổng 1 Câu 256 18 6 280 40,11 2 Câu khơi 1 - 19 20 2,86 3 Câu mực 192 18 4 214 30,66 4 Dịch vụ hậu cần 2 3 94 99 14,19 5 Lưới mành mực 55 13 13 81 11,60 6 Lưới vây - - 4 4 0,58 Tổng 506 52 140 698 100,00 Tỷ lệ (%) 72,50 7,44 20,06 100 Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Bình Thuận Bảng 2. Các dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Phú Quý Cung cấp nhiên liệu (lít/ngày) Cung cấp nước đá (lít/ngày) Thu mua sản phẩm (tấn/ngày) Sửa chữa tàu thuyền (chiếc/ngày) Sửa chữa ngư cụ (chiếc/ngày) Khu neo đậu, tránh trú bão (chiếc) 8.000 10.000 100 4 2 220 Nguồn: Phòng Kinh tế - UBND huyện Phú Quý Qua thống kê hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo ở bảng 2 cho thấy các dịch vụ hậu cần vẫn còn nhiều hạn chế như: lượng nước đá bảo quản sản phẩm còn thấp, khu neo đậu trú bão chỉ được 31 % tổng số tàu trên đảo tránh trú bão. Hiện nay, huyện đảo Phú Quý đang tồn tại 2 phương thứ c hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá là: - Cung ứng (nhiên liệu, nước đá, lương thực, nguyên vật liệu,) và thu mua sản phẩm trên đảo; - Cung ứng (nhiên liệu, nước đá, lương thực, nguyên vật liệu,) và thu mua sản phẩm trên biển. 2. Hiện trạng dịch vụ hậu cần hoạt động trên biển 2.1. Hiện trạng đội tàu làm dịch vụ hậu cần Qua điều tra cho thấy phương thức dịch vụ hậu cần hoạt động trên biển có quy mô dạng mô hình dịch vụ hậu cần (tàu mẹ - tàu con) và hiện trang như sau: Đội tàu mẹ (thu mua mực) được trang bị hệ thống máy đông lạnh hiện đại, một chiếc tàu được đóng từ việc góp vốn cổ phần của (13 – 17) hộ ngư dân. Đội tàu mẹ (thu mua cá) bảo quản sản phẩm bằng nước đá, một chiếc tàu được đóng từ việc góp vốn cổ phần của (9 - 13) hộ ngư dân. Đội tàu con (sản xuất) là những tàu làm nghề câu tay, nghề câu kiêm nghề lặn, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 143 nghề câu kiêm mành mực, nghề chụp mực, nghề vây ánh sáng, ... Việc thu mua, cung ứng giữa tàu mẹ và tàu con thường được thỏa thuận với nhau bằng miệng hoặc bằng biên bản ghi nhớ nhưng hoàn toàn không ràng buộc bằng pháp luật [1]. Trước khi xuất phát và trong quá trình hành trình ra ngư trường tàu mẹ phải thường xuyên liên lạc với các tàu con để nắm được vị trí khai thác của các tàu con ở đâu để có kế hoạch thu mua và cung ứng phù hợp. Giá thu mua trên biển thấp hơn so với giá thu mua của chủ nậu/ vựa ở bờ khoảng 10 - 15% (tùy thuộc vào loại sản phẩm và khoảng cách giữa tàu mẹ và tàu con). Quá trình cung ứng được thực hiện song song với quá trình thu mua sản phẩm. Mỗi lần tàu mẹ cung cấp tối đa cho một tàu con khoảng 30 - 50 cây nước đá. Số lượng dầu diesel tàu con lấy từ tàu mẹ bằng số lượng tàu con đã báo cho tàu mẹ qua máy thông tin đường dài, giá nguyên, nhiên vật liệu bằng giá bán ở bờ. Các tàu thuyền khi hoạt động mô hình dịch vụ hậu cần trên biển thì mức độ an toàn, an ninh trên biển cao bởi vì: Tàu mẹ sẽ thường xuyên liên lạc và nắm bắt chính xác vị trí của các tàu con, và thường xuyên hoạt động ở gần khu vực đó. Khi gặp sự cố như hỏng máy, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, ngư lưới cụ. tàu mẹ sẽ tiếp cận để cứu nạn, cứu hộ kịp thời. Cơ cấu các tàu trong mô hình dịch vụ hậu cần trên biển được thể hiện Bảng 3. Bảng 3. Bảng mô tả một mô hình dịch vụ hậu cần trên biển ở huyện đảo Phú Quý TT Đội tàu dịch vụ hậu cần Số lượng (chiếc) Số lượng tàu mẹ (tàu/1 mô hình) Số lượng tàu con (tàu/1 mô hình) Tổng số vốn đầu tư 1 mô hình (tỷ đồng) 1 Thu mua cá 15 1 7 - 10 2,93 – 4,06 2 Thu mua mực 84 1 10 - 15 5,98 – 7,73 Kết quả điều tra cho thấy: đội tàu dịch vụ hậu cần (thu mua mực) có 84 chiếc tàu trang bị hệ thống hầm cấp đông hiện đại. Một mô hình dịch vụ hậu cần (thu mua mực) có vốn đầu tư từ 5,98 - 7,73 (tỷ đồng). Đội tàu dịch vụ hậu cần (thu mua cá) có 15 chiếc, một mô hình đội tàu dịch vụ hậu cần (thu mua cá) có vốn đầu tư ít hơn là 2,93 - 4,06 (tỷ đồng). Một tàu mẹ được trang bị hệ thống cấp đông thì mỗi chuyến biển hoạt động kéo dài từ 20 - 25 ngày, có thể thu mua được 10 - 20 tấn hải sản luôn giữ được chất lượng sản phẩm tốt. 2.2. Thông số cơ bản của đội tàu tham gia mô hình dịch vụ hậu cần Mẫu vỏ tàu của các tàu mẹ (thu mua) đóng hoàn toàn khác so với đội tàu con (sản xuất), vật liệu vỏ tàu đóng là bằng gỗ. Thông số cơ bản trung bình của vỏ tàu dịch vụ hậu cần và tàu khai thác hải sản trên đảo được thể hiện Bảng 4. Bảng 4. Kích thước và thông số cơ bản vỏ của đội tàu Loại trong mô hình Số tàu khảo sát (chiếc) Kích thước vỏ LxBxH (m) Trọng tài (tấn) Công suất (CV) Số thủy thủ (người) Tàu mẹ (thu mua cá) 5 17,8 x 4,8 x 2,2 27,6 248 8 - 12 Tàu mẹ (thu mua mực) 21 20,6 x 5,8 x 2,6 29 385 13 - 17 Tàu con (sản xuất) 88 10,77 x 2,87 x 1,29 6,84 103 2 - 12 L là chiều dài tàu; B là chiều rộng tàu; H là độ cao nạn tàu Kết quả cho thấy 35% số tàu được hỏi cho rằng kích thước vỏ tàu như hiện nay còn nhỏ, khả năng vươn khơi còn hạn chế; có 65,25% số tàu cho rằng máy tàu đã qua sử dụng. Kết quả điều tra có 100% đội tàu dịch vụ hậu cần trang bị máy định vị, la bàn, đàm thoại tầm trung và tầm xa. 2.3. Hoạt động của đội tàu tham gia mô hình dịch vụ hậu cần Kết quả điều tra cho thấy: có 25% tàu mẹ bảo quản sản phẩm theo truyền thống là bằng nước đá. 75% tàu mẹ trang bị hệ thống hầm cấp đông nhằm bảo quản sản phẩm được lâu ngày trên biển. Tình hình hoạt động của tàu dịch vụ hậu cần được thể hiện ở Bảng 5. 144 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 Bảng 5. Tình hình hoạt động của các tàu Loại trong mô hình Mùa vụ hoat động (tháng) Ngư trường TB ngày/chuyến của tàu con (ngày) TB ngày/ chuyến của tàu mẹ (ngày) TB TG sang SP (giờ) TB lượng dầu tiêu thụ (lít/ngày) Chất lượng bảo quản SP loại I (%) Tàu mẹ (thu mua cá) 3 - 10 MT - ĐNB - 4,66 0,83 216,66 40 Tàu mẹ (thu mua mực) 2 - 9 MT - ĐNB - 19,63 0,57 897,72 68 Tàu con (sản xuất) 12 - 10 MT - ĐNB 3,63 - - 14,48 57 TB: trung bình; TG: thời gian; SP: sản phẩm; MT: Miền Trung; ĐNB: Đông Nam Bộ Qua điều tra thể hiện ở bảng 5 nhận thấy: Đội tàu mẹ (thu mua cá) số ngày thu mua/ chuyến trung bình là 4,66 (ngày/chuyến), đội tàu mẹ (thu mua mực) là 19,63 (ngày/chuyến). Thời gian sang sản phẩm cá từ tàu con (sản xuất) sang tàu mẹ dài hơn thời gian sang mực. Đội tàu mẹ (thu mua cá) tiêu thụ dầu trung bình là 216,66 (lít/ngày), đội tàu mẹ (thu mua mực) tiêu thụ 897,72 (lít/ngày). Khoảng cách đội tàu mẹ (thu mua cá) với tàu con là 3,33 (hải lý), khoảng cách giữa đội tàu mẹ (thu mua mực) và đội tàu con là 1,93 (hải lý). Chất lượng bảo quản sản phẩm loại 1 của đội tàu mẹ (thu mua mực) đạt cao nhất 68 (%); đội tàu mẹ (thu mua cá) đạt 40 (%); đội tàu con đạt 57 (%); So sánh chất lượng sản phẩm với các đội tàu không tham gia mô hình cho thấy các tàu tham gia mô hình đạt cao hơn các tàu không tham gia mô hình như: nghề câu đạt 10 (%); nghề lặn đạt 30 (%) [4]. 2.4. Hiệu quả kinh tế của đội tàu trên đảo trong một tháng Hình thức trả lương cho thủy thủ trên tàu mẹ là: trả lương từng tháng, người có kinh nghiệm từ 2,5 – 4,5 (triệu đồng/tháng), người có ít kinh nghiệm từ 1,5 – 2,5 (triệu đồng/ tháng). Hình thức trả lương cho thủy thủ trên tàu con ăn chia theo lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế của tàu như Bảng 6. Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của các tàu trong một chuyến Loại trong mô hình Số tàu KS (chiếc) TB chuyến biển/năm Số thủy thủ/tàu (người) SL thu mua hoặc KT (kg/ngày/tàu) D/chuyến (Tr.đ) C biến đổi/ chuyến (Tr.đ) TB Ln/ chuyến (Tr.đ) Tàu mẹ (thu mua cá) 5 22 8 – 12 2.991,0 82,50 47,01 35,50 Tàu mẹ (thu mua mực) 21 8 13 – 17 807,4 268,03 188,07 79,95 Tàu con (sản xuất) 88 36 2 – 12 440,0 9,03 1,62 7,41 Tàu câu (không TGMH) 54 14 8 - 10 193,0 80,60 47,59 7,58 KS: khảo sát; TB: trung bình; SL: sản lượng; KT: khai thác; D: Doanh thu; C: Chi phí; Ln: lợi nhuận; Tr.đ: triệu đồng; TGMH: tham gia mô hình Kết quả điều tra bảng 6 cho thấy lợi nhuận trung bình trên một chuyến biển của đội tàu mẹ (thu mua mực) là lớn nhất đạt 79,95 (tr.đ/chuyến/ tàu). Đội tàu con (sản xuất) lợi nhuận trung bình đạt thấp nhất là 7,41 (tr.đ/chuyến/tàu). 2.5. Chỉ số kinh tế của tàu tham gia mô hình trong một năm Kết quả tính toán các chỉ số về hiệu quả kinh tế của các đội tàu mô hình dịch vụ hậu cần được thể hiện ở Bảng 7. Bảng 7. Các chỉ số hiệu quả kinh tế của các đội tàu dịch vụ hậu cần trong năm Loại trong mô hình V (Tr.đ) D (Tr.đ) C (Tr.đ) Ln (Tr.đ) L (Tr.đ) DL (Tr.đ) Tàu mẹ (thu mua cá) 66,67 1.815,00 1.034,22 781,22 25,66 11,71 Tàu mẹ (thu mua mực) 246,12 2.144,24 1.504,56 639,68 21,36 2,59 Tàu con (sản xuất) 28,00 325,08 58,32 266,76 33,30 9,52 Tàu câu (không TGMH) 41,60 878.72 666,26 106,22 11,54 2,55 V: khấu hao tài sản; D: doanh thu; C: chi phí; Ln: lợi nhuận; L: lương lao động; DL: chỉ số doanh lợi; TGMH: tham gia mô hình Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 145 Qua kết quả điều tra ở bảng 7 cho thấy, lợi nhuận trung bình của một tàu trong một năm đội tàu mẹ (thu mua cá) đạt cao nhất đạt 781,22 (tr.đ/tàu/năm). Nhưng đội tàu con (sản xuất) có mức lương đạt cao nhất là 33,30 (tr.đ/người/ năm); đội tàu có mức lương lao động thấp nhất là đội tàu mẹ (thu mua mực) đạt 21,36 (tr.đ/ người/năm). Doanh lợi đội tàu mẹ (thu mua cá) đạt cao nhất là 11,71 (tr.đ/tàu/năm) là do vốn đầu tư của đội tàu này thấp. Tuy nhiên, so sánh tàu con tham gia trong mô hình với tàu sản xuất không tham gia mô hình cho thấy như sau: doanh lợi tàu con tham gia mô hình cao hơn tàu không tham gia mô hình 3,7 lần [4]. Vậy đội tàu tham gia mô hình dịch vụ hậu cần dạng tàu mẹ - tàu con trên huyện đảo Phú Quý mang lại lợi nhuận và chất lượng bảo quản sản phẩm cao hơn các tàu không tham gia mô hình. Ngoài ra, các tàu tham gia mô hình trong quá trình đánh bắt trên biển dễ dàng hỗ trợ nhau tìm kiếm ngư trường và khi gặp sự cố trên biển. Căn cứ vào kích thước vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị, chất lượng bảo quản sản phẩm, hiệu quả kinh tế, hỗ trợ tìm kiếm ngư trường và phòng nạn của các tàu khai thác hải sản trên. Chúng tôi đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên huyện đảo Phú Quý như sau: mô hình dịch vụ hậu cần là mô hình dạng (tàu mẹ - tàu con), gồm 1 tàu mẹ có kích thước vỏ tàu (20,6 x 5,8 x 2,6 m), trong tải từ 25 – 50 (tấn/tàu), công suất máy tàu 245 – 385 (cv/tàu); trang bị hầm cấp đông chứa sản phẩm được từ 15 – 30 (tấn/tàu), trang bị máy điện hàng hải. Một tàu mẹ sẽ mua từ 10 – 15 tàu con có kích thước vỏ tàu là (11,80 x 3,60 x 1,30 m), trong tải từ 10 - 15 (tấn/tàu); công suất máy tàu là 103 (cv/tàu); trang bị máy móc phục vụ khai thác và máy điện hàng hải. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo còn nhiều hạn chế. Tồn tại 2 phương thức hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ/đảo và trên biển. - Hiệu quả kinh tế của các tàu tham gia mô hình dịch vụ trên biển là: Lợi nhuận của tàu mẹ (thu mua mực) trong một chuyến biển đạt cao nhất là 79,95 (trđ/tàu/chuyến). Doanh lợi tàu con tham gia mô hình cao hơn tàu không tham gia mô hình 3,7 lần. - Chất lượng sản phẩm của các tàu tham gia mô hình dịch vụ hậu cần trên biển đạt cao; mức độ an toàn, an ninh trên biển cao; dễ dàng hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm ngư trường. - Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển phù hợp mang lại hiệu quả cao là dạng mô hình dịch vụ hậu cần (tàu mẹ - tàu con), 1 tàu mẹ và 10 – 15 tàu con. - Cần có cơ chế để ràng buộc giữa các tàu mẹ với các tàu con để gắn kết giữa các tàu được bền vững là bằng hợp đồng kinh tế. - Cần tiếp tục nghiên cứu và xây dựng thí điểm một mô hình hoạt động hiệu quả vào nghề cá nước ta nói chung và nghề cá huyện đảo Phú Quý nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình, 2010. Dịch vụ biển của tư nhân Phú Quý. Báo Sài Gòn tiếp thị. 2. Vũ Duyên Hả i, 2008. Đá nh giá trì nh độ công nghệ khai thá c hả i sả n xa bờ . Trung tâm Khuyế n nông - Khuyế n ngư quố c gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Phi Toàn, 2014. Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ miền Trung. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng. 4. Lại Huy Toản, 2012. Báo cáo chuyên đề “Hiện trạng các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo khu vực miền Trung”. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_dich_vu_hau_can_nghe_ca_tren_dao_phu_quy_binh_thu.pdf
Tài liệu liên quan