Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên - Lê Thị Kiều Oanh

The experiment was carried out in the spring crop of 2014 in Gia Sang Ward, Thai Nguyen City with 6 treatments including treatment 1 (110N + 50P2O5 + 60K2O/ha), treatment 2 (120N + 60P2O5 + 70K2O/ha), treatment 3 (130N + 70P2O5 + 80K2O/ha), treatment 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha), treatment 5 (150N + 90P2O5 + 100K2O/ha), treatment 6 (160N + 100P2O5 + 110K2O/ha) and 3 tons micro-bio compose on each treatment. The experimental results showed that the different fertilizer rates did not much affect on growing duration and morphological characteristics of sticky hybrid maize HN88; pest tolerant ability tended to decrease with the increase of fertilizer; the fresh yield was from 70.8 to 92.1 quintal/ha. The highest fresh yield and dry grain yield were in treatment 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) with values 92.1 and 37.8 quintal/ha, respectively; economic efficiency was highest in the treatment 4; treatment 5 and 6 showed the best tasting quality

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên - Lê Thị Kiều Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60 53 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88 VỤ XUÂN 2014 TẠI THÁI NGUYÊN Lê Thị Kiều Oanh1, Trần Trung Kiên1*, Trần Văn Điền1, Ngô Mạnh Tiến2 1Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên 2UBND phường Tân Thành, TP. Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên với 6 công thức: CT 1 (110N + 50P2O5 + 60K2O/ha), CT 2 (120N + 60P2O5 + 70K2O/ha), CT 3 (130N + 70P2O5 + 80K2O/ha), CT 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha), CT 5 (150N + 90P2O5 + 100K2O/ha), CT 6 (160N + 100P2O5 + 110K2O/ha) trên nền 3 tấn phân vi sinh/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng không nhiều tới thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88; khả năng chống chịu sâu bệnh hại có xu hướng giảm khi lượng phân bón tăng; năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88 ở các công thức phân bón biến động từ 70,8 – 92,1 tạ/ha. Công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) cho năng suất bắp tươi và năng suất hạt khô cao nhất, đạt tương ứng 92,1 và 37,8 tạ/ha; hiệu quả kinh tế cũng đạt cao nhất ở công thức 4; chất lượng thử nếm tốt nhất ở công thức 5 và 6. Từ khóa: Chất lượng, HN88, năng suất, ngô nếp, phân bón, Thái Nguyên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Đối với các loại ngô thực phẩm, đặc biệt là giống ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) tuy sản lượng chưa nhiều nhưng nhu cầu sử dụng các giống ngô này trong thời gian gần đây đang tăng lên rất nhanh. Ngô nếp chiếm khoảng 12% tổng diện tích ngô của cả nước, chủ yếu là các giống thụ phấn tự do. Việc sản xuất ngô nếp chất lượng cao phục vụ làm lương thực, làm quà không chỉ phù hợp với tập quán của các dân tộc miền núi mà còn ngày càng phát triển ở các vùng đồng bằng, đô thị. Cây ngô có tiềm năng năng suất lớn. Trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất ngô, phân bón giữ vai trò quan trọng nhất. Theo Berzeni và Gyorff (1996) [1] thì phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngô còn các yếu tố khác như mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng ít hơn. Để đạt năng suất cao và ổn định, ngô cần được bón phân cân đối, đặc biệt là giữa các yếu tố NPK. Kết quả nghiên cứu của Trần Trung Kiên (2014) [3] về phân bón đối với giống ngô nếp * Tel: 0983 360276, Email: kienngodhnl@gmail.com lai HN88 vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên cho thấy: Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh có xu hướng tăng theo lượng phân bón, tuy nhiên mức độ nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều tới năng suất và chất lượng của giống. Năng suất thực thu biến động từ 25 - 40 tạ/ha, trong đó công thức 4 (140 N + 80 P2O5 + 90 K2O/ha) có tiềm năng năng suất cao nhất (40 tạ/ha). Để có kết luận chính xác hơn về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô nếp lai HN88, cần tiếp tục nghiên cứu thêm ở các vụ sau để đánh giá kết quả được chính xác hơn. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên”. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu - Giống ngô nếp lai HN88: Do Công ty giống cây trồng TW 1 nhập nội và tuyển chọn. - Phân bón: Đạm Urê (46%N), Lân Supe (16% P2O5), Kaliclorua (60%K2O). Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60 54 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm tiến hành đề tài: Thí nghiệm được thực hiện tại Phường Gia Sàng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điều kiện đất thí nghiệm: Tiến hành trên đất ruộng một lúa, không chủ động tưới. Thời gian tiến hành đề tài: Vụ Xuân 2014: Gieo ngày 23 tháng 02 năm 2014. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88. - Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88. - Sơ bộ hạch toán kinh tế ở các công thức thí nghiệm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến chất lượng ngô nếp luộc chín qua thử nếm. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 6 công thức với 3 lần nhắc lại (CT 1: 110N + 50P2O5 + 60K2O; CT 2: 120N + 60P2O5 + 70K2O; CT 3: 130N + 70P2O5 + 80K2O; CT 4: 140N + 80P2O5 + 90K2O; CT 5: 150N + 90P2O5 + 100K2O; CT 6: 160N + 100P2O5 + 110K2O – Nền: 3 tấn phân vi sinh/ha). Diện tích 1 ô là 21 m2 (5 m x 4,2 m). Khoảng cách giữa các lần nhắc lại 1 m, khoảng cách giữa các ô 0,3 m. Gieo 6 hàng/ô, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm (mật độ 5,7 vạn cây/ha), gieo 2 hạt trên hốc và tỉa để một cây trên hốc. Các chỉ tiêu theo dõi được Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT; Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản số 10 TCN 216 – 2003. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của giống ngô nếp lai HN88 được thể hiện trong bảng 1. Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Thời gian sinh trưởng giống ngô nếp HN88 qua các công thức phân bón biến động từ 103 - 106 ngày. Trong đó công thức 6 có thời gian sinh trưởng dài nhất (106 ngày) và ngắn nhất là công thức 1 và công thức 3 (103 ngày). Bón nhiều phân vô cơ cho giống ngô nếp lai HN88 có xu hướng kéo dài thời gian sinh trưởng. Bảng 1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88 qua các giai đoạn vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Đơn vị tính: Ngày Công thức Thời gian gieo đến Tung phấn Phun râu Chín sữa Chín sinh lý 1 69 70 90 103 2 69 70 89 104 3 68 70 90 103 4 69 70 88 105 5 69 70 90 104 6 71 71 90 106 Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60 55 Ảnh hưởng của lượng phân bón đến đặc điểm hình thái giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp Kết quả theo dõi chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây (%) 1 128,7 55,4d 43,0 2 129,4 56,7c 43,8 3 128,3 59,1a 46,0 4 134,0 57,2bc 42,6 5 132,4 58,1ab 43,8 6 132,6 58,1ab 43,8 P > 0,05 < 0,05 - CV% 5,4 1,1 - LSD.05 12,9 1,2 - Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Công thức Số lá/cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) 1 15,7 2,37c 2 15,7 2,60bc 3 15,9 2,70abc 4 16,0 3,05ab 5 16,2 3,00ab 6 16,1 3,11a P > 0,05 < 0,05 CV(%) 2,0 8,2 LSD.05 0,5 0,42 Kết quả số liệu bảng 2 cho thấy: Chiều cao cây của các công thức biến động từ 128,3 - 132,6 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không ảnh hưởng đến chiều cao cây của giống ngô nếp lai HN88 ở mức độ tin cậy 95%. Chiều cao đóng bắp ở các công thức thí nghiệm biến động từ 55,4 - 59,1 cm. Trong đó các công thức 3, 5, 6 thuộc nhóm có chiều cao đóng bắp cao nhất dao động từ: 58,1 - 59,1 cm. Công thức 1 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (55,4 cm). Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón có ảnh hưởng lớn đến chiều cao đóng bắp chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp so với chiều cao cây của các công thức thí nghiệm đạt từ 42,6 - 43,8%. Các công thức thí nghiệm đều có chiều cao đóng bắp gần đạt tối ưu. Số lá trên cây, chỉ số diện tích lá Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 được thể hiện trong bảng 3. Kết quả bảng 3 cho thấy: Tổng số lá trên cây ở các công thức thí nghiệm biến động từ 15,7 - 16,2 lá. Các công thức có số lá trên cây tương đương nhau chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến số lá trên cây của giống ngô nếp lai HN88. Chỉ số diện tích ở các công thức thí nghiệm biến động từ 2,37 - 3,11 m2 lá/m2 đất. Chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng theo lượng phân bón. Các công thức 3, 4, 5, 6 thuộc nhóm có Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60 56 chỉ số diện tích lá cao, công thức 1 có chỉ số diện tích lá thấp nhất ở mức độ tin cậy 95%. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp Kết quả theo dõi trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp được trình bày ở bảng 4. Qua số liệu bảng 4 cho thấy: Trạng thái cây của các công thức đạt từ điểm 2 - 3. Công thức 3, 5, 6 có trạng thái cây tốt nhất đánh giá ở mức điểm 2. Các công thức còn lại có trạng thái cây được đánh giá ở điểm 3. Trạng thái bắp: Ở các công thức thí nghiệm có trạng thái bắp tốt đạt điểm 2. Như vậy liều lượng phân bón không ảnh hưởng tới trạng thái bắp của giống HN88 Độ bao bắp: Ở tất cả các công thức thí nghiệm đều có độ bao bắp tốt đạt điểm 2. Như vậy phân bón cũng không ảnh hưởng tới độ bao bắp của giống HN88. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Ảnh hưởng của lượng phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Qua theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại ở các công thức thí nghiệm cho thấy cây ngô bị sâu đục thân, sâu cắn râu và bệnh khô vằn. Kết quả theo dõi thể hiện qua bảng 5. Kết quả bảng 5 cho thấy: Các công thức thí nghiệm đều bị sâu đục thân gây hại, nhưng ở mức độ thấp (điểm 1), sâu cắn râu gây hại ở mức độ nặng hơn đánh giá ở mức điểm 2 - 3. Công thức 5, 6 bị sâu cắn râu gây hại nặng hơn cả, đánh giá điểm 3. Điều đó cho thấy công thức bón phân đạm cao (công thức 5-6) tỷ lệ sâu gây hại nặng. Bệnh khô vằn: Các công thức thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn nhưng ở mức độ nhẹ, dao động từ 3,3 - 7,3%. Tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn của các công thức thí nghiệm ở mức độ nhẹ và không làm ảnh hưởng tới năng suất của ngô. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Nghiên cứu năng suất là một trong các mục tiêu quan trọng nhất của công tác chọn tạo giống. Kết quả nghiên cứu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất thể hiện ở bảng 6 và 7. Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Đơn vị tính: Điểm 1 - 5 Công thức Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp 1 3 2 2 2 3 2 2 3 2 2 2 4 3 2 2 5 2 2 2 6 2 2 2 Bảng 5. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Công thức Sâu đục thân (điểm 1 - 5) Sâu cắn râu (điểm 1 - 5) Khô vằn (%) 1 1 2 7,0 2 1 2 5,0 3 1 2 3,3 4 1 2 7,3 5 1 3 6,0 6 1 3 5,3 Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60 57 Bảng 6. Năng suất bắp tươi và năng suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 ở các công thức thí nghiệm Công thức NS bắp tươi (tạ/ha) NS thân lá (tạ/ha) 1 70,8c 96,5c 2 81,5b 102,8bc 3 85,8ab 115,9ab 4 92,1a 119,7a 5 86,5ab 122,8a 6 85,8ab 127,8a P <0,05 < 0,05 CV(%) 6,0 6,4 LSD.05 9,1 13,2 Bảng 7. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên Công thức Số bắp/ cây Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/ bắp (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) P 1.000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 0,95 13,4b 3,8 11,2b 23,6b 300,0 43,0d 24,7c 2 0,98 12,8b 3,9 11,9a 24,6b 280,0 45,5cd 26,8bc 3 0,95 13,1b 3,9 11,8ab 26,5ab 290,0 48,7bcd 28,0bc 4 1,00 14,0ab 4,1 12,5a 29,0a 303,3 62,6a 37,8a 5 0,92 14,1ab 4,1 12,5a 29,3a 293,3 56,7ab 32,4ab 6 0,93 15,2a 4,1 11,9a 29,1a 293,3 54,2abc 33,1ab P > 0,05 0,05 0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,2 5,6 3,5 2,9 7,9 6,6 10,3 11,4 LSD.05 0,1 1,4 0,3 0,6 3,9 35,3 9,7 6,3 Năng suất bắp tươi Kết quả bảng 6 cho thấy năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88 ở các công thức phân bón biến động từ 7,08 – 9,21 tấn/ha. Các công thức phân bón 3, 4, 5, 6 thuộc nhóm có năng suất bắp tươi cao nhất, công thức 1 có năng suất bắp tươi thấp nhất chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Như vậy phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88. Năng suất bắp tươi cao nhất ở công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) đạt 9,21 tấn/ha, tuy nhiên khi lượng phân bón tiếp tục tăng lên thì năng suất bắt đầu giảm xuống. Năng suất thân lá Năng suất thân lá của giống ngô nếp HN88 dao động từ 9,65 – 12,78 tấn/ha. Công thức 1 (110N + 50P2O5 + 60K2O/ha) và công thức 2 (120N + 60P2O5 + 70K2O/ha) thuộc nhóm có năng suất thân lá thấp nhất chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức 3 (130N + 70P2O5 + 80K2O/ha), công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha), công thức 5 (150N + 90P2O5 + 100K2O/ha) và công thức 6 (160N + 100P2O5 + 110K2O/ha) thuộc nhóm có năng suất thân lá cao nhất. Điều này chứng tỏ rằng khi lượng phân bón vô cơ tăng thì năng suất thân lá cũng tăng. Số liệu bảng 7 cho thấy: Số bắp trên cây dao động từ 0,92 – 1,00 bắp. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón khác nhau có số bắp/cây không có sự sai khác chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Chiều dài bắp của các công thức biến động từ 12,8 – 15,2 cm, chiều dài bắp của các công thức thí nghiệm có xu hướng tăng theo lượng phân bón. Trong đó, công thức 4, 5, 6 thuộc nhóm có chiều dài bắp tương đương nhau và cao hơn các công thức còn lại chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Các công thức có đường kính bắp biến động từ 3,8 - 4,1 cm, tương đương nhau ở mức độ tin cậy là 95% . Điều đó chứng tỏ các công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến đường kính bắp của giống ngô HN88. Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60 58 Số hàng trên bắp của công thức thí nghiệm dao động từ 11,2 – 12,5 cm. Công thức 1 có số hàng trên bắp thấp nhất (11,2 cm), thấp hơn các công thức còn lại chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Điều này cho thấy số hàng trên bắp cũng bị ảnh hưởng bởi lượng phân bón. Số hạt trên hàng của giống ngô nếp HN88 qua các công thức thí nghiệm biến động từ 23,6 – 29,3 hạt. Các công thức 4, 5, 6 có số hạt trên hàng tương đương nhau và cao hơn các công thức 1, 2 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Như vậy lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng tới số hạt trên hàng đối với giống ngô nếp lai HN88. Khối lượng 1.000 hạt của giống ngô nếp lai HN88 ở các công thức thí nghiệm dao động từ 280,0 – 303,3g. Tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không ảnh hưởng đến khối lượng nghìn hạt của giống ngô HN88 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết (hạt khô) ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch nhau nhiều, dao động từ 43,0 – 62,6 tạ/ha. Trong đó công thức 4 có năng suất lý thuyết (62,6 tạ/ha) cao hơn công thức 1, 2, 3 và tương đương với công thức 5,6 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Năng suất thực thu (hạt khô) của các công thức thí nghiệm dao động từ 24,7 – 37,8 tạ/ha. Công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) có năng suất thực thu cao hơn so với công thức 1, 2, 3 và tương đương với công thức 5,6 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu này trùng với kết quả của Trần Trung Kiên (2014)[3]. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các công thức phân bón Để đánh giá chính xác hiệu quả của sản xuất, hạch toán kinh tế sẽ giải quyết được vấn đề này. Kết quả được thể hiện trong bảng 8. Hình 1. Biểu đồ năng suất thực thu của giống ngô nếp HN88 Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón khác nhau (tính theo sản phẩm bắp tươi) Đơn vị tính: Đồng Công thức Tổng chi Tổng thu Lãi thuần 1 18.360.500 150.440.000 132.079.500 2 18.984.600 161.102.000 142.117.400 3 19.607.750 157.795.000 138.187.250 4 20.229.900 197.166.000 176.936.100 5 20.854.000 185.332.000 164.478.000 6 21.477.150 171.810.000 150.332.850 Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60 59 Bảng 9. Chất lượng thử nếm đối với giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón Đơn vị tính: Điểm 1-5 Công thức Độ dẻo Vị đậm Độ ngọt Màu sắc hạt bắp luộc 1 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2 2 2 3 4 2 2 2 3 5 1 1 1 3 6 1 1 1 3 Qua kết quả thu được cho thấy: Lãi thuần đạt cao nhất ở công thức 4 (176.936.100 đồng/ha). Tiếp đến là công thức 5 và công thức 6 có lãi thuần lần lượt là 164.478.000 đồng/ha và 150.332.850 đồng/ha. Như vậy, lượng phân bón thích hợp và cho hiệu quả kinh tế cao nhất ở giống ngô nếp lai HN88 là 140N + 80P2O5 + 90K2O/ha. Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón Bảng 9 cho thấy: Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 ở các mức phân bón có sự thay đổi rõ rệt. Công thức 5 và 6 có chất lượng thử nếm là tốt nhất, ăn rất dẻo, hương vị rất thơm, vị đậm tốt và rất ngọt được đánh giá ở điểm 1. Công thức 2, 3 và 4 có độ dẻo trung bình, thơm, vị đậm khá và ngọt được đánh giá ở điểm 2. Công thức 1 ăn hơi dẻo, độ thơm, và độ đậm trung bình và ngọt vừa. Như vậy, phân bón không chỉ ảnh hưởng năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng ngô nếp luộc, bón đủ phân và cân đối sẽ làm tăng chất lượng ngô nếp. KẾT LUẬN - Thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88 biến động không nhiều (103 - 106 ngày). - Các công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm hình thái (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá) của giống ngô nếp HN88. - Vụ Xuân 2014 xuất hiện 3 loại sâu bệnh hại chính là sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô vằn. Mức độ nhiễm sâu, bệnh có xu hướng tăng nhẹ theo lượng phân bón. - Năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88 ở các công thức phân bón biến động từ 7,08 – 9,21 tấn/ha. Công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) cho năng suất bắp tươi cao nhất và năng suất giảm dần ở các mức bón cao hơn hoặc thấp hơn công thức này. - Năng suất hạt khô đạt cao nhất ở công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) - 37,8 tạ/ha. - Hiệu quả kinh tế cao nhất ở công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) đạt lãi thuần 176.936.100 đồng/ha. Tiếp đến là công thức 5 và 6 lãi thuần lần lượt là 164.478.000 đồng/ha và 150.332.850 đồng/ha. - Chất lượng thử nếm tốt nhất ở công thức 5 và 6 đánh giá mức điểm 1, các công thức còn lại đánh giá chất lượng mức điểm 2 và 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Berzenyi, Z., Gyorff, B. (1996), “Ảnh hưởng của các yếu tố trồng trọt khác nhau đến năng suất ngô”, Báo Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, 7(199), Tr. 5. 2. Bùi Huy Hiền (2002), "Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam và vai trò của phân hỗn hợp NPK khi bón đầy đủ và cân đối để thâm canh cây trồng và bảo vệ môi trường", Hội thảo sản xuất và sử dụng phân bón Lâm Thao, HàNội. 3. Trần Trung Kiên (2014), “Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 119, Số 05/2014, Tr.29-34. 4. Trần Trung Kiên, Phan Xuân Hào, Đỗ Tuấn Khiêm (2008), “Ảnh hưởng của các liều lượng đạm, lân, kali đến năng suất và chất lượng protein của giống ngô chất lượng protein cao (QPM) - QP4 và ngô thường - LVN10 tại Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 11 – Tháng 11/2008, Tr. 36 – 47. Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60 60 SUMMARY STUDY ON EFFECTS OF FERTILIZER ON GROWTH, DEVELOPMENT, YIELD AND QUALITY OF STICKY HYBRID MAIZE VARIETY HN88 IN SPRING 2014 IN THAI NGUYEN Le Thị Kieu Oanh1, Tran Trung Kien1*, Tran Van Dien1, Ngo Manh Tien2 1College of Agriculture and Forestry - TNU 2 People's Committee of Tan Thanh ward, Thai Nguyen City The experiment was carried out in the spring crop of 2014 in Gia Sang Ward, Thai Nguyen City with 6 treatments including treatment 1 (110N + 50P2O5 + 60K2O/ha), treatment 2 (120N + 60P2O5 + 70K2O/ha), treatment 3 (130N + 70P2O5 + 80K2O/ha), treatment 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha), treatment 5 (150N + 90P2O5 + 100K2O/ha), treatment 6 (160N + 100P2O5 + 110K2O/ha) and 3 tons micro-bio compose on each treatment. The experimental results showed that the different fertilizer rates did not much affect on growing duration and morphological characteristics of sticky hybrid maize HN88; pest tolerant ability tended to decrease with the increase of fertilizer; the fresh yield was from 70.8 to 92.1 quintal/ha. The highest fresh yield and dry grain yield were in treatment 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) with values 92.1 and 37.8 quintal/ha, respectively; economic efficiency was highest in the treatment 4; treatment 5 and 6 showed the best tasting quality. Key words: Fertilizer, HN88, quality, sticky maize, Thai Nguyen, yield Ngày nhận bài:16/7/2014; Ngày phản biện:30/7/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014 Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0983 360276, Email: kienngodhnl@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48457_52372_1092015932388_7943_2046570.pdf
Tài liệu liên quan