- Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp tăng tỷ
lệ thuận với liều lượng đạm ở thời kỳ 4 – 5 lá
và thời kỳ 8 – 9 lá.
- Hệ số diện tích lá và năng suất ngô tăng tỷ lệ
thuận với lượng đạm bón vào thời kỳ 4 – 5 lá.
Nhóm công thức được bón từ 0 – 25 kg N/ha
vào thời kỳ 4 – 5 lá thì hệ số diện tích lá và
năng suất tăng tỷ lệ thuận với lượng đạm bón
vào thời kỳ 8 – 9 lá. Nhóm công thức được
bón 50 - 75 kg N/ha vào thời kỳ 4 – 5 lá thì hệ
số diện tích lá và năng suất đạt cao nhất khi
thời kỳ 8 – 9 lá được bón tương ứng là 50 kg
N/ha và 25 kg N/ha, bón nhiều hơn thì hệ số
diện tích lá và năng suất giảm.
- Hệ số sử dụng đạm bón ở thời kỳ 4 - 5 đạt từ
46,4 – 54,8% (giống LVN99); 44,3 – 53,2%
(giống LVN14). Bón đạm vào thời kỳ 8 – 9 lá
có hệ số sử dụng đạt từ 40,9 – 68,4% (giống
LVN99); 43,4 – 70,3% (giống LVN14)
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ Đông tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 73 - 79
73
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG ĐẠM ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TRONG ĐIỀU KIỆN
VỤ ĐÔNG TẠI THÁI NGUYÊN
Bùi Văn Quang, Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Viết Hƣng,
Thái Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thế Hùng*
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện tại khu Cây trồng cạn, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thí nghiệm
tiến hành trên 2 giống ngô LVN99 và LVN14 với 17 công thức đạm, nền 2 tấn phân vi sinh + 90
kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp tăng
tỷ lệ thuận với liều lƣợng đạm. Hệ số diện tích lá và năng suất ngô tăng tỷ lệ thuận với lƣợng đạm
bón vào thời kỳ 4 – 5 lá; nhóm công thức đƣợc bón từ 0 – 25 kg N/ha vào thời kỳ 4 – 5 lá thì hệ số
diện tích lá và năng suất tăng tỷ lệ thuận với lƣợng đạm bón vào thời kỳ 8 – 9 lá; nhóm công thức
đƣợc bón 50 - 75 kg N/ha vào thời kỳ 4 – 5 lá thì hệ số diện tích lá và năng suất đạt cao nhất khi
thời kỳ 8 – 9 lá đƣợc bón tƣơng ứng là 50 kg N/ha và 25 kg N/ha, bón nhiều hơn thì hệ số diện tích
lá và năng suất đểu giảm. Hệ số sử dụng đạm bón ở thời kỳ 4 - 5 đạt từ 46,4 – 54,8% (giống
LVN99); 44,3 – 53,2% (giống LVN14). Hệ số sử dụng đạm bón ở thời kỳ 8 – 9 lá đạt từ 40,9
– 68,4% (giống LVN99); 43,4 – 70,3% (giống LVN14).
Từ khóa: Hệ số sử dụng đạm, giống ngô lai, vụ đông, Thái Nguyên.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du
và miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích
đất tự nhiên là 356.282 ha, trong đó đất đồi núi
chiếm 79,8% [2]. Cây ngô (Zea mays L.) là cây
lƣơng thực thứ 2 sau cây lúa, mặc dù những
năm gần đây sản xuất ngô đã đạt đƣợc những
thành tựu lớn nhờ phát triển giống ngô lai và
cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác
nhƣng năng suất bình quân còn thấp, chỉ đạt
43,3 tạ/ha. Để nâng cao năng suất và sản
lƣợng ngô ngƣời dân đã tác động rất nhiều
các biện pháp kỹ thuật, trong đó phân bón
đóng vai trò quyết định, tuy nhiên họ thƣờng
bón phân không đúng với nhu cầu dinh
dƣỡng của cây ngô.
Trong số các nguyên tố đa lƣợng thiết yếu thì
đạm đƣợc xem là nguyên tố quan trọng nhất
đối với cây ngô. Dự trữ đạm ở cây ngô có ảnh
hƣởng rất lớn đối với sự sinh trƣởng và phát
triển lá, sự tích luỹ sinh khối và sự tăng
trƣởng của hạt [3]. Ngô cần đạm ngay từ lúc
*
Tel: 0912 415 152; Email: nthungtn@gmail.com
đầu, nhịp độ hút đạm tăng đến lúc trỗ cờ và
kéo dài đến khi hạt chín. Nhiều nghiên cứu
cho kết quả, bón đúng liều lƣợng đạm, vào
đúng thời điểm mà cây ngô cần đảm bảo cây
không bị lâm vào tình trạng thừa hay thiếu
đạm là điều kiện quyết định cho việc đạt năng
suất, hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm
môi trƣờng [4]. Ở Việt Nam, đạm bón cho
ngô đƣợc khuyến cáo bón làm 3 lần (bón lót,
bón vào thời kỳ 4 – 5 lá và 8 – 9 lá)[1] vì vậy
nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả sử dụng
đạm của ngô ở từng thời kỳ là cần thiết.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm gồm 17 công thức đạm (chi tiết ở
Bảng 1) với 2 giống ngô lai LVN14 và
LVN99, bố trí theo kiểu ô chính ô phụ, nhắc
lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm 35 m2, với
nền là 2 tấn phân vi sinh + 90 P2O5 + 90
K2O/ha.
Các chỉ tiêu theo dõi theo Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và
giá trị sử dụng của giống ngô QCVN 01-56 :
2011/BNNPTNT.
Bùi Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 73 - 79
74
Bảng 1: Các công thức đạm trong thí nghiệm
ĐVT: Kg N/ha
Công
thức
Lƣợng đạm bón vào thời kỳ Công
thức
Lƣợng đạm bón vào thời kỳ
Bón lót 4-5 lá 8-9 lá Bón lót 4-5 lá 8-9 lá
1 0 0 0 10 40 50 0
2 40 0 0 11 40 50 25
3 40 0 25 12 40 50 50
4 40 0 50 13 40 50 75
5 40 0 75 14 40 75 0
6 40 25 0 15 40 75 25
7 40 25 25 16 40 75 50
8 40 25 50 17 40 75 75
9 40 25 75 - - - -
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến đặc điểm hình thái, sinh lý của một số ngô lai thí
nghiệm
Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng lượng đạm đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và chỉ số diện tích lá
(LAI) của một số giống ngô lai thí nghiệm vụ đông (VĐ) 2011 – 2012
Công
thức
Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) LAI (m2 lá/m2 đất)
VĐ 2011 VĐ 2012 VĐ 2011 VĐ 2012 VĐ 2011 VĐ 2012
LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14
1 116,4 126,5 133,4 130,2 57,6 50,9 57,3 56,1 1,85 2,03 2,09 2,17
2 146,8 149,7 145,1 144,8 68,9 73,4 66,5 63,8 2,61 2,48 2,34 2,52
3 152,9 155,4 156,2 161,2 73,0 81,2 72,6 68,9 2,93 2,71 2,82 2,72
4 157,9 162,4 159,8 166,5 78,8 87,0 75,4 75,7 3,23 2,93 3,17 3,06
5 163,5 176,6 165,3 169,6 80,7 94,6 78,5 79,1 3,53 3,36 3,46 3,48
6 152,9 158,9 155,1 152,6 76,2 81,0 75,8 68,6 2,80 2,67 2,98 2,85
7 158,2 160,8 162,6 160,2 83,4 86,5 79,3 75,2 3,19 2,90 3,07 3,16
8 164,5 168,2 167,2 174,6 87,2 92,1 88,7 80,3 3,49 3,21 3,20 3,28
9 170,1 174,6 168,7 177,0 90,4 95,7 89,9 83,7 3,54 3,56 3,58 3,52
10 161,1 166,3 156,5 161,4 82,2 86,4 80,3 73,9 3,02 2,96 3,16 3,24
11 167,8 174,1 161,0 165,8 85,9 90,6 88,6 79,9 3,38 3,35 3,44 3,38
12 170,6 177,2 163,1 173,1 88,7 93,4 92,7 85,7 3,56 3,88 3,52 3,61
13 175,3 179,0 172,6 170,5 91,4 94,8 92,6 78,9 3,23 3,52 3,07 3,27
14 165,8 172,0 162,4 167,0 86,5 90,6 84,2 76,9 3,15 3,30 3,26 3,34
15 171,4 179,1 168,3 173,6 89,6 94,2 87,3 84,7 3,64 3,42 3,47 3,66
16 176,4 183,7 172,8 176,5 92,2 95,7 88,4 82,1 3,34 3,12 3,52 3,45
17 177,8 185,4 175,6 180,6 95,9 98,5 93,5 78,1 2,95 2,86 3,16 3,28
CV(%) 6,248 8,926 8,198 10,187 11,669 6,201
P(CT) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
LSD0,05
(CT)
12,07 17,04 8,191 9,425 0,426 0,230
P(G) 0,05 0,05 >0,05
LSD0,05
(G)
4,141 - 2,809 3,233 - -
CTxG ns ns ns ns ns ns
Bùi Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 73 - 79
75
- Chiều cao cây: Ở cả 2 vụ nghiên cứu giống
LVN99 chiều cao cây sai khác không có ý
nghĩa thống kê so với giống LVN14. Tƣơng
tác giữa giống và lƣợng đạm bón không có ý
nghĩa chứng tỏ ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm
đến chiều cao cây của cả 2 giống tƣơng tự
nhƣ nhau.
+ Giống LVN99 có chiều cao cây biến động
từ 116,4 – 177,8 cm (vụ đông 2011); 133,4 –
175,6 cm (vụ đông 2012). Công thức 1 có
chiều cao cây thấp nhất. Các công thức khác
có chiều cao cây tăng theo cả lƣợng đạm bón
vào thời kỳ 3 – 5 lá (so sánh các công thức 2,
6, 10, 14) và thời kỳ 8 – 9 lá (so sách các
công thức 2, 3, 4, 5 hoặc 14, 15, 16, 17).
+ Giống LVN14 có chiều cao cây đạt từ 126,5
– 185,4 cm (vụ đông 2011); 130,2 – 180,6 cm
(vụ đông 2012), xu hƣớng biến động chiều
cao cây tƣơng tự nhƣ giống LVN99.
- Chiều cao đóng bắp đạt từ 43 – 57% chiều
cao cây (giống LVN99); 40 – 55% chiều cao
cây (giống LVN14). Biến động về chiều cao
đóng bắp của cả 2 giống có xu hƣớng nhƣ
chiều cao cây.
- Hệ số diện tích lá (LAI): Số liệu thí nghiệm
cho thấy, giống LVN99 có LAI sai khác
không có ý nghĩa so với giống LVN14.
Tƣơng tác giữa giống là lƣợng đạm bón
không có ý nghĩa chứng tỏ ảnh hƣởng của
lƣợng đạm bón đến 2 giống có xu hƣớng
tƣơng tự nhƣ nhau. Ở cả 2 giống, công thức 1
(không bón đạm) có LAI thấp nhất. So sánh
các công thức 2, 6, 10, 14 (không bón đạm ở
thời kỳ 8 – 9 lá), cho thấy LAI tăng theo
lƣợng đạm bón ở thời kỳ 4 – 5 lá.
So sánh các công thức đƣợc bón cùng lƣợng
đạm ở thời kỳ 4 – 5 lá kết quả cho thấy, các
công thức đƣợc bón từ 0 – 25 kg N/ha (CT2-
9) vào thời kỳ 4 – 5 lá LAI tăng theo lƣợng
đạm bón vào thời kỳ 8 – 9 lá. Nhóm công
thức đƣợc bón 50 kg N/ha (CT10-13) đến 75
kg N/ha (CT14-17) vào thời kỳ 4 – 5 lá thì
LAI đạt cao nhất khi thời kỳ 8 – 9 lá đƣợc
bón thêm tƣơng ứng là 50 và 25 kg N/ha.
Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số bắp/cây và số hàng hạt/bắp của một số giống ngô lai
thí nghiệm vụ đông (VĐ) năm 2011 – 2012
Công thức
Số bắp/cây (bắp) Số hàng hạt/bắp (hàng)
VĐ 2011 VĐ 2012 VĐ 2011 VĐ 2012
LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14
1 0,96 0,92 0,98 0,92 14,6 13,3 13,5 13,7
2 0,97 0,97 0,92 0,90 14,3 13,7 14,5 14,1
3 0,98 0,96 0,91 0,90 14,0 13,6 14,5 13,7
4 0,99 0,95 0,97 0,89 14,0 13,5 13,9 13,8
5 0,97 0,98 0,93 0,87 13,8 13,7 14,3 13,9
6 0,99 0,96 0,94 0,88 13,9 13,8 14,0 14,0
7 0,99 0,98 0,96 0,87 13,8 13,5 13,7 13,7
8 0,97 0,95 0,97 0,89 13,8 14,0 13,9 13,8
9 0,99 0,97 0,98 0,91 13,9 13,9 14,1 13,6
10 0,98 0,96 0,98 0,92 14,0 13,8 13,9 13,8
11 0,96 0,99 0,96 0,92 14,1 13,9 14,1 13,8
12 0,97 0,95 0,95 0,95 13,8 14,1 13,8 14,1
13 0,98 0,97 0,94 0,93 14,2 13,9 13,5 13,9
14 0,96 0,96 0,95 0,91 13,9 13,8 14,0 14,1
15 0,98 0,98 0,96 0,94 13,8 14,0 14,0 14,0
16 0,99 0,95 0,93 0,92 14,0 13,7 13,9 13,9
17 0,97 0,97 0,92 0,93 14,0 13,5 13,7 14,2
CV(%) 4,024 5,595 3,962 4,495
P(CT) >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
LSD0,05 (CT) - - - -
P(G) >0,05 0,05
LSD0,05 (G) - 0,021 0,221 -
CTxG ns ns ns ns
Bùi Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 73 - 79
76
Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu
tố cấu thành năng suất của một số giống ngô
lai thí nghiệm vụ đông năm 2011 – 2012
- Số bắp/cây: Số liệu bảng 3 cho thấy, số
bắp/cây dao động từ 0,91 – 0,99 bắp (giống
LVN99); 0,87 – 0,99 bắp (LVN14). Khi phân
tích thống kê cho kết quả, cả 2 giống đều có
giá trị P>0,05 chứng tỏ bón đạm ảnh hƣởng
không rõ ràng đến số bắp/cây.
- Số hàng hạt/bắp: Giống LVN99 có số hàng
hạt/bắp ở vụ đông 2011 cao hơn chắc chắn
giống LVN14, tuy nhiên cả 2 giống đều cho giá
trị P(CT)>0,05 chứng tỏ số hàng/bắp không
chịu ảnh hƣởng rõ ràng của lƣợng đạm bón.
- Số hạt/hàng: Giống LVN99 có số hạt/hàng
cao hơn chắc chắc giống LVN14, tuy nhiên
tƣơng tác giữa giống và công thức không có ý
nghĩa chứng tỏ ảnh hƣởng của lƣợng đạm bón
ở các thời kỳ 4 – 5 và 8 – 9 lá đến số hạt/hàng
của 2 giống là tƣơng tự nhƣ nhau.
+ Giống LVN99 có số hạt/hàng dao động từ
27,8 – 34,5 hạt/hàng (vụ đông 2011); từ 28,3
– 34,1 hạt/hàng (vụ đông 2012). So sánh các
công thức 2, 6, 10, 14 (thời kỳ 8 – 9 lá không
bón đạm), kết quả xử lý thống kê cho thấy số
hạt/hàng chịu ảnh hƣởng không rõ ràng của
lƣợng đạm bón vào thời kỳ 4 – 5 lá. So sánh
các công thức đƣợc bón cùng lƣợng đạm ở
thời 4 – 5 lá chúng tôi thấy, nhóm CT2-5;
CT6-9; CT10-13 có số hạt/hàng có xu hƣớng
tăng theo lƣợng đạm bón vào thời kỳ 8 – 9 lá;
nhóm CT14-17 (thời kỳ 4 – 5 lá đƣợc bón 75
kg N/ha) thì số hạt/hàng chỉ đạt cao nhất ở
công thức đƣợc bón bổ sung 25 kg N/ha vào
thời kỳ 8 – 9 lá.
+ Giống LVN14 có số hạt/hàng dao động từ
22,7 – 29,4 hạt/hàng (vụ đông 2011); từ 24,4
– 31,0 hạt/hàng (vụ đông 2012). Biến động về
số hạt/hàng tƣơng tự nhƣ giống LVN99.
Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt
của một số giống ngô lai thí nghiệm vụ đông (VĐ) năm 2011 – 2012
Công thức
Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g)
VĐ 2011 VĐ 2012 VĐ 2011 VĐ 2012
LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14
1 27,8 22,7 28,3 24,4 181,9 264,3 181,1 236,6
2 30,9 25,5 30,7 27,5 237,6 304,5 236,6 299,8
3 31,3 27,0 31,2 29,3 254,1 310,5 242,6 304,2
4 32,1 27,5 32,3 29,8 260,3 315,0 251,2 312,5
5 33,5 28,1 33,2 30,7 267,5 321,3 257,8 316,5
6 31,0 26,6 31,7 28,8 258,6 309,6 256,2 313,6
7 32,2 27,5 32,3 29,4 264,4 314,3 260,7 321,7
8 33,0 28,7 32,7 30,5 277,6 320,5 274,4 336,0
9 33,3 29,4 33,1 31,0 285,3 325,2 280,4 338,7
10 31,6 27,3 30,9 29,1 277,3 317,1 268,1 322,4
11 32,5 27,9 32,6 29,5 281,2 322,4 281,7 325,9
12 33,7 28,6 34,1 29,7 288,2 325,6 284,5 319,2
13 34,5 27,6 33,9 29,7 254,1 326,9 252,3 312,1
14 32,4 27,9 31,8 29,4 282,4 324,4 274,5 326,5
15 33,0 28,3 32,8 29,9 287,2 324,8 281,7 315,2
16 31,8 28,3 31,7 30,1 270,8 319,6 276,1 309,1
17 30,2 27,9 31,6 29,0 266,8 305,0 255,4 296,7
CV(%) 4,708 4,225 5,445 5,058
P(CT) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
LSD0,05 (CT) 1,643 1,521 18,50 16,97
P(G) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
LSD0,05 (G) 0,564 0,522 6,345 5,821
CTxG ns ns ns ns
Bùi Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 73 - 79
77
- Khối lượng 1000 hạt: Giống LVN99 khối
lƣợng 1000 hạt nhỏ hơn chắc chắn so với
giống LVN14 ở mức tin cậy 95% (P <0,05).
Tƣơng tác giữa giống và công thức không có
ý nghĩa chứng tỏ ảnh hƣởng của lƣợng đạm
bón đến khối lƣợng nghìn hạt của 2 giống là
tƣơng tự nhau.
+ Giống LVN99 có khối lƣợng nghìn hạt dao
động từ 181,9 – 288,2 g (vụ đông 2011); từ
181,1 - 284,5 g (vụ đông 2012). Công thức 1
do không đƣợc bón đạm nên có khối lƣợng
1000 hạt thấp nhất. Từ công thức 2 – 17 chịu
ảnh hƣởng của cả lƣợng đạm bón vào thời kỳ 3
– 5 lá và thời kỳ 8 – 9 lá. So sánh các công
thức 2, 6, 10, 14 (không bón đạm thời kỳ 7 – 9
lá) cho thấy, P1000 hạt tăng rõ ràng theo lƣợng
đạm bón vào thời kỳ 4 – 5 lá.
Các công thức đƣợc bón từ 0 – 25 kg N/ha
(CT2 – 9) vào thời kỳ 4 – 5 lá, khối lƣợng 1000
hạt có xu hƣớng tăng theo lƣợng đạm bón vào
thời kỳ 8 – 9 lá. Các công thức đƣợc bón 50 kg
N/ha vào thời kỳ 4 – 5 lá (CT10 – 13), khối
lƣợng 1000 hạt đạt cao nhất khi đƣợc bón thêm
50 kg N/ha ở thời kỳ 8 – 9 lá. Công thức đƣợc
bón 75 kg N/ha vào thời kỳ 4 – 5 lá thì khối
lƣợng 1000 hạt đạt cao nhất ở công thức bón 25
kg N/ha, bón nhiều hơn thì khối lƣợng 1000 hạt
có xu hƣớng giảm.
+ Giống LVN14 có khối lƣợng nghìn hạt dao
động từ 264,3 - 326,9 g (vụ đông 2011); từ
236,6 – 338,7 (vụ đông 2012). Ảnh hƣởng
của lƣợng đạm bón vào thời kỳ 4 – 5 lá và 8 –
9 lá có xu hƣớng biến động tƣơng tự nhƣ
giống LVN99.
Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến năng suất và hiệu quả sử dụng đạm của một số giống
ngô lai thí nghiệm
Bảng 5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất hiệu quả sử dụng đạm
của một số giống ngô lai thí nghiệm vụ đông (VĐ) 2011 – 2012
Công thức
Năng suất thực thu (tạ/ha) Hệ số sử dụng đạm ở thời kỳ 8–9 lá (%)
VĐ 2011 VĐ 2012 VĐ 2011 VĐ 2012
LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14
1 34,85 32,49 32,99 34,63 - - - -
2 45,27 44,76 47,25 41,56 - - - -
3 49,61 47,54 43,24 43,95 51,8 48,7 48,5 43,4
4 51,34 50,82 49,75 48,25 57,1 53,8 62,5 48,8
5 54,62 54,47 48,02 53,43 60,3 56,4 56,0 56,8
6 50,38 49,06 38,64 47,60 - - - -
7 53,14 53,38 48,22 50,37 64,4 65,5 62,6 66,0
8 55,43 54,61 54,61 53,85 58,9 61,3 61,3 62,5
9 58,93 57,24 55,91 56,57 56,8 57,5 58,6 61,8
10 53,72 52,35 51,49 52,14 - - - -
11 56,07 54,73 53,36 55,20 68,4 70,3 67,8 69,5
12 59,76 57,48 57,38 56,96 63,7 64,0 64,8 64,4
13 57,64 56,82 53,90 53,59 55,5 51,0 54,7 52,0
14 55,62 54,38 54,17 54,42 - - - -
15 58,59 57,41 57,07 58,08 62,7 59,9 68,4 67,4
16 54,36 55,18 53,72 54,96 52,2 54,5 53,4 59,8
17 49,42 51,95 48,45 51,27 40,9 46,1 43,0 46,0
CV(%) 6,475 9,591 - -
P(CT) <0,05 <0,05 - -
LSD0,05 (CT) 3,985 5,681 - -
P(G) >0,05 >0,05 - -
LSD0,05 (G) - - - -
CTxG ns ns - -
Bùi Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 73 - 79
78
- Năng suất thực thu (NSTT): Giống LVN99
có NSTT sai khác không có ý nghĩa thống
kê so với giống LVN14. Tƣơng tác giữa
giống và công thức không có ý nghĩa chứng
tỏ ảnh hƣởng của lƣợng đạm đến NSTT của
2 giống là tƣơng tự nhau.
+ Giống LVN99 năng suất thực thu đạt từ
34,85 – 59,76 tạ/ha (vụ đông 2011); 32,99 –
57,38 tạ/ha (vụ đông 2012). So sánh các công
thức 2, 6, 10, 14 (không bón đạm vào thời kỳ
8 – 9 lá, kết quả cho thấy năng suất tăng theo
lƣợng đạm bón vào thời kỳ 4 – 5 lá. So sánh
các công thức cùng đƣợc bón lƣợng đạm ở
thời kỳ 4 – 5 lá chúng tôi thấy, các công thức
đƣợc bón từ 0 – 25 kg N/ha (CT2 – 9) vào
thời kỳ 4 – 5 lá có năng suất thực thu tăng tỷ
lệ thuận với lƣợng đạm bón vào thời kỳ 8 – 9
lá. Nhóm công thức đƣợc bón 50 kg N/ha vào
thời kỳ 4 – 5 lá (CT10-13) năng suất thực thu
đạt cao nhất khi đƣợc bón thêm 50 kg N/ha
vào thời kỳ 8 – 9 lá. Nhóm công thức đƣợc
bón 75 kg N/ha vào thời kỳ 4 – 5 lá (CT14-
17) năng suất thực thu đạt cao nhất khi đƣợc
bón thêm 25 kg N/ha vào thời kỳ 8 – 9 lá.
+ Giống LVN14 có năng suất thực thu dao
động từ 32,49 – 57,48 tạ/ha (vụ đông 2011);
34,63 – 58,08 tạ/ha (vụ đông 2012). Ảnh
hƣởng của lƣợng đạm bón có xu hƣớng
tƣơng tự nhƣ giống LVN99.
- Hệ số sử dụng đạm (%). Để xác định hiệu
quả sử dụng đạm của ngô chúng tôi tính hệ số
sử dụng đạm. Kết quả cho thấy, hai giống ngô
có hệ số sử dụng đạm khác nhau không nhiều.
Bón đạm ở thời kỳ 4 – 5 lá (số liệu không
trình bày trên bảng) có hệ số sử dụng đạm đạt
từ 46,4 – 54,8% (giống LVN99); 44,3 –
53,2% (giống LVN14). Bón đạm vào thời kỳ
8 – 9 lá có hệ số sử dụng đạt từ 40,9 – 68,4%
(giống LVN99); 43,4 – 70,3% (giống
LVN14).
KẾT LUẬN
- Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp tăng tỷ
lệ thuận với liều lƣợng đạm ở thời kỳ 4 – 5 lá
và thời kỳ 8 – 9 lá.
- Hệ số diện tích lá và năng suất ngô tăng tỷ lệ
thuận với lƣợng đạm bón vào thời kỳ 4 – 5 lá.
Nhóm công thức đƣợc bón từ 0 – 25 kg N/ha
vào thời kỳ 4 – 5 lá thì hệ số diện tích lá và
năng suất tăng tỷ lệ thuận với lƣợng đạm bón
vào thời kỳ 8 – 9 lá. Nhóm công thức đƣợc
bón 50 - 75 kg N/ha vào thời kỳ 4 – 5 lá thì hệ
số diện tích lá và năng suất đạt cao nhất khi
thời kỳ 8 – 9 lá đƣợc bón tƣơng ứng là 50 kg
N/ha và 25 kg N/ha, bón nhiều hơn thì hệ số
diện tích lá và năng suất giảm.
- Hệ số sử dụng đạm bón ở thời kỳ 4 - 5 đạt từ
46,4 – 54,8% (giống LVN99); 44,3 – 53,2%
(giống LVN14). Bón đạm vào thời kỳ 8 – 9 lá
có hệ số sử dụng đạt từ 40,9 – 68,4% (giống
LVN99); 43,4 – 70,3% (giống LVN14).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá
trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô
QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT
[2]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên ( 2012), Số
liệu thống kê
[3]. R.C. Muchow (1994), Effect of nitrogen on
yield determination in irrigated maize in tropical
and subtropical environments, Field Crops
Research 38, 1 – 13.
[4]. Ross R. Bender, Jason W. Haegele, Matias L.
Ruffo, and Fred E. Below, 2013. Nutrient Uptake,
Partitioning, and Remobilization in Modern,
Transgenic Insect-Protected Maize Hybrids. Soil
Fertility & Crop Nutrition Agron. J. 105:161–170.
Bùi Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 73 - 79
79
SUMMARY
THE INFLUENCE OF SOME NITROGEN RATE ON THE GROWTH
AND YIELD OF SOME HYBRID MAIZE VARIETIES IN WINTER SEASON
IN THAI NGUYEN
Bui Van Quang, Nguyen Thi Lan, Nguyen Viet Hung,
Thai Thi Ngoc Tram, Nguyen The Hung
*
College of Agriculture and Forestry – TNU
Research was implemented in Reserach Area for Upland Crops, Thai Nguyen University of
Agriclture and Forestry. Study included 2 maize varieties LVN99 and LVN14 with 17 treatments
of nitrogen rate with basal fertilizers of 2 tons of manure + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. The
research results showed that: plant height and plant corncob height increased positively with the
increased nitrogen rates. The leaf area index (LAI) and yield of maize plants increased positively
with nitrogen rate applied at period of 4 - 5 leaves. Treatments of nitrogen rate from 0 - 25 kg N/ha
at period of 4 - 5 leaves had LAI and yield increased positively with nitrogen rate applied at period
of 8 -9 leaves. Treatments of applying 50 - 75 kgN/ha at the period of 4 - 5 leaves had the highest
LAI and yield when applied 50 kg N/ha và 25 kg N/ha at the period of 8 - 9 leaves, respectively;
more nitrogen applying to maize plants resulted in decreasing LAI and yield. Nitrogen uptake
efficiencies at the period of 4-5 leaves were 46.4 – 54.8% for LVN99 and 44.3 – 53.2% for
LVN14); nitrogen uptake efficiencies at the period of 8-9 leaves were 40.9 – 68.4% for LVN99
and 43.4 – 70.3% for LVN14.
Key words: Nitrogen rate, hybrid maize variety, winter season, Thai Nguyen
Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:17/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014
Phản biện khoa học: TS. Lê Sỹ Lợi – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0912 415 152; Email: nthungtn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_lieu_luong_dam_den_sinh_truong_va_n.pdf