Nghiên cứu ảnh hưởng của giống, mật độ bãi thả đến khả năng sản xuất thịt của gà bán nuôi nhốt ở nông hộ

Giống gà khác nhau có ảnh hƣởng rõ rệt đến kết quả, gà lai F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) cho kết quả sức sản xuất thịt tốt hơn và giá chi phí trực tiếp cho kg gà thịt thấp hơn so với gà địa phƣơng ở tất cả các mật độ bãi thả: đến 12 tuần, khối lƣợng là 1990,1 g của gà lai so với 1268,3 g của gà địa phƣơng; sinh trƣởng tuyệt đối tƣơng ứng là 23,24 g/con/ngày và 14,74 g/con/ngày; hệ số chuyển hoá thức ăn là 2,89 và 3,76; Chỉ số sản xuất là 81,45 và 55,63; Giá chi phí trực tiếp là 28.489,3 đ/kg gà thịt và 38.701,2 đ/kg gà thịt. Nông hộ nên sử dụng gà lai có ½ máu gà nhập nội với mật độ bãi thả 3 m2/con nuôi gà thịt bán chăn thả cho kết quả tốt.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giống, mật độ bãi thả đến khả năng sản xuất thịt của gà bán nuôi nhốt ở nông hộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 59 - 64 59 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA GIỐNG, MẬT ĐỘ BÃI THẢ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ BÁN NUÔI NHỐT Ở NÔNG HỘ Nguyễn Thị Thuý Mỵ1*, Trần Thanh Vân2, Nguyễn Tiến Đạt1 1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên; 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu đƣợc tiến hành ở nông hộ xã Quyết Thắng và Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên trên 900 con gà lai F1 (Ri x Sasso) và gà địa phƣơng, với 3 mật độ bãi thả khác nhau: 2, 3 và 4 m2/con. Kết quả cho thấy: Mật độ bãi chăn thả khác nhau có ảnh hƣởng đến khả năng của gà F1 (Ri x Sasso) và gà địa phƣơng. Ở mật độ bãi thả 3 m2/con, hai loại gà đều cho kết quả tốt nhất, các chỉ tiêu đều cho kết quả tốt hơn so với mật độ bãi thả 2 và 4 m2/con. Giống gà khác nhau có ảnh hƣởng rõ rệt đến kết quả, gà lai F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) cho kết quả sức sản xuất thịt tốt hơn và giá chi phí trực tiếp cho kg gà thịt thấp hơn so với gà địa phƣơng ở tất cả các mật độ bãi thả. Nông hộ nên sử dụng gà lai có ½ máu gà nhập nội với mật độ bãi thả 3 m2/con nuôi gà thịt bán chăn thả cho kết quả tốt. Từ khóa: bán nuôi nhốt, mật độ bãi thả, gà lai, gà địa phương ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi gà an toàn sinh học là áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, không dịch bệnh. Hiện nay, chăn nuôi gà thả vƣờn đang rất phát triển ở các địa phƣơng. Theo Trần Thanh Vân và cs (2002) [7], mật độ bãi thả thích hợp cho gà thịt lông màu nhập nội là 3m2/con. Tuy nhiên, mật độ bãi thả thích hợp với gà lai và gà địa phƣơng vẫn chƣa đƣợc xác định. Để nghiên cứu ảnh hƣởng của loại gà và mật độ bãi chăn thả đến sức sản xuất thịt của phƣơng thức nuôi gà bán chăn thả, làm cơ sở khuyến cáo và định hƣớng kỹ thuật cho ngƣời chăn nuôi gà, góp phần vào xây dựng mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Gà địa phƣơng và gà lai F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) nuôi bán chăn thả với mật độ bãi thả lần lƣợt là 2, 3, 4 m 2/con tại nông hộ của 2 xã Quyết Thắng, Phúc Xuân, TP Thái Nguyên. Thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 10/2010.  Tel: 0912 28 28 16; Email: tranthanhvantnu@gmail.com Nội dung, phƣơng pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu * Nội dung nghiên cứu Ảnh hƣởng của mật độ bãi thả khác nhau đến khả năng sản xuất thịt của gà lai F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) và gà địa phƣơng nuôi trong nông hộ tại 2 xã Quyết Thắng, Phúc Xuân. * Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về các yếu tố, chỉ khác nhau về đối tƣợng gà và mật độ bãi thả. * Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ nuôi sống; Sinh trƣởng tích luỹ, sinh trƣởng tuyệt đối; Hệ số chuyển đổi thức ăn; Chỉ số sản xuất và giá chi phí trực tiếp cho 1 kg tăng. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm đƣợc xử lý theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002 [6] và phần mềm Minitab. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm Gà thí nghiệm ở các lô đều có tỷ lệ nuôi sống cao, dao động từ 94,67 đến 96,67 %. Tỷ lệ nuôi sống giữa các lô thí nghiệm là tƣơng đƣơng. Từ tuần 7 đến 12, không có gà chết ở tất cả các lô thí nghiệm. Tính chung cho 3 mật độ, tỷ lệ nuôi sống của gà lai và gà địa phƣơng sai khác không rõ rệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Thúy Mỵ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 59 - 64 60 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô thí nghiệm Diễn giải Lô thí nghiệm Lô đối chứng Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V Lô VI Loại gà gà lai F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) gà địa phƣơng Số lƣợng (con) 50 50 50 50 50 50 Số lần lập lại 3 3 3 3 3 3 Tổng số gà thí nghiệm 150 150 150 150 150 150 Thời gian TN 1 – 12 tuần tuổi Phƣơng thức nuôi Bán chăn thả + 1- 4 tuần tuổi Nhốt hoàn toàn + 5 – 12 tuần tuổi Thả vƣờn ban ngày - Chuồng nuôi (gà/m2) 8 - Bãi chăn (m2/gà) 2 3 4 2 3 4 Bảng 1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) Tuần tuổi F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) Gà địa phƣơng Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V Lô VI mX x mX x mX x mX x mX x mX x 3 96,00 ± 1,15 96,67 ± 1,67 96,00 ± 0,00 96,67 ± 0,67 97,33 ± 0,67 97,33 ± 0,67 7 95,33 ± 0,67 94,67 ± 0,67 94,67 ± 0,67 96,00 ± 1,15 96,67 ± 0,67 96,67 ± 0,67 8 95,33 ± 0,67 94,67 ± 0,67 94,67 ± 0,67 96,00 ± 1,15 96,67 ± 0,67 96,67 ± 0,67 9 95,33 ± 0,67 94,67 ± 0,67 94,67 ± 0,67 96,00 ± 1,15 96,67 ± 0,67 96,67 ± 0,67 10 95,33 ± 0,67 94,67 ± 0,67 94,67 ± 0,67 96,00 ± 1,15 96,67 ± 0,67 96,67 ± 0,67 11 95,33 ± 0,67 94,67 ± 0,67 94,67 ± 0,67 96,00 ± 1,15 96,67 ± 0,67 96,67 ± 0,67 12 95,33 a ± 0,67 94,67 a ± 0,67 94,67 a ± 0,67 96,00 a ± 1,15 96,67 a ± 0,67 96,67 a ± 0,67 *Ghi chú: Theo hàng ngang những số mang các chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Mỵ và cs, 2009 [4] trên gà Sasso bán nuôi nhốt ở vụ Xuân – Hè và vụ Thu – Đông, có tỷ lệ nuôi sống dao động 96,89 % - 97,33 % thì kết quả của chúng tôi thấp hơn không đáng kể. Điều này chứng tỏ, mật độ bãi thả khác nhau không ảnh hƣởng rõ rệt tới tỷ lệ nuôi sống của cả gà địa phƣơng và gà lai. Sinh trƣởng của gà thí nghiệm * Sinh trưởng tích luỹ Kết quả thể hiện ở bảng 2 cho thấy: Sinh trƣởng tích luỹ của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi, ở tất cả các lô thí nghiệm với độ đồng đều cao. Tại thời điểm 12 tuần tuổi, khối lƣợng gà thí nghiệm cao nhất ở lô II là 2022,1 g, tiếp đến là lô I 1984,8 g, và thấp nhất ở lô IV, 1231,1 g. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Trong cùng một mật độ bãi thả, sinh trƣởng tích luỹ giữa gà F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) luôn cao hơn so với gà địa phƣơng. Tính chung, khối lƣợng gà lai (1990,1 g) cao hơn gà địa phƣơng (1268,3 g), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Ở gà lai, khối lƣợng lô II cao nhất, thấp nhất ở lô III, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lô I và lô II sai khác không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Ở gà địa phƣơng, khối lƣợng lô V cao nhất, thấp nhất là lô IV với sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lô V và lô VI có sai khác không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Nhƣ vậy, mật độ bãi thả khác nhau đã ảnh hƣởng tới sinh trƣởng của gà thí nghiệm. Sinh trƣởng tích lũy của gà lai và gà địa phƣơng cho kết quả tốt nhất ở mật độ bãi thả 3m2/con. So sánh với nghiên cứu của Lê Huy Liễu, 2004 [3], nghiên cứu trên gà Ri x Lƣơng Phƣợng và (Ri x kabir) thì kết quả của chúng tôi cao hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Thúy Mỵ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 59 - 64 61 So sánh với kết quả của Nguyễn Huy Đạt, 2001 [2] nghiên cứu trên gà ¾ Lƣơng Phƣợng và ¼ Ri nuôi bán chăn thả. Nguyễn Văn Đại và cộng sự 2001 [1] nghiên cứu trên gà lai (Mía x Kabir), đều có kết quả tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Bế Kim Thanh, 2002 [5]; của tác giả Trần Thanh Vân 2002 [7] trên gà Sasso ở mật độ bãi thả 3m 2/con cho kết quả sinh trƣởng tốt nhất. * Sinh trưởng tuyệt đối Bảng 3 cho thấy cùng mật độ bãi thả, sinh trƣởng tuyệt đối trung bình từ 0-12 tuần tuổi của lô I là 23,17 g/con/ngày cao hơn lô IV là 14,29 g/con/ngày, lô II là 23,64 g/con/ngày cao hơn lô V là 15,15 g/con/ngày, lô III là 22,93 g/con/ngày cao hơn lô VI là 14,74g/con/ngày. Bảng 2. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm (gam) (n = 3 đàn) TT Gà F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) Gà Địa phƣơng Lô I Lô II Lô III Trung bình Lô IV Lô V Lô VI Trung bình mX x mX x mX x mX x mX x mX x mX x mX x Nở 38,17 ± 0,07 38,16 ± 0,06 38,26 ± 0,28 38,20 ± 0,03 31,25 ± 0,28 30,70 ± 0,38 31,08 ± 0,27 31,01 ± 0,16 4 419,15 ± 4,07 418,89 ± 1,83 419,02 ± 3,08 419,02 ± 0,08 238,21 ± 2,99 235,46 ± 2,78 238,90 ± 4,16 237,52 ± 1,05 10 1625,0 ± 5,83 1657,7 ± 8,30 1600,1 ± 6,66 1627,6 ± 16,7 938,74 ± 6,16 988,92 ± 3,40 967,10 ± 5,02 964,90 ± 14,5 11 1814,4 ± 6,03 1849,8 ± 8,56 1787,1 ± 6,15 1817,1 ± 18,10 1089,0 ± 5,32 1143,8 ± 5,93 1123,1 ± 7,76 1118,6 ± 16,0 12 1984,8 ab ± 7,70 2022,1 a ± 11,8 1963,4 b ± 7,79 1990,1 *a ±17,20 1231,1 d ± 5,17 1302,6 c ± 8,37 1271,2 cd ± 14,70 1268,3 *b ± 20,70 * Ghi chú: Theo hàng ngang (trừ 2 cột trung bình so sánh riêng với nhau) những số mang các chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không ý nghĩa thống kê. Bảng 3. Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) (n = 3 đàn) Mật độ bãi thả Gà F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) Gà Địa phƣơng Lô I Lô II Lô III Trung bình Lô IV Lô V Lô VI Trung bình mX x mX x mX x mX x mX x mX x mX x mX x 8-9 29,78 ± 0,51 31,07 ± 0,30 28,57 ± 0,12 29,80 ± 0,72 17,54 ± 0,19 21,20 ± 0,32 19,62 ± 0,49 19,45 ± 1,06 9-10 28,64 ± 0,38 30,17 ± 0,60 28,00 ± 0,13 28,93 ± 0,64 18,96 ± 0,84 21,28 ± 0,77 20,20 ± 0,42 20,14 ± 0,67 10-11 27,06 ± 0,04 27,44 ± 0,17 26,70 ± 0,27 27,07 ± 0,21 21,46 ± 0,35 22,16 ± 0,64 22,29 ± 0,65 21,97 ± 0,26 11-12 24,34 ± 0,24 24,62 ± 0,55 25,19 ± 0,47 24,71 ±0,25 20,30 ± 0,19 22,82 ± 0,86 21,16 ± 1,31 21,43 ± 0,74 0-12 23,17 ab ± 0,10 23,62 a ± 0,14 22,93 b ± 0,09 23,24 *a ± 0,20 14,29 d ± 0,06 15,15 c ± 0,11 14,76 cd ± 0,17 14,74 *b ± 0,25 * Ghi chú: Theo hàng ngang (trừ hai cột trung bình so sánh riêng) những số mang các chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Thúy Mỵ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 59 - 64 62 Tính chung, sinh trƣởng tuyệt đối của gà lai (23,24 g/con/ngày) cao hơn gà địa phƣơng (14,74 g/con/ngày), sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Ở gà lai, sinh trƣởng tuyệt đối lô II cao nhất, thấp nhất là lô III. Lô I sai khác không có ý nghĩa thống kê so với lô II và lô III (P>0,05). Ở gà địa phƣơng, sinh trƣởng tuyệt đối lô IV cao nhất, thấp nhất là lô VI. Lô VI sai khác không có ý nghĩa thống kê so với lô IV và lô V (P>0,05). Lô V và lô IV sai khác có ý nghĩa thống kê với P<0,05). Kết quả trên cho thấy, gà lai và gà địa phƣơng cho kết quả sinh trƣởng tốt nhất ở mật độ bãi thả 3m 2 /con. Khả năng chuyển hoá thức ăn Qua bảng 4 cho thấy tiêu tốn thức ăn (TTTA)/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và có sự khác nhau giữa các lô. Trong cùng mật độ bãi thả tại thời điểm 12 tuần tuổi, TTTA của lô I là 2,92 kg thấp hơn lô IV là 3,98 kg, lô II thấp hơn lô I là 3,60 kg, lô III là 3,00 kg thấp hơn lô VI là 3,69 kg. Tính chung, TTTA của gà lai (2,89 kg) thấp hơn so với gà địa phƣơng (3,76 kg), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với P<0,01. Ở gà lai, TTTA của lô II thấp nhất, cao nhất là lô III. Sự sai khác giữa các lô không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Ở gà địa phƣơng, TTTA của lô V thấp nhất, lô IV cao nhất. Lô V và lô VI sai khác so với lô IV có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Lô V và lô VI sai khác không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Kết quả trên cho thấy, ở mật độ bãi thả 3m2/con, TTTA của cả gà lai và gà địa phƣơng đều thấp hơn so với các mật độ bãi thả còn lại. Chỉ số sản xuất Kết quả bảng 5 cho thấy, từ 8 đến 12 tuần tuổi chỉ số sản xuất của gà lai cao hơn hẳn gà địa phƣơng. Ở gà lai, chỉ số sản xuất của lô II là 85,18 cao hơn so với lô I là 79,76 và lô III là 79,40, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Bảng 4. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm (kg) (n = 3 đàn) Tuần tuổi Gà F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) Gà địa phƣơng Lô I Lô II Lô III Trung bình Lô IV Lô V Lô VI Trung bình 8 2,39 2,28 2,44 2,37 3,55 3,29 3,34 3,39 9 2,50 2,37 2,56 2,48 3,66 3,36 3,43 3,49 10 2,61 2,47 2,70 2,59 3,81 3,44 3,52 3,59 11 2,76 2,60 2,84 2,73 3,87 3,52 3,58 3,66 12 2,92 c 2,75 c 3,00 c 2,89 3,98 a 3,60 b 3,69 b 3,76 * Ghi chú: Theo hàng ngang (trừ 2 cột trung bình so sánh riêng với nhau) những số mang các chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không ý nghĩa thống kê. Bảng 5. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (n = 3 đàn) Lô TN Tuần tuổi Gà F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) Gà Địa phƣơng Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V Lô VI 8 117,54 b 125,71 a 111,86 b 49,87 c 49,00 c 48,70 c 9 110,11 b 125,18 a 105,69 b 46,81 d 61,13 c 56,64 c 10 103,64 b 116,53 a 98,28 b 45,80 d 59,97 c 55,96 c 11 92,69 b 100,64 a 88,96 c 54,50 d 61,14 d 62,27 d 12 79,76 b 85,18 a 79,40 b 48,60 d 61,40 c 56,88 c * Ghi chú: Theo hàng ngang những số mang các chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có sai khác trong thống kê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Thúy Mỵ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 59 - 64 63 Ở gà địa phƣơng, chỉ số sản xuất của lô V là 61,40 cao hơn so với lô IV là 48,60 và lô VI là 56,88. Điều này cho thấy, ở mật độ bãi thả 3m 2/con chỉ số sản xuất của gà lai và gà địa phƣơng cho kết quả tốt hơn so với mật độ 2 và 4m 2 /con. Sơ bộ tính giá chi phí trực tiếp Qua bảng 6 cho thấy, chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán của gà lai thấp hơn so với gà địa phƣơng. Tính chung, chi phí cho 1 kg gà xuất bán của gà lai là 28489,3 đ/kg, gà địa phƣơng là 38701,2 đ/kg. Ở cả gà lai và gà địa phƣơng, chi phí cho 1 kg gà xuất bán ở mật độ 3m2/con thấp hơn so với mật độ 2 và 4m2/con. Ở mật độ bãi thả 3m 2/con, chi phí/kg gà xuất bán của gà lai là 27245,4 đ/kg, ở gà địa phƣơng là 37189,4 đ/kg. KẾT LUẬN Mật độ bãi chăn thả khác nhau có ảnh hƣởng đến khả năng của gà F1 (Ri x Sasso) và gà địa phƣơng. Ở mật độ bãi thả 3 m2/con, hai loại gà đều cho kết quả tốt nhất, các chỉ tiêu đều cho kết quả tốt hơn so với mật độ bãi thả 2 và 4 m 2/con; tại thời điểm 12 tuần tuổi, khối lƣợng bình quân của gà lai là 2022,1 g và gà địa phƣơng là 1302,6 g; sinh trƣởng tuyệt đối của gà lai là 23,62 g/con/ngày và gà địa phƣơng là 15,15 g/con/ngày; TTTA của gà lai là 2,75 kg/kg tăng khối lƣợng và gà địa phƣơng là 3,60 kg/kg tăng khối lƣợng; chỉ số sản xuất của gà lai là 85,18 và gà địa phƣơng là 61,40; chi phí trực tiếp/kg gà thịt của gà lai là 27245,4 đ/kg và gà địa phƣơng là 37189,4 đ/kg. Giống gà khác nhau có ảnh hƣởng rõ rệt đến kết quả, gà lai F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) cho kết quả sức sản xuất thịt tốt hơn và giá chi phí trực tiếp cho kg gà thịt thấp hơn so với gà địa phƣơng ở tất cả các mật độ bãi thả: đến 12 tuần, khối lƣợng là 1990,1 g của gà lai so với 1268,3 g của gà địa phƣơng; sinh trƣởng tuyệt đối tƣơng ứng là 23,24 g/con/ngày và 14,74 g/con/ngày; hệ số chuyển hoá thức ăn là 2,89 và 3,76; Chỉ số sản xuất là 81,45 và 55,63; Giá chi phí trực tiếp là 28.489,3 đ/kg gà thịt và 38.701,2 đ/kg gà thịt. Nông hộ nên sử dụng gà lai có ½ máu gà nhập nội với mật độ bãi thả 3 m2/con nuôi gà thịt bán chăn thả cho kết quả tốt. Bảng 6. Sơ bộ tính giá chi phí trực tiếp (đ/kg gà thịt) (n = 3 đàn) Diễn giải F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) Gà Địa phƣơng Lô I Lô II Lô III Tính chung Lô IV Lô V Lô VI Tính chung Phần chi phí trực tiếp (đ/kg gà) Chi phí giống 3459,9 3372,4 3497,7 3443,3 6078,8 5689,4 5840,4 5869,5 Chi phí thức ăn 24417 22973 25049 24146 33830 30600 31365 31932 Chi phí thuốc TY 500 500 500 500 500 500 500 500 Chi phí khác 400 400 400 400 400 400 400 400 Tổng chi (đ/kg) 28776,9 27245,4 29446,7 28489,3 40808,8 37189,4 38105,4 38701,2 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh (2001), “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trƣởng, cho thịt của gà lai F1 (Trống Mía x Mái Kabir) nuôi nhốt và bán chăn thả tại Thái Nguyên”, Tạp chí Chăn nuôi số 5 – 2001, trang 9-13. [2]. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng và cộng tác viên (2001), Nghiên cứu lai giữa gà Lương Phượng với gà Ri nhằm chọn tạo ra giống gà thả vườn phục vụ chăn nuôi nông hộ, Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi, tr.106-120. [3]. Lê Huy Liễu (2004), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F1 (♂ Lương Phượng x ♀Ri) và F1( ♂Kabir x♀ Ri) nuôi thả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Thúy Mỵ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 59 - 64 64 vườn tại Thái Nguyên”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên. [4]. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Hoàng Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Hải, Trần Thanh Vân (2009), "Nghiên cứu ảnh hƣởng của mùa vụ và phƣơng thức nuôi tới khả năng sinh trƣởng và cho thịt của gà thƣơng phẩm Sasso", Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 1 (49) năm 2009, trang 90-95. [5]. Bế Kim Thanh (2002), “Xác định mật độ bãi thả tối ưu cho gà thịt thương phẩm lông màu Sasso, Lương Phượng nuôi bán chăn thả vụ hè – thu tại Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trang 50-52. [6]. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [7]. Trần Thanh Vân (2002), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp giống, kỹ thuật đến khả năng sản xuất thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Sasso nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên’’, Báo cáo đề tài cấp Bộ B 2001- 02-10, trang 50-55. SUMMARY EFFECT OF BREEDS, GARDEN DENSITIES ON PERFORMANCE OF CHICKEN RAISING IN SEMIINTENSIVE SYSTEM AT HOUSE HOLD Nguyen Thi Thuy My 1 , Tran Thanh Van 2 , Nguyen Tien Dat 1 1College of Agriculture and Forestry - TNU 2Thainguyen University The trial was carried out at house holds in Quyet Thang & Phuc Xuan Communes, Thai Nguyen city on 900 crossed breed and local breed chickens raising in semiintensive system with variety of garden density of 2, 3 and 4 square meters per chicken. Garden densities per chicken had influenced on performance of both crossed breed and local breed chickens raising semi intensive system. Garden density of 3 square meters per chicken showed the best results which is was, better than that of 2 and 4 square meters per chicken. Chicken breeds had influenced on performance, crossed breed F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) there were better results of producing meat, direct cost of producing live chicken meat was lower when compare to local breed at all level garden densities. Households should raise crossed beed chicken with ½ blood of imported breed and at 3 square metters garden per chicken in semiintensive system. Keywords: Semi intensive system, chicken density on garden, local breed, crossed breed.  Tel: 0912 28 28 16; Email: tranthanhvantnu@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_giong_mat_do_bai_tha_den_kha_nang_s.pdf
Tài liệu liên quan