Sử dụng phụ gia sản xuất surimi cá hố
với tỷ lệ tinh bột biến tính 3,0%, tỷ lệ gelatin
0,74%, tỷ lệ sorbitol 4,2% cho thấy surimi cá
hố có độ bền đông kết cao gấp 2,61 lần so với
độ bền đông kết của surimi cá hố ở mẫu đối
chứng đã góp phần nâng cao độ bền đông kết,
là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá
chất lượng surimi. Kết quả nghiên cứu bước
đầu áp dụng thành công ở Công ty TNHH
Thủy sản Hòa Thắng - Bà Rịa, Vũng Tàu đã
xuất khẩu được hơn 500 tấn surimi vào thị
trường Nhật Bản.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của gelatin, sorbitol, tinh bột biến tính đến độ bền đông kết surimi cá hố (Trichiurus haumenla), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GELATIN, SORBITOL, TINH BỘT
BIẾN TÍNH ĐẾN ĐỘ BỀN ĐÔNG KẾT SURIMI CÁ HỐ (Trichiurus haumenla)
EFFECTS OF GELATIN, SORBITOL, MODIFIED STARCH ON THE GEL STRENGTH
OF HAIRTAIL SURIMI (Trichiurus haumenla)
Thái Văn Đức1
Ngày nhận bài: 15/11/2016; Ngày phản biện thông qua: 04/01/2017; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu chế độ phối trộn phụ gia sản xuất surimi cá hố với tỷ lệ phối trộn tối ưu tinh bột biến
tính là 3.0 %, sorbitol là 4.2% và gelatin là 0.74% cho thấy độ bền đông kết của surimi cá hố tăng từ 332 g.cm
lên 867 g.cm, cao gấp 2,61 lần so với độ bền đông kết của surimi cá hố ở mẫu đối chứng [3].
Từ khóa: Cá hố (Trichiurus haumenla), độ bền đông kết, surimi, tinh bột biến tính
ABSTRACT
The results of the study indicated that the folding grade of hairtail surimi was rather stable at different
additive concentrations. At the optimal concentration of additives (3.20% modifi ed starch, 4.00% sorbitol,
0.74% gelatin), the gel strength value increased from 332 g.cm to 867 g.cm, which was 2.61 times higher
compared to the control sample [3].
Keywords:hairtail, gel strength, surimi, modifi ed starch
1 Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Độ bền đông kết là chỉ tiêu quan trọng
trong đánh giá chất lượng surimi và sản phẩm
mô phỏng, chỉ tiêu đề cập đến khả năng liên
kết của mạng lưới gel trong cấu trúc surimi
dưới tác dụng của lực nén. Surimi là bán thành
phẩm, là nền protein để phục vụ sản xuất
sản phẩm mô phỏng. Surimi có độ bền đông
kết thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm mô
phỏng sẽ kém đi do khả năng liên kết mạng
lưới gel yếu, sản phẩm dễ bị nứt, gãy khi tác
động của lực trong công đoạn chế biến và sử
dụng. Có nhiều phương pháp cải thiện độ bền
đông kết của surimi, tuy nhiên phối trộn phụ
gia bao gồm chọn lựa loại, chất lượng, tỷ lệ
bổ sung các chất phụ gia là công đoạn được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Vì
vậy việc tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của
gelatin, sorbitol, tinh bột biến tính đến độ bền
đông kết surimi cá hố” là cần thiết để cải thiện
chất lượng cho surimi sản xuất từ cá hố phục
vụ cho thị trường nội tiêu và xuất khẩu.
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nguyên vật liệu
1.1. Nguyên liệu cá hố
Cá hố nguyên liệu (Trichiurus haumenla)
sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm là cá hố
câu, được đánh bắt tại vùng biển Khánh Hòa,
thu mua ở cảng cá Lương Sơn, cá tươi được
lựa chọn đạt tiêu chuẩn TCVN 3215:1988.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23
Cá hố được thu mua có kích thước đồng đều
với chiều dài thân từ 50-60cm, khối lượng
trung bình dao động từ 350-400 g/con.
1.2. Chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong
nghiên cứu
Chất phụ gia dùng trong nghiên cứu bao
gồm: Gelatin, Sorbitol, tinh bột phosphate (còn
gọi là tinh bột biến tính phosphate). Tất cả đều
đạt tiêu chuẩn tinh khiết dùng trong thực phẩm,
do Nhật Bản sản xuất, Công ty TNHH Hoàng
Anh - TP. HCM nhập khẩu và phân phối.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Bố trí thí nghiệm
Cá hố tươi sau khi thu mua được bảo quản
bằng nước đá vẩy ở nhiệt độ 0 - 40C, vận
chuyển về phòng thí nghiệm trong thời gian
1 giờ. Tiến hành xử lý rửa, tách thịt, nghiền
thô, rửa bằng dung dịch cồn. Từ số liệu về quá
trình phối trộn phụ gia tinh bột biến tính 2,6%;
2,8% và 3,0%, 0,6%, 0,8% và 1,0%, sorbitol
3,8%, 4,0% và 4,2% sử dụng phân tích trên
phần mềm Design Expert 6.0 và tìm phương
trình hồi qui. Thông số tối ưu hóa của quá trình
được suy ra từ những phân tích bề mặt đáp
ứng thu được. Kết quả tối ưu được kiểm tra lại
bằng thực nghiệm nhằm đảm bảo sự thống
nhất giữa lý thuyết tối ưu và thực tế trước khi
rút ra kết luận cuối cùng về các thông số của
quá trình phối trộn phụ gia. Để đánh giá hiệu
quả sử dụng tinh bột biến tính, tác giả đã bố
trí mẫu đối chứng dựa trên qui trình sản xuất
surimi cá hố bổ sung phụ gia gồm tinh bột lúa
mì 2,0%, sorbitol 2,0% và gelatin 0,3% cho độ
bền đông kết của surimi cá hố là 332 g.cm,
tham khảo theo Giáo trình Khoa học về surimi
và sản phẩm mô phỏng [3].
Phối trộn phụ gia: hiện nay có rất nhiều loại
phụ gia bổ sung trong sản xuất surimi cá hố.
Qua quá trình nghiên cứu của bản thân và kế
thừa các nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước, trong nghiên cứu này 3 biến được
chọn (Xi, i=1, 2, 3) là các chất phụ gia thực
phẩm: tinh bột biến tính X1 (%), gelatin X2 (%)
và sorbitol X3 (%); hàm mục tiêu (Y) là độ bền
đông kết của surimi cá hố, với khoảng nghiên
cứu được xác định:
+ Tỷ lệ tinh bột biến tính bổ sung (X1):
2,6 - 3,0%
+ Tỷ lệ sorbitol bổ sung (X2): 3,8 - 4,2%
+ Tỷ lệ gelatin bổ sung (X3): 0,6 - 1,0%
Bảng 1. Điều kiện thí nghiệm lựa chọn tỷ lệ phối trộn phụ gia sản xuất surimi cá hố
Các mức
Các yếu tố ảnh hưởng
X1 (%) X2 (%) X3 (%)
Mức trên (+1) 3,0 4,2 1,0
Mức cơ sở (0) 2,8 4,0 0,8
Mức dưới (-1) 2,6 3,8 0,6
Khoảng biến thiên 0,2 0,2 0,2
Chọn phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
Sử dụng phần mềm Design Expert 6.0 đưa
ra phương trình hồi quy, mô hình toán học và
các biểu đồ, đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng và
mối tương quan giữa các yếu tố: tỷ lệ tinh bột
biến tính, gelatin và sorbitol đến độ bền đông
kết của surimi cá hố.
2.2. Phương pháp đánh giá độ bền đông kết surimi
Xác định độ bền đông kết theo TCVN
8289:2011
2.3. Xử lý số liệu
Các thí nghiệm được thực hiện lặp lại
mỗi mẫu năm lần, độ tin cậy là 95% và ứng
dụng phần mềm Excel 2007, Design Expert
6.0 để phân tích ANOVA nhiều yếu tố, phân
tích hồi qui tuyến tính, mô hình hồi qui và bề
mặt đáp ứng được áp dụng để làm rõ ảnh
hưởng của các yếu tố khác nhau đến quá
trình phối trộn phụ gia trong sản xuất surimi
24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
cá hố, số liệu phân tích được sử dụng để tính
toán, vẽ đồ thị.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Xác định tỷ lệ phụ gia tối ưu bổ sung vào surimi
bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm
Để nghiên cứu xác định được tỷ lệ tối
ưu của các loại phụ gia, sử dụng phần mềm
Design Expert 6.0 để phân tích ANOVA nhiều
yếu tố nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các loại
phụ gia gồm tinh bột biến tính, gelatin, sorbitol
với độ bền đông kết của surimi cá hố làm cơ sở
cho việc lựa chọn tỷ lệ phụ gia tối ưu cho quá
trình sản xuất surimi. Kết quả tối ưu hóa nhằm
xác định tỷ lệ phụ gia bổ sung vào surimi được
thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả xác định độ bền đông kết của surimi cá hố theo tỷ lệ phối trộn phụ gia
có bổ sung tinh bột biến tính sản xuất surimi
Số TN I1 I2 I3 X1 X2 X3 X12 X13 X23 X123 Y2
Số thí
nghiệm
trong
phương
án 2k
1 2,6 0,6 3,8 - - - + + + - 806
2 3,0 0,6 3,8 + - - - - + + 852
3 2,6 1,0 3,8 - + - - + - + 837
4 3,0 1,0 3,8 + + - + - - - 874
5 2,6 0,6 4,2 - - + + - - + 842
6 3,0 0,6 4,2 + - + - + - - 867
7 2,6 1,0 4,2 - + + - + + - 845
8 3,0 1,0 4,2 + + + + + + + 859
Số thí
nghiệm ở
tâm
9 2,8 0,8 4,0 0 0 0 0 0 0 0 863
10 2,8 0,8 4,0 0 0 0 0 0 0 0 860
11 2,8 0,8 4,0 0 0 0 0 0 0 0 868
Giải bài toán quy hoạch thực nghiệm bằng phần mềm Design expert 6.0 cho các kết quả trình
bày ở Bảng 3 và Hình 1A, 1B, 1C.
Bảng 3. Kết quả phân tích ANOVA về độ bền đông kết surimi
cá hố theo tỷ lệ phối trộn phụ gia đã chọn
Độ bền đông kết
Hệ số
Prob>F
Mô hình (modern) 0,005 (Có ý nghĩa)
Hằng số (Constant) +847,75
X1 +15,25 0,001
X2 +6,00 0,015
X3 +5,50 0,018
X1*X2 -2,50 0,123
X1*X3 -5,50 0,018
X2*X3 -7,25 0,008
R2 0,989
R2 hiệu chỉnh 0,968
Mức độ không tương thích (Lack of fi t) Không có ý nghĩa (not signifi cant)
Từ kết quả thu được ở Bảng 3 căn cứ vào
trị số Prob>F của mô hình có giá trị nhỏ hơn
0,05 và mức độ không tương thích của mô hình
lớn hơn 0,05 cho phép đánh giá mô hình có ý
nghĩa, giữ lại các hệ số có trị số Prob>F của các
biến nhỏ hơn 0,05, loại bỏ các hệ số có trị số
Prob>F lớn hơn 0,05 thu được phương trình hồi
quy độ bền đông kết của surimi cá hố như sau:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25
Kết quả phân tích ANOVA về yếu tố độ
bền đông kết của surimi cá hố được trình bày
trên Bảng 3. căn cứ vào trị số Prob>F có giá trị
bằng 0,005 nhỏ hơn 0,05 cho thấy mô hình hồi
qui hoàn toàn tương thích và có ý nghĩa. Các
giá trị R bình phương và R bình phương hiệu
chỉnh có giá trị cao lần lượt là 0,989 và 0,968.
Kết quả này cho thấy hàm hồi qui thu được
và các biến độc lập có mức độ phù hợp và
tương quan cao. Các kết quả thực nghiệm thể
hiện ở Bảng 4 cũng cho thấy không có sự khác
biệt đáng kể giữa kết quả tính toán và kết quả
thực nghiệm.
Kết quả tối ưu hóa theo phương trình hồi
qui và kết quả thực nghiệm đánh giá độ bền
đông kết của các mẫu surimi cá hố sản xuất có
bổ sung tinh bột biến tính để kiểm chứng kết
quả tối ưu được thể hiện ở Bảng 4.
Y = 847,75 + 15,25X1 + 6,00X2 + 5,50X3 - 5,5X1X3 – 7,25X2X3 (1)
Bảng 4. Kết quả tối ưu hóa tỷ lệ phụ gia bổ sung vào surimi theo phương trình hồi qui
và kết quả thực nghiệm kiểm chứng số liệu tối ưu hóa
STT
Điều kiện Độ bền đông kết (g.cm)
X1 X2 X3 Theo phương trình hồi quy Theo kết quả thực nghiệm
1 2,62 0,87 3,88 832,79 831,00
2 2,72 0,70 4,06 339,88 339,00
3 2,99 0,85 3,99 863,27 860,00
4 3,00 0,74 4,20 864,01 866,00
Kết quả đánh giá độ bền đông kết của các mẫu surimi cá hố sản xuất thể hiện ở Bảng 4 cho thấy
có tương thích giữa kết quả đánh giá độ bền đông kết của các mẫu surimi cá hố thực nghiệm và kết
quả tối ưu theo phương trình hồi quy.
Kết quả này chứng tỏ phương trình hồi quy toán học đã xây dựng phù hợp với thực tế sản xuất
surimi và phù hợp với các đặc tính của surimi.
Hình 1A. Ảnh hưởng và mối tương tác của
tinh bột biến tính và sorbitol bổ sung
đến độ bền đông kết của surimi cá hố
Hình 1A. Ảnh hưởng và mối tương tác của tinh bột biến tính và sorbitol bổ sung
đến độ bền đông kết của surimi cá hố
26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
Từ kết quả nghiên cứu trình bày ở các
Hình 1A, 1B và 1C và phương trình hồi qui có
thể nhận định bước đầu khi giảm tỷ lệ các chất
phụ gia bổ sung vào surimi, đặc biệt là giảm tỷ
lệ tinh bột biến tính bổ sung thì độ bền đông
kết của surimi cá hố giảm. Kết quả này có thể
lý giải là do trong cấu trúc của tinh bột biến tính
có nhiều nhóm hydroxy và có chứa các nhóm
phosphate, chính các nhóm này đã tham gia
tạo thành các liên kết hydro và liên kết ion nối
các chuỗi polypeptid với nhau cũng như nối
chuỗi polypeptid với mạch tinh bột.
Mặt khác, các nhóm hydroxy (-OH) và các
nhóm phosphate chưa tham gia liên kết còn có
thể liên kết với nước tự do trong khối gel surimi
làm cho khối gel có cấu trúc chặt chẽ, khối gel
Hình 1B. Ảnh hưởng và mối tương tác của gelatin và sorbitol bổ sung
đến độ bền đông kết của surimi cá hố
Hình 1C. Ảnh hưởng và mối tương tác của tinh bột biến tính và gelatin bổ sung
đến độ bền đông kết của surimi cá hố
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27
trở nên đồng nhất và hạn chế sự tách nước
khi gia nhiệt và bảo quản đông. Chính vì thế
khi có mặt của các loại phụ gia có khả năng
đồng tạo gel tạo lên kết với chuỗi polypeptid
của protein thịt cá như gelatin là protein có
chứa các acid amin có thể tạo liên kết ưa béo
và liên kết hydro, sorbitol là polyol có chứa
nhiều nhóm hydroxy có khả năng tạo liên kết
hydro và liên kết với nước và đặc biệt là tinh
bột biến tính vốn có chứa nhiều nhóm hydroxy
và nhóm phosphate có thể tạo liên kết hydro,
liên kết ion, liên kết hydro với nước sẽ làm cho
surimi có cấu hài hòa về các loại liên kết nên
khối gel surimi sẽ có độ bền đông kết tốt nhất
và trạng thái cấu trúc đồng đều, hài hòa nhất,
hạn chế việc kết tinh nước tạo tinh thể nước đá
khi bảo quản đông và hạn chế việc thoát nước
khi rã đông [3], [4], [5].
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
bổ sung các loại phụ gia tối ưu được chọn
trong sản xuất surimi cá hố là: tỷ lệ tinh bột
biến tính 3,0%, tỷ lệ gelatin 0,74%, tỷ lệ
sorbitol 4,2%.
2. Kết quả so sánh chất lượng surimi
cá hố giữa qui trình đề xuất và qui trình
tham khảo
Sau khi tiến hành tối ưu hóa quá trình phối
trộn phụ gia. Tiến hành sản xuất surimi theo
qui trình đề xuất với tỷ lệ các phụ gia đã tối ưu
và qui trình tham khảo [3] và so sánh đánh giá
kết quả chất lượng surimi sản xuất theo hai qui
trình đề xuất và qui trình tham khảo nhằm mục
đích đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng
tinh bột biến tính làm chất phụ gia nâng cao độ
bền đông kết của surimi cá hố. Kết quả đánh
giá độ bền đông kết của surimi được trình bày
trên Hình 2.
Hình 2. So sánh độ bền đông kết surimi cá hố giữa qui trình đề xuất và qui trình tham khảo
So sánh kết quả độ bền đông kết của
surimi cá hố giữa qui trình đề xuất với tỷ lệ các
phụ gia đã tối ưu và qui trình tham khảo [3]
được thể hiện trên Hình 2 cho thấy tỷ lệ phối
trộn phụ gia trong sản xuất surimi cá hố tối ưu
được lựa chọn: tỷ lệ tinh bột biến tính 3,0%, tỷ
lệ gelatin 0,74%, tỷ lệ sorbitol 4,2% thì độ bền
đông kết của surimi cá hố tăng từ 332 g.cm lên
867 g.cm, cao gấp 2,61 lần so với độ bền đông
kết của surimi cá hố ở mẫu đối chứng.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sử dụng phụ gia sản xuất surimi cá hố
với tỷ lệ tinh bột biến tính 3,0%, tỷ lệ gelatin
0,74%, tỷ lệ sorbitol 4,2% cho thấy surimi cá
hố có độ bền đông kết cao gấp 2,61 lần so với
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
độ bền đông kết của surimi cá hố ở mẫu đối
chứng đã góp phần nâng cao độ bền đông kết,
là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá
chất lượng surimi. Kết quả nghiên cứu bước
đầu áp dụng thành công ở Công ty TNHH
Thủy sản Hòa Thắng - Bà Rịa, Vũng Tàu đã
xuất khẩu được hơn 500 tấn surimi vào thị
trường Nhật Bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Thái Văn Đức, 2004. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất đồng tạo gel đến chất lượng surimi cá mối trong
bảo quản đông và thử nghiệm sản xuất sản phẩm mô phỏng. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nha Trang.
2. Thái Văn Đức, Vũ Ngọc Bội, 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của công đoạn rửa đến chất lượng của surimi cá hố.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thuỷ sản số 01: 19-24.
3. Trần Thị Luyến, Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Văn Ninh, Vũ Ngọc Bội, Trang Sĩ Trung, Nguyễn Anh Tuấn (2010),
Khoa học - Công nghệ Surimi và các sản phẩm mô phỏng, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
Tiếng Anh
4. Md. Sarker, M. Elgadir, T. Noda, 2012. Effect of some Biopolymers on the rheological Behavior of surimi gel.
Molecules 17: 5733-5744.
5. Niwa E., 1992. Chemistry of Surimi Gelation, Marcel Dekker - New Yord.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_gelatin_sorbitol_tinh_bot_bien_tinh.pdf