Nghiên cứu ảnh hưởng của đèn Led và Bioreactor chìm ngập cách quãng đến sinh trưởng quang tự dưỡng cây hông (Paulownia Fortunei) In Vitro

Cây hông có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nuôi cấy mô ở môi trường không đường trên bioreactor bán ngập chìm, chiếu sáng bằng đèn LED hoặc đèn huỳnh quang truyền thống và có bổ sung khí CO2 hoặc tăng số lần ngập chìm so với mặc định của máy. Cây hông được chiếu sáng bằng đèn LED với tỷ lệ 20% xanh + 80% đỏ phát triển tốt hơn đối chứng đèn huỳnh quang trên bioreactor ngập chìm cách quãng trong điều kiện môi trường không đường và dùng phần mềm điều khiển tăng số lần ngập chìm lên gấp 2, 3, 4 lần so với mặc định của máy nhằm bổ sung khí CO2 cho cây quang hợp. Đối với cây hông số lần ngập chìm là 2 lần/giờ thời gian ngập là 1 phút cho kết quả tốt nhất, ngập chìm hơn 2 lần/giờ cây có hiện tượng úng nước, cây bị vàng lá gốc.

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đèn Led và Bioreactor chìm ngập cách quãng đến sinh trưởng quang tự dưỡng cây hông (Paulownia Fortunei) In Vitro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 28 – 35 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment 28 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÈN LED VÀ BIOREACTOR CHÌM NGẬP CÁCH QUÃNG ĐẾN SINH TRƯỞNG QUANG TỰ DƯỠNG CÂY HÔNG (PAULOWNIA FORTUNEI) IN VITRO Nguyễn Đức Minh Hùng1, Đỗ Thị Tuyến1, Trần Văn Minh2 1Viện Sinh học Nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2Trường ĐH Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Thông tin chung: Ngày nhận bài: 22/07/2015 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 12/08/2015 Ngày chấp nhận đăng: 12/2016 Title: A study on the effects of LED and TIS-bioreactor on autophototrophic growth of hông (Paulownia Fortunei ) in vitro Keywords: Bioreactor, internodes, LED, plantlets, TIS-temporary immersion system Từ khóa: Bình phản ứng sinh học, đốt thân, đèn LED, cây cấy mô, TIS-chìm ngập cách quãng ABSTRACT Paulownia plantlets could not develop without sucrose and be combined with the aeration at least 1 minute/1 time/hour. The plantlets’ growth was slowly while its leaves became sere because of the lack of CO2 during the photosynthesis. Within the CO2 supplement by 10% of its total flowed into TIS- bioreactor, the development of plantlets was better in the combination of ratio LED colors by 20 % blue-LED + 80 % red-LED with plant height of 44.3 cm, root number 6.6, fresh weight 0.64 g/shoot, and chlorophyll concentration of 4.397 mg/ml. Rerarding the use of IC to set up the immersion programing in TIS-bioreactor to 2, 3, 4 times per hour, it was shown that immersion of 2 times/hour under LED by 20 % blue-LED + 80 % red-LED would give the plantlet with the best growth. TÓM TẮT Cây hông không phát triển được trên môi trường không đường với mặc định thấp nhất của hệ thống là sục khí 1 phút 1 lần/giờ. Cây phát triển chậm và lá bị vàng do không đủ CO2 cho quang hợp. Khi có bổ sung khí CO2 với tỷ lệ 10% lượng khí thổi vào hệ thống TIS. Sinh trưởng và phát triển chồi tốt nhất ở nghiệm thức chiếu sáng là 20% LED xanh + 80% LED đỏ, có chiều cao thân chồi 44,3 cm, có 6,6 rễ, trọng lượng tươi 0,64 g/chồi và hàm lượng chlorophyll đạt 4,397 mg/ml. Việc dùng vi mạch cải tiến tăng số lần ngập chìm của hệ thống TIS lên 2, 3, 4 lần/giờ được sử dụng trong thí nghiệm đã cho thấy ở nghiệm thức ngập chìm 2 lần/giờ và chiếu sáng bằng 20% LED xanh + 80% LED đỏ cho cây phát triển tốt nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể dùng hệ thống TIS cải tiến để nuôi cấy quang tự dưỡng cây hông và sử dụng nguồn sáng 20% LED xanh + 80% LED đỏ là tốt nhất cho cây này. 1. MỞ ĐẦU Kỹ thuật nuôi cấy quang tự dưỡng, bioreactor, để nhân giống cây trồng nông nghiệp và dược liệu (Paek và cs., 2005). Hệ thống nuôi cấy ngập chìm cách quãng TIS (Temporary Immersion System) là một hệ thống tận dụng được các ưu điểm của nuôi cấy lỏng và nuôi cấy trên thạch (Preil, 1991). Trên thế giới đèn LED (Light Emitting Diode nghĩa là điốt phát quang) ít tỏa nhiệt và ít tốn kem điện năng đã có rất nhiều ứng dụng thực tiễn. Đèn LED xanh và đỏ với nhiều tỷ lệ để chiếu sáng cho Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 28 – 35 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment 29 từng giai đoạn phát triển của thực vật in vitro (Kang và cs., 2013). Dưới ánh sáng đèn LED, sinh trưởng của nhiều loài cây trồng đã được cải thiện như: dâu tây (Kim và cs., 2011), hoa lan vũ nữ (Mengxi và cs., 2011), Jatropha curcas (Daud và cs., 2013), tảo chlorella (Choi và cs., 2013). Cây hông thuộc họ Bignoniaceae có bản địa Đông Nam Á và được di thực đến Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. Có các loài trồng trọt chủ yếu P. fortunei, P. kawakamii, P. taiwaniana và P. tomentosa; trong đó P. fortunei có giá trị kinh tế cao nên được phổ biến trồng rừng phòng hộ đầu nguồn (Burger, 1989). P. fortunei sau khi trồng 3 năm có thể khai thác gỗ làm các loại giấy cao cấp như giấy in tiền, làm than hoạt tính, làm ván ép. Nuôi cấy tái sinh cây hông từ lá (Rao và cs., 1996) hay tái sinh phôi trực tiếp (Ipekci và Gozukirmizi, 2003) và gián tiếp (Ipekci và Gozukirmizi, 2004) nhằm mục tiêu nhân giống (Bermann và Whetten, 1998). Chất lượng ánh sáng đèn (Stefano và Rosario, 2003), sự trao đổi khí (Nguyễn Thị Quỳnh và cs., 2000), nước (Khan và cs., 2003) và nguồn ánh sáng đèn LED xanh và đỏ (Nguyễn Đức Minh Hùng và Trần Văn Minh, 2014) ảnh hưởng đến quá trình nhân giống tự dưỡng và quang tự dưỡng cây hông in vitro. Do đó, sự cần thiết nghiên cứu kết hợp nuôi cấy cây hông in vitro với phương pháp quang tự dưỡng bằng hệ thống TIS bioreactor và chiếu sáng bằng đèn LED nhằm đem lại sự phát triển tốt hơn cho cây nuôi cấy và là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ứng dụng mới trong nuôi cấy mô tế bào thực vật. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu cấy: chồi cây hông (paulownia) in vitro. Môi trường nuôi cấy: môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) không bổ sung chất kích thích sinh trưởng, khử trùng môi trường nuôi cấy ở 121 oC, 1 at trong 25 phút. Điều kiện nuôi cấy: Phòng sáng có nhiệt độ 26 + 2 oC, ẩm độ Rh = 65%, cường độ chiếu sáng đèn huỳnh quang trắng 50 µmol/m2/s, thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Đèn LED được sử dụng trong thí nghiệm gồm 2 loại LED vuông 50 x 50 của Đài Loan sản xuất, 2 loại đèn LED có màu đỏ bước sóng 640 đến 660 nm và đèn màu xanh dương có bước sóng 451 đến 460 nm, cường độ chiếu sáng đèn LED kết hợp xanh và đỏ nhiều tỷ lệ khác nhau cùng là 50 µmol/m2/s. Hình 1. Đèn LED 50 x 50 tỷ lệ 80% đỏ + 20 %xanh Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 28 – 35 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment 30 Các thí nghiệm được nuôi cấy trên hệ thống bioreactor bán ngập chìm Plantima do Đài loan sản xuất. Lượng khí mỗi lần bơm vào bình cấy được hiệu chỉnh là 1 lít/phút. Mạch điều khiển bằng bộ đếm digital tương tự như bộ công tắc đóng cắt nguồn theo thời gian định sẵn (timer) tính bằng giây. Mạch có thể điều khiển cùng một lúc nhiều máy với thời gian chạy khác nhau và điều khiển thời gian ngập cách quãng là phần mềm QEE_STARLED được cung cấp bởi công ty LED Ánh Sáng Việt. Thiết kế thí nghiêṃ Thí nghiệm 1: Nuôi cây hông hoàn chỉnh bằng bioreactor bán ngập chìm trên môi trường không đường so sánh với môi trường có đường: 30 đoạn thân cây hông cấy mô có chứa 2 mắt mầm được nuôi cấy trong 1 bình bioreactor ngập chìm cách quãng Plantima có chứa 300 ml môi trường không đường so sánh với môi trường có đường bình thường và chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang, thời gian ngập là 1 phút và thời gian cách quãng là 1 giờ. Ghi nhận kết quả sau 5 tuần nuôi cấy. Thí nghiệm 2: So sánh nuôi cây hông hoàn chỉnh dưới đèn LED trên môi trường không đường có bổ sung CO2: Thí nghiệm này được bố trí tương tự như thí nghiệm 1, cây được nuôi trên môi trường không đường có bổ sung khí CO2 tỷ lệ 1/10 lượng khí bơm vào (0,1 lít khí CO2 /1 lít khí bơm vào một phút cho mỗi bình nuôi cây). Thí nghiệm gồm 3 lần lặp lại bố trí hoàn toàn ngâũ nhiên gồm 5 nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn LED đỏ và xanh với các tỷ lệ khác nhau 90/10; 85/15; 80/20; 70/30 và chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang thông thường làm đối chứng để xác đinh lại tỷ lệ đèn LED đã thí nghiệm trước đây (Nguyễn Đức Minh Hùng và Trần Văn Minh, 2014; Nguyễn Đức Minh Hùng và cs., 2011). Đo đạt kết quả thí nghiệm sau 5 tuần nuôi cấy. Thí nghiệm 3: Nuôi cây hông hoàn chỉnh dưới đèn LED 20% xanh, 80% đỏ và đèn so sánh với đèn huỳnh quang trên môi trường không đường. Thời gian ngập cách quãng là 2, 3, 4 lần/giờ: 30 đoạn thân cây hông cấy mô có chứa 2 mắt mầm đối xứng được nuôi cấy trong một bình bioreactor ngập chìm cách quãng Plantima có chứa 300 ml môi trường nuôi cây không đường. Thí nghiệm gồm 3 lần lặp lại bố trí hoàn toàn ngâũ nhiên với nghiêṃ thức chiếu sáng bằng đèn LED theo tỷ lê ̣ đỏ và xanh là: 80% đỏ + 20% xanh đăṭ trong dàn sáng đa ̃đươc̣ cách ly với ánh sáng bên ngoài, đối chứng là cây đươc̣ nuôi cấy trong hệ thống bioreactor ngập chìm cách quãng dưới ánh sáng huỳnh quang thông thường. Các nghiệm thức được hiệu chỉnh với thời gian cách quãng là 15, 20 và 30 giây (tương đương 1, 2, 3 lần ngập/giờ) và thời gian ngập là 1 phút. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thí nghiệm 1: So sánh nuôi cây hông hoàn chỉnh bằng bioreactor bán ngập chìm trên môi trường không đường: Do hệ thống ngập chìm cách quãng bơm không khí vào bình nuôi mỗi giờ 1 lần và bơm khí trong 1 phút, có sự thay đổi không khí bên trong bình nuôi cấy nên tiến hành thử nghiệm nuôi trên môi trường không đường để cây quang hợp như trong tự nhiên. Tuy nhiên không được kết quả như mong muốn, có lẽ do thời gian cung cấp khí quá ngắn (1 phút/1 giờ không ngập) nên cây không đủ CO2 cho quang hợp. Lá cây bị nhạt màu và phát triển chậm so với đối chứng có đường nên các thí nghiệm sau chúng tôi sẽ thử bổ sung khí CO2. Thí nghiệm 2: So sánh nuôi cây hông hoàn chỉnh dưới đèn LED trên môi trường không đường có bổ sung CO2: Sau khi cải tạo bổ sung khí CO2 vào luồng khí thổi vào bình. Sau 5 tuần nuôi cấy cây hông trên môi trường không đường có bổ sung khí CO2 (10% lượng khí thổi vào bình) nuôi cấy dưới sự chiếu sáng của đèn LED đỏ và xanh với tỷ lệ khác nhau thu được kết quả qua Bảng 1, Hình 2. Đo đac̣ hàm lươṇg chlorophyll tổng số trong lá các nghiệm thức thí nghiệm trên, thu đươc̣ các kết quả ở Bảng 2. Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 28 – 35 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment 31 Bảng 1. Kết quả thí nghiêṃ so sánh nuôi cây hông trên môi trường không đường có bổ sung khí CO2 Nghiêṃ thức Số lá Chiều cao cây (cm) Số rê ̃ Chiều dài rê ̃ (cm) Troṇg lươṇg tươi (g) Đối chứng 5,5 3,3 7,9 2,4 0,54 NT 1 (10%X:90%Đ) 4,8 3,0 5,9 5,8 0,48 NT 2 (15%X:85%Đ) 6,5 3,3 6,2 5,3 0,63 NT 3 (20%X:80%Đ) 6,6 4,3 6,6 6,1 0,64 NT 4 (30%X:70%Đ) 5,2 3,1 5,8 5,9 0,59 CV(%) 17,32 16,04 21,96 23,90 30,71 Hình 2. Thí nghiệm cây hông trên bioreactor (1) Trên môi trường không đường; (2) Môi trường có đường bình thường Các kết quả thí nghiệm trên Bảng 2 cho thấy cây nuôi trên môi trường không đường ở nghiệm thức 3 (ánh sáng đèn LED 20% màu xanh + 80% màu đỏ) là tốt nhất, số lượng chlorophyll cũng cao hơn các nghiệm thức còn lại kể cả đối chứng. Kết quả này khác với kết quả nuôi cây trên môi trường có đường ở trên là nghiệm thức 2 tốt nhất nhưng chỉ có khác biệt có ý nghĩa đối với chiều cao cây, các chỉ tiêu còn lại không khác biệt có ý nghĩa thống kê có thể do lượng khí CO2 cung cấp chưa đầy đủ cho quang hợp. Tuy nhiên kết quả này cũng cho thấy bioreactor ngập chìm cách quãng có thể nuôi cấy cây trên môi trường không đường với sự bổ sung CO2 thích hợp. Bảng 2. Kết quả phân tích chlorophyll tổng số lá cây hông nuôi cấy dưới đèn LED trên môi trường không đường có bổ sung CO2 Nghiệm thức Chlorophyll (mg/ml) Đối chứng 3,955c Nghiệm thức 1 (10%X:90%Đ) 3,906c Nghiệm thức 2 (15%X:85%Đ) 4,011b Nghiệm thức 3 (20%X:80%Đ) 4,397a Nghiệm thức 4 (30%X:70%Đ) 3,200d Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 28 – 35 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment 32 Hình 3. Kết quả thí nghiêṃ so sánh nuôi cây hông trên môi trường không đường có bổ sung khí CO2. (a) Đối chứng, ánh sáng đèn huỳnh quang; (b) Ánh sáng đèn LED 10% màu xanh + 90% màu đỏ; (c) Ánh sáng đèn LED 15% màu xanh + 85% màu đỏ; (d) Ánh sáng đèn LED 20% màu xanh + 80% màu đỏ; (e) Ánh sáng đèn LED 30% màu xanh + 70% màu đỏ. Thí nghiệm 3: Nuôi cây hông hoàn chỉnh dưới đèn LED 20% xanh và 80% đỏ và đèn so sánh với đèn huỳnh quang trên môi trường không đường (thời gian ngập cách quãng là 2, 3, 4 lần/giờ): Sau 5 tuần nuôi cấy cây hông trên môi trường ra rễ bằng hệ thống Bioreactor ngập cách quãng chiếu sáng bằng đèn LED tỷ lệ xanh 20% và đỏ 80% so sánh với đèn huỳnh quang truyền thống, với số lần ngập cách quãng là 2, 3, 4 lần /giờ, mỗi lần ngập 1 phút. Đo đạt chiều cao cây, số lá, số rễ, chiều dài rễ, trọng lượng tươi và khô ta thu được các kết quả ở Bảng 3. Bảng 3. Kết quả thí nghiệm so sánh chiều cao, số lá, số rễ, chiều dài rễ của cây paulownia trên môi trường không đường chiếu sáng bằng đèn LED so với đèn huỳnh quang Nghiêṃ thức Số lần/giờ Chiều cao cây (cm) Số lá Số rê ̃ Chiều dài rê ̃ (cm) Trọng lượng tươi (g/cây) Trọng lượng khô (g/cây) Tỷ lệ khô/tươi (%) 2L (Ngập 2 lần, LED) 5,100a 8,30a 3,35a 1,34ab 0,601a 0,029 4,84 3L (Ngập 3 lần, LED) 3,641b 6,71b 2,84ab 1,11ab 0,564a 0,026 4,64 4L (Ngập 4 lần, LED 3,545b 6,44b 2,35b 1,01b 0,473bc 0,022 4,56 2H (Ngập 2 lần, HQ) 3,326b 6,53b 2,75ab 1,25ab 0,539ab 0,026 4,90 3H (Ngập 3 lần, HQ) 3,246b 6,97b 2,15b 1,06b 0,405c 0,019 4,63 4H (Ngập 4 lần, HQ) 2,548c 4,51c 3,33a 1,45a 0,407c 0,019 4,60 CV(%) 5,85 6,36 9,29 15,32 5,85 6,36 9,29 Quan sát các bình thí nghiệm khi đo đạc, chúng tôi nhận thấy phần lớn các bình cây hông ở các nghiệm thức ngập 3 và 4 lần/giờ cây có hiện tượng úng lá dưới gốc ở cả 2 phương thức chiếu sáng bằng đèn LED và đèn huỳnh quang, hiện tượng này có thể do gốc cây bị ngập trong môi trường trong thời gian dài cây chưa thích nghi được. Các kết quả thí nghiệm trên Bảng 3 và 4 cho thấy Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 28 – 35 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment 33 cây nuôi trên môi trường không đường ở nghiệm thức chiếu sáng đèn LED 20% màu xanh + 80% màu đỏ tốt hơn chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang. Ở các cặp đôi thí nghiệm có thời gian ngập như nhau, nghiệm thức 2L chiếu sáng bằng đèn LED và ngập chìm 2 lần/giờ sinh trưởng và phát triển cao hơn nghiệm thức 2H chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang và ngập chìm 2 lần/giờ cũng cao hơn các nghiệm thức khác cho thấy cây được chiếu sáng bằng đèn LED với sự phối hợp thích hợp giữa màu xanh và màu đỏ cho cây phát triển tốt hơn. Ở các nghiệm thức 3 và 4 lần ngập/giờ, cây có thể do bị úng trong thới gian đầu nuôi cấy nên các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển kém hơn và ngậm nước nhiều hơn các nghiệm thức có số lần ngập 2 lần/giờ (tỷ lệ trọng lượng khô/tươi thấp hơn). Sự khác biệt này có ý nghĩa ở các chỉ tiêu số lá, chiều cao cây, và trọng lượng tươi khi phân tích thống kê. Chỉ tiêu số rễ, chiều dài rễ của nghiệm thức 2L cũng tốt hơn các nghiệm thức khác và tương đương với nghiệm thức 4H. Ở Bảng 4 cũng cho thấy hàm lượng chlorophyll tổng số trong lá của đèn LED cũng cao hơn so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang dẫn đến khả năng quang hợp của cây trong điều kiện dùng đèn LED tốt hơn. Nghiệm thức 2L có hàm lượng chlorophyll là tốt nhất (Hình 4). Cây quang tự dưỡng sinh trưởng bình thường trong giai đoạn thuần hóa (2 tuần) và giai đoạn sinh trưởng (6 tuần) (Hình 5). Bảng 4. Kết quả thí nghiệm so sánh hàm lượng chlorophyll của cây hông trên môi trường không đường chiếu sáng bằng đèn LED so với đèn huỳnh quang. Nghiêṃ thức Hàm lượng Chlorophyll (mg/g lá) 2L (Ngập 2 lần, LED) 3,059a 3L (Ngập 3 lần, LED) 2,793b 4L (Ngập 4 lần, LED 2,406cd 2H (Ngập 2 lần, HQ) 2,551c 3H (Ngập 3 lần, HQ) 2,394d 4H (Ngập 4 lần, HQ) 2,224e Hình 4. Thí nghiệm so sánh cây hông in vitro trên môi trường không đường bằng đèn LED và huỳnh quang với số lần ngập cách quãng 2, 3, 4 lần/giờ. (2L, 3L, 4L) Nghiệm thức thí nghiệm; chiếu sáng bằng đèn LED 20% màu xanh + 80% màu đỏ, số lần ngập 2, 3, 4 lần/giờ và ngập 1 phút mỗi lần. (2H, 3H, 4H) Nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang, số lần ngập 2, 3, 4 lần/giờ và ngập 1 phút mỗi lần. c) Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 28 – 35 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment 34 Như vậy có thể sử dụng bioreactor ngập chìm cách quãng nuôi cấy cây paulownia trên môi trường không đường với sự bổ sung không khí thích hợp bằng sự rút ngắn thời gian cách quãng, tăng số lần ngập lên 2 lần/giờ là tốt nhất. Sử dụng đèn LED với tỷ lệ thích hợp cũng cho kết quả cây sinh trưởng tốt hơn đèn huỳnh quang, điều này tương tự như các thí nghiệm trước đây (Nguyễn Đức Minh Hùng và Trần Văn Minh, 2014). Hình 5. Cây paulownia trên vườn ươm: (a) thuần hóa cây con bầu đất nuôi cấy có đường in vitro (tự dưỡng) sau 2 tuần (b) thuần hóa cây con bầu đất nuôi cấy không đường in vitro (quang tự dưỡng) sau 2 tuần (c) sinh trưởng cây bầu đất quang tự dưỡng sau 6 tuần 4. KẾT LUẬN Cây hông có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nuôi cấy mô ở môi trường không đường trên bioreactor bán ngập chìm, chiếu sáng bằng đèn LED hoặc đèn huỳnh quang truyền thống và có bổ sung khí CO2 hoặc tăng số lần ngập chìm so với mặc định của máy. Cây hông được chiếu sáng bằng đèn LED với tỷ lệ 20% xanh + 80% đỏ phát triển tốt hơn đối chứng đèn huỳnh quang trên bioreactor ngập chìm cách quãng trong điều kiện môi trường không đường và dùng phần mềm điều khiển tăng số lần ngập chìm lên gấp 2, 3, 4 lần so với mặc định của máy nhằm bổ sung khí CO2 cho cây quang hợp. Đối với cây hông số lần ngập chìm là 2 lần/giờ thời gian ngập là 1 phút cho kết quả tốt nhất, ngập chìm hơn 2 lần/giờ cây có hiện tượng úng nước, cây bị vàng lá gốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bermann, B. A. & Whetten, R. (1998). In vitro rooting and early greenhouse growth of micropropagated. Paulownia elongata shoots. New Forests 15, 127–138. Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 28 – 35 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment 35 Burger, M. (1989). Empress Tree (Paulownia tomentosa Steud.). Biotechnology in Agriculture and Forestry, Trees II. Vol5 (ed. Bajaj Y. P. S.), Springer, pp359-369. Choi, B., Lim, J. H., Lee, J. & Lee, T. (2013). Optimum conditions for cultivation of chlorella sp. FC-21 using light emitting diodes. Korean J. Chem. Eng. 30(8): 1614-1619. Daud, N., Faizal, A. & Geelen, D. (2013). Adventitious rooting of Jatropha curcas L. is stimulated by phloroglucinol and by red LED light. In Vitro Cell. Dev. Biol. Plant. 49: 183– 190. Ipekci, Z. & Gozukirmizi, N. (2003). Direct somatic embryogenesis and synthetic seed production from Paulownia elongate. Plant Cell Rep. 22, 16–24. Ipekci, Z. & Gozukirmizi, N. (2004). Indirect somatic embryogenesis and plant regeneration from leaf and internode explants of Paulownia elongate. Plant Cell, Tissue and Organ Culture. 79, 341–345. Kang, J. H., Kumar, S. K., Atulba, S. L. S., Jeong, B. R. & Hwang, S. J. (2013). Light intensity and photoperiod influence the growth and development of hydroponically grown leaf lettuce in a closed-type plant factory system. Hort. Environ. Biotechnol. 54(6), 501-509. Kim, B. S., Lee, H. O., Kim, J. Y., Kwon, K. H., Cha, H. S. & Kim, J. H. (2011). An effect of Light Emitting Diode (LED) irradiation treatment on the amplification of functional components of immature strawberry. Hort. Environ. Biotechnol. 52(1), 35-39. Khan, P. S. S., Kozai, T., Nguyen, Q. T., Kubota, C. & Dhawan, V. (2003). Growth and water relations of Paulownia fortunei under photomixotrophic and photoautotrophic conditions. Biologia Plantarum. 46(2), 161- 166. Mengxi, L., Zhigang, X., Yang, Y. & Yijie, F. (2011). Effects of different spectral lights on Oncidium PLBs induction, proliferation, and plant regeneration. Plant Cell Tiss Organ Cult. 106, 1–10. Murashige, T. & Skoog, F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco cultures. Physiol Plant. 15, 473-497. Nguyễn Đức Minh Hùng, Bùi Thị Tường Thu & Trần Văn Minh. (2011). Nghiên cứu nhân giống hoa lan mokara bằng kỹ thuật bioreactor ngập chìm cách quãng. Tạp chí Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn. 16, 22-26. Nguyễn Đức Minh Hùng & Trần Văn Minh. (2014). Nghiên cứu nguồn sáng đèn led xanh và đỏ đến sinh trưởng và phát triển hoa lan Mokara và cây Hông (Paulownia) trong nuôi cấy mô. Tạp chí Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn. 21, 38-44. Nguyen Thi Quynh, Kozai, T. & Heo, J. (2000). Enhanced growth of in vitro plants in photoautotrophic micropropagation with natural and forced ventilation systems. Transplant Production in the 21st Century, pp 246-251. Paek, K. Y., Chakrabarty, D. & Hahn, E. J. (2005) Application of bioreactor systems for large scale production of horticultural and medicinal plants. Plant cell tissue organ cult. 81(3), 287- 300. Preil, W. (1991). Application of bioreactors in plant propagation. Micropropagation. pp425- 445 Rao, C. D., Goh, C. J. & Kumar, P. P. (1996). High frequency adventitious shoot regeneration from excised leaves of Paulownia spp. cultured in vitro. Plant Cell Reports. 16(3-4), 204-209. Stefano, M. & Rosario, M. (2003). Effects of light quality on micropropagation of Woody Species. Forestry Sciences. 75, 3-35.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf04_tran_van_minh_4982_2024235.pdf