Cá được cho ăn công thức thức ăn CT3 cho
tốc độ sinh trưởng tương đối và tuyệt đối cao
hơn công thức CT2 (1,76 g/con/ngày; 48,92%
so với 1,1 g/con/ngày; 36,69%). Tuy nhiên,
không có sự khác biệt thống kê về 2 chỉ tiêu
này giữa công thức CT1 (1,38 g/con/ngày;
42,31%) và công thức CT2 và CT3.
Cá được cho ăn công thức thức ăn CT3 cho
khối lượng cuối cao nhất (26,83 g/con), tiếp
theo là công thức CT1 (23,12 g/con) và thấp
nhất là công thức CT2 (20,45 g/con). Tỷ lệ
sống của cá đạt được ở công thức thức ăn
CT3 và CT1 cao hơn so với công thức CT2
(82,83; 82,17 so với 67,17%).
Cần nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của
các công thức thức ăn lên hiệu quả sử dụng
thức ăn, thành phần sinh hóa và hiệu quả
kinh tế của cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên
cá giống.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii Brandt, 1833) giai đoạn cá hương lên cá giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Lê Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 25 - 30
25
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ TẦM NGA (Acipenser gueldenstaedtii Brandt, 1833)
GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG
Trần Thị Lê Trang1*, Nguyễn Viết Thùy2
1Trường Đại học Nha Trang
2Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trong 4 tuần nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số công thức thức ăn
(CT1 – Thức ăn chế biến; CT2 – Thức ăn công nghiệp và CT3 – Thức ăn công nghiệp kết hợp với
trùn chỉ) lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm Nga giai đoạn cá hương lên cá giống. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, cá được cho ăn công thức thức ăn CT3 cho tốc độ sinh trưởng tương đối và
tuyệt đối cao hơn công thức CT2 (1,76 g/con/ngày; 48,92% so với 1,1 g/con/ngày; 36,69%; P <
0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về 2 chỉ tiêu này giữa công thức CT1 (1,38
g/con/ngày; 42,31%) và công thức CT2 và CT3 (P > 0,05). Tương tự, cá được cho ăn công thức
thức ăn CT3 cho khối lượng cuối cao nhất (26,83 g/con), tiếp theo là công thức CT1 (23,12 g/con)
và thấp nhất là công thức CT2 (20,45 g/con) (P < 0,05). Tỷ lệ sống của cá đạt được ở công thức
thức ăn CT3 và CT1 cao hơn so với công thức CT2 (82,83; 82,17 so với 67,17%; P < 0,05). Từ
nghiên cứu này có thể nhận thấy, công thức thức ăn CT3 là thích hợp cho ương cá tầm Nga giai
đoạn cá hương lên cá giống.
Từ khóa: Acipenser gueldenstaedtii, cá giống, cá hương, cá tầm Nga, tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống.
MỞ ĐẦU*
Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii) là
loài cá sụn, có giá trị kinh tế cao, thịt thơm
ngon và được thị trường ưa chuộng. Trứng cá
tầm Nga (caviar) có giá rất cao trên thị trường
thế giới (trên 5.000 USD/kg) trong khi thịt cá
chỉ khoảng 20 USD/kg [1, 2]. Cá tầm Nga
phân bố tự nhiên ở các vùng ôn đới (Nga,
Ukraina, Bulgari,...), tuy nhiên, chúng có khả
năng thích ứng tốt với môi trường, đặc biệt là
nhiệt độ (2 – 30oC) và độ mặn (0 – 35‰) [4,
9, 15]. Chính vì vậy, cá tầm Nga đã được di
nhập và nuôi ở nhiều nước ở châu Âu, châu
Mỹ và châu Á trong đó có Việt Nam [4].
Thực tiễn cho thấy, cá tầm Nga có khả năng
thích ứng tốt với các điều kiện nuôi ở nước ta,
đặc biệt là các vùng nước lạnh thuộc Tây Bác
và Tây Nguyên [1, 9]. Sự phát triển của nghề
nuôi cá tầm đã đưa Việt Nam nằm trong
nhóm 10 nước sản xuất cá tầm lớn nhất thế
giới [9]. Việc phát triển nghề nuôi cá tầm nói
riêng và cá nước lạnh nói chung tại các vùng
*
Tel. 0973533710;Email: letrangntu@gmail.com
Tây Bắc và Tây Nguyên là một trong những
chiến lược quan trọng của ngành Thủy sản
giai đoạn 2010 đến 2020 nhằm phát triển kinh
tế xã hội ở các vùng cao nguyên. Tuy nhiên,
nghề nuôi cá tầm ở nước ta hiện vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do phụ thuộc chặt chẽ vào
nguồn giống và thức ăn nhập khẩu từ các
nước Châu Âu. Trong ương giống cá nói
chung và cá tầm nói riêng, tốc độ sinh trưởng
và tỷ lệ sống của cá phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như: nguồn giống, chất lượng thức ăn,
các yếu tố môi trường, mật độ ương, thiết bị
ương, kỹ thuật chăm sóc quản lý, [10, 13,
18]. Trong đó, thức ăn là một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế và kỹ thuật. Việc tận dụng các loại
thức ăn sẵn có tại địa phương, kết hợp thức ăn
tổng hợp và thức ăn tươi sống là một trong
những giải pháp tích cực nhằm chủ động
nguồn thức ăn và giảm chi phí sản xuất cho
nghề ương giống cá tầm. Nghiên cứu được
thực hiện nhằm xác định công thức thức ăn
thích hợp góp phần nâng cao tốc độ sinh
trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả ương cá tầm
Nga giai đoạn cá hương lên cá giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Thị Lê Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 25 - 30
26
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm
nghiên cứu Cá nước lạnh Tây Nguyên (Lâm
Đồng) từ tháng 8 – 11 năm 2011 trên đối
tượng cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii
Brandt, 1833).
Nguồn cá thí nghiệm: Cá bột sau khi nở 7 – 9
ngày được tiến hành bố trí vào các bể thí
nghiệm với mật độ 2.000 con/m2. Cá đưa vào
thí nghiệm là những cá thể khỏe mạnh, đều
cỡ, vận động linh hoạt và màu sắc tự nhiên.
Thời gian thí nghiệm khoảng 4 tuần tương
ứng với giai đoạn cá hương lên cá giống (3 –
5 g/con). Cá được bố trí trong các bể
composite hình tròn, diện tích đáy 3 m2, mực
nước 0,2 – 0,3 m. Bể ương được lắp đặt hệ
thống nước chảy tự động với lưu tốc 10 – 15
L/phút.
Thức ăn và chế độ cho ăn: Trong nghiên cứu
này, 3 công thức thức ăn được thử nghiệm
nhằm xác định loại thức ăn thích hợp cho
ương giống cá tầm Nga:
Công thức 1 (CT1): Thức ăn chế biến (lách bò
20%, trùn quế tươi (Perionyx excavatus)
10%, thức ăn công nghiệp (TACN) của cá mú
70%). Cá được cho ăn với khẩu phần 5 – 7%
khối lượng thân/ngày, chia làm 8 lần/ngày.
Công thức 2 (CT2): 100% TACN Skerting
(protein 35%). Cá được cho ăn với khẩu phần
5 – 7% khối lượng thân/ngày, chia làm 8
lần/ngày.
Công thức 3 (CT3): TACN Skerting và trùn
chỉ (Tubifex sp.). Cá được cho ăn xen kẽ 1 lần
trùn chỉ và 2 lần TACN. Khẩu phần cho ăn là
5 – 7% khối lượng thân/ngày, chia làm 8
lần/ngày.
Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp cùng
thời điểm trong thời gian 4 tuần.
Quản lý các yếu tố môi trường: Các yếu tố
môi trường như nhiệt độ nước, hàm lượng
oxy hòa tan (đo 1 ngày/lần), pH, hàm lượng
NH3 và H2S (đo 1 tuần/lần) được kiểm tra
định kỳ bằng các dụng cụ (nhiệt kế, test oxy,
pH, NH3 và H2S) và duy trì trong phạm vi
thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của
cá. Hàng ngày, bể ương được tiến hành vệ
sinh, loại bỏ thức ăn thừa, chất thải và cá chết.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của
cá được xác định định kỳ (7 ngày/lần) bằng
cách thu ngẫu nhiên 30 con trong mỗi bể
ương. Khối lượng cá được xác định bằng cân
điện tử có độ chính xác 0,01 g. Tỷ lệ sống của
cá được xác định bằng cách đếm tất cả số
lượng cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối AGR
(g/con/ngày) và tương đối RGR (%) [16]:
2 1
(g/con/ngày)
2 1
W WAGR
t t
−
=
−
2 1
x 100%
1
W WRGR
W
−
=
Trong đó: - W1, W2 – Khối lượng cá ở thời
điểm t1, t2 (g);
- t1, t2 – Thời điểm cân cá lần
trước và sau (ngày).
Tỷ lệ sống: (Số cá khi kết thúc thí nghiệm/ Số
cá ban đầu) x 100%
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
16.0. Sử dụng phương pháp phân tích phương
sai một yếu tố (oneway – ANOVA) và phép
kiểm định Duncan để so sánh sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (P < 0,05) về tốc độ sinh
trưởng tuyệt đối, tương đối và tỷ lệ sống của
cá giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Toàn bộ
số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung
bình (TB) ± sai số chuẩn (SE).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Diễn biến các yếu tố môi trường
Nhìn chung các yếu tố môi trường như nhiệt
độ nước (16,4 ± 1,2oC), hàm lượng oxy hòa
tan (7,1 ± 0,5 mg O2/L), pH (6,8 – 7,3), hàm
lượng NH3 (< 0,15 mg/L) và H2S (< 0,02
mg/L) đều nằm trong phạm vi thích hợp cho
sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của cá
tầm Nga giai đoạn cá hương lên cá giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Thị Lê Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 25 - 30
27
Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của
cá tầm Nga
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thức ăn cũng
ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của cá tầm Nga
giai đoạn cá hương lên cá giống. Sau 4 tuần
thí nghiệm, cá được cho ăn công thức thức ăn
CT1 và CT3 cho tỷ lệ sống cao hơn so với
công thức CT2 (82,17 ± 3,76% và 82,83 ±
4,16% so với 67,17 ± 3,44%; P < 0,05). Tuy
nhiên, không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ
sống giữa cá được cho ăn công thức thức ăn
CT3 (và công thức CT1 (P > 0,05) (Hình 1).
Hình 1. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống
của cá tầm Nga
Các ký tự chữ cái khác nhau trên hình thể hiện sự
khác biệt thống kê (P < 0,05)
Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh
trưởng tuyệt đối của cá tầm Nga
Hình 2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ
sinh trưởng tuyệt đối
Thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh
trưởng tuyệt đối (AGR) của cá tầm Nga giai
đoạn cá hương lên cá giống. Sau 4 tuần ương,
cá được cho ăn công thức thức ăn CT3 cho
tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với
công thức CT2 (1,76 ± 0,14 g/con/ngày so với
1,10 ± 0,09 g/con/ngày) (P < 0,05). Tuy
nhiên, không có sự khác biệt thống kê về chỉ
tiêu này giữa cá được cho ăn công thức CT1
(1,38 ± 0,11 g/con/ngày) so với công thức
CT3 hay CT2 (P > 0,05) (Hình 2).
Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh
trưởng tương đối của cá tầm Nga
Hình 3. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ
sinh trưởng tương đối
Tương tự, thức ăn cũng ảnh hưởng đến tốc độ
sinh trưởng tương đối (RGR). Cá được cho ăn
công thức thức ăn CT3 cho tốc độ sinh trưởng
tương đối cao hơn so với công thức CT2
(48,92 ± 4,36% so với 36,69 ± 1,62%) (P <
0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống
kê về tốc độ sinh trưởng tương đối giữa cá
được cho ăn công thức thức ăn CT1 (42,31 ±
2,45%) so với công thức CT2 và CT3 (P >
0,05) (Hình 3).
Ảnh hưởng của thức ăn lên khối lượng cá
tầm Nga cuối thí nghiệm
Khối lượng cá cuối thí nghiệm cũng phụ
thuộc chặt chẽ vào loại thức ăn sử dụng.
Trong đó, cá được cho ăn công thức thức ăn
CT3 (26,83 ± 0,88 g/con) cho khối lượng cuối
cao nhất, tiếp theo là công thức CT1 (23,12 ±
1,01 g/con), thấp nhất là công thức CT2
(20,45 ± 1,03 g/con) (P < 0,05) (Hình 4).
a
b
a
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Thị Lê Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 25 - 30
28
Hình 4. Ảnh hưởng của thức ăn lên khối lượng
cá tầm Nga cuối thí nghiệm
Các ký tự chữ cái khác nhau trên hình thể hiện sự
khác biệt thống kê (P < 0,05)
Thảo luận chung
Thức ăn là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng lớn nhất đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ
sống và hiệu quả ương của nhiều loài cá trong
đó có cá tầm [3, 6, 17]. Giai đoạn đầu của cá,
thành phần thức ăn tốt nhất là các loại thức ăn
sống như: luân trùng, Copepoda, Artemia,
Moina, Daphnia, trùn chỉ, trùn quế,... Đây là
các loại thức ăn ưa thích của cá, giàu dinh
dưỡng, phù hợp với cỡ miệng cá, giúp kích
thích bắt mồi, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi
trường bể ương [11, 17]. Cho đến nay, các
loại thức ăn sống vẫn được coi là tốt nhất cho
ương ấu trùng động vật thủy sản. Tuy nhiên,
việc kết hợp thức ăn sống, thức ăn chế biến và
công nghiệp được áp dụng phổ biến nhằm
khắc phục nhược điểm của mỗi loại thức ăn.
Trong nghiên cứu hiện tại, cá tầm Nga được
cho ăn công thức thức ăn CT3 (TACN và trùn
chỉ) cho tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cao
hơn công thức CT1 (Thức ăn chế biến) và
CT2 (TACN). Điều này đã cho thấy vai trò
của trùn chỉ đối với cá tầm Nga giai đoạn cá
hương lên cá giống. Trùn chỉ là loại thức ăn
sống giàu dinh dưỡng (protein 56,7%, lipid
5%), kích thích ấu trùng cá bắt mồi và tiêu
hóa thức ăn. Kết quả này tương tự với các
nghiên cứu trước khi cho rằng giun trắng
(Enchytraeus sp., đối tượng tương tự như trùn
chỉ) là tốt nhất cho giai đoạn đầu của cá tầm
[3, 10, 11, 12]. Cá được cho ăn thức ăn chế
biến (CT1) và thức ăn công nghiệp (CT2) cho
tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống hạn chế có
thể là do hàm lượng protein thấp (35 – 40%),
kém hấp dẫn cá bắt mồi, ngoài ra còn làm gia
tăng nguy cơ suy giảm chất lượng nước. Hiệu
quả sử dụng thức ăn hạn chế là nguyên nhân
làm giảm sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ở
hai nghiệm thức này. Sự kết hợp các loại thức
ăn khác nhau thường mang lại hiệu quả cao
hơn so với việc sử dụng đơn lẻ một loại [7, 8,
14]. Thực tiễn ương giống cá tầm tại Nga và
một số nước Đông Âu cho thấy, việc kết hợp
thức ăn sống (trùn chỉ, giun trắng, Moina,
Daphnia) và thức ăn công nghiệp giúp cải
thiện đáng kể tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá tầm Nga giai đoạn cá hương lên cá
giống [5, 7, 8]. Các nghiên cứu tiếp theo nên
tập trung vào việc nâng cao chất lượng dinh
dưỡng, bổ sung các chất dẫn dụ kích thích cá
bắt mồi vào thức ăn nhân tạo nhằm cải thiện
kết quả ương giống ca tầm.
KẾT LUẬN
Cá được cho ăn công thức thức ăn CT3 cho
tốc độ sinh trưởng tương đối và tuyệt đối cao
hơn công thức CT2 (1,76 g/con/ngày; 48,92%
so với 1,1 g/con/ngày; 36,69%). Tuy nhiên,
không có sự khác biệt thống kê về 2 chỉ tiêu
này giữa công thức CT1 (1,38 g/con/ngày;
42,31%) và công thức CT2 và CT3.
Cá được cho ăn công thức thức ăn CT3 cho
khối lượng cuối cao nhất (26,83 g/con), tiếp
theo là công thức CT1 (23,12 g/con) và thấp
nhất là công thức CT2 (20,45 g/con). Tỷ lệ
sống của cá đạt được ở công thức thức ăn
CT3 và CT1 cao hơn so với công thức CT2
(82,83; 82,17 so với 67,17%).
Cần nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của
các công thức thức ăn lên hiệu quả sử dụng
thức ăn, thành phần sinh hóa và hiệu quả
kinh tế của cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên
cá giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Thị Lê Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 25 - 30
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Ân, (2008), Báo cáo tình hình
nghiên cứu, công nghệ nuôi cá tầm, cá hồi, bào
ngư trên thế giới, Phân tích và lựa chọn công
nghệ nuôi phù hợp với điều kiện Việt Nam, Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Nha Trang –
Khánh Hòa.
2. Chebanov, M., Rosenthal, H., Gessner, J., Van
Anrooy, R., Doukakis, P., Pourkazemi, M.,
Williot, P., (2011), Sturgeon hatchery practices
and management for release. Guidelines FAO
Fisheries and Aquaculture Technical Paper No
570. Ankara, FAO. 2011. 110 pp.
3. Dabrowski, K., Kaushik, S.J. and Fauconneau,
В., 1985. Rearing of sturgeon (Acipencser baerii)
larvae. I. Feeding trial. Aquaculture, 47:185-192.
4. FAO, (2006), Cultured aquatic species
information programme. Cultured aquaculture
species - Siberian sturgeon In: FAO Fisheries and
Aquaculture Department. Rome.
5. Gisbert, E. and P. Williot, (2002), Advances in
the larval rearing of Siberian sturgeon, Journal of
Fish Biology, 60: 1071-1092.
6. Kaushik, S.J., Breque, J., Blanc, D., (1991),
Requirements of protein and essential amino acids
and their utilization by Siberian sturgeon
(Acipenser baeri). In: Acipenser, P. Williot, ed.
Cemagreff Publ. 25-39.
7. Lindberg, J.C., Doroshov S.I., (1986), Effect of
diet switch between natural and prepared foods on
growth and survival of white sturgeon juveniles.
Transactions of the American Fisheries Society,
115:166-171.
8. Lorena, D., Marilena, M., Victor, C., Dumitru,
M., 2011. Effect of formulated diet versus live
food on growth and survival of Russian sturgeon
(Acipenser guldenstaedti) larvae starting
exogenous feeding. Bulletin UASVM Animal
Science and Biotechnologies, 68(1-2)/2011.
9. Trần Đình Luân, 2012. Hiện trạng sản xuất
giống và nuôi cá tầm ở Việt Nam. Tạp chí Thương
mại Thủy sản, số 154, trang 83 – 89.
10. Memis, D., Ercan, E., Celikkale, M. S.,
Timur, M., Zarkua, Z., 2009. Growth and survival
rate of russian sturgeon (Acipenser
gueldenstaedtii) larvae from fertilized eggs to
artificial feeding. Turkish Journal of Fisheries and
Aquatic Sciences 9: 47-52.
11. Mohseni M., Pourkazemi M., Hassani S.H.,
Okorie O.E., Min, T.S., Bai S.C., 2012. Effects
of different three live foods on growth
performance and survival rates in Beluga (Huso
huso) larvae. Iranian Journal of Fisheries
Sciences, 11(1) 118 – 131.
12. Oprea, D., Oprea L., 2008. Research
concerning feeding of Russian sturgeon fry
(Acipenser guldenstaedti Brandt, 1833), reared in
a superintensive system, Scientific works,
UASVMB., Series A, Vol. LI: 1034 - 1040.
13. Ronayi, A., 1997. Effects of stocking density
and feeding frequencies on growth, feed utilization
and size structure in juvenile Siberian sturgeon.
Halaszat, 2: 91-96.
14. Roozbehfar, R., Jamali, H. and Hematian, R.,
2012. The potential of Russian sturgeon
(Acipenser gueldenstaedtii) in exploitation of
Artemia urmiana in comparison with Daphniasp.
and its mixture. World Applied Sciences Journal
20 (6): 776-780.
15. Ruban, G.I., 2005. The Siberian Sturgeon
Acipenser baerii Brandt. Species structure and
Ecology. Rosental H.K. (ed). World Sturgeon
Conservation Society. Special Publication Series.
Special Publication No 1. Norderstedt. Germany.
203 p.
16. Schreck, C.B. and Moyle, P.B. editors., 1990.
Methods for fish biology. American Fisheries
Society, Bethesda, Maryland.
17. Støttrup, J.G. and McEvoy, L.A., 2003. Live
feeds in marine aquaculture. Blackwell
Publishing, 337 pp.
18. Yan, T., 2007. The study on physiological
and biochemical responds of Acipenser schrenckii
to the stresses of ambient salinity, pH and capture.
Master thesis of Science. East China Normal
University. 96 pp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Thị Lê Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 25 - 30
30
SUMMARY
EFFECT OF DIETS ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF
RUSSIAN STURGEON (Acipenser gueldenstaedtii Brandt, 1833)
FROM FRY TO FINGERLING
Tran Thi Le Trang1*, Nguyen Viet Thuy2
1
Nha Trang University
2Institute of Aquaculture Research III
A four – week experiment was carried out in order to evaluate the effect of three dietary formula
(CT1 – Processed feed; CT2 – Pellet feed and CT3 – Commercial feed together with tubifex
worm) on growth and survival rate of the Russian sturgeon from fingerling to juvenile. The results
showed that the fish fed on the formula CT3 gave higher absolute and relative growth rates
compared to those of the formula CT2 (1.76 g/ind./day; 48.92% as opposed to 1.1 g/ind./day;
36.69%; P < 0.05). However, there were no significant differences about these two parameters
between the formula CT1 (1.38 g/ind./day; 42.31%) and those of the formula CT2 and CT3 (P >
0.05). Similarly, the fish fed with the formula CT3 obtained the highest final body weight (26.83
g/ind.), followed by the formula CT1 (23.12 g/ind.) and lowest at the formula CT2 (20.45 g/ind.)
(P < 0.05). The survival rates of the fish fed by the formula CT3 and CT1 were higher than those
of the formula CT2 (82.83; 82.17 as opposed to 67.17%; P < 0.05). From the results of this study,
it can be suggested that the formula CT3 was the most appropriate diet for rearing the Russian
sturgeon from fingerling to juvenile.
Key words: Acipenser gueldenstaedtii, fingerling, juvenile, growth rate, Russian sturgeon,
survival rate.
Ngày nhận bài: 13/3/2013; Ngày phản biện:18/3/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
Phản biện khoa học: GS.TS. Từ Quang Hiển – Đại học Thái Nguyên
*
Tel. 0973533710;Email: letrangntu@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_cac_loai_thuc_an_len_sinh_truong_va.pdf