Chúng tôi đã chế tạo thành công vật liệu
composite (100-x)LSMO/(x)BTO với các tỷ
phần khác nhau. Kết quả XRD cho thấy với
nhiệt độ ủ 9500C chưa xảy ra phản ứng giữa
hai pha sắt từ và điện môi và thu được vật liệu
tổ hợp gồm hai pha riêng biệt. Sự pha tạp
BTO có tác dụng pha loãng mạng từ và làm
cho từ độ của các mẫu giảm khi nồng độ BTO
tăng trong khi đó nhiệt độ TC gần như không
thay đổi cỡ 355K. Pha nano BTO ảnh hưởng
mạnh lên tính chất dẫn của vật liệu tổ hợp
LSMO/BTO. Điện trở suất của vật liệu tổ hợp
tăng rất nhanh theo nồng độ BTO trong khi
đó nhiệt độ chuyển pha kim loại điện môi Tp
của các mẫu giảm rất mạnh, từ nhiệt độ Tp>
300 K (đối với mẫu x = 0%) giảm xuống chỉ
còn 68 K (với mẫu x = 18%). Hiệu ứng từ trở
từ trường thấp khá lớn trong tất cả các mẫu
gốm composite và nó đạt được khoảng 23%
trong từ trường 3000 Oe ở 30K
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biên pha nano BaTiO3 lên tính chất điện từ của vật liệu La0.7Sr0.3Mno3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Khiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 197 - 202
197
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIÊN PHA NANO BATIO3 LÊN TÍNH CHẤT
ĐIỆN TỪ CỦA VẬT LIỆU LA0.7SR0.3MNO3
Nguyễn Văn Khiển1, Trịnh Phi Hiệp2, Nguyễn Thị Dung1 và Nguyễn Văn Đăng1,*
1Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên; 2Trường ĐH Tân Trào Tuyên Quang
TÓM TẮT
Vật liệu composite (100– x)La0.7Sr0.3MnO3[LSMO]/ xBaTiO3[BTO] (x = 0.5%, 1%, 3%, 6%, 9%,
12%, 15%, 18%) được chế tạo bằng phương pháp phản ứng pha rắn kết hợp với nghiền cơ năng
lượng cao. Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X cho thấy, khi pha trộn vật liệu LSMO với BTO chúng
không phản ứng với nhau để tạo thành pha mới. Nhiệt độ chuyển pha kim loại - điện môi (Tp) của
vật liệu composite giảm mạnh từ 300K xuống 65K khi x tăng từ 0% tới 18% trong khi nhiệt độ
chuyển pha sắt từ-thuận từ (Tc) không đổi và bằng nhiệt độ Tc của mẫu LSMO. Trạng thái sắt từ -
điện môi của vật liệu composite được quan sát thấy trong dải nhiệt độ rộng. Từ trở do tương tác
trao đổi kép (DE) và từ trở từ trường thấp (LFMR) do sự phân cực spin phụ thuộc vào nồng độ của
BTO và nhiệt độ của vật liệu composite (100-x)LSMO/(x)BTO đã được khảo sát chi tiết.
Từ khóa: Từ trở xuyên ngầm; phân cực spin; biên hạt.
MỞ ĐẦU*
Hiệu ứng từ trở khổng lồ và đặc biệt là hiệu
ứng từ trở từ trường thấp có rất nhiều ứng
dụng trong thực tiễn công nghệ và đời sống.
Hiệu ứng từ trở từ trường thấp xảy ra do đóng
góp chủ yếu của sự xuyên ngầm của spin
phân cực. Các công bố trên thế giới cũng cho
rằng biên hạt đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành hiệu ứng. Biên hạt, kể cả tự
nhiên và nhân tạo có ảnh hưởng rất mạnh đến
hiệu ứng LFMR. Do đó, trên thế giới đã có
nhiều công trình tập trung vào sự thay đổi cấu
hình biên hạt để tăng cường hiệu ứng LFMR
bằng cách thay đổi kích thước hạt từ nano đến
mẫu khối, thay đổi chiều dày của màng mỏng
trong các vật liệu màng hoặc chủ động tạo ra
biên hạt tự nhiên bằng cách đưa vào biên hạt
các ôxit kim loại [7, 8, 10], các polymer [1,
12], các chất sắt từ hoặc kim loại. Và họ đã
thu được những kết quả khả quan chứng tỏ
biên hạt có ảnh hưởng lớn tới hiệu ứng
LFMR. Tuy nhiên, các công bố vẫn còn rời
rạc, chưa có một hệ thống và nhiều kết quả
giải thích chưa được thỏa đáng. Hơn nữa, việc
chủ động tạo ra các biên hạt tự nhiên, đặc biệt
là các biên hạt có kích thước nano bằng cách
pha thêm vật liệu khác vào vị trí biên hạt của
*
Tel: 0983009975; Email: nvdangsptn@yahoo.com
vật liệu gốc có kích thước lớn (cỡ µm) ít được
đề cập.
Do vật liệu perovskite nền Mn có hiệu ứng từ
trở khổng lồ rất lớn nên được các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm, sử dụng làm vật liệu
nền để chế tạo vật liệu tổ hợp LFMR. Bằng
cách lựa chọn vật liệu để tạo ra các biên hạt,
người ta có thể thu được hiệu ứng LFMR rất
lớn. Một trong những vật liệu đáng được quan
tâm là hạt nano BaTiO3 (BTO). BTO là một
vật liệu điện môi rất điển hình, đã được thế
giới quan tâm và nghiên cứu rất nhiều, với
các tính chất điện môi ưu việt, nếu được sử
dụng để làm biên hạt trong vật liệu tổ hợp
LFMR sẽ hứa hẹn cho kết quả khả quan.
THỰC NGHIỆM
Các mẫu vật liệu La0.7Sr0.3MnO3 và BaTiO3
được chế tạo bằng phương pháp phản ứng pha
rắn từ các hoá chất ban đầu là: La2O3, SrCO3,
MnO3, BaCO3, TiO2 với độ sạch trên 99,99%.
Hỗn hợp của từng sản phẩm đầu vào được
nghiền trộn bằng cối mã não sau đó được ép
thành viên bằng máy ép thuỷ lực với áp suất
7.104 N/cm2 rồi đem nung sơ bộ ở nhiệt độ
10000C trong 10 giờ. Sản phẩm sau đó được
nghiền trộn và ép viên lần hai, cuối cùng
được nung thiêu kết ở nhiệt độ 12500C trong
thời gian 15 giờ với mẫu LSMO và 13000C
trong thời gian 5 giờ với mẫu BTO. Cuối
Nguyễn Văn Khiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 197 - 202
198
cùng, hệ mẫu LSMO/BTO được tổ hợp từ hai
mẫu LSMO và BTO ở trên và nung ở 9500C.
Sau khi tổng hợp thành công vật liệu, hệ mẫu
được kiểm tra thành phần pha và cấu trúc tinh
thể trên hệ nhiễu xạ kế tia X Siemens D5000
tại nhiệt độ phòng với bức xạ CuKα (λ =
1.54056 Å). Hình thái bề mặt được quan sát
bằng kính hiển vi điện tử quét SEM. Các phép
đo tính chất điện và từ được thực hiện trên hệ
đo các tính chất vật lý PPMS 6000.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) ở nhiệt độ
phòng của vật liệu composite (100-
x)LSMO/(x)BTO được chỉ ra trên Hình 1.
Kết quả phân tích cho thấy hệ vật liệu hoàn
toàn sạch pha, kết tinh tốt. Khi x tăng từ 0%
đến 18% cường độ các đỉnh nhiễu xạ đặc
trưng cho vật liệu BTO nhưng các đỉnh nhiễu
xạ đặc trưng của hai pha LSMO và BTO vẫn
riêng biệt (trên hình 1 các đỉnh kí hiệu (*) là
các đỉnh đặc trưng của vật liệu LSMO, kí hiệu
(ە) là các đỉnh đặc trưng của vật liệu BTO).
Điều này chứng tỏ, khi ta pha trộn hai pha vật
liệu LSMO và BTO với nhau chúng không
phản ứng với nhau để tạo thành pha mới. Kết
quả này hoàn toàn phù hợp với các công bố
gần đây về vật liệu composite được tổ hợp từ
hai pha như: Liu D và cộng sự khi nghiên cứu
trên hệ (1-x)La2/3Ca1/3MnO3/(x)SiO2 [7],
Miao và cộng sự nghiên cứu trên hệ
La2/3Ca1/3MnO3/CuO [8],...
Trong các công bố gần đây về vật liệu
composite được tổng hợp từ hai pha, kích
thước hạt của hai vật liệu dùng tổ hợp là
tương đồng và rất ít công bố nghiên cứu trên
các hệ vật liệu có sự chênh lệch lớn về kích
thước. Đặc biệt với hệ composite
LSMO/BTO trong đó vật liệu LSMO có kích
thước cỡ vài µm, còn vật liệu BTO có kích
thước hạt cỡ nm thì chưa có công bố nào đề
cập đến. Với mục đích khảo sát ảnh hưởng
của hiệu ứng biên pha nano BTO lên cấu trúc
cũng như tính chất của vật liệu composite
LSMO/BTO, vật liệu BTO trong mẫu tổ hợp
có kích thước rất nhỏ so với vật liệu LSMO.
Điều này có thể thấy rõ trên hình 2 khi quan
sát ảnh SEM của các mẫu riêng biệt. Theo đó,
kích thước trung bình của các hạt LSMO cỡ
1-2 µm, còn kích thước của đa số các hạt
BTO cỡ 10nm -15nm.
[*1
22
]
[*1
00
]
[٥0
01
]
[٥1
01
]
[*1
02
]
[*1
04
]
[٥1
11
]
[*2
02
]
[*0
06
]
[٥2
00
]
[*0
24
]
[٥2
01
]
[*1
16
]
[٥2
11
] [
*
30
0]
[*2
14
]
[٥2
02
]
[*2
20
]
[*2
08
]
x = 0
x = 3
x = 6
x = 9
x = 12
x = 15
x = 18
Góc 2 θ
Hình 1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu
composite (100-x)LSMO/(x)BTO
LSMO
BTO
Hình 2. Ảnh SEM của LSMO và BTO
Nguyễn Văn Khiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 197 - 202
199
Hình 3 trình bày các kết quả của phép đo từ
độ phụ thuộc nhiệt độ trong từ trường 100Oe
ở chế độ làm lạnh không có từ trường của một
số mẫu đại diện cho hệ mẫu. Kết quả cho
thấy, các mẫu đều thể hiện chuyển pha sắt từ
– thuận từ khá sắc nét. Bằng cách lấy đạo
hàm của từ độ theo nhiệt độ để xác định nhiệt
độ chuyển pha sắt từ - thuận từ (TC) của các
mẫu (xem hình nhỏ của hình 3) chúng tôi thấy
rằng: khi nồng độ BTO tăng dần, nhiệt độ
chuyển pha TC có giá trị chung cho tất cả các
mẫu là vào khoảng 355 K. Điều này chứng tỏ
tương tác DE không bị suy giảm, nghĩa là
không có bằng chứng về sự thay thế ion Ti3+
cho ion Mn3+. Kết quả thu được phù hợp với
các trường hợp biên hạt là Al2O3 [3], ZnO [9],
và polymer [1,2,4].
Ảnh hưởng của lớp biên hạt BTO lên từ độ
của tổ hợp LSMO/BTO chỉ được thể hiện rõ
trên các phép đo từ độ phụ thuộc từ trường
M(H), như được trình bày trên hình 4. Trong
phép đo này, các mẫu đo tại nhiệt độ phòng.
Có thể nhận thấy từ độ các mẫu đều tăng rất
nhanh và đạt được giá trị gần bão hòa trong
vùng từ trường chỉ khoảng 5 kOe, đây là vùng
từ trường có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu ứng
xuyên ngầm phụ thuộc spin của các hạt sắt từ
[4]. Từ độ bão hòa của mẫu suy giảm dần khi
nồng độ BTO tăng lên chứng tỏ tỷ phần thể
tích của pha sắt từ giảm dần. Như vậy việc
xuất hiện BTO tại biên đã làm suy giảm
tương tác từ giữa các hạt sắt từ trong mẫu, giá
trị từ độ bão hòa giảm. Từ hình 4 có thể nhận
thấy rằng từ độ bão hòa của các mẫu giảm
một cách tuyến tính theo nồng độ của BTO.
Kết quả tương tự cũng đã được Hueso và
cộng sự [3] quan sát thấy trong hệ mẫu (1–
x)La0,67Ca0,33MnO3 + xAl2O3 (0 ≤x≤ 0,25). Có
thể việc đưa BTO vào biên đã làm tăng môi
trường điện môi phi từ ở vùng biên các hạt,
do đó làm suy giảm từ độ bão hòa của các
mẫu. Giả định này sẽ được chúng tôi khảo sát
chi tiết hơn trong phần kết quả đo tính chất
dẫn của hệ mẫu dưới đây.
Hình 5 trình bày sự phụ thuộc nhiệt độ của
điện trở suất ρ(T) của các mẫu trong từ trường
H = 0. Một điều có thể dễ nhận thấy là nhiệt
độ chuyển pha kim loại-điện môi (TP) tồn tại
trên tất cả các đường cong ρ(T). Riêng đối với
mẫu x = 0 nhiệt độ chuyển pha TP rất gần với
nhiệt độ chuyển pha sắt từ - thuận từ TC. Mẫu
này thể hiện tính kim loại trong pha sắt từ và
tính điện môi trong pha thuận từ. Điều này
hoàn toàn phù hợp với cơ chế tương tác trao
đổi kép DE trong các mẫu manganite sắt từ.
Khi nồng độ x càng tăng thì giá trị của TP
càng dịch về phía nhiệt độ thấp và càng cách
xa TC. Điện trở suất của các mẫu tăng rất
mạnh khi tăng nồng độ BTO. Chuyển pha
kim loại - điện môi xuất hiện tại các nhiệt độ
TP = 300 K, 131 K, 94 K và 68 K tương ứng
cho các mẫu x = 0; 6 ; 12 và 18%. Có thể
-80
-60
-40
-20
0
20
40
60
80
-1 104 -5000 0 5000 1 10 4
x=0
x=3
x=6
x=9
x=12
x=18
M
(em
u
/g
)
H (O e)
5 0
5 2
5 4
5 6
5 8
6 0
6 2
6 4
0 3 6 9 12 15 18
M
(em
u
/g
)
x
Hình 4. Từ độ phụ thuộc từ trường của các mẫu
LSMO/BTO tại 300K
Hình 3. Đường cong từ độ phụ thuộc vào nhiệt
độ trong chế độ làm lạnh không có từ trường
của một số mẫu đại diện (x = 0%, 3%, 6%, 12%,
15% và 18%)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
100 150 200 250 300 350 400
x = 0
x = 3
x = 6
x = 12
x = 15
x = 18
M
(em
u
/g
)
Tem perature (K)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
-2
-1.5
-1
-0.5
0
0.5
320 330 340 350 360 370 380
M
(em
u
/g
)
dM
/dT
Tem perature (K )
T (K)
Nguyễn Văn Khiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 197 - 202
200
thấy là nhiệt độ chuyển pha kim loại - điện
môi Tp thấp hơn so với nhiệt độ chuyển pha
sắt từ - thuận từ TC và khoảng cách giữa hai
nhiệt độ này càng tăng khi tăng nồng độ BTO,
hiện tượng này cũng đã được quan sát trong
[6]. Sự xuất hiện chuyển pha kim loại - điện
môi được thiết lập tại nhiệt độ thấp, dưới xa
TC là hệ quả của quá trình cạnh tranh các
vùng kim loại và điện môi cũng như sự tương
tác giữa các đám sắt từ khi giảm nhiệt độ và
hiệu ứng xuyên ngầm điện tử. Theo đó, khi
giảm nhiệt độ, các vùng sắt từ có thể được mở
rộng như các quan sát của các tác giả trước đã
được công bố [9]. Sự thu hẹp của vùng biên
làm cho điện tử có thể xuyên ngầm qua các
vùng biên đó và hệ sẽ mang tính dẫn kim loại.
Hình 6 trình bày sự phụ thuộc từ trường của
từ trở cho các mẫu x=0, 6 và 18% đo ở các
nhiệt độ khác nhau. Từ các đường cong từ trở
ta có thể nhận xét rằng với nồng độ x càng
cao thì từ trở tăng càng mạnh ở vùng nhiệt độ
thấp trong dải từ trường rất nhỏ (từ 0 Oe đến
400 Oe) và tăng rất chậm trong từ trường cao
hơn. Trong cùng từ H = 3000 Oe ta thấy từ
trở của các mẫu ở 30 K gần như chênh lệch
nhau không đáng kể và tương đối lớn cỡ 23%.
Sự cách biệt về điện trở này lại khá lớn khi
tăng nhiệt độ. Ở 300 K với mẫu x = 0% thì từ
trở đạt được là 1.8% (H = 3000 Oe) trong khi
đó mẫu x = 18% từ trở chỉ còn 0.3% (H =
3000 Oe). Điều này được giải thích là ở 300
K từ trở thu được do đóng góp hoàn toàn của
nội hạt. Khi có BTO thì điện trở suất tổng
cộng ngoài các hạt sắt từ ra còn có thêm phần
điện môi của BTO nên điện trở suất tổng cộng
sẽ lớn hơn khi không có BTO dẫn đến từ trở
giảm theo nồng độ BTO.
Kết quả cho thấy hiệu ứng từ trở khá lớn
không những quan sát thấy ở lân cận TC mà
còn quan sát thấy ở vùng nhiệt độ thấp trong
pha sắt từ. Giá trị từ trở cực đại tại lân cận TC
được giải thích là do sự có mặt của từ trường
Hình 5. Sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở
suất ρ(T) của các mẫu tại H = 0.
0
5
10
15
20
25
0 400 800 1200 1600 2000 2400 2800 3200
30K
50K
70K
100K
150K
200K
250K
300K
H (Oe)
X = 6
0
4
8
12
16
20
24
28
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
30K
50K
70K
100K
150K
200K
250K
300K
H (Oe)
x = 18
0
5
10
15
20
25
0 400 800 1200 1600 2000 2400 2800 3200
30K
50K
70K
100K
150K
200K
250K
300K
H (Oe)
x = 0
Hình 6. Đường cong từ trở phụ thuộc vào
từ trường tại các nhiệt độ khác nhau
Nguyễn Văn Khiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 197 - 202
201
dẫn đến sự sắp đặt lại các spin song song,
giúp tăng cường trao đổi kép và quá trình
nhảy của điện tử dẫn đến điện trở suất giảm
và từ trở tăng. Tuy nhiên, giá trị từ trở còn
tăng mạnh trong vùng nhiệt độ thấp. Các kết
quả này khá phù hợp với công bố [1] trên vật
liệu La2/3Ca1/3MnO3/polymer (PPS) của tác
giả Gaur A và các cộng sự hay [5] trên vật
liệu La0.67Ca0.33MnO3/V2O5 của tác giả
Karmakar S và các cộng sự.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã chế tạo thành công vật liệu
composite (100-x)LSMO/(x)BTO với các tỷ
phần khác nhau. Kết quả XRD cho thấy với
nhiệt độ ủ 9500C chưa xảy ra phản ứng giữa
hai pha sắt từ và điện môi và thu được vật liệu
tổ hợp gồm hai pha riêng biệt. Sự pha tạp
BTO có tác dụng pha loãng mạng từ và làm
cho từ độ của các mẫu giảm khi nồng độ BTO
tăng trong khi đó nhiệt độ TC gần như không
thay đổi cỡ 355K. Pha nano BTO ảnh hưởng
mạnh lên tính chất dẫn của vật liệu tổ hợp
LSMO/BTO. Điện trở suất của vật liệu tổ hợp
tăng rất nhanh theo nồng độ BTO trong khi
đó nhiệt độ chuyển pha kim loại điện môi Tp
của các mẫu giảm rất mạnh, từ nhiệt độ Tp>
300 K (đối với mẫu x = 0%) giảm xuống chỉ
còn 68 K (với mẫu x = 18%). Hiệu ứng từ trở
từ trường thấp khá lớn trong tất cả các mẫu
gốm composite và nó đạt được khoảng 23%
trong từ trường 3000 Oe ở 30K.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc
gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 103.02-
2012.48 và đề tài Khoa học và Công nghệ cấp
Đại học Thái Nguyên mã số ĐH2012-07-07.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Gaur A., Varma G.D., (2007), “Improved
magnetotransport in LCMO-Polymer (PPS)
composite”, Solid State Communications 144, pp.
138 – 143.
[2]. Gil L.K., Baca E., Morán O., Quinayas C.,
Bolanõs G., (2008), “Electrical transport
properties of sintered granular manganite/insulator
systems”, Solid State Communications 145, pp. 66
– 71.
[3]. Hueso L.E., Rivas J., Rivadulla F., López-
Quintela M.A, (2001) “Magnetoresistance in
manganite/alumina nanocrystalline composites”, J.
Appl.Phys.89, pp. 1746 – 1749.
[4]. Hwang H. Y., Cheong S.-W., Ong N. P., and
Batlogg B., (1996), “Spin-Polarized Intergrain
Tunneling in La2/3Sr1/3MnO3”, Phys. Rev. Lett.
77, pp. 2041 - 2044.
[5]. Karmakar S., Taran S., Chaudhuri B.K.,
Sakata H., Sun C.P., Huang C.L., Yang H.D.,
(2005), ”Study of grain boundary contribution
enhancement of magnetoresistance in
La0.67Ca0.33MnO3/V2O5 composites”, J. Phys.
D: Appl. Phys. 38, pp. 3757 – 3763.
[6]. Kusters R.M, Singleton J., Ken D.A.,
Mcgreevy R., Hayes W., Physica B,155(1989)362.
[7]. Liu D., Zhang Q., Wang Y., Xia Z., (2008),
“Electrical transport and magnetic properties of
La2/3Ca1/3MnO3/SiO2 composites”, J. Magn.
Mag. Matt. 320, pp. 1928 – 1931.
[8]. Miao J.H., Yuan S.L., Yuan L., Ren G.M.,
Xiao X., Yu G.Q., Wang Y.Q., Yin S.Y., (2008),
“Giant magnetoresistance in La0,67Ca0,33MnO3
granular system with CuO addition”, Materials
Research Bulletin 43, pp. 631 – 638.
[9]. Sun J.R., Rao G.H., Liang J.K., and Zhou
W.Y., Appl. Phys. A 69 (1996) 3926
[10]. Xiong Y.H., Li L.J., Huang W.H., Pi H.L.,
Zhang J., Ren Z.M., Sun C.L., Huang Q.P., Bao
X.C., Xiong C.S., (2008), ”Enhanced low-field
magnetoresistance in La0.7Ca0.3MnO3 + xZnO
composites”, J. Alloys and Compounds 469, pp.
552 – 557.
[11]. Zhang Ning, Ding Weiping, Zhong Wei,
Xing Dingyu, Du Youwei, (1997), “Tunnel-type
giant magnetoresistance in the grannular
perovskite La0,85Sr0,15MnO3”, Phys. Rew. B 56,
pp. 8138 – 8142
[12]. Raychaudhuri P., Nath T. K., Nigam A. K.,
and Pinto R. “A phenomenological model for
magnetoresistance in granular polycrystalline
colossal magnetoresistive materials: The role of
spin polarized tunneling at the grain boundaries”
Nguyễn Văn Khiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 197 - 202
202
SUMMARY
STUDYING THE EFFECT OF NANO BATIO3 BOUNDARY
ON THE ELECTROMAGNETIC PROPERTIES OF LA0.7SR0.3MNO3
Nguyen Van Khien1, Trinh Phi Hiep2, Nguyen Thi Dung, Nguyen Van Dang1,*
1College of Science – TNU
2Tan Trao University, Tuyen Quang
A series of composite samples of (100 – x)La0.7Sr0.3MnO3[LSMO]/ xBaTiO3[BTO] (x = 0.5%, 1%,
3%, 6%, 9%, 12%, 15%, 18%, in wt%) was manufactured by solid-state reaction combined with
hight energy ball- milling. The result of analyzing X-ray diffraction patterns shows that they are
single phase and there is no inter-diffusion between the LSMO and BTO phases. Metal-Insulator
transition temperature (Tp) strongly decreases from 300K to 65 K when x increases from 0% to
18% whereas paramagnetic - ferromagnetic transition temperature Tc remains unchanged as same
as the starting LSMO material. An isolated ferromagnetic state of the composite material was
observed in a wide range of temperature. The DE based magnetoresistance and low-field tunneling
magnetoresistance in dependence on BTO concentration as well as in dependence on temperature
were estimated and analyzed in details.
Key words: Tunneling magnetoresistance; Spin polarization; Grain boudaries.
Ngày nhận bài: 13/3/2014; Ngày phản biện: 15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014
Phản biện khoa học: ThS. Phạm Minh Tân – Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0983009975; Email: nvdangsptn@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_42594_46442_3720141047530_6674_2046446.pdf