Trong điều kiện có tƣới bổ sung năng suất của
các giống thí nghiệm đạt 62,8-81,5 tạ/ha.
Giống KK09-3 và KK09-14 đạt năng suất
70,1 và 67,9 tạ/ha, tƣơng đƣơng với hai giống
đối chứng. Các giống còn lại đạt năng suất
72,4-81,5 tạ/ha, tƣơng đƣơng với giống đối
chứng 2 và cao hơn giống đối chứng 1 chắc
chắn ở mức tin cậy 95%.
Kết quả nghiên cứu năng suất của các giống
thí nghiệm cho thấy giống KK09-7 và KK09-
2 có năng suất khá ổn định trong điều kiện
thiếu nƣớc, năng suất chỉ giảm 3,1-3,3%, đây
là những giống có ƣu thế khi gặp hạn. Giống
KK09-15 là giống sinh trƣởng, phát triển tốt
trong điều kiện thuận lợi nhƣng trong điều
kiện khó khăn năng suất giảm mạnh nhất, tỷ
lệ giảm là 35,3%.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứ u sự thay đổi đặc điểm hình thái và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện tưới và không tưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TRONG ĐIỀU KIỆN TƯỚI VÀ KHÔNG TƯỚI
Đinh Công Phương, Phan Thị Vân*
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 10 giống ngô lai mới và 2 giống đối chứng là LVN99 và C919.
Thí nghiệm tiến hành trong điều kiện canh tác hoàn toàn nhờ nƣớc trời và có tƣới bổ sung khi gặp
hạn để chọn giống có khả năng chịu hạn. Kết quả cho thấy: Giống KK09-7 và KK09-2 có ASI
không thay đổi trong điều kiện tƣới và không tƣới. Trong điều kiện không tƣới, các đặc điểm hình
thái của các giống thí nghiệm đều giảm so với có tƣới bổ sung, giống KK09-7, KK09-2 và KK08-
4 chiều cao cây trong điều kiện không tƣới giảm ít nhất so với các giống thí nghiệm, tỷ lệ giảm là
0,2-0,8% so với có tƣới bổ sung. Năng suất của các giống thí nghiệm đạt 54,5-75,6 tạ/ha (không
tƣới) và 62,8-81,5 tạ/ha (có tƣới). Giống KK09-7 và KK09-2 có năng suất trong điều kiện không
tƣới giảm ít nhất so với các giống thí nghiệm, năng suất trong điều kiện không tƣới giảm 3,1-3,3%
so với có tƣới bổ sung, vì vậy có khả năng chịu hạn tốt nhất.
Từ khóa: Hình thái, năng suất, chịu hạn, ngô lai, Thái Nguyên.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ở Việt Nam, 70% diện tích trồng ngô phụ
thuộc vào nƣớc trời , do đó hạn là yếu tố hạn
chế rất lớn đến năng suất và sản lƣợng ngô ,
đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc . Hiện
nay, việc tạo ra các giống ngô có khả năng
duy trì năng suất trong điều kiện khô hạn là
hƣớng ƣu tiên hàng đầu của các nhà nghiên
cứu ngô. Các nhà khoa học cho rằng trong
trƣờng hợp lƣợng nƣớc có giới hạn giống nào
vẫn duy trì sự phát triển và cho năng suất ổn
định thì có khả năng chịu hạn (Lê Trần Bình,
Lê Thị Muội (1998)[1]. Chính vì vậy, nghiên
cứu sự thay đổi các đặc điểm hình thái và
năng suất của các giống ngô trong điều kiện
canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào nƣớc trời và
có tƣới bổ sung khi gặp hạn là cơ sở chọn lọc
các giống có khả năng chịu hạn tốt.
Mục tiêu: Xác đƣợc giống có năng suất cao,
khả năng chịu hạn tốt phục vụ sản xuất.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Vật liệu nghiên cứu gồm 10 giống ngô mới
do Viện nghiên cứu ngô lai tạo (KK09-3;
KK09-7; KK09-15; KK09-14; KK09-6;
KK09-2; KK09-9; KK09-1; KK08-4; KK09-
13) và 2 giống đối chứng (LVN99, C919).
LVN99 là giống có khả năng chịu hạn tốt , do
Viện nghiên cƣ́u ngô tạo ra , đƣợc công nhận
giống quốc gia năm 2004. Giống C919 do
công ty Monsanto của Thái Lan sản xuất [3].
*
Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com
- Nghiên cứu đƣợc tiến hành vụ Đông năm
2009 tại Thái Nguyên.
- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh , mỗi thí nghiệm gồm 12
công 3 lần nhắc lại . Thí nghiệm 1: Lƣợng
nƣớc cung cấp cho cây ngô hoàn toàn phụ
thuộc vào tự nhiên (không tƣới). Thí nghiệm
2: Tƣới bổ sung khi gặp hạn (có tƣới). Các
biện pháp kỹ thuật và phƣơng pháp nghiên
cứu trên hai thí nghiệm hoàn toàn giống nhau.
Diện tích ô thí nghiệm là 14m2, khoảng cách
trồng 70cm x 25cm, mật độ 5,7 vạn cây/ha.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành theo
Quy phạm khảo nghiệm giống ngô 10TCN
341- 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn [2].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các giai đoạn sinh trưởng của các giống thí
nghiệm trong điều kiện tưới và không tưới
Kết quả bảng 1 cho thấy: Trong thí nghiệm
không tƣới thời gian từ gieo đến tung phấn
(G-TF) của các giống ngô dao động từ 51-56
ngày và thời gian từ gieo đến phun râu (G-
FR) là 52-59 ngày, thí nghiệm có tƣới là 51-
55 và 51-56 ngày. Khoảng cách tung phấn,
phun râu (ASI) của các giống ngô lai trong
điều kiện tƣới là 0-1 ngày, còn trong điều
kiện không tƣới là 1-5 ngày. Giống KK09-7
và KK09-2 có ASI không thay đổi trong điều
kiện tƣới và không tƣới.
Giống KK09-15, KK09-9, KK09-1 và KK09-
13 có khoảng cách ASI thay đổi lớn nhất
trong điều kiện không tƣới (4-5 ngày). ASI là
một chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
chịu hạn, giống có ASI ngắn trong điều kiện
hạn sẽ có khả năng chịu hạn tốt.
Các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh
trƣởng (TGST) trong điều kiện không tƣới dài
hơn từ 1-5 ngày so với điều kiện tƣới.
Đặc điểm hình thái của các giống thí
nghiệm trong điều kiện tưới và không tưới
Trong điều kiện không tƣới chiều cao cây và
chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí
nghiệm đều thấp hơn so với có tƣới. Chiều
cao cây của các giống thí nghiệm trong điều
kiện có tƣới đạt 181,5-219,9 cm, còn điều
kiện không tƣới đạt 161,9-214,9 cm. Giống
KK09-14 chiều cao cây 214,9 cm (không
tƣới) và 219,9 cm (có tƣới), cao hơn hai giống
đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Giống KK09-3 chiều cao cây đạt 161,9 cm
(không tƣới) thấp hơn 2 giống đối chứng và
187,4 cm (có tƣới) tƣơng đƣơng với giống đối
chứng 1, thấp hơn giống đối chứng 2. Trong
thí nghiệm canh tác hoàn toàn nhờ nƣớc trời,
chiều cao cây của các giống thí nghiệm giảm
0,2-13,6%. Giống KK09-7, KK09-2 và
KK09-4 chiều cao cây giảm ít nhất, trong
điều kiện không tƣới giảm 0,2-0,8% so với có
tƣới bổ sung.
Số lá trên cây của các giống thí nghiệm trong
điều kiện không tƣới thay đổi ít so với có
tƣới. Trong điều kiện không tƣới, giống
KK09-6 và KK09-13 có số lá trên cây giảm
lớn nhất (2,4-5%) so với có tƣới bổ sung. Số
lá trên cây là đặc điểm khá ổn định, phụ thuộc
chủ yếu vào giống, số lá ở cây ngô chỉ giảm
khi xảy ra hiện tƣợng chập đốt (Ngô Hữu
Tình, 2003) [4].
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của các giống thí nghiệm trong điều
kiện tưới và không tưới
Số liệu bảng 3 và 4 cho thấy trong điều kiện
không tƣới các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của hầu hết các giống tham gia thí
nghiệm đều giảm so với có tƣới bổ sung.
Trong điều kiện không tƣới số bắp/cây của
các giống thí nghiệm đạt 0,9-1,0 bắp, giảm
0,0-5,6% so với có tƣới. Giống KK09-7,
KK09-2, KK09-1 và KK09-4 số bắp/cây
không thay đổi giữa hai thí nghiệm.
Số hàng/bắp của các giống thí nghiệm đạt
12,3-18,2 hàng. Giống KK09-7 và KK09-6 số
hàng/bắp đạt 18,2 và 16,3 (không tƣới), 18,2
và 16,5 (có tƣới), cao hơn hai giống đối
chứng, giống KK08-4, số hàng/bắp đạt 12,3
hàng ít hơn hai giống đối chứng chắc chắn
(P<0,05), ở cả hai điều kiện nghiên cứu.
Trong điều kiện không tƣới số hàng/bắp của
giống KK09-15 và KK09-13 giảm nhiều nhất
(6,8 -10,9%).
Bảng 1. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống thí nghiệm
trong điều kiện tƣới và không tƣới
Đơn vị tính: ngày
Giống
Thí nghiệm không tưới Thí nghiệm tưới
G-TC G-TP G-FR ASI TGST G-TC G-TP G-FR ASI TGST
KK09 – 3 54 55 58 3 104 51 55 56 1 99
KK09 - 7 50 53 54 1 99 49 52 53 1 97
KK09 - 15 53 54 59 5 105 53 54 55 1 102
KK09 - 14 55 55 57 2 98 53 53 53 0 95
KK09 – 6 55 56 59 3 112 54 55 55 0 109
KK09 – 2 50 51 52 1 102 50 51 52 1 100
KK09 – 9 51 52 56 4 98 51 52 53 1 96
KK09 – 1 52 52 56 4 102 52 52 52 0 101
KK08 – 4 53 53 56 3 104 50 51 51 0 102
KK09 - 13 53 54 58 4 109 52 54 55 1 107
LVN 99(đ/c 1) 51 53 55 2 102 51 53 53 0 100
C919 (đ/c2) 52 53 57 4 110 51 52 52 0 108
Bảng 2. Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm trong điều kiện tƣới và không tƣới
Đinh Công Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 77 - 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79
Giống
Thí nghiệm không tưới Thí nghiệm tưới Chênh lệch giữa tưới
và không tưới (%)
CCC
(cm)
CCĐB
(cm)
Số lá
(lá)
CC
(cm)
CCĐB
(cm)
Số lá
(lá)
CC
cây
CC
ĐB
Số
lá
KK09 – 3 161,9 83,5 19,7 187,4 99,6 19,7 -13,6 -16,2 0,0
KK09 - 7 185,7 99,5 20,3 186,7 103,9 20,3 -0,6 -4,2 0,0
KK09 - 15 200,3 112,9 21,2 205,2 116,2 21,2 -2,4 -2,8 0,0
KK09 - 14 214,9 127,4 20,3 219,9 131,1 205 -2,3 -2,8 -1,0
KK09 – 6 197,1 109,2 21,1 202,5 111,1 22,2 -2,7 -1,7 -5,0
KK09 – 2 180,1 99,9 20,3 181,5 106,9 20,3 -0,8 -6,5 0,0
KK09 – 9 168,9 100,1 19,6 181,9 108,4 19,7 -7,2 -7,7 -0,5
KK09 – 1 183,8 109,5 21,2 194,0 120,9 212 -5,2 -9,4 0,0
KK08 – 4 197,1 115,1 20,3 197,6 1180 20,6 -0,2 -2,2 -1,5
KK09 - 13 198,2 111,4 20,6 204,2 116,1 21,1 -2,9 -4,0 -2,4
LVN 99(đ/c 1) 184,5 109,5 20,4 193,3 114,8 20,4 -4,6 -4,6 0,0
C919(đ/c2) 194,6 109,2 20,8 206,1 115,2 21,1 -5,6 -5,2 -1,4
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV% 5,2 5,5 1,1 3,5 5,1 1,1
LSD05 16,5 10,0 0,4 11,8 9,9 0,4
Trong các yếu tố cấu thành năng suất, số
hạt/bắp giảm lớn nhất ở điều kiện không tƣới,
khi thiếu nƣớc làm khoảng cách tung phấn
phun râu tăng, giảm tỷ lệ kết hạt ở cây ngô.
Số hạt/hàng của các giống thí nghiệm trong
điều kiện có tƣới là 29,8-34,6 hạt, trong điều
kiện không tƣới là 24,4-31,5 hạt, giảm 3,5-
22,3%. Giống KK09-7, KK09-2, KK09-1 có
số hạt/hàng đạt 30,8-31,5 trong thí nghiệm
không tƣới, nhiều hơn đối chứng 2 và tƣơng
đƣơng với giống đối chứng 1, đây là ba giống
có số hạt/hàng trong điều kiện không tƣới
giảm ít nhất (3,5-4,2%). Giống KK09-15,
KK09-14 và KK09-6 số hạt/hàng giảm nhiều
nhất, tỷ lệ giảm là 20,1-22,3%.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho trong điều
kiện không tƣới năng suất của các giống thí
nghiệm đạt 54,5-75,6 tạ/ha. Giống KK09-7,
KK09-6, KK09-2 và KK09-13 có năng suất
thực thu đạt 64,7-75,6 tạ/ha cao hơn chắc chắn
so với hai giống đối chứng (P<0,05). Giống
KK09-1 đạt năng suất 62,3 tạ/ha, cao hơn
giống đối chứng 1, tƣơng đƣơng với giống đối
chứng 2, các giống còn lại năng suất thực thu
tƣơng đƣơng với hai giống đối chứng.
Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm
Giống
Thí nghiệm không tưới Thí nghiệm tưới
Chênh lệch giữa tưới
và không tưới (%)
B/c
(bắp)
H/B
(hàng)
Hạt/H
(hạt)
B/c
(bắp)
H/B
(hàng)
Hạt/H
(hạt)
B/c H/B Hạt/H
KK09 – 3 0,97 13,4 28,8 1,02 13,6 32,8 -5,2 -1,5 -13,9
KK09 - 7 0,97 18,2 30,8 0,97 18,2 31,9 0,0 0,0 -3,6
KK09 - 15 0,96 14,6 25,4 0,97 15,6 30,5 -1,0 -6,8 -20,1
KK09 - 14 0,99 15,1 26,0 1,00 15,6 31,8 -1,0 -3,3 -22,3
KK09 – 6 0,90 16,3 24,4 0,95 16,5 29,8 -5,6 -1,2 -22,1
KK09 – 2 1,00 14,3 31,3 1,00 14,3 32,6 0,0 0,0 -4,2
KK09 – 9 1,00 13,6 26,9 1,02 13,9 32,0 -2,0 -2,2 -19,0
KK09 – 1 0,99 15,8 31,5 0,99 16,0 32,6 0,0 -1,3 -3,5
KK08 – 4 0,99 12,3 30,3 0,99 12,3 34,6 0,0 0,0 -14,2
KK09 - 13 1,00 12,8 28,7 1,10 14,2 32,7 -2,0 -10,9 -13,9
LVN 99(đ/c 1) 0,90 14,9 30,4 0,94 14,9 32,6 -4,4 0,0 -7,2
C919(đ/c2) 0,98 14,2 26,7 1,02 14,7 32,5 -4,1 -3,5 -21,7
P 0,05 0,05
CV% 2,4 2,8 5,6 4,5 4,3 6,2
LSD05 0,04 0,7 2,7 0,08 1,1 3,4
Đinh Công Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 77 - 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80
Bảng 4. Năng suất của các giống thí nghiệm trong điều kiện tƣới và không tƣới (tạ/ha)
Giống Không tưới Có tưới Chênh lệch giữa tưới và không tưới (%)
KK09 – 3 58,0 70,1 -20,9
KK09 - 7 74,7 77,2 -3,3
KK09 - 15 59,3 80,2 -35,3
KK09 - 14 59,4 67,9 -14,3
KK09 – 6 69,6 80,7 -16,0
KK09 – 2 75,6 77,9 -3,1
KK09 – 9 57,7 76,3 -32,2
KK09 – 1 62,3 81,2 -30,3
KK08 – 4 58,7 72,4 -23,4
KK09 - 13 64,7 81,5 -26,0
LVN 99(đ/c 1) 54,5 62,8 -15,3
C919 56,3 74,3 -32,0
P <0,05 <0,05
CV% 6,8 6,8
LSD05 7,2 8,6
Trong điều kiện có tƣới bổ sung năng suất của
các giống thí nghiệm đạt 62,8-81,5 tạ/ha.
Giống KK09-3 và KK09-14 đạt năng suất
70,1 và 67,9 tạ/ha, tƣơng đƣơng với hai giống
đối chứng. Các giống còn lại đạt năng suất
72,4-81,5 tạ/ha, tƣơng đƣơng với giống đối
chứng 2 và cao hơn giống đối chứng 1 chắc
chắn ở mức tin cậy 95%.
Kết quả nghiên cứu năng suất của các giống
thí nghiệm cho thấy giống KK09-7 và KK09-
2 có năng suất khá ổn định trong điều kiện
thiếu nƣớc, năng suất chỉ giảm 3,1-3,3%, đây
là những giống có ƣu thế khi gặp hạn. Giống
KK09-15 là giống sinh trƣởng, phát triển tốt
trong điều kiện thuận lợi nhƣng trong điều
kiện khó khăn năng suất giảm mạnh nhất, tỷ
lệ giảm là 35,3%.
KẾT LUẬN
Đặc điểm hình thái và năng suất của các
giống thí nghiệm trong điều kiện không tƣới
đều giảm so với tƣới bổ sung khi gặp hạn.
Giống KK09-7 và KK09-2 có khả năng chịu
hạn tốt nhất vì có ASI không thay đổi trong
điều kiện tƣới và không tƣới, chiều cao cây
trong điều kiện không tƣới giảm là 0,2-0,8%,
năng suất trong điều kiện không tƣới giảm
3,1-3,3% so với có tƣới bổ sung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập
gen và chọn giống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây
lúa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.188.
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
(2006), “Giống ngô - Quy phạm khảo nghiệm giá
trị canh tác và sử dụng”, tiêu chuẩn ngành 10TCN
341- 2006.
[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
2008), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, Tr,147-148, 156.
[4]. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, Nhà xuất bản
Nghệ An.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81
SUMMARY
STUDYING THE CHANGES IN FORMATIVE CHARACTERS AND YIELD OF DIFFERENT
HYBRID CORN VARIETIES IN IRRIGATED AND UNIRRIGATED CONDITIONS
Dinh Cong Phuong, Phan Thi Van
*
College of Agriculture and Forestry - TNU
The trial was conducted with 10 new hybrid corn varieties with two controls, LVN99 and C919 varieties.
The trial was implemented in the completely rainfed condition and complimentarily irrigated condition
when drought occurred in order to select drought tolerant varieties The results showed that the KK09-7 and
KK09-2 varieties had unchanged ASI in both irrigated and unirrigated conditions. Under unirrigated
condition, the formative characters of all tested varieties were underdeveloped as compared to those in
complementarily irrigated conditions. The KK09-7, KK09-2 and KK08-4 varieties had the plant height
reduced the least as compared to the other varieties in the trial. The reduction ration was 0.2 – 0.8% as
compared to that in the irrigated conditions. The yield of the tested varieties was 54.5-75.6 quintals/ha
(unirrigated condition) and 62.8 - 81.5 quintals/ha (under irrigated condition). The KK09-7 and KK09-2
varieties obtained the yield reduction under unirrigated condition the lowest, with the yield reduction in
unirrigated condition was 3.1 – 3.3 % compared to that in the irrigated condition, therefore, they have
shown the best drought tolerance.
Key words: Formative character, yield, hybrid corn, Thai Nguyen.
*
Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cu_u_su_thay_doi_dac_diem_hinh_thai_va_nang_suat_cua.pdf