Nghệ thuật kinh doanh

Đừng ăn nói thôlỗ. Không khí buổi tiệc có thể làm chúng tacảm thấy thoải mái vàdễ nói chuyệnvới nhauhơn những lúc đốimặt hàng ngày ởvăn phòng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không thận trọng khi phát ngôn đặc biệt là khi đã ngấmhơi men. Chỉ vài phúthớ hênh, tuôn ra vàitừ thôlỗsẽ làm ảnhhưởng đến hình ảnhcủabạn trong công ty lâu dài. Đừng bình phẩm đồng nghiệp saulưng.Một vài đồng nghiệp vì những lý dobận đột xuất màvắngmặt trong buổi tiệc,bạn đừnglợi dụngdịp này để nóixấu.Nếu không,bạn đãtự pháhỏng cuộc vuicủa mình vàmọi người, và biết đâu trongsố những người xung quanhsẽ đem những chuyện nàykể cho anh ta hay cô ta nghe sau buổi tiệc Lúc ấy,mối quanhệcủabạnvới người đồng nghiệp này chắc chắnsẽ xấu đirất nhiều. Đừngdẫn theo khách không đượcmời. Tiệc công ty thường dành chotoàn thể nhân viên.Bạn đừngdẫn theo người quen haybạn bè mà không báo trước hoặchỏi qua ý những người chịutrách nhiệmtổ chức. Đừng xét nét hành vi ứng xửcủamọi người. Tất cả những người có mặt trong buổi tiệc đều là là những người đã đi làm và ít nhiều có kinh nghiệm trong việc giao tiếp.Họ có thểdễ dàng thích ứng và biết cách cưxử thíchhợp trong buổi tiệctheosự mong đợicủa bantổ chức. Bạn đừngtỏ ra xét nét hay hành vicủamọi người theo quan điểm riêngcủa mình mà làm ảnhhưởng đến không khí vui chung.

pdf114 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể cột chúng lại đằng sau cho gọn gàng. Tránh trường hợp bạn đi xe máy đến và tóc bạn rối bời xõa ngang lưng. Mang càng ít trang sức càng tốt. Tránh mang những trang sức đong đưa hoặc tạo nên tiếng kêu mỗi khi bạn bước đi. Nếu bạn đeo hoa tay ở mũi, lông mày, lưỡi, nhất định bạn phải tháo chúng trước khi đến buổi phỏng vấn. Hãy tạo một vẻ ngoài chu đáo cho bản thân: cắt tỉa mỏng tay cẩn thận, tránh sơn móng tay với màu sặc sỡ (nếu đang sơn móng tay, tốt nhất là bạn nên chùi sạch màu sơn). Chỉ trang điểm đơn giản, không dùng những màu nổi bật như: mắt xanh, môi tím. Không nên dùng mỹ phẩm có kim tuyến lấp lánh. Bí quyết về trang phục phỏng vấn dành cho nam giới Hãy chọn áo sơ-mi có màu sắc cổ điển như xanh đậm, xám nhạt, ghi... để tạo cho mình một vẻ ngoài chững chạc. Nếu tham gia buổi phỏng vấn chọn nhân viên cao cấp (giám đốc, trưởng phòng...), bạn nên thắt cà vạt. Màu cà vạt phải hài hòa với màu áo sơ mi. Không nên chọn cà vạt có màu sắc sặc sỡ. Thắt lưng và giày phải có màu tệp với màu quần tây. Hãy chú ý đến đôi giày của mình, không nên mang những đôi giày cũ kỹ, sờn da. Ít nhất, bạn cũng nên đánh xi giày cho mới. Khi xin vào những vị trí đơn giản như nhân viên bình thường, bạn cũng phải chú ý cách ăn mặc của mình. Bạn vẫn có thể mặc áo sơ-mi trắng và quần tây, giày sandal, nhưng chú ý, mọi thứ phải trông sạch sẽ và gọn gàng. Bạn không nên đi phỏng vấn với mái tóc dài rủ xuống mặt, trừ khi bạn là dân làm nghệ thuật và muốn xin vào một công ty quảng cáo µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 196 Chọn công việc phù hợp với tính cách Nhiều chuyên gia tin rằng để tìm việc thành công, và để có một sự nghiệp xứng thỏa mãn, bạn phải biết mình thích gì, phong cách làm việc của mình ra sao và những nhu cầu cá nhân nào cần được đáp ứng cho bạn để hoạt động hết khả năng của mình. Những danh sách dưới đây sẽ cho bạn những ý tưởng về một số nghề nghiệp có thể phù hợp nếu bạn có sở thích và nguyện vọng phù hợp với từng đầu danh sách. Những Công việc Phù hợp cho những người… Thích Học hỏi 1. Chuyên viên Phần mềm 2. Nhà Vật lý Học 3. Nhà Ngoại Giao 4. Phóng viên 5. Kiến Trúc Sư 6. Bác Sĩ 7. Chuyên viên Lập Trình Máy tính 8. Giáo Viên 9. Nhà văn Cần kiếm càng nhiều Tiền nhanh càng tốt 1. Nhà Đầu tư Ngân hàng 2. Nhà Phân Tích Tài Chính 3. Cố vấn Quản lý 4. Nhân viên Bán hàng Hưởng Hoa Hồng 5. Chủ Ngân hàng 6. Người Mua bán Cổ phiếu 7. Nhân Viên Tiếp Thị Không thể không diện thật bảnh 1. Chuyên viên Lập Trình Máy Tính 2. Nghệ sĩ 3. Nhà văn 4. Diễn viên 5. Nhà Triết học Nếu thích đọc sách, bạn có thể làm việc trong thư viện µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 197 6. Nhà Động vật học 7. Nhà Nhân loại học 8. Nhân viên Chăm sóc Trẻ em Có Tính cách Rắn rỏi 1. Luật Sư 2. Nhà Đầu tư Ngân hàng 3. Cố Vấn Quản lý 4. Phi Công 5. Sĩ quan Quân đội 6. Kiến Trúc Sư 7. Huấn luyện viên Điền Kinh 8. Nhà buôn bán Chứng khoán Những ngày không dự đoán trước được 1. Thám tử/Điều Tra Viên 2. Đại Diện Dịch vụ Khách hàng 3. Người Quản lý Khách Sạn 4. Nhân viên Chữa cháy 5. Nhạc sĩ 6. Nhân viên Quảng Cáo 7. Nhà Tổ chức 8. Nhân viên Mật vụ Yêu mến Con người 1. Giáo viên 2. Giám đốc Nhân sự 3. Nhân viên Tư vấn 4. Người Huấn luyện cho Công ty 5. Nhân viên Chăm sóc Trẻ em 6. Giám đốc Nhà hàng 7. Người lãnh xướng trong Nhà thờ Thích làm việc bằng tay 1. Thợ mộc 2. Công nhân Cơ khí 3. Nha sĩ 4. Thợ máy 5. Nhà Động vật học 6. Thợ in 7. Kỹ sư Máy móc 8. Bác sĩ 9. Đầu bếp µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 198 Bạn đã chuẩn bị gì cho công việc của mình? Những ai có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thường bắt đầu sắp đặt kế hoạch cho công việc đầu tiên sau khi ra trường từ nhiều tháng trước khi tốt nghiệp. Và đôi khi chính điều này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc có được công việc ưng ý như bạn từng mơ ước. Bốn tháng trước khi tốt nghiệp Lúc này bạn cần có được cho mình một bản kế hoạch và đặt mục tiêu để quyết định bạn muốn làm công việc chuyên môn gì. Điều này sẽ góp phần định hướng nghề nghề của bạn một cách kỹ lưỡng hơn. Sau đó, bạn nên bắt đầu đọc các báo địa phương và các trang web việc làm để có hiểu biết căn bản về các loại công việc hiện có và những phẩm chất cần có cũng như xác định những công ty trong lĩnh vực bạn hướng tới và bắt đầu việc nghiên cứu để tìm hiểu thêm về họ. Bạn cũng có thể liên lạc với các công ty để xin tài liệu thông tin. Khi đã có đủ thông tin và cùng với sự xem xét, phân tích của bạn, bạn hãy lập danh sách các công ty bạn muốn làm việc và lý do. Cùng với đó, sẽ rất quan trọng cho bạn đối với công việc soạn thảo lý lịch của bạn. Bạn có thể nhờ một giáo viên hoặc một ai đó mà bạn biết đang làm việc trong lĩnh việc chuyên môn bạn đang tìm hiểu để góp ý cho bạn. Đồng thời, bạn nên đến các trung tâm hướng nghiệp của trường hay Đoàn thanh niên để biết những dịch vụ của họ dành cho người đi tìm việc. Ngoài ra, nếu không quá vướng bận chuyện học hành thì bạn có thể tìm một công việc thực tập hoặc tình nguyện để có những kinh nghiệm làm việc cần thiết và mở rộng kinh nghiệm hiện có của bạn. Ba tháng trước khi tốt nghiệp Vào thời điểm này, bạn hãy tìm đến ba người biết rõ công việc mong muốn của bạn, đó là giáo viên, người sử dụng lao động, người giới µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 199 thiệu việc làm. Hãy cho họ biết bạn đang tìm việc làm và những người sử dụng lao động có thể gọi bạn đến để phỏng vấn. Sau khi thực hiện xong công việc trên, bạn nên gửi bản lý lịch kèm theo một thư xin việc đến những công ty trong danh sách của bạn để hỏi về những công việc đang cần người. Bạn cũng nên gửi lý lịch của bạn cho các tổ chức giới thiệu việc làm có liên quan. Không dừng lại ở đây, bạn hãy tiếp tục đọc sách báo và các trang web để tìm ra thêm các công việc phù hợp với mình cũng như nói cho tất cả mọi người quen của bạn rằng bạn đang tìm việc làm. Hai tháng trước khi tốt nghiệp Công việc bạn nên làm lúc này là tiếp tục liên hệ với các công ty trong tầm ngắm để kiểm tra xem họ đã nhận được bản lý lịch của bạn chưa và có công việc nào cần người không. Đối với những công ty nào hiện chưa có nhu cầu cần người, bạn hãy cố gắng tìm thêm những thông tin của họ càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, bạn hãy tìm một người có thể giúp bạn thực hành việc phỏng vấn - hãy nghĩ về lý do mà các công ty đó hấp dẫn bạn và những kỹ năng hoặc phẩm chất đặc biệt mà bạn có. Để tỏ rõ sự lịch sự, bạn cần gửi thư cảm ơn cho tất cả các đại diện công ty mà bạn phỏng vấn. Nếu có thể, bạn hãy xin các thư giới thiệu của những người chủ hiện tại và trước đây và các giáo viên không phải là một trong số ba người giới thiệu bạn. Một tháng trước khi tốt nghiệp Đây là thời điểm quan trọng nhất. Bạn hãy bắt đầu phỏng vấn về các công việc tiềm năng. Nếu bạn không được nhận vào làm việc sau khi phỏng vấn, bạn hãy tìm nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cho chiến lược tìm việc của bạn. Bạn nên yêu cầu các công ty chưa cần người hoặc người từ chối bạn hãy lưu giữ lý lịch của bạn để cân nhắc trong tương lai. Nếu bạn được nhận vào làm, bạn hãy thông báo cho các công ty khác mà gửi đơn xin việc và yêu cầu họ gạch tên bạn khỏi danh sách những người đang nộp hồ sơ xin việc. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 200 Không nên thất vọng nếu bạn thấy mình không có được một công việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trên thực tế có rất nhiều người thành đạt ngày nay đã phải mất nhiều thời gian để có được một công việc sau khi ra trường. Lúc này, điều quan trong là bạn tiếp tục với những bước đi ở trên và điều chỉnh theo tình hình thực tế. Trong quá trình tìm việc, bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch, phương pháp tìm kiếm của bạn, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc này sẽ giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 201 7 “dấu nhớ” để được thăng tiến Hãy bắt đầu với thái độ đúng: đừng nhìn công việc của bạn hiện nay chỉ là “một công việc”. Hãy nghĩ nó như một “vị trí”. Hãy tưởng tượng trong đầu, nó là “một vị trí có thể dẫn đến một vị trí cao hơn”. 2 - Hãy làm nhiều hơn điều sếp mong đợi ở bạn: thực hiện tốt công việc và nhiệm vụ hàng ngày. Làm càng nhiều cho bạn càng nhiều hiểu biết về công ty và bạn có thể đương đầu với mọi thử thách. Đặt hết tâm trí vào và đưa ra nhiều sáng kiến. Đừng quên có những thói quen làm việc hiệu quả như lên kế họach cho một ngày. Khi làm việc có tổ chức, bạn có thể làm hòan hảo hơn. 3 - Liên tục mở rộng kiến thức: theo kịp những công nghệ hiện đại, dù là bạn tự học hay học thêm ban đêm. Đôi khi các công ty sẵn sàng thanh toán tất cả chi phí đi học - hãy tận dụng lợi ích này! Nếu công ty bạn không thanh toán chi phí đó và bạn phải trả bằng tiền túi thì hãy đến thư viện hoặc lên Internet để nghiên cứu học hỏi. Có những lớp học, sách, băng, các buổi hội thảo và hội nghị miễn phí hoặc rất rẻ! Tóm lại, hãy đi đầu trong các khuynh hướng mới. 4 - Xác định và đạt được mục tiêu: bạn có biết rõ về vị trí mà bạn muốn cất nhắc không? bạn cần quan tâm cái gì? Bạn có thể tranh luận để có những cơ hội tập huấn với phòng nhân sự. 5 - Đánh giá công việc: những điều kiện tuyệt vời nào của công ty có thể mang đến lợi ích cho bạn. Hãy nhớ những điều đó và hiểu được giá trị của nó. Ghi lại chi tiết những thành tích đặc biệt, các bằng khen hoặc thư khen của khách hàng... về bạn. 6 - Nhớ đến các quan hệ: những người có quyền lực sẽ giúp ta leo lên bậc thang danh vọng, hãy nhận thức rõ điều này. Hiểu biết tất cả các phòng ban và những mục tiêu của họ và điều bạn đang vươn đến là những mục tiêu của họ. Hành động như là bạn là người thật phù hợp với vị trí đó - từ áo quần, lời nói và tính chuyên nghiệp. Kể cả những người tưởng chừng không có quyền lực gì nhưng họ làm ở những vị trí quan trọng như: bảo vệ, lễ tân, tạp vụ... Một sếp tốt sẽ nhìn thái độ của bạn khi đối xử với những người như thế. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 202 7 - Tiên phong: xét lại quá trình làm việc và hỏi sếp về tương lai của bạn ở công ty này. Cho sếp thấy rằng bạn thích thú với công việc và có thể học hỏi nhiều ở công ty. Chứng minh rằng khả năng của bạn sẽ thực hiện xuất sắc những trách nhiệm mới mà sếp giao µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 203 10 điều gây khó chịu cho cấp trên Ở đâu chúng ta cũng nghe thấy các nhân viên phàn nàn về cấp trên của mình. Tuy nhiên, những lời phàn nàn nơi công sở không chỉ xuất phát từ phía nhân viên, mà các “ông sếp” cũng thường xuyên kêu ca về nhân viên của mình. John Putzier, một chuyên gia tuyển dụng nhân sự có trên 10 năm kinh nghiệm, đã tiến hành điều tra tại nhiều công ty và đưa ra bản kết luận đúc kết thái độ và suy nghĩ của người quản lý đối với hành động thường ngày của nhân viên. Công trình nghiên cứu của John có tiêu đề “Sự lập dị trong công việc - làm thế nào để cấp trên khỏi bực mình?” đã nêu lên 10 hành động của các nhân viên khiến bất cứ vị sếp nào cũng cảm thấy khó chịu: 1. Lạm dụng việc nghỉ ốm Vấn đề này luôn là chuyện đau đầu đối với người quản lý. Theo Putzier, những nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ ba nhân viên xin nghỉ ốm thì có một là mượn cớ này để che đậy nguyên nhân thực. Điều này khiến các ban giám đốc gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch, lập dự án cũng như dự trù thời gian và chất lượng thực thi công việc. 2. Ý thức vệ sinh kém: Một bánh xà phòng và một ống kem đánh răng có thể có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện các mối quan hệ tại nơi làm việc. Những nhân viên biết giữ gìn vệ sinh luôn được đồng nghiệp và cấp trên quý mến. Ngược lại, sếp cũng rất khó chịu với những nhân viên có tác phong luộm thuộm và không biết giữ vệ sinh cá nhân. 3. Tự do quá trớn Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có được sự tự do trong công việc, tuy nhiên, nếu sự tự do này trở nên quá mức, thì đã đến lúc bạn cần điều chỉnh giảm bớt xuống. Cấp trên không muốn thấy các nhân viên của mình tự do đến mức “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, bởi họ cảm thấy như vậy sẽ rất khó kiểm soát công việc trong công ty. Đừng để sếp phải bực mình µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 204 4. Thông tấn xã vỉa hè Những lời đồn đại luôn gây khó chịu cho người quản lý. Họ cho rằng nguyên nhân của các lời đồn là do nhân viên không tập trung vào công việc, mà chỉ để tâm vào những vấn đề khác. Công ty là nơi làm việc chứ không phải để tán gẫu. 5. Sử dụng điện thoại di động quá nhiều trong giờ làm việc Sẽ không thích hợp khi bạn nhận quá nhiều các cuộc điện thoại di động tại nơi làm việc. Đừng buộc cấp trên phải nghe trộm các cuộc trò chuyện qua điện thoại di động của bạn, chỉ để biết xem có liên quan đến công việc hay không. Họ còn rất nhiều công việc khác cần thiết hơn để làm. 6. Phá vỡ quy tắc cấm hút thuốc nơi công sở Nếu việc vi phạm quy tắc “Cấm hút thuốc” diễn ra thường xuyên và kéo dài, tức là bạn đã buộc cấp trên của mình dán tấm biển “Cấm hút thuốc” lên trước bàn làm việc của bạn một cách khó coi. “Đây là nơi làm việc, chứ không phải nơi giữ trẻ” - đó chính là suy nghĩ của lãnh đạo khi bạn cố tình không tuân thủ những quy định được đặt ra. 7. Không để ý đến phép lịch sự trong ăn uống Không có gì gây khó chịu cho các “ông sếp” hơn là việc bạn có lối hành xử kém cỏi chỉ vì thiếu hiểu biết về những phép tắc ăn uống, nhất là nếu điều này diễn ra trong bữa ăn trưa với khách hàng. Điều này sẽ khiến họ cảm nhận thấy một sự nghèo nàn về văn hoá trong con người các nhân viên đang làm việc tại công ty. 8. Bán hàng tại văn phòng Mặc dù việc này khá vô tâm nhưng đôi khi lại gây ra sự khó chịu. Alice mang một đơn đặt hàng sản phẩm bánh quy của hãng Suzy tới văn phòng. Bill lại cho rằng giá họ chào hàng quá đắt và giới thiệu một catalog của hãng Amway. Tiếp theo, đến lượt Maria giới thiệu đơn đặt hàng sản phẩm xe đạp với nhiều khuyến mãi đặc biệt... Trước khi bạn kịp nhận ra, phòng làm việc đã trở thành cái chợ với kiểu chào hàng và khuyến mãi sản phẩm huyên náo. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 205 9. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ làm việc Người quản lý không mong muốn nơi làm việc của mình trở thành một sân bóng, nơi mà hai đội kỳ phùng địch thủ trong màu áo đỏ và xanh quyết đấu với nhau. Họ không muốn mình trở thành trọng tài bất đắc dĩ đứng ra dàn xếp mâu thuẫn giữa các nhân viên. 10. Luôn miệng kêu ca phàn nàn Không có gì dễ làm sếp bực mình bằng những lời phàn nàn, kêu ca của nhân viên từ ngày này qua ngày khác. Công ty luôn đưa ra những phần thưởng và quyền lợi để khuyến khích nhân viên làm việc, nhưng dường như nó không bao giờ đầy đủ đối với những người hay phàn nàn. Cũng may là những hành động khiến sếp khó chịu như trên có thể được sửa đổi rất dễ dàng. Nếu bạn cảm thấy bản thân mình vướng phải một trong số đó, đã đến lúc bạn nên tự sửa đổi để trở thành nhân viên mà người quản lý mong muốn có được µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 206 Năm bài học củng cố thương hiệu TT - Trong khi nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như Coca-Cola, Levi Strauss, Kodak, Ford... đang lâm vào tình thế khó khăn vì doanh thu giảm sút thì những nhãn hiệu khác, đặc biệt là Procter & Gamble (P&G), lại gặt hái từ thành công vì biết cách xây dựng tên tuổi. Cuối tháng trước, P&G công bố hợp đồng sáp nhập gây chấn động thế giới trị giá 54 tỉ USD với hãng sản xuất lưỡi dao cạo Gillette. Trong lúc đó sản phẩm bột giặt số một thế giới Tide đang được P&G củng cố nghiên cứu thị trường, mở rộng thương hiệu và tăng cường quảng cáo. Sau đây là năm bài học xây dựng thương hiệu từ các công ty kỳ cựu như P&G cũng như những tên tuổi mới nổi như iPod của Apple hay Starbucks. Tấy cả đều quản lý thương hiệu một cách khác biệt so với kiểu làm của những thập niên trước. 1. Đổi mới P&G rất chú trọng củng cố Tide, thương hiệu bột giặt đứng đầu trong một thời gian dài ở những thập niên 1960, 1970 và 1980. P&G đã kết hợp công nghệ cao với chiến lược nghiên cứu thị trường để thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán của Tide thêm 2,6% trong năm ngoái (thị trường bột giặt chỉ có mức tăng trưởng chung chưa đầy 1%). Bí quyết là việc cho ra đời một "đại gia đình" bột giặt và thuốc tẩy rửa từ sản phẩm bột giặt nước lạnh Tide Coldwater cho đến dụng cụ tẩy vết bẩn Tide Kick đa năng. Sự đổi mới không phải luôn bắt đầu từ vạch xuất phát. Hãy xem P&G trở thành chuyên gia trong việc chuyển giao kỹ thuật từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu khác như thế nào. Bàn chải điện khử vết dơ Tide Stain Brush sử dụng cùng loại cơ chế như bàn chải đánh răng Crest Spinbrush Pro cùng hãng. Tương tự, Hãng Gillette cũng sở hữu sản phẩm máy cạo râu được ưa chuộng M3Power vốn là sự kết hợp của lưỡi dao cạo Gillette, pin Hai sản phẩm mới Tide Coldwater và Tide Stain Brush của Hãng Procter & Gamble gây nhiều tiếng vang trong thị trường hàng tiêu dùng µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 207 Duracell và các phần linh kiện nhỏ bé của sản phẩm Braun cùng hãng. Mặc dù có giá đắt hơn 50% so với các sản phẩm cùng tính năng trước đây nhưng M3Power chiếm đến 35% thị phần dao cạo tại Mỹ trong vòng chỉ có bảy tháng. 2. Nhanh hoặc thua cuộc Khách hàng không chỉ ham thích sự đổi mới, họ đang đòi hỏi có nó nhanh chóng hơn. Nhà thiết kế túi xách Coach Inc. từng giới thiệu những sản phẩm mới mỗi quí một lần nhưng giờ đây là mỗi tháng một lần. Trên trang web của hãng này, các sản phẩm mới được thể hiện ở những vị trí trang trọng nhất, dễ thấy nhất. "Nếu muốn cạnh tranh được, các nhãn hiệu phải luôn vận động. Tính tự mãn không có chỗ đứng trong thị trường hiện nay" - ông Lew Frankfort, giám đốc điều hành Coach Inc., nhận xét. Theo ông, trong mỗi tháng các sản phẩm mới chiếm đến 30% lượng hàng bán ra ở các siêu thị hay cửa hiệu tại Mỹ. 3. Không phải tiêu thụ nhiều ở siêu thị hàng đầu là tốt Siêu thị Wal-Mart là khách hàng chủ chốt của bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nào ở Mỹ. Tuy nhiên việc cân bằng doanh số bán với các siêu thị, cửa hiệu khác là điều quan trọng vì thống kê cho thấy nhãn hiệu nào càng bán được cho Wal-Mart chừng nào thì càng ít có lãi chừng nấy. Một cuộc nghiên cứu của nhà tư vấn Bain & Co. đối với 38 công ty bán trên 10% sản phẩm của mình thông qua Wal-Mart cho thấy rất ít công ty duy trì được lợi nhuận trên mức trung bình. Nguyên nhân nằm phần lớn ở chỗ: người tiêu dùng chú trọng sự thuận tiện bên cạnh giá cả. Nhiều người có thói quen mua hàng ở những cửa hiệu nhỏ thuận đường thay vì phải chạy xe đến Wal-Mart. 4. Tận dụng các kênh thông tin Bên cạnh những mẩu quảng cáo 30 giây trên truyền hình rất hiệu quả để một sản phẩm ghi vào óc người tiêu dùng thì vẫn còn những hình thức thông tin hữu hiệu khác như báo chí, đài phát thanh hoặc trang web. Sau khi Hãng P&G biết được rằng các khách hàng nữ muốn hiểu rõ hơn về sản phẩm Tampax, hãng này bắt đầu bớt đi việc quảng cáo trên truyền hình và đẩy mạnh quảng cáo trên báo đồng thời lập ra một trang web riêng để giới thiệu. Phó giám đốc tiếp thị Ted Woehrle của µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 208 P&G cho biết rất khó để chuyển tải hết thông điệp chỉ trong 30 giây ngắn ngủi trên truyền hình nên quảng cáo trên báo và web là điều tuyệt vời. 5. Tư duy phổ quát Thay vì chỉ định nghĩa về mình thông qua các sản phẩm, P&G đang vươn rộng cánh tay để trở thành người giải quyết bất kỳ vấn đề gì phát sinh trong mỗi ngôi nhà. Trong lúc đối thủ về kem đánh răng Colgate- Palmolive tập trung vào các ống kem thì P&G chiếm lĩnh các thị phần khác "liên quan đến răng miệng" như bàn chải điện giá rẻ và bộ dụng cụ làm trắng răng Whitestrips. Một thí dụ khác đến từ hãng chế tạo máy tính lừng danh Apple đang "thắng lớn" với máy chơi nhạc kỹ thuật số iPod nhờ vào sự kết hợp giữa khả năng thiết kế tuyệt vời và đầu óc tiếp thị. Người tiêu dùng chấp nhận một nhà chế tạo máy vi tính chuyển sang sản xuất hàng điện tử gia dụng vì Apple đã thành công khi xây dựng thương hiệu của mình như sự tưởng tượng phong phú và niềm vui trong cuộc sống. Tương tự, Starbucks đang "ăn nên làm ra" với lợi nhuận trong những ngày nghỉ tăng trên 31% vì đã biến các quán cà phê của mình không chỉ là nơi để người ta đến nhấp từng ngụm cà phê mà là một nơi để "kết nối với những người khác hay một nơi để thoát khỏi những bận rộn của cuộc sống". Mỗi tuần có 30 triệu người đến với Starbucks µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 209 10 kỹ năng nghề nghiệp cần thiết Mỗi người đã từng đi làm cuối cùng rồi cũng nhận thấy tương lai nghề nghiệp của mình còn tùy thuộc vào những kỹ năng mà mình có để cung cấp cho nhà tuyển dụng. Và những ai với các đơn xin việc ghi rõ ràng những kỹ năng cần thiết sẽ nhận được việc làm. Những kỹ năng bạn nên phát triển còn tùy thuộc vào mối quan tâm, khả năng, năng khiếu, nguồn lực và mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, với thời buổi kinh tế khó khăn trước mắt, điều quan trọng là điểm lại những kỹ năng hữu dụng trong việc phát triển sự nghiệp. Sau đây là 10 kỹ năng mà các nhà tuyển dụng mong muốn. 1. Kỹ năng giải quyết vấn đề Nhiều công việc chúng ta gặp phải hàng ngày, trong kinh doanh lẫn đời sống riêng, về bản chất rất phức tạp. Những người có khả năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu quả đang ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh, tư vấn quản lý, hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật. 2. Kỹ năng về chuyên ngành kỹ thuật Ngày nay, công nghệ phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa hầu hết các thiết bị điện, điện tử và cơ khí trong các lĩnh vực như khoa công trình, viễn thông, tự động, vận chuyển và hàng không cần những người có kỹ năng chuyên ngành kỹ thuật tiên tiến. 3. Kỹ năng quan hệ với người khác Tất cả các công ty thuê mướn nhiều nhân công sẽ không tránh khỏi những rắc rối nảy sinh trong quan hệ giữa người với người. Thông thường, thành công của một công ty tùy thuộc vào việc mọi người làm việc với nhau có tốt hay không. Nhiệm vụ của các trưởng phòng nhân sự, cán bộ phòng nhân sự, trưởng phòng và ban quản trị là hiểu được nhu cầu của nhân viên và tìm ra cách tốt nhất để đáp ứng Ảnh minh họa µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 210 những nhu cầu đó trong phạm vi môi trường việc làm của họ. 4. Kỹ năng lập trình vi tính Hiểu được cách chế ngự sức mạnh của máy tính và lập trình nó nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một công ty cụ thể, có thể gia tăng đáng kể cơ hội nghề nghiệp của bạn. Những ngôn ngữ lập trình cụ thể đang có nhu cầu cao nhất hiện nay bao gồm C++, Java, HTML, Visual Basic, Unix và SQL Server. 5. Kỹ năng huấn luyện Xã hội đương đại đang phát triển và thu thập lượng thông tin mới hàng ngày nhiều hơn trước rất nhiều. Kết quả là không ngừng xuất hiện nhu cầu tìm người có kỹ năng huấn luyện trong các ngành giáo dục, dịch vụ xã hội, tư vấn quản lý và thương mại. 6. Kỹ năng khoa học và toán học Các lĩnh vực khoa học, y học và khoa công trình đều có những tiến bộ vượt bậc từng ngày. Những chuyên viên trong ngành khoa học và toán học đang được ưa chuộng để đáp ứng mọi thách thức trong các lĩnh vực này. 7. Kỹ năng quản lý tiền bạc Ngày nay người ta phải cẩn thận lên kế hoạch chi tiêu để đảm bảo một cuộc sống hiện tại và về sau này. Thị trường lao động luôn cần đến các nhà môi giới đầu tư, nhân viên bảo hiểm, người lập kế hoạch hưu trí, nhân viên kế toán và CPA để đáp ứng nhu cầu này. 8. Kỹ năng quản lý thông tin Trong thời đại thông tin, VN hiện đang phát triển thông tin thành nền tảng của hệ thống kinh tế và những cá nhân sở hữu khả năng quản lý thông tin giữ vai trò trọng yếu trong hầu hết các doanh nghiệp. Chuyên viên phân tích hệ thống, chuyên viên công nghệ thông tin, chuyên viên quản lý cơ sở dữ liệu và kỹ sư viễn thông là ví dụ về những người có kỹ năng quản lý thông tin tiên tiến. 9. Kỹ năng ngoại ngữ µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 211 VN lệ thuộc rất nhiều vào các quốc gia khác về nguyên liệu và hàng hóa thô, cũng như vào thị trường toàn cầu khi giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của chúng ta. Kỹ năng ngoại ngữ - những ngoại ngữ đang có sức hút hiện nay như Anh, Nga, Nhật, Hoa và Đức - có thể giúp nâng cao cơ hội nghề nghiệp và mức lương của bạn. 10. Kỹ năng quản lý kinh doanh Hiểu được cách điều hành một công ty thành công là kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng đang có nhu cầu cao. Trong đó, kỹ năng cốt lõi là khả năng quản lý con người, hệ thống, nguồn lực và tài chính; hiểu được nhu cầu của khách hàng và chuyển những nhu cầu trên thành cơ hội kinh doanh. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 212 Tìm việc khi có ít kinh nghiệm Trên đường tìm việc, không ít bạn trẻ tỏ ra tự ti về sự thiếu kinh nghiệm làm việc. Song, bạn đừng ngại về điều đó, sẽ không thiếu những giải pháp tốt cho bạn. Mời bạn tham khảo ý kiến dưới đây của một chuyên gia việc làm Úc. Bạn có thể viết câu “Tôi là người có óc cầu thị” trong phần đơn xin việc của mình, nhưng phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ không chú ý lắm đến những câu chữ diễn đạt theo kiểu dài dòng như thế. Nhà tuyển dụng xét tuyển dựa trên những điều kiện cơ bản, đó là bản tiêu chuẩn việc làm đòi hỏi, kèm theo một số yêu cầu cụ thể đối với các ứng viên dự tuyển. Nếu bạn không có đủ thâm niên kinh nghiệm như yêu cầu, bằng cấp theo yêu cầu, cũng không có các kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc đang tìm, bạn hãy tự hiểu rằng nhà tuyển dụng sẽ không chọn những ứng viên như thế. Nếu cảm thấy ước muốn tìm việc của mình cứ hướng về một công ty cụ thể nào đó, trong khi xét thấy khả năng của bạn KHÔNG đáp ứng cho vị trí công việc, bạn có 2 chọn lựa: 1. Tiếp tục nộp đơn dù trước đó bạn đã gửi đến đây cả trăm bộ hồ sơ xin việc. Trong thị trường việc làm hiện nay, khó có ứng viên nào làm như vậy vì bạn buộc phải chờ đợi nhưng không biết sẽ chờ bao lâu. 2. Chuẩn bị tinh thần cho một vị trí công việc thấp hơn. Có lẽ đây là một sự chọn lựa hợp lý nhất và bạn hãy đặt qua một bên cái tôi ngạo mạn của mình để bắt đầu công việc. Đây là cách bạn tự tạo cho bản thân một cơ hội nhằm chứng minh về “óc cầu thị” của bạn và bạn là người làm việc chăm chỉ, sáng giá. Lời khuyên này cũng dành cho những người đã rời công việc sau một thời gian nghỉ khá lâu như nghỉ vì đau ốm, lý do gia đình hay nghỉ sinh. Họ nên bắt đầu trở lại với một công việc, vị trí việc làm thấp hơn so với những gì họ đảm đương ở thời điểm trước khi nghỉ, không phải vì sự µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 213 cam chịu mà vì nó tốt cho bản thân họ. Bắt tay vào một vị trí công việc thấp hơn vẫn tốt hơn là không làm gì cả. Một nhân viên với những thành tích được liên tục ghi nhận vẫn là một “ứng viên sáng giá” cho một vị trí công việc cao hơn so với hàng trăm “ứng viên sáng giá” khác đang nộp đơn xin vào vị trí này ở công ty. Hơn nữa, khi từ đầu bạn tự xin vào một vị trí công việc thấp hơn, sẵn sàng đáp ứng những công việc được giao phó khác, bạn chứng tỏ bản thân mình có thể đảm đương những công việc nhiều thử thách khác, vốn đòi hỏi sự nhanh nhạy và bản lĩnh. Tuy nhiên, bạn hãy cảnh giác đừng để một ai đó lợi dụng sự nhiệt tình của bạn vào những mục đích riêng của họ. Chúc bạn may mắn tìm được việc làm như mong muốn µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 214 4 lý do bạn không được thăng tiến và cách khắc phục TTO - Trách ai đây và trách điều gì đây nếu bạn không được thăng tiến như bạn muốn và như bạn nghĩ? Có nhiều nguyên nhân nhưng có một điều chắc chắn, bạn và chỉ chính bạn là nguyên nhân đầu tiên chịu trách nhiệm về lý do mình không được đề bạt! Hãy kiểm điểm lại 4 lý do thông thường nhất giải thích tại sao người ta không được đề bạt và cách xử lý với những trường hợp đó. 1. Bạn không được đề bạt bởi vì bạn không đáp ứng yêu cầu để đảm đương vị trí cao hơn. Có hai trường hợp xảy ra ở đây: Thứ nhất: thực chất, bạn có đủ khả năng để thực hiện những công việc, trách nhiệm mới, nhưng bạn chưa cố gắng hết sức để thể hiện hết khả năng của mình. Trong trường hợp này, hy vọng là công ty của bạn có một chương trình đạo tạo. Nếu có, hãy lập tức tham gia mà không chần chừ nữa. Nếu chưa có chương trình đào tạo nào như vậy, thì cơ hội là tùy vào bạn có biết tìm cách học hỏi để xử lý những công việc quan trọng hơn hay không? Hãy học và thực hành công việc theo thời gian riêng của bạn. Hãy kiên nhẫn và bền bỉ. Hãy thuyết phục sếp là bạn đã sẵn sàng và quyết tâm đảm nhận công việc mới! Trường hợp thứ hai: có thể là công việc mà bạn đang nhắm tới đơn giản là nằm ngoài khả năng của bạn! Bạn phải chấp nhận sự thật là bạn cũng là một con người bình thường và có những giới hạn nhất định. Ở trường hợp này, bạn sẽ có ít nhất hai lựa chọn: cố gắng hết sức mình ở vị trí hiện tại của bạn; hoặc nỗ lực phấn đấu theo một định hướng khác nhưng thực tế hơn, tận dụng tối đa những khả năng của mình. 2. Bạn không được thăng tiến bởi vì không có ai thay thế vị trí hiện tại của bạn Công ty của bạn lẽ ra phải có một kế hoạch đào tạo tạo nhân sự nối tiếp nhau cho những vị trí quan trọng. Nhưng, nếu vị trí của bạn lại không µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 215 được chuẩn bị thay thế, bạn không thể trách phiền việc trì trệ thăng tiến của mình cho một ai khác hoặc điều gì khác được! Trường hợp này, bạn phải tự tìm cách bảo đảm ít nhất có một người sẵn sàng thay vào vị trí của bạn. Hãy chọn một ứng viên phù hợp và đào tạo cho người đó những công cụ cần có để thay bạn khi bạn lên vị trí cao hơn. 3. “Họ” không biết bạn đang làm gì, bạn có thể làm được bao nhiêu, bạn đã sẵn sàng như thế nào để được tiến cử... Trong thế giới cạnh tranh việc làm mạnh mẽ như ngày nay, hãy nghĩ về chính bạn như một món hàng và phải được bày bán để phát triển nghề nghiệp của mình. Điều này có nghĩa là người mua (tức là người quản lý, người quyết định về nghề nghiệp của bạn) cần phải nhìn nhận đầy đủ về phẩm chất và khả năng phát triển của bạn. Hãy làm việc hết mình, chuẩn bị cho việc thăng tiến và hãy truyền đạt cho người khác thấy thực tế nguyện vọng và quyết tâm của bạn. 4. Bạn đã cố gắng không ngừng để được đề cử vị trí cao hơn. Nhưng mọi việc vẫn trì trệ, không ai trong cơ quan bạn thay đổi công việc, việc kinh doanh phát triển chậm chạp... Không còn chỗ để mở rộng! Cơ hội vẫn tùy vào bạn. Nếu bạn nhận ra đây chính là tình trạng đang diễn ra với mình, sự nghiệp của bạn đã được xác định rất rõ ràng hơn bao giờ hết. Có thể nói, con đường thăng tiến của bạn đã đi vào bế tắc. Có hai cách giải tỏa bế tắc này: Một là, hãy xem xét những lợi ích cộng thêm trong công việc hiện tại của bạn. Chắc chắn là có một vài lợi ích. Chúng sẽ duy trì mức tối thiểu hiện nay chứ? Còn lý do cá nhân nào khiến cho bạn ở lại tại vị trí này không? (Hãy suy nghĩ kỹ để chắc chắn rằng chúng không bị lạm dụng thành một cái cớ giữ chân bạn?) Những lợi ích này có xứng đáng với cái giá mà bạn phải trả cho việc dậm chân tại chỗ ở mức dưới khả năng của mình? Nếu có, bạn có thể ở lại và hy vọng mọi việc sẽ khá dần lên. Hai là, nếu những mong muốn không được đáp ứng đang thiêu đốt bạn, thì hãy thuyên chuyển đến một công ty khác mà bạn có cơ hội phát triển. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 216 Bước đầu tiên để nhận được tiến cử chính là hiểu rõ sự thành bại trong sự nghiệp của mình. Mà nguyên nhân của sự thành bại ấy hoàn toàn xuất phát từ chính bản thân bạn Làm thế nào để phục vụ tốt các khách hàng khó tính? Khả năng giao tiếp xuất sắc cũng như cách giải quyết vấn đề ổn thỏa, hiệu quả của bạn trong cách hành xử với những khách hàng sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty. * Phần lớn các bộ phận dịch vụ khách hàng tại các công ty đều phải đương đầu với những tình huống khách hàng tỏ ra cáu kỉnh, bực tức. Những tình huống này có thể bao gồm: - Một khách hàng tỏ ra tức giận về chất lượng hay việc giao nhận sản phẩm/dịch vụ. - Một sản phẩm được gửi trả lại hay một tuyên bố chấm dứt sử dụng dịch vụ. - Những thông tin không chính xác được chuyển tới cho khách hàng. - Một khách hàng có thái độ tiêu cực với công ty bạn bởi những trải nghiệm của họ trong quá khứ. - Khách hàng xung đột hay sự đối chất gay gắt. - Những khách hàng cáu giận. - Khách hàng yêu cầu giải thích về một thủ tục hay chính sách của công ty. - Khách hàng yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với nhà quản lý. Mục tiêu cuối cùng trong những tình huống khó khăn này là nhằm đưa ra một giải pháp hiệu quả nhất. Chúng ta đều muốn khách hàng rời khỏi công ty với cảm giác họ đã được lắng nghe, được chăm sóc và được đánh giá cao. Những suy nghĩ và nhìn nhận hướng tới khách hàng sẽ có tác động khá lớn đến việc đạt được các mục tiêu này. Cùng với trọng tâm hướng đến khách hàng, có một công cụ vô giá giúp bạn đương đầu với những tình huống khó khăn trong dịch vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất, đó là Quy trình 5 bước (Five-Step Process): * Quy trình 5 bước: µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 217 Bạn đã từng bao giờ là một khách hàng cáu kỉnh, gọi điện cho nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ của bạn để thông báo một vấn đề nghiêm trọng? Nếu bạn nhận được một câu trả lời thỏa mãn cùng một cảm giác mình đã được lắng nghe, được chăm sóc chu đáo, và được đánh giá đúng trong suốt thời gian giao dịch, liệu bạn có quan tâm đến việc sẽ tiếp tục mua sắm sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp đó trong tương lai không? Chắc chắn là có. Quy trình 5 bước sẽ giúp chúng ta tạo ra cho các khách hàng một cảm giác thoải mái như vậy. Bước 1 - Hoạch định chiến lược - Xây dựng và phát triển một mục tiêu cho hoạt động giao tiếp trong công ty. Bạn muốn những kết quả sau cùng như thế nào? (giữ chân các khách hàng, giải quyết một vấn đề nào…). - Nhận ra những giới hạn và khả năng của bạn: Bạn có thể làm được hay cung cấp những gì cho các khách hàng của bạn? Bạn không thể làm được những gì cho khách hàng bởi chính sách, quy định của công ty hay các lý do kinh doanh khác? - Chuẩn bị sẵn sàng bằng việc nhận ra những vấn đề chung và các giải pháp thành công. Bước 2 - Thể hiện sự cảm kích Bạn hãy sử dụng các câu giao tiếp kiểu như “Tôi hiểu quý vị cảm nhận như thế nào”, “Tôi hiểu”, “Tôi xin lỗi”, “Tôi rất lấy làm tiếc”, “Tôi có thể hiểu cách mà quý vị cảm nhận” để các khách hàng cảm thấy họ được lắng nghe và chúng ta đang tôn trọng họ. Thật hữu ích nếu chúng ta chủ động tiến lên bằng việc giúp đỡ khách hàng giải toả sự cáu giận và đặt bản thân chúng ta vào cương vị của khách hàng. Bước 3 - Làm rõ vấn đề Đôi khi chúng ta mắc sai lầm trong việc giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh bởi vì chúng ta dựa trên những gì bản thân suy nghĩ và nhận xét lời nói của khách hàng. Bạn có thể làm rõ vấn đề theo một số cách thức như: - “Những gì tôi nghe và hiểu được từ phía anh là… không biết có đúng vậy không?” µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 218 - “Anh có thể nói thêm cho tôi về việc…?” - “Tôi có thể giúp anh như thế nào...?” - “Anh mong đợi mọi chuyện sẽ như thế nào…?”.Việc làm rõ vấn đề sẽ đưa chúng ta tới một giải pháp thích hợp theo một cách thức hiệu quả hơn. Bước 4 - Đưa ra một cách thức giải quyết vấn đề Việc đưa ra cũng như giới thiệu một giải pháp không phải là một thách thức khó khăn nếu bạn thực hiện chuẩn xác cả ba bước trên. Chúng ta cũng có thể đưa ra một số giải pháp khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những giới hạn cũng như khả năng của bạn - bạn có thể làm được những gì và không thể làm được những gì cho các khách hàng. Bước 5 - Kiểm tra Việc kiểm tra chính là cơ hội của chúng ta nhằm đảm bảo rằng khách hàng đã hoàn toàn thỏa mãn và cảm thấy vui vẻ với giải pháp đã được đưa ra. Bạn có thể kiểm tra lại theo một số cách thức như: - “Việc đó nghe như thế nào?” - “Anh nghĩ gì về việc này?” - “Anh có đồng ý với tôi?” - “Việc đó có ý nghĩa với anh không?” - “Việc đó có đúng với những gì anh yêu cầu không?” - “Việc đó có khiến anh cảm thấy thoải mái không?” * Ứng dụng Quy trình 5 bước Bước 1: Hoạch định chiến lược: Chiến lược của chúng ta là nhằm giữ chân các khách hàng bất cứ lúc nào có thể. Chúng ta muốn đưa ra cho khách hàng những cảm giác thoải mái nhất trong khi vẫn cân bằng giữa lợi ích kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Không ai muốn đánh mất các khách hàng hiện đang có cả. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 219 Tình huống được đưa ra là một khách hàng gọi điện than phiền về chất lượng sản phẩm mà anh ta mới mua cách đó không lâu: Bước 2: Thể hiện sự cảm kích: “Tôi xin lỗi về việc sản phẩm đã không có được chất lượng nhưng anh mong đợi. Tôi hiểu sự thất vọng của anh. Tôi hoàn toàn có thể giúp anh” . Bước 3: Làm rõ vấn đề: “Để chúng tôi có thể cải thiện chất lượng sản phẩm - và giúp tôi có thể phục vụ anh tốt hơn, liêu tôi có thể hỏi anh rằng bộ phận cụ thể nào có chất lượng tồi được không?”. Bước 4: Đưa ra một giải pháp: “Chúng tôi sẽ rất sẵn lòng đổi cho anh một sản phẩm tương tự khác với chất lượng tốt hơn”. Bước 5: Kiểm tra lại: “Anh có bằng lòng với giải pháp đó không?”. Tuỳ thuộc vào các phản ứng từ phía khách hàng, chúng ta có thể phải thực sự lặp đi lặp lại nhiều lần cả 5 bước trên theo tuần tự từng bước một trong quá trình giao tiếp với một khách hàng. Bằng việc giảm bớt sự xung đột và cởi mở trong đối thoại với khách hàng, quy trình 5 bước sẽ giúp bạn tránh khỏi rơi vào những cuộc cãi vã không hiệu quả. Nó cũng sẽ trợ giúp bạn rất nhiều trong việc tạo ra cho khách hàng những cảm giác và trải nghiệm thoải mái nhất khi giao dịch mua bán với công ty bạn. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 220 4 bí mật mà công ty không muốn nhân viên biết Theo các tác giả, hầu như công ty nào trên thế giới cũng giống nhau ở điểm chung này - không cho nhân viên biết khoảng 3 - 4 loại thông tin thông thường nhất. Rất nhiều người ngạc nhiên cao độ khi được nghe nói về những thông tin được liệt vào hàng mật này. Vậy, đó là những thông tin gì? Danh sách đen Hầu như công ty nào, sau một quá trình hoạt động, cũng có một danh sách những người không làm việc hiệu quả, không có thái độ tốt hay nói đúng hơn, danh sách những người chuẩn bị phải sa thải, hoặc được khuyến khích ra đi bất cứ lúc nào. Đó là một danh sách mật. Điều đáng lưu ý là, ngay cả những người phụ trách trực tiếp những người có tên trong danh sách đen, nhiều khi cũng không được biết về bí mật đó. Và một điều đáng lưu ý là, ngay cả những người làm ở những vị trí cao cấp trong công ty, vốn luôn được trọng vọng, cũng có thể có tên trong danh sách đen, và họ sẽ chẳng bao giờ ngờ tới được điều đó. Nhưng điều đó cũng không quá ngạc nhiên, bởi khi cần cắt giảm chi phí, chính sự ra đi của họ tạm thời gỡ đi được gánh nặng lương đáng kể. Danh sách danh giá Trái với danh sách đen, danh sách danh giá là tập hợp tên của những người thường xuyên làm việc hiệu quả, có thái độ tốt hay nói đúng hơn, danh sách của những người chuẩn bị được tăng lương, thăng tiến hay chuyển sang các công tác mới ở những vùng đất mới. Khác một trời một vực như vậy, song điểm chung giữa danh sách này với danh sách đen là cả hai đều nằm trong ngăn kéo kín mít của "đấng tối cao" trong công ty, hầu như không bao giờ được tiết lộ ra ngoài. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 221 Người ta sợ những thông tin đồn đoán sẽ làm hỏng cả hạt giống đã nhắm sẵn. Người ta cũng sợ khi biết mình trong diện được ưu ái, sẽ xuất hiện những đòi hỏi quá đáng, ngay cả khi chưa được cất nhắc. Điều cần lưu ý là, những người làm việc tốt nhất, mang lại hiệu quả cao cho công ty trong thời điểm hiện tại chưa chắc đã có tên trong danh sách danh giá này. Có công bằng hay không Có lẽ đây là loại thông tin mà nhiều người đồng ý là tuyệt mật. Hầu như tất cả các ban Giám đốc đều tuyên bố trước nhân viên, trước báo chí rằng họ không phân biệt đối xử với người làm chỉ vì họ có khác biệt về màu da, tôn giáo hay giới tính... Song sự thật có công bằng hay không thì chỉ có ban Giám đốc biết với nhau mà thôi. Nhân viên nào cũng muốn biết đích xác điều đó, xem cam kết của họ có đúng hay không. Song có lẽ, họ chỉ được biết khi đã quá muộn và khi không còn cần thiết phải biết nữa. Giám đốc nhân sự - phe ta hay phe địch ? Đó vẫn còn là câu hỏi chưa thể tìm nổi câu giải đáp ở rất nhiều công ty ngày nay. Trên nguyên tắc, Giám đốc nhân sự là người tham gia vào nhiều quá trình trong cuộc sống tại nơi làm việc của nhân viên, từ tìm kiếm, tuyển chọn, đào tạo, quan tâm và hỗ trợ cho tới cất nhắc họ. Do vậy, cần phải coi họ là bạn, một loại bạn hiện diện nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Có điều, họ lại là những người được chủ công ty tìm kiếm, tuyển chọn, đào tạo, quan tâm và cất nhắc! Do vậy, cũng không có gì khó hiểu nếu họ làm theo ý chỉ của chủ công ty, dù nó đi ngược lại mong muốn của nhân viên. Do vậy, Giám đốc nhân sự - bạn hay "kẻ địch" thì chỉ có chính người đó biết, hoặc may ra là ban giám đốc và một vài nhân viên tinh ý khác. Song đó thường được coi là một trong những bí ẩn nơi công sở! µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 222 "Thuật" khen ngợi Có thể có người cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể bày tỏ được ý muốn "lấy lòng" người khác bằng thái độ và hành động cụ thể. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Bởi ngợi khen bằng lời vẫn là phương pháp biểu đạt tốt nhất thiện ý của bạn với đối phương. Tuy nhiên, khi chúng ta muốn thể hiện "những lời có cánh" đó tới đối phương cũng cần có nghệ thuật, cần tế nhị chứ không nên thô cứng. Trước hết hãy đề cập đến những gì liên quan đến anh ta bằng những lời nói cung kính, trân trọng. Còn phần mình thì nên nói một cách vừa phải, ý khiêm nhường, tránh tâng bốc, khoe khoang. Bạn đừng cho rằng làm như vậy là tâng bốc người khác, nếu nó được dùng một cách thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến đối phương cảm thấy dễ chịu và thiện cảm với bạn. Thường thì nhân viên trong công ty rất ít quan tâm đến việc cấp trên đi công tác về. Kỳ thực đây chính là một cơ hội rất tốt. Một nhân viên lịch thiệp, lúc này sẽ bước tới đón cấp trên, đồng thời không thể quên nói những câu như: "Giám đốc (hoặc xưng theo chức vụ) anh đã về rồi! Anh vẫn khỏe chứ? Chắc là mọi việc đều tốt đẹp cả chứ ạ?... Sau đó xách đồ đạc giúp ông ta, và nhắc thư ký hoặc đích thân mình đi pha trà mời ông ta. Lời nói và thái độ ân cần của bạn là một cách "lấy lòng" khá hiệu quả đấy. Chẳng ai lại không hài lòng khi cấp dưới của mình quan tâm, chu đáo với mình như vậy, phải không? Những việc nhỏ như vậy thường khiến cấp trên nhớ lâu. "Người không làm được việc nhỏ thì làm sao làm được việc lớn"- có lẽ đó là một tiêu chuẩn mà đa số lãnh đạo dùng để đánh giá cấp dưới của mình. Lại nữa, khi ăn cơm trưa, không nên lúc nào cũng chăm chú với các đồng nghiệp của mình, hãy đánh tiếng chào mời cấp trên. Có thể cấp trên còn bận những việc khác nên không đi ăn cùng được, nhưng một tiếng chào sẽ để cho người ta cảm giác khác hẳn so với trường hợp mà khi cấp trên còn ngồi đó, vừa tới giờ ăn trưa là râm ran cùng các đồng nghiệp khác rời vị trí. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 223 Những người cấp trên ít nhiều đều có mong muốn được nói chuyện, truyền kinh nghiệm, giáo huấn đối với cấp dưới, vậy bạn hãy là một người nghe trung thực, lắng nghe những lời huấn dụ say sưa của ông ta. Với những nhân viên chịu chăm chú lắng nghe những lời của mình hơn những người khác, tất nhiên là cấp trên sẽ càng tín nhiệm và có đánh giá cao hơn. Thực tế, người ta sẽ có cảm tình hơn với những đối tượng chịu nghe mình phát ngôn. Khi nghe cấp trên nói chuyện, thỉnh thoảng bạn hãy bày tỏ tình cảm, sự đồng tình, cảm động, thỉnh thoảng nhắc lại lời cấp trên; xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn. Lúc đầu sẽ có chút gượng, nhưng mấy lần sau tự nhiên sẽ quen. Tóm lại, dù bạn có mệt mỏi, khó chịu, dù bạn ở đâu, làm gì cùng cấp trên, xin đừng quên nói với cấp trên những lời "kính trọng" với thái độ chân thành. Hãy chú ý lắng nghe và thực hiện những dặn dò của cấp trên với thái độ "cung kính" và tác phong nhanh nhẹn µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 224 Cân nhắc trước khi nghỉ việc Bất ổn xảy ra nơi công sở. Lập tức, trong đầu bạn xuất hiện hai từ “nghỉ việc”. Đó chỉ là tâm lý phản ứng bình thường nhưng chưa hẳn đã hay. Nếu gặp khó khăn mà bạn lại nhảy việc, cuối cùng, bạn sẽ không gắn kết với công việc nào lâu dài. Một số tình huống để bạn tham khảo xem trong trường hợp ấy nên đi hay ở? * Tình huống 1: Bạn gây ra một sai lầm rất lớn Nhập số liệu kế toán không đúng, thông báo cuộc họp khách hàng sai thời gian để công ty bị hủy hợp đồng... -> Giải pháp: Đừng thôi việc Cùng tập thể tìm cách tốt nhất để cứu vãn. Mạnh dạn đối diện với sếp: “Nếu còn tin, hãy cho tôi cơ hội để chuộc lỗi”. Sau đó, đừng áy náy về lỗi lầm cũ, tập trung làm việc để lấy lại phong độ. * Tình huống 2: Tôi làm việc ở đây 5 năm mà không được thăng tiến Lương chẳng xê dịch là bao, vị trí cứ lẹt đẹt dù bạn có cống hiến đáng kể cho công ty. - > Giải pháp: Nên thôi việc sau khi đã hết sức Mạnh dạn đề nghị tăng lương, tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ... Nếu vẫn không thay đổi, bạn nên viết đơn xin nghỉ việc. Môi trường mới có thể hợp với bạn hơn. * Tình huống 3: Không khí trong cơ quan hết thân ái Thăng tiến, mức lương đánh giá theo năng lực... đã đẩy những đồng nghiệp cạnh tranh với nhau khốc liệt. -> Giải pháp: Không nghỉ việc µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 225 Cạnh tranh là chuyện tất yếu giúp công ty phát triển. Hãy hòa nhập với môi trường và cách làm việc mới. Tình huống 4: Bạn không được lòng sếp Dù bạn có nhiều năng lực, nhưng ông ấy vẫn cứ “đì” bạn hết ga. -> Giải pháp: Nên nghỉ việc Xét lại mức độ “yêu ghét” ấy có đáng để bạn chịu đựng không? Vì lý do gì mà sếp không thích. Nếu chỉ vì những điểm không thỏa đáng, bạn nên mạnh dạn nghỉ việc. Nếu có khả năng, rất nhiều cơ hội đang chờ bạn µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 226 Cẩm nang ứng xử trong đợt lễ tiệc cuối năm Dịp cuối năm thường là thời điểm của những cuộc vui: lễ tổng kết cuối năm, liên hoan mừng giáng sinh và năm mới, họp mặt khách hàng… Tham dự những buổi tiệc này cũng chính là một phần công việc của những người đã đi làm. Không khí những buổi họp mặt sẽ giúp mọi nhân viên có thêm cơ hội trò chuyện với các đồng nghiệp một cách cởi mở và chân tình hơn. Tuy nhiên, để cuộc vui không chóng tàn, có vài điều mà chúng ta đều cần ghi nhớ để tránh phải những lỗi đáng tiếc. Đừng uống quá chén. Rượu có thể làm người ta mất nhận thức về hành vi của mình. Nếu không uống được, bạn nên chọn một loại thức uống khác để cụng ly với bạn bè thay vì cố tỏ ra sành điệu. Hãy nhớ rằng, sự tỉnh táo chi phối tất cả cho dù bạn có tửu lượng khá cao thì cũng nên hạn chế uống nhiều các loại nước có độ cồn cao nếu bạn không muốn để lại hình ảnh xấu trong mắt đồng nghiệp. Đừng cư xử như thể bạn đang ở hàng quán. Những buổi tiệc công ty là những cơ hội tuyệt vời thắt chặt thêm mối quan hệ thân tình với các đồng nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta đừng nên vịn vào đó mà đi quá xa giới hạn giao tiếp. Tìm hiểu hỏi thăm cuộc sống gia đình khác hẳn với chuyện soi mói đời tư, thoải mái chuyện trò không giống như cùng đám chiến hữu hội tụ nhau ở hàng quán sau giờ làm. Điều đặc biệt mà các quý ông cần lưu ý là đừng tỏ ra ve vãn săn đón với các nữ đồng nghiệp trong các dịp này. Những cử chỉ, lời nói suồng sã sẽ chỉ làm hại chính bạn đầu tiên, cho dù đó chỉ là những hành động vô tình nhưng cũng có thể làm mất lòng những người xung quanh. Đừng diện những trang phục quá khêu gợi. Dĩ nhiên, khi đi dự tiệc, ai cũng muốn diện hơn ngày thường đi làm, tuy vậy các quý cô cần lưu ý cũng đừng để mình bị lạc lõng giữa các đồng nghiệp vì những bộ cánh hơi ít vải hay quá lòe loẹt. µ NGHỆ THUẬT KINH DOANH 227 Đừng đùa giỡn quá trớn. Mỗi khi tham gia một cuộc vui, hầu như mọi người đều có chung tâm lý “chơi xả láng, sáng về sớm”. Chúng ta hay dựa vào lý do xả stress mà vô tư đùa giỡn quá trớn. Đặc biệt, những lúc quá chén, nhiều người thường cư xử đi quá giới hạn lịch sự mà không nhận thức được để rồi phải “trả giá” đắt. Đừng kể những câu chuyện cười dung tục. Đây là nguyên tắc bất cứ một nhân viên nào cũng nên nhớ dù trong hay ngoài giờ làm việc. Khi bạn chèn những câu chuyện dung tục vào những lúc nói chuyện với đồng nghiệp kể cả lúc dự tiệc cũng có thể làm mọi người khó chịu và tỏ ra thiếu thiện cảm với mình. Đừng ăn nói thô lỗ. Không khí buổi tiệc có thể làm chúng ta cảm thấy thoải mái và dễ nói chuyện với nhau hơn những lúc đối mặt hàng ngày ở văn phòng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không thận trọng khi phát ngôn đặc biệt là khi đã ngấm hơi men. Chỉ vài phút hớ hênh, tuôn ra vài từ thô lỗ sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong công ty lâu dài. Đừng bình phẩm đồng nghiệp sau lưng. Một vài đồng nghiệp vì những lý do bận đột xuất mà vắng mặt trong buổi tiệc, bạn đừng lợi dụng dịp này để nói xấu. Nếu không, bạn đã tự phá hỏng cuộc vui của mình và mọi người, và biết đâu trong số những người xung quanh sẽ đem những chuyện này kể cho anh ta hay cô ta nghe sau buổi tiệc… Lúc ấy, mối quan hệ của bạn với người đồng nghiệp này chắc chắn sẽ xấu đi rất nhiều. Đừng dẫn theo khách không được mời. Tiệc công ty thường dành cho toàn thể nhân viên. Bạn đừng dẫn theo người quen hay bạn bè mà không báo trước hoặc hỏi qua ý những người chịu trách nhiệm tổ chức. Đừng xét nét hành vi ứng xử của mọi người. Tất cả những người có mặt trong buổi tiệc đều là là những người đã đi làm và ít nhiều có kinh nghiệm trong việc giao tiếp. Họ có thể dễ dàng thích ứng và biết cách cư xử thích hợp trong buổi tiệc theo sự mong đợi của ban tổ chức. Bạn đừng tỏ ra xét nét hay hành vi của mọi người theo quan điểm riêng của mình mà làm ảnh hưởng đến không khí vui chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghẹ thuật kinh doanh định dạng pdf.pdf