Tóm lại những dẫn chứng trong bài viết
này đã dự báo các tác động không thể tránh
khỏi bởi mực nước biển dâng do biến đổi khí
hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và nghề nuôi cá tra nói riêng. Hiện nay
người nuôi cá tra phải tự thích ứng với các hiện
tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng tăng
dần của mực nước biển dâng. Tuy nhiên trong
tương lai, các biện pháp thích ứng phải được
kết hợp chặt chẽ giữa tự phát và kế hoạch,
giữa người nuôi và các tổ chức liên quan trong
một thể thống nhất như quản lý tổng hợp vùng
ven biển, áp dụng cách tiếp cận sinh thái trong
nuôi trồng thủy sản, tăng cường chất lượng
con giống có khả năng chịu mặn, cải thiện kỹ
thuật nuôi và tăng cường nhận thức người
nuôi để việc ứng phó với biến đổi khí hậu của
nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long
đạt hiệu quả cao.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) ở đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức của biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI
NGHỀ NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỚC THÁCH THỨC
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG
IMPACTS OF CLIMATE CHANGE ON PANGASIUS FARMING SECTOR
IN MEKONG DELTA, VIETNAM AND THE ADAPTATION MEASURES
Nguyễn Lâm Anh1
Ngày nhận bài: 29/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 07/3/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016
TÓM TẮT
Nghề nuôi cá tra phát triển mạnh trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng vào sản lượng thủy
sản nuôi và góp phần phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay hình thức nuôi chủ yếu
trong ao đất dọc theo các nhánh sông Tiền và Hậu có chế độ thủy văn bị chi phối bởi lưu lượng dòng chảy biến
động theo mùa và chế độ thủy triều. Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến
đổi khí hậu thông qua hiện tượng nước biển dâng. Khi mực nước biển dâng, vùng nuôi cá tra ở An Giang và
Đồng Tháp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vào mùa mưa khi các đỉnh lũ lên cao hơn và quá trình ngập lụt kéo dài
hơn hiện nay. Trong khi đó, diện tích phù hợp nuôi cá tra ở vùng ven biển sẽ bị đe dọa bởi quá trình xâm nhập
mặn trong mùa khô vào sâu hơn trong đất liền, kéo dài với độ mặn cao. Để đối phó với những tác hại do mực
nước biển dâng, người nuôi cá tra phải tăng chi phí cho việc nâng cao đê bao, điều chỉnh thời vụ, giảm mật độ
thả, thả con giống kích thước lớn hơn và cải tiến kỹ thuật chăm sóc. Các tổ chức liên quan như chính quyền,
viện nghiên cứu, các công ty thủy sản có thể can thiệp về mặt chính sách, hệ thống đê điều, sản xuất giống cá
tra chịu mặn và nâng cao nhận thức của người nuôi để giúp cho nghề nuôi cá tra ứng phó hiệu quả với tác
động của biến đổi khí hậu.
Từ khóa: nghề nuôi cá tra, đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, giải pháp ứng phó
ABSTRACT
The rapid growth of the pangasius farming sector in recent years has contributed signifi cantly to the
aquaculture product and socio-economic development in Mekong Delta. At present, pangasius have been cultured
in earthern ponds along the Tien and Hau rivers. The hydrological regime of Tien and Hau rivers have been
affected by seasonal river discharges and tidal ranges. Vietnam was ranked among the top fi ve countries most
affected by rising sea levels. Sea level rise will increase the water level and prolong the inundation areas in
the rainy season, whereas expand the salt water intrusion with high salinity in the dry season. These cause the
vulnerability of suitable areas of pangasius farming. To deal with climate change impacts, the pangasius farmers
have to invest more cost for increasing and maintaining pond dyke heigh, adjust the crop period, decrease stock
density, stock lager fi sh and improve pond culture techniques. Taking into account the involvement and control
of several stakeholders such as government, institutes, fi sheries companies through creating relevent policy,
improving fl ood protection dyke, developing salinity tolerant pangasius strain, and enhancing the awareness
building of farmers to effectively adapt to climate change of pangasius farming sector in Mekong Delta.
Keywords: pangasius farming, Mekong Delta, climate change impacts, adaptation
1 Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 131
I. MỞ ĐẦU
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Thế
giới (FAO, 2014) trong những năm từ 2007 đến
2012, sản lượng khai thác thủy sản thế giới có
dấu hiệu chững lại quanh mốc 90 triệu tấn/năm,
trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng
ổn định từ 49,9 triệu tấn (2007) lên 66,6 triệu
tấn (2012) đóng góp ngày càng có ý nghĩa vào
an ninh lương thực toàn cầu. Số liệu của Tổng
cục Thống kê Việt Nam (2014) cũng cho thấy
ở đồng bằng sông Cửu Long sản lượng khai
thác thủy sản tăng 2 lần từ 363 nghìn tấn lên
646 nghìn tấn trong khi sản lượng nuôi trồng
thủy sản tăng 8 lần từ 267 nghìn tấn đến 2.132
nghìn tấn trong những năm 1995-2011. Có thể
thấy rõ sự phát triển thần kỳ của nuôi trồng
thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long có đóng
góp lớn của nghề nuôi cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) (Phan và nnk, 2009; De Silva
và Phuong, 2011; VASEP, 2013). Theo VASEP
(2013), sản lượng cá tra năm 2012 đạt 1.190
nghìn tấn, xuất khẩu đi 142 nước trên thế giới
và mang lại giá trị 1,7 tỷ USD.
Nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu
Long ngày càng phát triển với hình thức chủ
yếu hiện nay là nuôi thâm canh trong ao đất
(Phan và nnk, 2009; Bui và nnk, 2012) dọc
theo các nhánh sông Tiền và sông Hậu (hình
1). Hai con sông này có chế độ thủy văn dao
động phụ thuộc vào biên độ thủy triều và
lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa
(Wassmann và nnk, 2004). Lũ lụt trong mùa mưa
(tháng 5 đến tháng 11) và xâm nhập mặn trong
mùa khô (tháng 12 đến tháng 4) sẽ ảnh hưởng
đến diện tích phù hợp để nuôi cá tra. Theo báo
cáo của Vụ Nuôi trồng thủy sản (2008) và các
tác giả De Silva và Phuong (2011), độ mặn lớn
hơn 4‰ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
của cá tra. Những tác động này sẽ càng trở nên
nguy hại hơn bởi mực nước biển dâng do tác
động của biến đổi khí hậu.
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)
(2007) dự báo mực nước biển toàn cầu sẽ dâng
cao hơn trong thế kỷ 21 so với giai đoạn 1961
đến 2003. Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của
IPCC (2013) tái khẳng định tỷ lệ tăng trung bình
mực nước biển vẫn tiếp diễn từ đầu thế kỷ 20.
Việt Nam được dự báo là một trong năm nước
bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mực nước biển
dâng (Dasgupta và nnk, 2007). Năm 2009, Bộ
Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (Bộ TNMT)
đã xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu và
nước biển dâng và tiếp tục cập nhật vào năm
2011 dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà
kính khác nhau của IPCC, và đã dự báo mực
nước biển dâng vào năm 2100 ở nước ta là vào
khoảng 75cm (Bộ TNMT, 2012).
Bài báo này nhằm điểm qua các nghiên
cứu về ảnh hưởng của mực nước biển dâng
do biến đổi khí hậu đến nghề nuôi cá tra ở
đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp
ứng phó.
Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long và các điểm nuôi cá tra
(Nguồn: Anh và nnk, 2014)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
132 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
II. NỘI DUNG
1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nghề
nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21,
nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình
thủy lực và hệ thông tin địa lý (GIS) để mô
phỏng các kịch bản nước biển dâng ở đồng
bằng sông Cửu Long và đã kết luận rằng lũ lụt
trong mùa mưa sẽ có đỉnh cao hơn và kéo dài
hơn trong khi xâm nhập mặn vào mùa khô sẽ
lan rộng với độ mặn tăng (Wassmann và nnk,
2004; Hoa và nnk, 2007, 2008; Khang và nnk,
2008). Wassmann và nnk (2004) ước tính cao
nhất có đến 60% diện tích trồng lúa ở đồng
bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do lũ lụt
dâng cao trong mùa lũ theo các kịch bản nước
biển dâng +20 cm và +45 cm. Khang và nnk
(2008) đã mô phỏng sự thay đổi lưu lượng và
xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
theo các kịch bản nước biển dâng +20 cm và
+45 cm và từ đó ước tính diện tích trồng lúa bị
ảnh hưởng do độ mặn tăng lần lượt là 200.000
ha và 400.000 ha.
Đối với nghề nuôi cá tra, các nghiên cứu
(Phan và nnk, 2009; Trương Hoàng Minh
và nnk, 2014; Anh và nnk, 2015) đã phân
tích ở vùng ven biển, người nuôi gặp hiện
tượng xâm nhập mặn tăng cao vào mùa
khô nên các ao nuôi gần biển có sản lượng
giảm sút. Trong những tháng đầu năm 2011
ở Bến Tre, xâm nhập mặn kéo dài gây khó
khăn cho việc cấp nước và thay nước cho
ao nuôi cũng như dịch bệnh xảy ra nhiều.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT thì tỷ lệ
hao hụ t khá cao từ 10 - 15% ở các ao cá có
khối lượng dưới 100g/con và 5 - 10% ở ao cá
có khối lượng 100 - 500g/con, đồng thời tốc
độ tăng tưởng của cá có dấu hiệu chậm hơn
so với cùng kỳ năm trước (Sở NN&PTNT Bến
Tre, 2012). Kam và nnk (2012) đã nhận định
rằng người nuôi cá tra vùng ven biển sẽ bị mất
một nửa lợi nhuận vì ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu. Trong khi đó, Thân Thị Hiền và nnk
(2010), Trương Hoàng Minh và nnk (2014),
Anh và nnk (2015) khẳng định rằng vùng nuôi
cá tra tại các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp và
Cần Thơ bị ảnh hưởng nhiều bởi việc tăng các
cơn lũ vào mùa mưa. Trương Hoàng Minh và
nkk (2014) nhận định người nuôi cá tra đã phải
tăng chi phí đắp bờ đê bao khoảng 20 triệu
VNĐ/ha để đối phó với mực nước sông dâng
cao. Anh và nnk (2015) dựa trên điều tra và
phân tích thống kê đã khẳng định 75% người
nuôi ở An Giang và Đồng Tháp đã bị giảm lợi
nhuận khi bị những đợt lũ lớn bất thường.
Anh và nnk (2014) đã sử dụng mô hình
MIKE 11 và kỹ thuật GIS để dự báo ảnh hưởng
của 3 kịch bản nước biển dâng +30 cm, +50
cm và +75 cm đến các vùng nuôi cá tra (thời
điểm năm 2009) ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mức xâm nhập mặn tăng từ tháng 1 đến tháng
4 (mùa khô) ở tất cả các kịch bản nhưng vùng
bị ảnh hưởng mở rộng nhiều khi nước biển
dâng ở kịch bản +50cm và +75cm và mức độ
mặn thấp (<4‰) khuếch tán nhanh hơn độ
mặn trên 4‰ (bảng 1).
Bảng 1. Diện tích của đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn theo các
kịch bản nước biển dâng (đơn vị tính km2)
2005 Các kịch bản nước biển dâng
Độ mặn (‰) 0 cm + 30 cm % + 50 cm % + 75 cm %
< 4 4 780 6 430 + 35 7 450 + 56 8 090 + 69
4 – 10 2 360 2 515 + 7 2 745 + 16 3 240 + 37
10 – 20 2 280 2 610 + 14 2 530 + 11 2 570 + 13
> 20 9 380 9 240 - 1 9 170 - 2 9 130 - 3
Diện tích >4‰
bị ảnh hưởng 14 020 14 365 + 2 14 445 + 3 14 940 + 7
(Nguồn: Anh và nnk, 2014)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 133
Trên sông Hậu, tại thời điểm hiện tại đường
đẳng mặn 4‰ xâm nhập sâu 29 km vào tháng
3 và 32 km vào tháng 4 và khi nước biển dâng
+50 cm sẽ tiến sâu 35 km vào tháng 3 và 38 km
vào tháng 4 (Anh và nnk, 2014). Diện tích nuôi
cá tra biến động theo từng năm do ảnh hưởng
của nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn
như giá cả, thị trường hay môi trường nên Anh
và nnk (2014) sử dụng đường đẳng mặn 4‰
để dự báo phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập
mặn do tác động của biến đổi khí hậu (hình
2). Số ao nuôi cá tra bị ảnh hưởng do xâm
nhập mặn trên 4‰, ngưỡng gây tác hại đến
sinh trưởng của cá tra, ở các tỉnh ven biển Sóc
Trăng, Bến Tre và Trà Vinh tăng không chỉ vì
xâm nhập mặn vào sâu hơn trong đất liền mà
còn vì thời gian bị xâm nhập mặn kéo dài hơn
với mức độ mặn cao hơn (Anh và nnk, 2014).
Hình 2. Dự báo vùng nuôi cá tra ở các tỉnh ven biển
ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng do xâm
nhập mặn (đường đẳng mặn 4‰) theo các kịch bản
nước biển dâng
( Nguồn; Anh và nnk, 2014)
Nước biển dâng cũng hạn chế dòng chảy
của sông từ thượng nguồn đổ vào biển dẫn đến
thời gian lũ lụt hàng năm vào cuối mùa mưa ở
đồng bằng sông Cửu Long cũng kéo dài hơn
và vùng ngập nước cũng mở rộng hơn. Anh và
nnk (2014) đã mô phỏng mực nước sông Cửu
Long dâng vào mùa lũ theo các kịch bản nước
biển dâng +30cm, +50cm và +75cm và đã xác
định mực nước cao nhất tại các trạm đo đều
tăng khi so sánh với thời điểm năm 2000, là
năm có trận lũ lịch sử (bảng 2).
Bảng 2. Mực nước cao nhất (m) tại các
trạm đo theo các kịch bản nước biển dâng
so với đỉnh lũ năm 2000
Trạm đo
Các kịch bản nước biển dâng
2000 +30cm +50cm +75cm
Tân Châu 5,10 5,16 5,24 5,33
Vàm Nao 3,87 3,96 4,01 4,10
Đại Ngãi 1,78 2,07 2,26 2,50
Tân An 1,60 1,89 2,09 2,32
( Nguồn; Anh và nnk, 2014)
Các tỉnh ven biển được dự báo lụt sẽ đến
sớm hơn và kéo dài hơn trong khi đỉnh lũ sẽ
cao hơn ở An Giang và Đồng Tháp, đường
đẳng lũ trên 3 m vào tháng 10 mở rộng về phía
Vĩnh Long và Cần Thơ, và tất cả các vùng nuôi
cá tra sẽ phải đối phó với đường mực nước 2
m khi nước biển dâng +50 cm (hình 3) (Anh và
nnk, 2014).
Hình 3. Đường đẳng lũ vào tháng 10 năm 2000 (năm có trận lũ lịch sử) và theo các kịch bản nước biển dâng
+50 cm và +75 cm. (Nguồn: Anh và nnk, 2014)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
134 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu của nghề nuôi cá tra
Hiện nay, sự thích ứng với biến đổi khí hậu
có ý nghĩa sống còn (Gbetibouo, 2009). Smith
và nnk (2001) đã định nghĩa sự thích ứng là
bất cứ sự điều chỉnh nào trong các hệ thống
tự nhiên hoặc con người nhằm đáp trả những
tác động đã có hoặc dự báo của biến đổi khí
hậu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam (MARD) đã đề ra chương trình hành
động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành
giai đoạn 2008-2020 tập trung vào đảm bảo
sự an toàn của cư dân, sản xuất nông nghiệp
và an ninh lương thực bền vững, hệ thống đê
điều và cơ sở hạ tầng an toàn (MARD, 2008).
Theo Smit và nnk (2000), giải pháp thích ứng
với biến đổi khí hậu rất đa dạng cho cả quá
trình và hình thức thực hiện. Carter và nnk
(1994) phân biệt giữa thích ứng “tự phát”
(autonomous) và thích ứng có “kế hoạch”
(planned). Các cơ quan tổ chức thường đề ra
các thích ứng kế hoạch trong khi cá nhân và
nhóm cá nhân có thích ứng tự phát hoặc kế
hoạch hoặc cả hai (Smit và nnk, 2000). Nath
và Behera (2011) nhấn mạnh là chính phủ và
các tổ chức xã hội đóng một vai trò quan trọng
trong việc đưa ra các biện pháp thích ứng hiệu
quả với biến đổi khí hậu. IPCC (2014) ghi nhận
một vài biện pháp đã dùng để giúp nuôi trồng
thủy sản thích ứng với tác động của biến đổi
khí hậu chẳng hạn như những người nuôi sò
điệp vùng tây bắc Mỹ thích ứng tự phát với sự
thay đổi hàm lượng acid trong nước biển bằng
cách ngay lập tức chặn nước vào khi pH xuống
dưới ngưỡng cho phép, hay chọn thích ứng kế
hoạch bằng cách chủ động di dời cơ sở nuôi
đến Hawaii.
Để đối phó với xâm nhập mặn ảnh hưởng
đến diện tích nuôi cá tra ở vùng ven biển đồng
bằng sông Cửu Long, người nuôi cá tra đã tự
thích ứng bằng cách điều chỉnh thời vụ, giảm
mật độ thả, thả con giống lớn và cải tiến kỹ thuật
nuôi (Trương Hoàng Minh và nnk, 2014; Anh và
nnk, 2015). Tùy thuộc vào tình hình xâm nhập
mặn, người nuôi chủ động sản xuất 2 vụ/năm
hay 3 vụ/2 năm và lùi ngày thả giống cũng như
thu hoạch sớm để tránh những ngày độ mặn
cao. Theo Phan và nnk (2009) kích thước con
giống cá tra khi thả biến thiên từ 1,5 cm đến 18
cm và mật độ thả cũng dao động từ 18 đến 125
con/m2, do đó tùy điều kiện cụ thể người nuôi
sẽ chọn con giống có kích thước lớn và thả
với mật độ thấp để rút ngắn thời gian nuôi và
giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, người nuôi đã
dùng các biện pháp như thay nước hằng ngày
khi chất lượng nước đảm bảo, sử dụng men
vi sinh để cải thiện sức khỏe cá, dùng thức
ăn chất lượng tốt hơn để cải thiện tốc độ tăng
trưởng (Trương Hoàng Minh và nnk, 2014).
De Silva và Soto (2009) đề xuất giải pháp phát
triển cá tra có ngưỡng chịu mặn cao. Nhiều
nghiên cứu thực nghiệm về khả năng chịu mặn
của cá tra đã được thực hiện ở Đại học Cần
Thơ. Nguyễn Chí Lâm và nnk (2011) nghiên
cứu ảnh hưởng của độ mặn ở các mức 0, 3,
6, 9, 12 và 15‰ đến sự thay đổi lý sinh và
sinh trưởng của các cá thể cá tra giống có khối
lượng trung bình 25g. Kết quả cho thấy cá có
thể nuôi trong độ mặn 9‰ nhưng tốc độ sinh
trưởng giảm rõ rệt. Đỗ Thi Thanh Hương và
Trần Nguyễn Thế Quyền (2012) nghiên cứu
ngưỡng độ mặn của trứng và ấu trùng cá tra
và công bố rằng phôi cá tra có thể phát triển
và nở trong nước lợ độ mặn đến 11‰. Những
nghiên cứu trên tuy mới chỉ là bước đầu nhưng
cũng có cơ sở để đề xuất giải pháp thích ứng
với xâm nhập mặn bằng việc phát triển giống
cá tra có ngưỡng chịu mặn cao. De Silva và
Phuong (2011) chỉ ra rằng thuận lợi của việc
nuôi cá tra có ngưỡng chịu mặn cao đòi hỏi ít
sự thay đổi đối với cơ sở hạ tầng và quá trình
sản xuất cũng như tránh được việc tìm kiếm thị
trường mới so với việc nuôi thả các loài thủy
sản chịu mặn khác. Tuy nhiên hiệu quả chi phí
cho cả một quá trình dài của chiến lược này
cần phải được nghiên cứu thêm.
Để đối phó với mực nước dâng cao vào
mùa lũ do nước biển dâng, các ao nuôi cá tra
ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và
Vĩnh Long phải nâng cao đê bao và tăng chi phí
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135
cho việc thay nước và xử lý nước nuôi (Thân
Thị Hiền và nnk, 2010; Trương Hoàng Minh và
nnk, 2014; Anh và nnk, 2014, 2015). Lê Xuân
Sinh (2008) đã chỉ ra chi phí để duy tu hệ thống
đê bao của các hộ nuôi cá tra ở vùng trung và
thượng lưu sông Cửu Long chiếm 0,23% chi
phí sản xuất (cho 1 ha/vụ nuôi) và vùng hạ lưu
là 0,12%. Kam và nnk (2012) đã ước tính tổng
chi phí nâng cao hệ thống đê bao của tất cả
hộ nuôi để đối phó với mực nước biển dâng
ở vùng sâu trong nội địa) là 14,6 triệu USD
trong khi ở vùng ven biển là 3 triệu USD. Kam
và nnk (2012) cho rằng với mức đầu tư này
nếu nằm trong biện pháp thích ứng kế hoạch
của chính phủ như chương trình xây dựng hệ
thống đê bao chống lũ sẽ không chỉ người nuôi
cá tra hưởng lợi mà còn mang lại lợi ích cho
các ngành sản xuất nông nghiệp khác như
nghề trồng lúa và như thế chi phí thích ứng tự
phát của người nuôi cá tra sẽ được giảm thiểu
đáng kể.
Nghiên cứu của Anh và nnk (2015) cho
thấy ngoài việc tự phát đối phó với tác động
của biến đổi khí hậu, người nuôi cá tra còn
mong nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền và
các bên liên quan khác để sự ứng phó hiệu
quả hơn. Nguồn hỗ trợ có thể từ phía các cơ
quan hữu quan như Trường, Viện, cơ quan
thủy sản (10,2% số người được hỏi); chính
quyền địa phương (4,7%); doanh nghiệp tư
nhân (6,0%); tập trung chủ yếu vào các hình
thức như tư vấn kỹ thuật (53,2%), hỗ trợ tài
chính (20,9%) và tập huấn về kỹ thuật và quản
lý sản xuất (19,6%). Tuy nhiên, hiệu quả của
chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của
người nuôi cá tra không chỉ dựa trên việc tập
trung vào cải thiện kiến thức và kỹ năng sản
xuất mà còn cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người nuôi về tác động và
biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (Anh
và nnk, 2015).
Tóm lại những dẫn chứng trong bài viết
này đã dự báo các tác động không thể tránh
khỏi bởi mực nước biển dâng do biến đổi khí
hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và nghề nuôi cá tra nói riêng. Hiện nay
người nuôi cá tra phải tự thích ứng với các hiện
tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng tăng
dần của mực nước biển dâng. Tuy nhiên trong
tương lai, các biện pháp thích ứng phải được
kết hợp chặt chẽ giữa tự phát và kế hoạch,
giữa người nuôi và các tổ chức liên quan trong
một thể thống nhất như quản lý tổng hợp vùng
ven biển, áp dụng cách tiếp cận sinh thái trong
nuôi trồng thủy sản, tăng cường chất lượng
con giống có khả năng chịu mặn, cải thiện kỹ
thuật nuôi và tăng cường nhận thức người
nuôi để việc ứng phó với biến đổi khí hậu của
nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long
đạt hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ TNMT, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cho Việt Nam. NXB Hà Nội.
2. Thân Thị Hiền, Nguyễn Văn Công và Vũ Thị Thảo, 2010. Nghiên cứu đề xuất giải pháp thích ứng biến đổi khí
hậu ( BĐKH) trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại khu vực sông Cửu Long. Hội thảo quốc tế: Giải
pháp thích ứng BĐKH vùng đồng bằng sông Cửu Long: 24-6/2010, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam
3. Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Nguyễn Thế Quyên, 2012. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển phôi và điều
hòa áp suất thẩm thấu của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột và hương. Tạp chí Khoa học
2012:21b 29-37 Trường Đại học Cần Thơ
4. Nguyễn Chí Lâm, Đỗ Thị Thanh Hương, Vũ Nam Sơn và Nguyễn Thanh Phương, 2011. Ảnh hưởng của độ
mặn lên thay đổi sinh lý và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống. Tạp chí Khoa học
2011:17a 60-69 Trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
5. Trương Hoàng Minh, Đào Minh Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2014. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nghề
nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí ĐH QG Hà Nội 1(2014):
86-99
6. Lê Xuân Sinh, 2008. Hiện trạng về nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Trường Đại
học Cần Thơ, 2008.
7. Sở NN&PTNT Bến Tre, 2012. Báo cáo tình hình nuôi cá tra năm 2011 và kế hoạch cho năm 2012.
8. Tổng cục thống kê, 2014. Cơ sở dữ liệu. www.gso.gov.vn
9. VASEP, 2013. Giữ ổn định diện tích nuôi cá tra. www.vasep.com.vn
10. Vụ Nuôi trồng thủy sản, 2008. Quy hoạch phát triển nghề nuôi cá tra đến 2010 và chiến lược đến 2020.
Tiếng Anh
11. Anh Lam Nguyen., Vinh, D.H., Bosma, R., Verreth, J.A.J., Leemans, R., De Silva, S.S., 2014. Simulated impacts
of climate change on current farming locations of striped catfi sh (Pangasianodonhypophthalmus; Sauvage) in
the Mekong Delta, Vietnam. AMBIO (2014) 43:1059-1068. DOI 10.1007/s13280-014-0519-6.
12. Anh Lam Nguyen, Minh Hoang Truong, Johan AJ Verreth, Rik Leemans, Roel H Bosma and Sena S De
Silva, 2015. Exploring the climate change concerns of striped catfi sh producers in the Mekong Delta, Vietnam.
SpringerPlus (2015) 4:46. DOI 10.1186/s40064-015-0822-0
13. Bui, Tam M., Lam T. Phan, B. A. Ingram, Thuy T. T. Nguyen, G. J. Gooley, Hao V. Nguyen, Phuong V. Nguyen,
and S. S. De Silva. 2010. Seed production practices of striped catfi sh, Pangasianodon
14. Carter, T.R., Parry, M.L., Harasawa, H., Nishioka, S., 1994. IPCC Technical guidelines for assessing climate
change impacts and adaptation. Department of geography, University College, London.
15. Dasgupta, S, B. Laplante, C. Meisner, D. Wheeler, and J. Yan. 2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing
Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research Working Paper 4136, Washington, DC.
16. De Silva, S.S., N. T. Phuong (2011) Striped catfi sh farming in the Mekong Delta a tumultuous path to a global
success. Reviews in Aquaculture 3, 45-73.
17. FAO, 2014. The State of World Fisheries and Aquaculture. Fisheries and Aquaculture Department, FAO, Rome,
Italy.
18. Gbetibouo, G.A., 2009. Understanding Farmers’ Perceptions and Adaptations to Climate Change and Variability
The Case of the Limpopo Basin, South Africa. IFPRI (International Food Policy research institute). Discussion
Paper 00849
19. Hoa, Le T. V., Nguyen H. Nhan, E. Wolanski, Tran T. Cong, and H. Shigekoa, 2007. The combined impact on
the fl ooding in Vietnam’s Mekong River delta of local man-made structures, sea level rise, and dams upstream
in the river catchment. Estuarine, Coastal and Shelf Science 71, 110-116
20. Hoa, Le T. V., H. Shigeko, Nguyen H. Nhan, and Tran T. Cong, 2008. Infrastructure effects on fl oods in the
Mekong River Delta in Vietnam. Hydrological Processes 22, 1359–1372.
21. IPCC, 2007: Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the
Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press,
Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA, 996 pp.
22. IPCC, 2013: Climate Change 2013: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the
Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press,
Cambridge, UK and New York, NY, USA, 1535 pp.
23. IPCC, 2014. Climate change: Implication for fi sheries and aquaculture. University of Cambridge.
24. Kam, S.P., Badjeck, M.C., The, L., The, L., Tran, N., 2012. Autonomous adaptation to climate change by shrimp
and catfi sh farmers in Vietnam’s Mekong River delta. WorldFish Working Paper: 2012-24.
25. Khang Nguyen Duy, Akihiro Kotera, Toshihiro Sakamoto, and Masayuki Yokozawa, 2008. Sensitivity of
salinity intrusion to sea level rise and river fl ow change in Vietnamese Mekong Delta - impacts on availability
of irrigation water for rice cropping. J. Agric. Meterol. 64: 167-176
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 137
26. MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development), 2008. Action plan framework for adaptation and
mitigation of climate change of the agriculture and rural development sector period 2008-2020. MARD, Ha
Noi, Vietnam.
27. Nath, P.K., and Behera, B., 2011. A critical review of impact of and adaptation to climate change in developed
and developing economies. Environment, Development and Sustainability, 13: 141-162.
28. Phan, Lam T., Bui, Tam M., Nguyen, Thuy T.T., Gooley, G.J., Ingram, B.A., Nguyen Hao V., Nguyen Phuong T.
De Silva Sena S., 2009. Current status of farming practices of striped catfi sh, Pangasianodon hypophthalmus in
the Mekong Delta, Vietnam. Aquaculture, 296, 227-236.
29. Smit, B., Burton, I., Klein, R.J.T., Wandel, J., 2000. An anatomy of adaptation to climate change and variability.
Climatic change 45: 223-251.
30. Smith, B., Pilifosova, O., Burton, I., Challenger, B., Huq, S., Klein, R.J.T, Yohe, G., 2001. Adaptation to climate
change in the context of sustainable development and equity. In:. J. J. McCarthy, O. F. Canziani, N. A. Leary, D.
J. Dokken, and K. S. White, editors. Climate Change 2001. Impacts, Adaptation, and Vulnerability. Cambridge
University Press, Cambridge. Pp 897-912
31. Wassmann, R., N. X. Hien, C. T. Hoanh, and T. P. Tuong, 2004. Sea level rise affecting the Vietnamese Mekong
Delta: water elevation in the fl ood season and implications for rice production. Climatic change 66: 89-107,
2004. Kluwer academic publishers, 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_nuoi_ca_tra_pangasianodon_hypophthalmus_sauvage_1878_o.pdf