Ngành thương mại của kinh tế tư nhân tại Vĩnh Phúc - Thực trạng và chính sách phát triển - Đoàn Quang Thắng

Khuyến khích và tạo điều kiện về vốn, tài chính, tín dụng đối với TM của KTTN. Vĩnh Phúc cần xây dựng CS bảo lãnh tín dụng, minh bạch, cụ thể về điều kiện bảo lãnh tín dụng để các ngân hàng TM mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng đối với ngành TM của KTTN. Trên cơ sở đó tạo điều kiện hỗ trợ TM của KTTN nhiều cơ hội các ngân hàng, các quỹ tín dụng có nhiều hình thức vay vốn khác nhau: Hình thức thuê mua tài chính; hình thức cấp tín dụng thanh toán bồi hoàn; tín dụng hàng hoá; tín dụng theo phương thức mua bán trả chậm;. Tổ chức các hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin nhằm kết nối ngân hàng với các DN để tăng cường mối quan hệ, đáp ứng và khuyến khích tiếp cận nguồn vốn đối với các tổ chức tài chính. Đẩy mạnh xúc tiến TM, nghiên cứu thị trường, hỗ trợ thông tin thị trường. Thứ nhất rà soát và đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các hiệp hội KD tại tỉnh. Thứ hai xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các hiệp hội KD, DN, đặc biệt là các hiệp hội ngành nghề nhằm tăng cường sự hỗ trợ cho ngành TM của thành phần KTTN Thứ ba là tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng xây dựng kế hoạch, năng lực quản lý., nâng cao hiệu quả hoạt động . Thứ tư là xây dựng đề án thành lập Viện nghiên cứu và đào tạo doanh nghiệp doanh nhân để tư vấn, đào tạo phát triển DN, tạo kênh thông tin quan trọng giúp DN tiếp cận tìm hiểu cơ chế CS của Nhà nước của tỉnh. Khuyến khích đầu tư và đổi mới công nghệ. Công nghệ được đánh giá là yếu tố quan trọng trong phát triển KT. Do đó, tỉnh Vĩnh Phúc cần có CS về nghiên cứu, triển khai chuyển giao công nghệ, đối với TM của KTTN, bao gồm hai yếu tố cốt lõi chủ yếu, một là, đổi mới công nghệ; hai là CS chuyển giao công nghệ. Từng bước hình thành thị trường công nghệ. Gắn kết, thúc đầy hợp tác DN tổ chức cá nhân nghiên cứu khoa học công nghệ. Trú trọng khuyến khích hình thành các tổ chức nghiên cứu khoa học – công nghệ tư nhân. KẾT LUẬN Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, các cơ sở kinh doanh TM của KTTN đã phát huy và ngay càng khẳng định được vai trò quan trọng. Các cơ sở KD TM của KTTN phát triển mạnh về số lượng và chất lượng và đã góp phần phát huy nội lực nền KT Vĩnh Phúc, thu hút vốn, LĐ, tăng thu nhập, tăng trưởng, phát triển KT và làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò khu vực KT này. Tỉnh Vĩnh Phúc cần xây dưng, thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm khắc phục những hạn chế về: trình độ và kinh nghiệm quản lý; cơ sở vật chất công nghệ KD lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ lạc hậu, hiệu quả hoạt động TM còn thấp so yêu cầu và lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc. Những bất cập đó chỉ có thể được giải quyết thông qua hệ thống CS QLNN đối với khu vực KT này từ khâu cấp phép KD, đến khâu quản lý sau cấp phép đăng ký KD và tạo môi trường thể chế thuận lợi, dễ dàng trong khởi sự và hoạt động KD hỗ trợ, khuyến khích TM của KTTN phát triển.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngành thương mại của kinh tế tư nhân tại Vĩnh Phúc - Thực trạng và chính sách phát triển - Đoàn Quang Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đoàn Quang Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 85 - 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 NGÀNH THƢƠNG MẠI CỦA KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI VĨNH PHÚC - THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN Đoàn Quang Thắng* Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc TÓM TẮT Nền kinh tế (KT) nước ta đang hội nhập mạnh mẽ với kinh tế khu vực và quốc tế đã tạo cơ hội hợp tác và phát triển. Nhưng song hành cùng tiềm năng và cơ hội đó là nguy cơ, thách thức cạnh tranh khốc liệt đến với mọi thành phần KT, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân (KTTN). Thực tế trong thời gian qua, ngành thương mại (TM) của KTTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh và khẳng định được vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, ngành TM thuộc thành phần KTTN của tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế, sự suy thoái KT thế giới làm biến đổi nhanh chóng môi trường kinh tế. Khu vực kinh tế này của tỉnh Vĩnh Phúc đã bộc lộ tồn tại hạn chế như: năng lực cạnh tranh thấp, công nghệ lạc hậu, trình độ, kinh nghiệm quản lý hạn chế... Chính vì vậy, đã và đang đặt ra đối với tỉnh Vĩnh Phúc phải hoàn thiện hệ thống chính sách (CS) về: nguồn vốn, đất đai, nguồn nhân lực, công nghệ, xuất nhập khẩu ... Đây chính là, điều kiện tiên quyết và cấp bách nhằm thúc đẩy TM thuộc thành phần KTTN phát triển nhanh và bền vững. Từ khoá: Thương mại, kinh tế tư nhân, chính sách phát triển, Vĩnh Phúc. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh Việt Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển KT khu vực và quốc gia. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh luôn đạt ở mức cao, bình quân (giai đoạn 2000 - 2010) 14,4%/năm. Cơ cấu KT đã chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, TM, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ngành TM của KTTN đã giải quyết hàng vạn việc làm, đóng góp vào ngân sách, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, ổn định an ninh chính trị. Hiện nay, khu vực KT này đang phát triển nhanh về số lượng, năng lực sản xuất (SX), kinh doanh (KD) và sức cạnh tranh có bước cải thiện rõ rệt. Đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân (DNTN) như những nhân tố mới trong phát triển, một số DN đã liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác trở thành tập đoàn KT mạnh, có quy mô lớn, có trụ sở ở các nước phát triển, tăng cường hoạt động thương mại quốc tế. Bên * Tel: 0978033188: Email: doanquangthang.cka@moet.edu.vn cạnh những thành tựu đó, ngành TM của KTTN tại Vĩnh Phúc còn một số hạn chế. Nguyên nhân những hạn chế đó xuất phát từ nhiều phía trong đó có nguyên nhân liên quan đến hệ thống cơ chế CS quản lý của tỉnh trong thời gian qua. Cũng cần nhận thấy rằng CS quản lý đối với KTTN nói chung, trong ngành TM nói riêng trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo động lực và môi trường thuận lợi cho họ phát triển, song trên nhiều khía cạnh cần tiếp tục hoàn thiện. THỰC TRẠNG NGÀNH TM CỦA THÀNH PHẦN KTTN TẠI VĨNH PHÚC Thực trạng quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị TM của KTTN. Nguồn vốn của khu vực KTTN hoạt động TM được hình thành từ vốn do cá nhân tích luỹ là chủ yếu, ngoài ra nguồn vốn được huy động từ vay của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh để hình thành DN. Mặc dù, số lượng DN tăng nhanh nhưng quy mô 98% các cơ sở kinh doanh này ở mức độ nhỏ và vừa (theo tiêu chí Nghị định 56/2009). Về vốn: Đối với các DN hoạt động TM tại Vĩnh Phúc có tốc độ tăng mạnh vốn qua các năm. Tổng số vốn lưu động năm 2005 là Đoàn Quang Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 85 - 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 1.164,1 tỷ đồng đến năm 2006 là 2.170,1, tỷ tăng thêm sấp sỉ 87%; đến năm 2007, tổng vốn lưu động DN là 3.1947,7 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là 47%; Đến năm 2008, tổng vốn lưu động DN là 4.812,3 tỷ đồng tăng thêm so năm 2007 là 51%. Năm 2009, tổng vốn lưu động DN là 7.084,1 tỷ đồng tăng thêm so năm 2008 là 47%. Đến năm 2010, tổng vốn lưu động DN là 10.003,7 tỷ đồng tăng thêm so năm 2009 là 41%. Số vốn lưu động tăng mạnh trong giai đoạn 2005 - 2010 chủ yếu tập trung vào loại hình Công ty CP và TNHH. Tuy nhiên, số lượng DN có số vốn lớn còn hạn chế. Cụ thể có: + Số DN có vốn từ 100 tỷ trở lên là 14 DN; +Số DN có vốn từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng là 32 DN; +Còn lại là số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng. [5] Hiện tượng một số DN do “khát vốn” dẫn đến tình trạng lợi dụng quan hệ tín dụng thương mại để chiếm dụng vốn, chiếm đoạt vốn trong quan hệ tài chính các DN. Ngoài ra, dù tăng nhanh nguồn vốn hoạt động TM, nhưng chủ yếu tăng do số lượng các hộ tiểu thương, cá thể hoạt động trong bán lẻ, làm đại lý. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: Trong những năm qua, cơ sở vật chất TM thuộc KTTN chủ yếu là hệ thống cửa hàng và điểm bán ở khu vực tập trung dân cư, các chợ. Ngoài một số siêu thị đạt tiêu chuẩn như BigC, Sài Gòn Mart, An Phú, Chaling Mart. Còn lại hầu hết các cơ sở TM tư nhân khác chưa đáp ứng yêu cầu. Các cửa hàng và điểm bán hàng DN và hộ cá thể tập trung ở các đường phố chính gần chợ gần trung tân nhưng quy mô nhỏ. - Hệ thống cửa hàng tự chọn: Có 37 cửa hàng tự chọn có tổng diện tích sấp sỉ 46.900 m2 với vốn đầu tư xấp xỉ 32.000 triệu đồng hoạt động KD các ngành hàng: Công nghệ phẩm, hàng công nghiệp, vina giầy, KD sách. Tám cửa hàng tự chọn có số diện tích 765 m2 với số vốn đầu tư: 1.053 triệu, KD các ngành hàng đồng hồ, nội thất cao cấp, thời trang, giầy dép bitis... [7] Tăng trƣởng, đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm TM của KTTN. Về tăng trưởng và đóng góp ngân sách: Sự phát triển của KTTN đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của KT, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào KD, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần cải thiện thu nhập và đời sống nhân dân, tăng thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, KTTN còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm (GDP) của Tỉnh. Qua phân tích Bảng 2 - Năm 2005, khu vực KT này đóng góp 536,63 tỷ đồng chiếm trên 30% GDP của Vĩnh Phúc, trong đó KT cá thể, tiểu chủ chiếm tỷ trọng 15% GDP, bằng 46,6% trong tỷ trọng của khu vực TM của KTTN. Năm 2007, GDP của Vĩnh Phúc là 2.437 tỷ đồng thì ngành TM của KTTN đóng góp 1.252,28 tỷ đồng, bằng 33,3% và đến năm 2010, khu vực kinh tế này đóng góp 15.39.76 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so KT có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu (DT) bán lẻ ngành TM của KTTN ở Vĩnh Phúc năm 2010 đạt 15.649,2 tỷ đồng so năm 2005 là 3.594,603 tỷ đồng; tương ứng tăng 4,07 lần. So với các khu vực KT khác tỉnh, năm 2009 TM của KTTN có tỷ trọng bán lẻ 98,14% gấp hơn 6,8 lần DT bán lẻ của KTNN, gấp hơn 5,49 lần DT bán lẻ của KT có ĐTNN; ngoài ra năm 2010, ngành TM của KTTN chiếm tỷ trong 79,5% tổng DT bán lẻ của toàn tỉnh, gấp hơn 5 lần so KTNN. Bảng 1. Tổng số vốn lưu động và giá trị tài sản cố định của DN tư nhân ngành TM tại Vĩnh Phúc Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng vốn KD Tổng số vốn lƣu động Giá trị tài sản cố định Vốn các loại hình doanh nghiệp Công ty CP DNTN Công ty TNHH Công ty HD 2005 2.132,1 1.164,1 968,0 341,1 895,4 861,5 34,1 2006 3.528,7 2.170,1 1.358,6 557,5 1.496,2 1.510,3 35,3 2007 5.498,6 3.194,7 2.303,9 687,4 2.364,4 2.409,3 37,5 2008 8.398,5 4.812,3 3.586,2 1.058,2 3.594,6 3.787,7 42,0 2009 12.672,8 7.084,1 5.588,7 1.444,7 5.512,6 7.778,8 63,3 Đoàn Quang Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 85 - 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 2010 18.122,7 10.003,7 8.119,0 2.138,5 7.720,3 8.173,4 90,5 (Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc) Doanh thu (DT) bán lẻ ngành TM của KTTN ở Vĩnh Phúc năm 2010 đạt 15.649,2 tỷ đồng so năm 2005 là 3.594,603 tỷ đồng; tương ứng tăng 4,07 lần. So với các khu vực KT khác tỉnh, năm 2009 TM của KTTN có tỷ trọng bán lẻ 98,14% gấp hơn 6,8 lần DT bán lẻ của KTNN, gấp hơn 5,49 lần DT bán lẻ của KT có ĐTNN; ngoài ra năm 2010, ngành TM của KTTN chiếm tỷ trong 79,5% tổng DT bán lẻ của toàn tỉnh, gấp hơn 5 lần so KTNN. Phân tích tại Bảng 3 dưới đây, chúng ta có thể đánh giá rằng TM của KTTN đã phát huy mạnh mẽ vai trò quyết định trong hoạt động cung cấp hàng hóa phục vụ các nhu cầu của thị trường trong tỉnh. Về thu hút sử dụng lao động (LĐ) và giải quyết việc làm: Nhìn chung, LĐ TM của KTTN Vĩnh phúc ngày càng tăng, tính riêng từ năm 2005 là 18.930 chiếm 52%; đến năm 2006 tăng 124.883, LĐ, chiếm 30 % năm 2007 là 29.79 người, chiếm 52%, đến năm 2008 tăng 32.270, chiếm 53%. Năm 2010 tăng lên 35.479 chiếm 54% người có việc làm trong khu vực TM của KTTN so với tổng số LĐ trong các ngành thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh (xem Bảng 3.4 sau đây). Chủ yếu tăng nhiều ở các hộ cá thể, tiểu chủ. Qua đó ta thấy, khu vực TM của KTTN đã giải quyết số lượng lớn LĐ của tỉnh, có tỷ trọng 63,6% so với tất cả các ngành KT khác. Từ phân tích Bảng 4 dưới đây, chúng ta có thể đánh giá và nhận xét như sau: Ngành TM của KTTN đã thu hút một số lượng lớn LĐ, đã giải quyết việc làm, nhưng chủ yếu thuộc các cơ sở KT cá thể, tiểu chủ. Tuy nhiên, với đặc điểm của các hộ cá thể, tiểu chủ phát triển nhiều về số lượng nên số việc làm tăng nhanh nhưng chất lượng LĐ thấp, trình độ hạn chế, chủ yếu LĐ không qua đào tạo, giải quyết LĐ trong gia đình. Bảng 2. Đóng góp (GDP) tỉnh Vĩnh Phúc theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực KT (2005-2010) Khu vực kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn Vĩnh Phúc (tỷ đồng) 2005 2007 2009 2010 Kinh tế nhà nước(KTNN) 481,08 421,8 413,52 305,07 Kinh tế tập thể 147,19 180,3 207,6 210,77 TM của Kinh tế tư nhân 536,63 813,5 1.252,28 1.539,76 Tr. đó: cá thể, tiểu chủ 250,38 449,9 562,7 646,9 Kinh tế có vốn dầu tư nước ngoài (ĐTNN) 502,1 1.021,4 1.148,6 1.405,4 Tổng số 1.667 2.437 3.022 3.461 (Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc) Bảng 3. Tổng doanh thu bán lẻ của các khu vực kinh tế trên địa bàn Vĩnh Phúc Năm Tổng số Doanh thu bán lẻ các khu vực kinh tế Kinh tế nhà nƣớc Kinh tế tập thể Kinh tế tƣ nhân Kinh tế đầu tƣ nƣớc ngoài I. Tổng mức (tỷ đồng) 2005 3.838,35 240,5 - 3.594,603 3,2 2006 4.306,4 251,5 - 4.034,4 20,5 2007 7.220,9 95,6 6,2 7.003,4 115,7 2008 9.997,4 138,8 22,3 9.804,5 31,8 2009 11.580,7 164,9 30 11.365,1 20,7 2010 15.649,2 134,58 39,12 15.458,28 17,22 II. Tỷ trọng (%) 2005 100 6,27 - 93,65 0,08 2006 100 5,84 - 93,68 10,48 Đoàn Quang Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 85 - 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 2007 100 1,32 0,09 96,99 1,6 2008 100 1,39 0,22 98,07 0,32 2009 100 1,42 0,26 98,14 0,18 2010 100 0,86 0,25 98,78 0.11 (Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc) Bảng 4. Sử dụng LĐ bình quân các khu vực kinh tế trên địa bàn Vĩnh Phúc (2005-2010) Đơn vị tính: nghìn người lao động Khu vực kinh tế 2005 2006 2007 2008 2010 Kinh tế NN 4.752 4.726 4.621 4.484 4932,4 Kinh tế tập thể 1.222 1.226 1.378 1.830 2013 TM của KTTN 18.930 24.883 29.791 32.270 35.497 Kinh tế ĐTNN 14.652 17.432 22.654 26.080 28688 Tổng số lao động 39.556 47.041 57.066 64.664 71.130,4 (Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc) Ngoài ra, TM của KTTN đã góp phần đáng kể trong việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân cả khu vực thành thị và nông thôn. Ngoài ra, thực tế cho thấy, thu nhập của người LĐ trong khu vực KTTN thường có mức thu nhập tương đương hoặc cao hơn thu nhập của người LĐ nông nghiệp ở cùng địa bàn, khu vực KT này thực sự có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Những đánh giá về CS từ DN TM của KTTN Qua khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả tháng 02 năm 2011 có 98 % cơ sở KD TM cho rằng cần có CS và cơ chế thông thoáng hơn trong hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) . Ngoài ra, các chủ thể KD thuộc thành phần KT này gặp khó khăn trong KD. Cụ thể: 99% cho rằng thiếu mặt bằng KD, 76% thiếu và không thể tiếp cận các nguồn vốn, 84% đánh giá hệ thống QLNN trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, 35% cho rằng nguồn nhân lực có chất lượng đào tạo thấp, DN phải đào tạo lại, 53 gặp khó khăn trong tiếp cận công nghệ, 17% cho rằng hệ thống hạ tầng không đáp ứng yêu cầu KD. Từ kết quả trên có thể đi đến kết luận ngành TM của KTTN tại Vĩnh Phúc đang gặp khó khăn cần có CS QLNN nhằm hỗ trợ phát triển. Trong đó cần có cơ chế, CS về đất đai, mặt bằng KD, vốn, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ngành TM của KTTN ở Vĩnh Phúc Điểm mạnh Thứ nhất: Vị trí địa lý là một lợi thế đặc biệt quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc mở rộng giao lưu KT và TM với các tỉnh trong vùng và cả nước. Nằm trên tuyến hành lang KT Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Vĩnh Phúc có thể khai thác các lợi thế về giao thông, về đầu tư để tham gia vào từng khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, phát triển TM của mỗi địa phương trên tuyến hành lang. Thứ hai: Những thành tựu về phát triển KT - xã hội của Vĩnh Phúc những năm qua là cơ sở KT quan trọng cho việc phát triển thị trường cả về qui mô và chất lượng. + Tăng trưởng KT ở mức cao đã làm cho GDP bình quân đầu người được cải thiện nhanh chóng, từ đó làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối trong dân cư. + Sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp làm cơ cấu KT chuyển dịch nhanh chóng từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu KT sẽ tạo nguồn cung hàng hoá để ngành TM thực hiện các dịch vụ phân phối qui mô lớn, đa dạng. + Những ngành, lĩnh vực KT có vai trò hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển KT của tỉnh Vĩnh Đoàn Quang Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 85 - 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Phúc như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng,... đã được đầu tư phát triển khá tốt trong giai đoạn vừa qua và phương hướng tiếp tục đầu tư phát triển. - Nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống hiếu học và chất lượng giáo dục đang ngày càng được nâng cao là nền tảng, là lợi thế quan trọng để phát triển KT địa phương, trong đó có ngành TM. - Tỉnh Vĩnh phúc có tinh thần quyết tâm cao trong công cuộc đổi mới, có tính sáng tạo. Điểm yếu Thứ nhất: Sản xuất của khu vực KT trong nước - nguồn cung hàng hoá chủ yếu cho lưu thông nội địa chưa đạt được sức bật mạnh mẽ, chủ yếu vẫn ở qui mô vừa và nhỏ nên nguồn cung ứng hàng hoá tại địa bàn chưa dồi dào. Thứ hai: Mức sống của người dân tuy đã được cải thiện nhưng còn thấp so với mức chung của cả nước. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự gia tăng của cầu, làm hạn chế các hoạt động thị trường. Thứ ba: Khả năng cạnh tranh của hàng hoá chưa cao, nhiều sản phẩm của nông nghiệp, công nghiệp không hơn hẳn các địa phương lân cận cả về số lượng và chất lượng ngành TM của KTTN Vĩnh Phúc chịu sự cạnh tranh của hàng hoá trong nước mà còn cả với hàng hoá nhập khẩu. Thứ tư: Trình độ công nghệ lạc hậu, kỹ năng quản lý thấp, đặc biệt là sự thiếu tính chuyên nghiệp của LĐ cũng là những cản trở cho sự phát triển thị trường và hoạt động TM. Cơ hội Thứ nhất: Định hướng phát triển KT xã hội, định hướng phát triển các ngành KT tạo cơ hội cho ngành TM phát triển: + Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng để hình thành thành phố Vĩnh Phúc – thành phố công nghiệp trong tương lai cùng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp tập trung, đồng thời với việc gia tăng các dòng khách du lịch sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ phân phối hiện đại tạo cơ sở để phát triển một nền TM bền vững và tiên tiến với qui mô lớn. + Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển TM tạo cơ hội để hợp tác, liên kết TM dựa trên thế mạnh của các địa phương trong và ngoài nước. Thứ hai: Xu hướng phát triển của thị trường thế giới cũng như quá trình mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam tạo cơ hội để Vĩnh Phúc thu hút làn sóng ĐTNN vào ngành TM. Điều này mang lại cơ hội để hiện đại hóa cho ngành TM nhanh hơn. Về thách thức: Thách thức đối với TM của KTTN ở Vĩnh Phúc trước hết: khu vực KT này có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp; phần lớn thiếu các nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tiếp thị, khả năng áp dụng công nghệ thông tin thấp, trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản trị yếu... trước yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập KT quốc tế: Thứ nhất, TM của KTTN ở Vĩnh Phúc hoạt động trong môi trường chưa thuận lợi cho phát triển KD. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chi phí dịch vụ về cơ sở hạ tầng cao, chất lượng cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế. Thứ hai, hệ thống hành chính khá phức tạp, hiện tượng gây phiền hà, sách nhiễu vẫn diễn ra. Sự phân biệt đối xử giữa khu vực KTTN và KTNN còn chưa bình đẳng biểu hiện rõ nhất trong việc tiếp cận, phân bổ nguồn lực. Thứ ba, CS khuyến khích trong lĩnh vực TM chưa đủ mạnh hơn. Mặt khác, cơ chế, CS khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thái quá đã đặt các nhà đầu tư trong nước vào thế bất lợi trong quá trình cạnh tranh. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CS NHẰM PHÁT TRIỂN TM CỦA KTTN TỈNH VĨNH PHÚC Tạo môi trƣờng pháp lý, tâm lý xã hội lành mạnh, minh bạch và bình đẳng. Để tạo môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng, thuận lợi cho TM của KTTN phát triển Đoàn Quang Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 85 - 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 cần thống nhất và nhất quán về quan điểm, hành động các cấp, các ngành, gồm một số giải pháp sau: Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, thay đổi quan niệm về TM của KTTN . Thứ hai, các cơ quan QLNN cần chuyển từ biện pháp giấy tờ sang việc thực hiện dịch vụ hành chính. Thứ ba, tạo môi trường KD thuận lợi về pháp lý, CS và tâm lý để xã hội khuyến khích khu vực TM của KTTN yên tâm đầu tư. Khuyến khích và tạo điều kiện về vốn, tài chính, tín dụng đối với TM của KTTN. Vĩnh Phúc cần xây dựng CS bảo lãnh tín dụng, minh bạch, cụ thể về điều kiện bảo lãnh tín dụng để các ngân hàng TM mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng đối với ngành TM của KTTN. Trên cơ sở đó tạo điều kiện hỗ trợ TM của KTTN nhiều cơ hội các ngân hàng, các quỹ tín dụng có nhiều hình thức vay vốn khác nhau: Hình thức thuê mua tài chính; hình thức cấp tín dụng thanh toán bồi hoàn; tín dụng hàng hoá; tín dụng theo phương thức mua bán trả chậm;... Tổ chức các hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin nhằm kết nối ngân hàng với các DN để tăng cường mối quan hệ, đáp ứng và khuyến khích tiếp cận nguồn vốn đối với các tổ chức tài chính. Đẩy mạnh xúc tiến TM, nghiên cứu thị trường, hỗ trợ thông tin thị trường. Thứ nhất rà soát và đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các hiệp hội KD tại tỉnh. Thứ hai xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các hiệp hội KD, DN, đặc biệt là các hiệp hội ngành nghề nhằm tăng cường sự hỗ trợ cho ngành TM của thành phần KTTN Thứ ba là tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng xây dựng kế hoạch, năng lực quản lý..., nâng cao hiệu quả hoạt động . Thứ tư là xây dựng đề án thành lập Viện nghiên cứu và đào tạo doanh nghiệp doanh nhân để tư vấn, đào tạo phát triển DN, tạo kênh thông tin quan trọng giúp DN tiếp cận tìm hiểu cơ chế CS của Nhà nước của tỉnh. Khuyến khích đầu tư và đổi mới công nghệ. Công nghệ được đánh giá là yếu tố quan trọng trong phát triển KT. Do đó, tỉnh Vĩnh Phúc cần có CS về nghiên cứu, triển khai chuyển giao công nghệ, đối với TM của KTTN, bao gồm hai yếu tố cốt lõi chủ yếu, một là, đổi mới công nghệ; hai là CS chuyển giao công nghệ. Từng bước hình thành thị trường công nghệ. Gắn kết, thúc đầy hợp tác DN tổ chức cá nhân nghiên cứu khoa học công nghệ. Trú trọng khuyến khích hình thành các tổ chức nghiên cứu khoa học – công nghệ tư nhân. KẾT LUẬN Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, các cơ sở kinh doanh TM của KTTN đã phát huy và ngay càng khẳng định được vai trò quan trọng. Các cơ sở KD TM của KTTN phát triển mạnh về số lượng và chất lượng và đã góp phần phát huy nội lực nền KT Vĩnh Phúc, thu hút vốn, LĐ, tăng thu nhập, tăng trưởng, phát triển KT và làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò khu vực KT này. Tỉnh Vĩnh Phúc cần xây dưng, thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm khắc phục những hạn chế về: trình độ và kinh nghiệm quản lý; cơ sở vật chất công nghệ KD lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ lạc hậu, hiệu quả hoạt động TM còn thấp so yêu cầu và lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc. Những bất cập đó chỉ có thể được giải quyết thông qua hệ thống CS QLNN đối với khu vực KT này từ khâu cấp phép KD, đến khâu quản lý sau cấp phép đăng ký KD và tạo môi trường thể chế thuận lợi, dễ dàng trong khởi sự và hoạt động KD hỗ trợ, khuyến khích TM của KTTN phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007): Báo cáo Quy hoạch ngành TM Vĩnh Phúc đến 2015, định hướng 2020. Đoàn Quang Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 85 - 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 [2]. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006): Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2005-2010 [3]. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007) Báo cáo Kết quả triển khai Chương trình hành động thực hiện chủ đề “Năm cải cách hành chính 2007” nhiệm vụ, giải pháp năm 2007 Tháng 12 năm 2007 [4]. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2008) Báo cáo Kết quả thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh cải cách hành chính 2008”. [5]. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2009) Báo cáo Quy hoạch phát triển ngành KT dịch vụ Vĩnh Phúc đến 2020. [6]. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010) Báo cáo Tổng kết 5 năm việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Phí, lệ phí [7]. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010)Báo cáo Quy hoạch phát triển các ngành TM Vĩnh Phúc đến năm 2020. SUMMARY COMMERCE OF PRIVATE ECONOMY IN VINH PHUC -REALITY AND DEVELOPMENT POLICIES Doan Quang Thang* Vinh Phuc Technical Economic College Our economy is strongly integrating into regional and international economy, which gives us a lot of opportunities of cooperation and development. Together with these potentiality and opportunities, it simultaneously brings about a number of risks, challenges and fierce competitions in all types of economic sectors in general and private economy in particular. There are some signs showing that commerce of private economy in Vinh Phuc has quickly expanded and proved its important role in the socioeconomic development. However; because of the powerful impact of international economic integration and the depression of world economy, commerce of private economy changes economic environment. This kind of economy has showed some shortcomings such as weak competitive capacity, backward technology, ill and inexperienced management. Therefore, this has been requiring Vinh Phuc to complete its policies system about capital source, land, human resources, technology, import and export. This is prerequisite and urgent condition in order to impulse commerce of private economy in fast and steady way. Keywords: Commerce, private economy, development policies, Vinh Phuc. * Tel: 0978033188: Email: doanquangthang.cka@moet.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33146_36975_308201284452nganhthuongmai_1894_2052527.pdf