Ngân hàng giám sát

Chương i- khái niệm và chức năng của ngân hàng giám sát chương ii- những quy định chung về hoạt động của ngân hàng giám sát chương iii- cách tính phí giao dịch của ngân hàng giám sát

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng giám sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I- KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Khái niệm: Theo khoản 1 điều 98 luật chứng khoán qui định: Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có giấy chứng nhận hoạt động lưu ký chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. Như vậy so với các quy định trước đây, Luật chứng khoán 2007 đã có bước tiến đáng kể trong việc mở rộng đối tượng có thể trở thành ngân hàng giám sát ( như BIDV, Vietcombank) mới có thể cung cấp nghiệp vụ giám sát quỹ đầu tư, như hiện nay các ngân hàng nước ngoài cũng đã có thể cung cấp nghiệp vụ này ( như HSBC, Far East National). Chức năng của ngân hàng giám sát: Thực hiện nghiệp vụ của thành viên lưu ký. Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán, quản lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát; Giảm sát để đảm bảo công ty quản lý quỹ quản lý quỹ đại chúng, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán quản lý quỹ tài sản của công ty tuân thủ quy định tại luật này và điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; Thực hiện hoạt đông thu chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán; Xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán lập có liên quan đến quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán; Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật này; Báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán; Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Đối với hoạt động lưu ký tài sản quỹ Ngân hàng giám sát có thể ủy thác hoạt động lưu ký tài sản cho các Ngân hàng lưu ký khác và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cũng như mọi chi phí phát sinh liên quan tới các hoạt động ủy thác lưu ký này. Hoạt động ủy thác này phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Tài sản lưu ký phải được xác định rõ là tài sản của Quỹ hoặc tài sản của nhà đầu tư ủy thác mà Ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ lưu ký; Ngân hàng lưu ký nhận lưu ký theo ủy quyền chỉ thực hiện các nghĩa vụ theo lệnh hoặc chỉ thị hợp pháp của Ngân hàng giám sát được quy định cụ thể tại Hợp đồng ủy thác lưu ký được ký kết giữa Ngân hàng giám sát và Ngân hàng lưu ký nhận lưu ký theo uỷ quyền; Ngân hàng lưu ký nhận lưu ký theo ủy quyền có thể tái lưu ký tài sản tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Hoạt động lưu ký tài sản Quỹ phải đảm bảo: Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký phải quản lý và lưu ký tách biệt tài sản của các Quỹ với nhau và với tài sản của Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký và các tài sản khác do Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký quản lý. Mỗi Quỹ được mở một tài khoản lưu ký chứng khoán riêng biệt, tách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán của Công ty quản lý quỹ và với các tài khoản lưu ký chứng khoán của các Quỹ khác. Ngoại trừ các chứng khoán ghi danh, các tài sản của Quỹ phải lưu ký dưới tên của Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký với tư cách là người được ủy quyền thực hiện các giao dịch tài sản cho Quỹ; Việc chuyển giao tài sản liên quan đến hoạt động của Quỹ chỉ được phép thực hiện theo chỉ thị bằng văn bản của Công ty quản lý Quỹ theo đúng quy định tại Hợp đồng lưu ký, Hợp đồng giám sát; Việc thanh toán giao dịch được thực hiện theo quy định chung và các điều khoản được quy định rõ tại Hợp đồng giám sát, Hợp đồng lưu ký sau khi nhận được yêu cầu thanh toán hợp lệ bằng văn bản kèm theo thông báo kết quả giao dịch của công ty chứng khoán hoặc các chứng từ khác với những nội dung sau: - Chứng khoán được chuyển nhượng; - Thời điểm chuyển nhượng; - Bên mua và bên bán chứng khoán; Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền và các nguyên tắc bù trừ, thanh toán theo quy định hiện hành, ngoại trừ trường hợp mà Công ty quản lý quỹ có những yêu cầu cụ thể khác. Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán phải phù hợp với số lượng chứng khoán và tiền ghi trong các chứng từ thanh toán; Ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký phải thực hiện kịp thời và đầy đủ các hoạt động chứng khoán và thực hiện các quyền phát sinh liên quan tới việc sở hữu chứng khoán của Quỹ theo lệnh hoặc chỉ thị hợp pháp của Công ty quản lý quỹ. Các giao dịch cho Quỹ trên tài khoản của Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký bao gồm các hoạt động nhận tiền, thanh toán giao dịch, nhận cổ tức, lãi trái phiếu và các khoản thu nhập khác, phải được xác định rõ là thuộc về Quỹ. Trường hợp giao dịch trên tài khoản của Ngân hàng lưu ký nhận lưu ký theo ủy quyền, các giao dịch này phải được xác định rõ là thuộc về Ngân hàng giám sát thay mặt cho Quỹ. Ngân hàng lưu ký thực hiện việc thanh lý tài sản Quỹ theo quy định tại Điều 24 Quy chế này; Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký phải đảm bảo có hệ thống kỹ thuật phù hợp để tự động tiếp nhận, theo dõi, thực hiện và hạch toán các giao dịch liên quan tới tài sản trên tài khoản, ngoại trừ trường hợp có những chỉ thị cụ thể khác bằng văn bản của Công ty quản lý quỹ. Hệ thống này phải đảm bảo đáp ứng các nội dung cơ bản sau: Thu, chi, hạch toán cổ tức, lãi trái phiếu, lãi vốn và các khoản thu nhập; Hạch toán chứng khoán, chứng chỉ quỹ trong các giao dịch mua lại, phát hành thêm hoặc chuyển đổi; Thực hiện các bút toán, thanh toán các khoản chi; Nhận và thực hiện các bút toán ghi sổ vào tài khoản chứng khoán từ các đợt phát hành thêm, tái cơ cấu tổ chức phát hành và các hoạt động điều chỉnh khác có liên quan. Đối với hoạt động giám sát của ngân hàng giám sát Ngân hàng giám sát phải đảm bảo tuân thủ: Thực hiện lưu ký tài sản của Quỹ đại chúng, quản lý tách biệt tài sản của Quỹ đại chúng và các tài sản khác của Ngân hàng giám sát; Đảm bảo thực hiện việc đăng ký tài sản của Quỹ dưới tên của Ngân hàng giám sát trong thời gian sớm nhất theo quy định của Điều lệ Quỹ và phù hợp với các quy định của pháp luật; Giám sát để đảm bảo Công ty quản lý quỹ tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ, các quy trình nghiệp vụ và quản lý rủi ro; Thực hiện đúng và đầy đủ lệnh hoặc các chỉ thị hợp pháp khác của Công ty quản lý quỹ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sở hữu tài sản của Quỹ; Ngân hàng giám sát có trách nhiệm xác nhận các báo cáo liên quan đến tài sản và hoạt động của Quỹ do Công ty quản lý quỹ lập; Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 98 Luật Chứng khoán. Ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc định giá tài sản ròng của Quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ do Công ty quản lý quỹ thực hiện. Ngân hàng giám sát phải đảm bảo rằng việc định giá tài sản ròng của Quỹ tuân thủ theo các quy định pháp luật và các quy định tại Điều lệ Quỹ. Việc kiểm tra, giám sát quy trình định giá quy định tại Khoản 2 Điều này cần được thực hiện ngay sau khi Hợp đồng giám sát có hiệu lực và trong các trường hợp khác mà Ngân hàng giám sát xét thấy là cần thiết. Trường hợp Công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, Quỹ theo quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ do Bộ Tài chính ban hành, Ngân hàng giám sát phải thực hiện thủ tục thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ. Ngân hàng giám sát phải giám sát hoạt động đầu tư của Quỹ đại chúng, hoạt động của Công ty quản lý quỹ tuân thủ theo các quy định tại Điều 92 Luật Chứng khoán, các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động Công ty quản lý quỹ do Bộ Tài chính ban hành, Điều 15 Quy chế này và các quy định tại Điều lệ Quỹ. Trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định này, Ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo trong vòng hai mươi tư (24) giờ cho Công ty quản lý quỹ đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm này trong thời hạn quy định. Trong trường hợp thiệt hại từ hoạt động quản lý tài sản do sai sót của Công ty quản lý quỹ gây ra là quá lớn hoặc không thể thu hồi được từ nhà đầu tư, phần thiệt hại này sẽ được ghi nhận và thực hiện các bút toán khấu trừ vào tài sản của Quỹ. Ngân hàng giám sát chỉ được phép sử dụng tiền và tài sản của Quỹ để thanh toán các khoản phí và chi phí của Quỹ theo các quy định pháp luật và các quy định tại Điều lệ Quỹ. Ngân hàng giám sát thực hiện việc thanh lý tài sản Quỹ theo quy định tại Điều 14 Quy chế này. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ của Ngân hàng giám sát và Công ty quản lý quỹ theo các quy định của pháp luật (theo quy định tại Phụ lục số 4 kèm theo Quy chế này). Các tài liệu này phải được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Các tài liệu này phải được gửi cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, kể cả các tài liệu thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định về thông tin và bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật. Các tài liệu, hồ sơ này phải được lưu trữ tối thiểu trong thời gian mười lăm (15) năm. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho Công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận theo quy định của pháp luật và các quy định trong hợp đồng giám sát. Ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu Công ty quản lý quỹ cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của Quỹ, đảm bảo rằng Ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ, Công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ cho Công ty quản lý quỹ. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng tại Ngân hàng giám sát phải đảm bảo tách biệt về hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống báo cáo với bộ phận thực hiện chức năng giám sát. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ tại Ngân hàng giám sát phải đảm bảo có nhân viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán hoặc kế toán. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ lập, lưu trữ và cập nhật Sổ đăng ký nhà đầu tư theo yêu cầu của Công ty quản lý quỹ. Bộ phận chịu trách nhiệm lập, lưu trữ và cập nhật Sổ đăng ký nhà đầu tư tại Ngân hàng giám sát phải đảm bảo tách biệt về hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống báo cáo với bộ phận thực hiện chức năng giám sát. 3.1 Hạn chế đối với ngân hàng giám sát: - Ngân hàng giám sát, thành viên hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên trực tiếp của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động quỹ đại chúng và bảo quản tài sản quỹ của ngân hàng giám sát không được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại. - Ngân hàng giám sát, thành viên hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát và bảo quản tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là đối tác mua - bán trong giao dịch mua - bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. CHƯƠNG II- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT 1.2 Những quy định chung Ngân hàng giám sát phải đảm bảo tuân thủ: Thực hiện lưu ký tài sản của Quỹ đại chúng, quản lý tách biệt tài sản của Quỹ đại chúng và các tài sản khác của Ngân hàng giám sát; Đảm bảo thực hiện việc đăng ký tài sản của Quỹ dưới tên của Ngân hàng giám sát trong thời gian sớm nhất theo quy định của Điều lệ Quỹ và phù hợp với các quy định của pháp luật; Giám sát để đảm bảo Công ty quản lý quỹ tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ, các quy trình nghiệp vụ và quản lý rủi ro; Thực hiện đúng và đầy đủ lệnh hoặc các chỉ thị hợp pháp khác của Công ty quản lý quỹ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sở hữu tài sản của Quỹ; Ngân hàng giám sát có trách nhiệm xác nhận các báo cáo liên quan đến tài sản và hoạt động của Quỹ do Công ty quản lý quỹ lập; Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 98 Luật Chứng khoán. Ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc định giá tài sản ròng của Quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ do Công ty quản lý quỹ thực hiện. Ngân hàng giám sát phải đảm bảo rằng việc định giá tài sản ròng của Quỹ tuân thủ theo các quy định pháp luật và các quy định tại Điều lệ Quỹ. Việc kiểm tra, giám sát quy trình định giá quy định tại Khoản 2 Điều này cần được thực hiện ngay sau khi Hợp đồng giám sát có hiệu lực và trong các trường hợp khác mà Ngân hàng giám sát xét thấy là cần thiết. Trường hợp Công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, Quỹ theo quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ do Bộ Tài chính ban hành, Ngân hàng giám sát phải thực hiện thủ tục thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ. Ngân hàng giám sát phải giám sát hoạt động đầu tư của Quỹ đại chúng, hoạt động của Công ty quản lý quỹ tuân thủ theo các quy định tại Điều 92 Luật Chứng khoán, các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động Công ty quản lý quỹ do Bộ Tài chính ban hành, Điều 15 Quy chế này và các quy định tại Điều lệ Quỹ. Trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định này, Ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo trong vòng hai mươi tư (24) giờ cho Công ty quản lý quỹ đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm này trong thời hạn quy định. Trong trường hợp thiệt hại từ hoạt động quản lý tài sản do sai sót của Công ty quản lý quỹ gây ra là quá lớn hoặc không thể thu hồi được từ nhà đầu tư, phần thiệt hại này sẽ được ghi nhận và thực hiện các bút toán khấu trừ vào tài sản của Quỹ. Ngân hàng giám sát chỉ được phép sử dụng tiền và tài sản của Quỹ để thanh toán các khoản phí và chi phí của Quỹ theo các quy định pháp luật và các quy định tại Điều lệ Quỹ. Ngân hàng giám sát thực hiện việc thanh lý tài sản Quỹ theo quy định tại Điều 14 Quy chế này. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ của Ngân hàng giám sát và Công ty quản lý quỹ theo các quy định của pháp luật (theo quy định tại Phụ lục số 4 kèm theo Quy chế này). Các tài liệu này phải được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Các tài liệu này phải được gửi cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, kể cả các tài liệu thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định về thông tin và bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật. Các tài liệu, hồ sơ này phải được lưu trữ tối thiểu trong thời gian mười lăm (15) năm. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho Công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận theo quy định của pháp luật và các quy định trong hợp đồng giám sát. Ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu Công ty quản lý quỹ cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của Quỹ, đảm bảo rằng Ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ, Công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ cho Công ty quản lý quỹ. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng tại Ngân hàng giám sát phải đảm bảo tách biệt về hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống báo cáo với bộ phận thực hiện chức năng giám sát. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ tại Ngân hàng giám sát phải đảm bảo có nhân viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán hoặc kế toán. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ lập, lưu trữ và cập nhật Sổ đăng ký nhà đầu tư theo yêu cầu của Công ty quản lý quỹ. Bộ phận chịu trách nhiệm lập, lưu trữ và cập nhật Sổ đăng ký nhà đầu tư tại Ngân hàng giám sát phải đảm bảo tách biệt về hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống báo cáo với bộ phận thực hiện chức năng giám sát. Những nguyên tắc giám sát các ngân hàng giám sát Ban QLKDCK có trách nhiệm thực hiện giám sát hoạt động của các ngân hàng giám sát theo các nội dung chủ yếu sau: - Giám sát việc duy trì các điều kiện để thực hiện chức năng của ngân hàng giám sát tài sản quỹ theo quy định; - Giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát đối với công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán; Việc tuân thủ các mối quan hệ giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật; - Giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, các quy định về ngân hàng giám sát; - Giám sát việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ của ngân hàng giám sát. 2.3 Những quy định về việc xử phạt những vi phạm của ngân hàng giám sát Xử phạt đối với hành vi vi phạm về trách nhiệm của ngân hàng giám sát: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với ngân hàng giám sát thực hiện chức năng ngân hàng giám sát trong điều kiện chưa bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, chưa xây dựng quy trình hoạt động, quản lý rủi ro để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân hàng lưu ký theo quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với ngân hàng giám sát thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau: Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán không kịp thời, chính xác theo quy định; Xác nhận báo cáo tài sản quỹ đại chúng, tài sản công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán lập không chính xác hoặc có sai lệch. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với ngân hàng giám sát thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau: Bảo quản tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tài sản của công ty đầu tư chứng khoán trái với Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán hoặc Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán theo quy định; Không bảo quản tách biệt tài sản của quỹ đầu tư này với quỹ đầu tư khác theo quy định; Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại; Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát thực hiện mua, bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán thời hạn ba mươi ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; b) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán nếu sau thời hạn tước quyền sử dụng quy định tại điểm a khoản này mà vẫn không khắc phục được các vi phạm. 5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. b. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm qui định về báo cáo - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau: + Ngừng hoạt động mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; + Không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra các sự kiện bất thường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán Xử phạt đối với những hành vi cản trở việc thanh tra 1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán có hành vi trì hoãn, trốn tránh, không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử theo yêu cầu của Đoàn thanh tra và thanh tra viên. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán gây cản trở hoạt động thanh tra, sử dụng bạo lực, uy hiếp thành viên Đoàn thanh tra trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau: a) Che giấu, sửa chữa chứng từ, tài liệu, sổ sách hoặc làm thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra; b) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong tiền, chứng khoán, sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán hoặc các tang vật, phương tiện bị niêm phong khác. CHƯƠNG III- CÁCH TÍNH PHÍ GIAO DỊCH CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Hiện nay, cách tính phí giao dịch ( phí giám sát) chua có biểu phí cụ thể. Cách tính phí này thương dựa trên NAV + thỏa thuận giữa hai bên.Ngoài ra cách tính phí này còn tùy thuộc quỹ đó là quỹ đại chúng hay quỹ thành viên. Sau đây là một vài ví dụ về cách tính phí của một số ngân hàng giám sát ở Việt Nam: Báo cáo tài sản của Quỹ - Tháng 07/2010 Công ty quản lý Quỹ:  Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam  Ngân hàng giám sát: Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) Tên Quỹ: Quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife (MAFPF1) Ngày lập báo cáo: 03/08//2010 Đơn vị tính : VND STT Tài sản Kỳ báo cáo Kỳ trước Chênh lệch kỳ báo cáo so với kỳ trước I. 1 Tiền và các khoản tương đương tiền        9,494,290,233        8,346,828,159     1,147,462,074 1.1 Tiền gửi không kì hạn        9,494,290,233        8,346,828,159     1,147,462,074 1.2 Tiền gửi có kì hạn                           -                              -                         -   I. 2 Các khoản Đầu tư     138,444,959,700      140,935,747,390   (2,490,787,690) 2.1 Trái phiếu Chính phủ                           -                             -                        -  2.2 Trái phiếu Công ty                           -                             -                        -   2.3 Cổ phiếu     137,180,278,200      140,488,104,500   (3,307,826,300) 2.3.1 Cổ phiếu niêm yết     137,180,278,200      140,488,104,500   (3,307,826,300) 2.3.2 Cổ phiếu chưa niêm yết                            -                              -                         -   2.4 Quyền mua          1,264,681,500             447,642,890        817,038,610 I. 3 Cổ tức được nhận                       7,400             132,060,000      (132,052,600) I. 4 Trái tức được nhận                            -                              -                        -   I. 5 Tiền bán chứng khoán chờ thu                            -           2,484,764,512     2,484,764,512 I. 6 Các khoản phải thu khác                            -                             -                       - I. 7 Lãi tiền gửi được nhận                            -                              -                        -   I. 7 Các tài sản khác                            -                              -                        -   I. 8 TỔNG TÀI SẢN     147,939,257,333     151,899,400,061   (3,960,142,728) STT Nợ II. 1 Tiền phải thanh toán mua Chứng khoán         1,313,962,680           2,237,030,130      (923,067,450) II. 2 Phí quản lý phải trả            243,990,183             249,122,772          (5,132,589) II. 3 Phí giám sát phải trả              19,094,000               19,070,000                 24,000 II. 4 Các khoản phải trả khác            231,184,652             188,706,865          42,477,787 II. 5 TỔNG NỢ         1,808,231,515          2,693,929,767      (885,698,252) STT CÁC CHỈ TIÊU KHÁC III.1 Tài sản ròng của Quỹ (I. 8 - II. 5)    146,131,025,818     149,205,470,294   (3,074,444,476) III.2 Tỷ lệ Tổng nợ/ Tài sản ròng của Quỹ                     1.24%                      1.81%                 -0.57% III.3 Tổng số Đơn vị Quỹ             21,409,530              21,409,530                        -   III.4 Giá trị của một Đơn vị Quỹ                      6,826                       6,969                    (144) Giám Đốc nghiệp vụ quản lý quỹ Quyền Tổng Giám Đốc Công ty Quản lý Quỹ   (Đã ký) Trương Vĩnh An   (Đã ký)  Chow Wing Kee Báo cáo Tài sản của Quỹ MAFPF1 - Tháng 02/2010 Công ty quản lý Quỹ: Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam Ngân hàng giám sát: Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) Tên Quỹ: Quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife (MAFPF1) Ngày lập báo cáo: 02/03//2010 STT TÀI SẢN KỲ BÁO CÁO KỲ TRƯỚC I TỔNG TÀI SẢN 150.812.180.457 147.655.265.744 1 Tiền 8.330.592.032 7.665.835.739 2 Các khoản đầu tư 142.113.148.425 137.379.352.215 2.1 Trái phiếu - - 2.2 Cổ phiếu 141.953.473.800 137.215.419.600 2.2.1 Cổ phiếu niêm yết 141.953.473.800 137.215.419.600 2.2.2 Cổ phiếu không niêm yết - - 2.2.3 Quyền mua 159.674.625 163.932.615 2.3 Đầu tư khác - - 3 Cổ tức được nhận 368.440.000 364.972.000 4 Lãi được nhận - - 5 Tiền bán chứng khoán chờ thu - 2.245.105.790 6 Các khoản phải thu khác - - 7 Các tài sản khác - - I I TỔNG NỢ 801.132.193 2.081.383.407 1 Tiền phải thanh toán mua Chứng khoán - 1.332.660.000 2 Các khoản phải trả khác 801.132.193 748.723.407 2.1 Phí quản lý 250.467.618 243.059.027 2.2 Phí giám sát 19.055.000 18.475.000 2.3 Phí khác 531.609.575 487.189.380 III TÀI SẢN RÒNG CỦA QUỸ 150.011.048.264 145.573.882.337 1 Tổng số Đơn vị Quỹ 21.409.530 21.409.530 2 Giá trị của một Đơn vị Quỹ 7.007 6.799 Đơn vị tính: VNĐ Giám Đốc nghiệp vụ quản lý quỹ Quyền Tổng Giám Đốc Công ty Quản lý Quỹ  (Đã ký) Trương Vĩnh An  (Đã ký)  Chow Wing Kee Báo cáo Hoạt động đầu tư của Quỹ MAFPF1 - Tháng 10/2008 Công ty quản lý Quỹ: Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam Ngân hàng giám sát: Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh Tên Quỹ: Quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife (MAFPF1) Ngày lập báo cáo: 03/11/2008 Đơn vị tính: VNĐ STT CHỈ TIÊU KỲ BÁO CÁO KỲ TRƯỚC I Thu nhập từ hoạt động đầu tư 363.487.458 347.544.267 1 Cổ tức được nhận 283.750.000 136.950.000 2 Lãi được nhận 79.737.458 210.594.267 3 Tiền thu được từ việc phát hành chứng chỉ quỹ trong kỳ (Quỹ mở) - - I I Chi phí 304.567.813 327.656.802 1 Phí Quản lý Quỹ 166.030.228 211.532.261 2 Phí lưu ký, giám sát 5.395.982 6.874.799 3 Các loại chi phí khác 133.141.603 109.249.742 4 Tiền chi trả cho việc mua lại chứng chỉ Quỹ trong kỳ (Quỹ mở) - - I II Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư (I-II) 58.919.645 19.887.465 I V Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư (27.313.158.462) (20.819.654.084) 1 Lãi (lỗ) thực tế phát sinh từ hoạt động đầu tư - (590.953.498) 2 Thay đổi về giá trị các khoản đầu tư trong kỳ (27.313.158.462) (20.228.700.586) V Thay đổi của giá trị tài sản ròng của Quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ (III+IV) (27.254.238.817) (20.799.766.619) Giám Đốc nghiệp vụ quản lý quỹ Phó Tổng Giám Đốc Công ty Quản lý Quỹ    (Đã ký) Trương Vĩnh An   (Đã ký)  Hoàng Bích Vân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgân hàng giám sát.doc