- Có kế hoạch hướng dẫn và trợ giúp đồng
bào từng bước chuyển hướng sản xuất sang
làm cây công nghiệp xuất khẩu, cây ăn quả,
phát triển chăn nuôi gia súc, phát triển nghề
rừng, sản xuất nông - lâm kết hợp với chế
biến tạo nguồn sản phẩm hàng hoá để trao đổi
lấy lương thực ở thị trường chung, vì sau khi
thực hiện cơ chế mới thực tế cho thấy nguồn
lương thực hàng hoá không thiếu. Việc tổ
chức hướng dẫn sản xuất phải kết hợp với
việc tạo ra thị trường, khơi luồng tiêu thụ sản
phẩm. Từ đó từng bước giải quyết cơ bản vấn
đề lương thực, không những để khỏi thiếu đói
mà có cơ sở vững chắc để phát triển các cây,
con, ngành nghề theo hướng kinh tế hàng hoá,
làm giàu cho nhân dân miền núi và đồng bào
các dân tộc thiểu số.
─ Cần nâng giá các sản phẩm hàng hóa và
giảm giá lúa gạo ở các bản Mông. Tình trạng
không có giá hoặc giá quá thấp của nhiều loại
sản phẩm nông lâm nghiệp ở các bản Mông là
nguyên nhân chính cản trở hoạt động sản xuất
hàng hóa, cản trở các mối liên kết cộng đồng
và hoạt động cho quản lí tài nguyên. Đảm bảo
nhu cầu lương thực đang được đặt ra như
nhiệm vụ quan trọng nhất với mọi gia đình
người Mông. Trong tình trạng hiện tại, nó
định hướng hoạt động sản xuất của họ vào
phát triển nương rẫy và cũng là yếu tố quyết
định vấn đề du canh, du cư mỗi khi đất đai bị
suy thoái. Cần có một giải pháp tổng thể
thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây
trồng, chuyển đổi từ sản xuất canh tác nông
nghiệp là chính sang lâm nghiệp và chăn
nuôi, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa
và hình thành các liên kết cộng đồng cho
quản lý rừng và đất ở địa phương. Nhằm
mục đích lồng ghép tốt mục tiêu phát triển
sản xuất hàng hóa với bảo tồn và phát triển
tài nguyên, để không đi chệch mục tiêu,
cần có sự hỗ trợ của những giải pháp kinh
tế - xã hội và khoa học công nghệ khác.
Thay vì kết luận những vấn đề trình bày ở
trên, chúng tôi cho rằng từ việc nghiên cứu
hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân tộc
Mông vùng cao phía Bắc đất nước, chúng ta
nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc
tìm hiểu các nội dung và cách tiếp cận nền
kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng của nó đến
môi trường tự nhiên trong sản xuất nông
nghiệp không chỉ giới hạn trong khuôn khổ
các vấn đề kinh tế, mà quan trọng hơn đó
còn là vấn đề địa lí tộc người Mông vùng
cao. Đây là nhiệm vụ mang tính thực tiễn,
đòi hỏi phải được quan tâm nghiên cứu sâu
hơn về mặt lí luận, góp phần làm phong phú
hơn các khái niệm cơ bản của kinh tế học tài
nguyên vì mục đích phát triển bền vững cho
đồng bào Mông cũng như các dân tộc vùng
cao phía Bắc đất nước.
7 trang |
Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc mông vùng cao phía bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
NỀN KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG
VÙNG CAO PHÍA BẮC VIỆT NAM
Dương Quỳnh Phương*
Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
TÓM TẮT
Miền núi vùng cao phía Bắc là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân
tộc Mông. Họ cư trú chủ yếu trên vùng rẻo cao và nền kinh tế tài nguyên giữ vai trò chủ đạo. Các
yếu tố tự nhiên vùng cao là địa bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã hội, còn phát triển
kinh tế và tổ chức sinh hoạt trong đời sống hàng ngày là nguyên nhân tạo nên những biến đổi của
các yếu tố tự nhiên. Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm tỷ trọng cao đã chi phối không chỉ tới
chất lượng cuộc sống của đồng bào và còn ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên (gồm cả mặt tích
cực và hạn chế). Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của
vùng để phát triển, hướng tới sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững miền núi trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ khóa: Kinh tế tài nguyên, Môi trường tự nhiên, nông nghiệp bền vững, canh tác, tộc người.
Miền núi vùng cao phía Bắc là nơi sinh sống
của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó
có dân tộc Mông. Họ cư trú chủ yếu trên vùng
rẻo cao và nền kinh tế tài nguyên giữ vai trò
chủ đạo. Các yếu tố tự nhiên vùng cao là địa
bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã
hội, còn phát triển kinh tế và tổ chức sinh
hoạt trong đời sống hàng ngày là nguyên nhân
tạo nên những biến đổi của các yếu tố tự
nhiên. Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm
tỷ trọng cao đã chi phối không chỉ tới chất
lượng cuộc sống của đồng bào và còn ảnh
hưởng tới môi trường tự nhiên (gồm cả mặt
tích cực và hạn chế). Do vậy, cần có những
giải pháp hợp lý nhằm khai thác và phát huy
thế mạnh của vùng để phát triển, hướng tới
sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững miền
núi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Trong cộng đồng các dân tộc vùng cao phía
Bắc Việt Nam, dân tộc Mông nổi bật với
nhiều nét văn hóa đặc thù, trước hết là văn
hóa sản xuất nông nghiệp. Nền văn hóa này
đã đem lại cho đồng bào một nguồn sống vật
chất cũng như các giá trị tinh thần phong phú
Tel: 0983 022774
và độc đáo. Tuy nhiên, cùng với thời gian, do
số dân tăng lên, tài nguyên cạn kiệt, chất
lượng môi trường suy giảm, đời sống ngày
càng khó khăn. Vấn đề đặt ra là, ngoài hỗ trợ
trực tiếp xóa đói giảm nghèo tại các vùng dân
tộc đặc biệt khó khăn, theo chúng tôi, cần
nghiên cứu sâu để làm rõ các cơ sở khoa học
kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng của nó đến
môi trường tự nhiên trong sản xuất nông
nghiệp của đồng bào. Trên quan điểm địa lí
tộc người, đây là vấn đề nhạy cảm và phức
tạp, do vậy, chúng tôi giới hạn nghiên cứu
mối quan hệ qua lại giữa kinh tế tài nguyên và
môi trường thiên nhiên trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp của dân tộc Mông vùng cao
phía Bắc theo một trình tự sau đây : (1) Hoạt
động khai thác tài nguyên và sự thích ứng tích
cực với môi trường trong sản xuất nông
nghiệp của dân tộc Mông vùng cao; (2) Ảnh
hưởng tiêu cực biểu hiện trong sự cạn kiệt tài
nguyên và và suy thoái môi trường ; (3) Định
hướng phát huy các thế mạnh kinh tế tài
nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng phát
triển nông nghiệp bền vững.
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ
SỰ THÍCH ỨNG TÍCH CỰC VỚI MÔI
TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG VÙNG CAO
Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
Sinh kế chủ yếu của người Mông trong nền
kinh tế tài nguyên là nông nghiệp với phương
thức canh tác nương rẫy trên các sườn dốc
của địa hình. Ở vùng đất người Mông cư trú,
buổi đầu là những vùng rừng núi bạt ngàn,
chưa có dấu chân của con người. Khi di cư
đến đây, người Mông bằng những kinh
nghiệm sẵn có đã phát rừng, đốt rừng tạo nên
truyền thống canh tác riêng của dân tộc mình.
Lao động của đồng bào là sức người và dựa
trên những công cụ làm việc thô sơ, tự tạo.
Đó là con dao quắm, chiếc cày, bừa gỗ dùng
sức kéo của gia súc, cuốc bướm, cuốc bàn, ...
Đồng bào Mông biết tận dụng mọi dạng địa
hình cùng với khả năng thích nghi cao độ.
Tương ứng với từng dạng địa hình đó là từng
dạng nương rẫy phù hợp và những công cụ
lao động tương thích. Nhưng dù là loại nương
rẫy nào, bà con cũng có một phương thức
canh tác là phát đốt, làm đất, gieo trồng, chăm
sóc và thu hoạch. Trên nương, đồng bào phát
hết các cây cỏ và dọn sạch sẽ. Sau khi đốt
nương đất, được cày ải để phơi một thời gian
sau đó được đánh tơi xốp để gieo hạt. Công
cụ làm đất sắc bén đã làm cho đất được tơi
xốp hơn, cây trồng có thể nhanh chóng thích
nghi và phát triển. Cây trồng được xen canh
gối vụ bằng một khả năng thâm canh cao.
Thường là ngô trồng cùng gốc với rau đậu, bí
hoặc dưa, bí lan trên mặt đất, đậu leo quanh
thân ngô, ở giữa các hốc ngô là đậu hà lan hay
đậu tương. Xung quanh nương trồng một dải
cây ý dĩ vừa tạo thêm nguồn thực phẩm vừa
làm hàng rào bảo vệ cây trồng, chống xói mòn.
Cư trú lâu đời ở vùng miền núi cao phía Bắc,
đồng bào Mông đã ứng xử hợp lý với môi
trường tự nhiên thông qua việc tạo lập một số
mô hình canh tác nông nghiệp phù hợp với
khí hậu khắc nghiệt của vùng cao. Đó là mô
hình trồng ngô trên hốc đá và mô hình canh
tác nương rẫy trên đất đốc.
Mô hình trồng ngô trên hốc đá còn được bà
con gọi là mô hình thổ canh hốc đá. Đó là một
sáng tạo của cư dân vùng cao, phổ biến ở
những nơi có độ dốc lớn, địa hình chủ yếu là
núi đá. Trên mặt địa hình có ít hoặc rất ít đất
nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề
mặt đá. Tận dụng những phần đất sẵn có
trong các khe đá, bà con đã đưa các giống cây
lương thực của mình vào trồng. Có hai loại
nương hốc đá mà bà con gọi là "Xùa tế" và
"Dầu tế". Phương thức thổ canh hốc đá như
một minh chứng tuyệt vời cho khả năng thích
ứng của đồng bào Mông trong hoàn cảnh môi
trường không thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp. Đó là sự thích ứng văn hóa để tồn tại.
Mô hình canh tác nương rẫy trên nương dốc
là loại nương phổ biến nhất của người Mông,
là các nương được bà con phát đốt trên sườn
dốc của núi đá vôi, đất đai chủ yếu là loại đất
được phong hóa từ đá vôi, tiềm năng nước
không nhiều. Đối với nương bậc thang, bà
con dùng cày và sức kéo của bò để cày
nương, mỗi đường cày cách nhau khoảng
60cm, mỗi bậc thang có khoảng 3 đường cày.
Khi đất đã được cày lật lên bà con tiến hành
tra hạt, cách 70cm thì tra một hốc, giữa các
hốc cũng trồng thêm rau bí, đậu các loại.
Đồng thời bà con trồng gối vụ mạch sau vụ
ngô. Tháng 9 thu hoạch ngô thì đến tháng 12
thu mạch. Mạch cũng như ngô là một loại cây
lương thực quan trọng được làm thành mèn
mén - thức ăn chính của đồng bào Mông.
Từng mô hình canh tác phù hợp với từng điều
kiện của tự nhiên, cùng các phương pháp và
kĩ thuật canh tác truyền thống, trình độ thâm
canh cao, ... cho thấy đồng bào Mông là
những cư dân nông nghiệp chuyên nghiệp
trên đất dốc, trình độ thích ứng đặc biệt với
điều kiện tự nhiên. Đó chính là một biểu hiện
của sự thích ứng trong quá trình phát triển,
minh chứng cho sức sống của đồng bào
Mông, dù trong hoàn cảnh nào thì con
người cũng tìm ra được các phương thức
ứng xử phù hợp với tự nhiên, với môi
trường mà họ sinh sống.
Người Mông còn áp dụng kĩ thuật xen canh
gối vụ : Trồng ngô vào tháng 2, giữa các hốc
ngô trồng xen vào ba khóm đậu. Hết vụ ngô
vào tháng 7, đồng bào lại tra hạt đậu Hà Lan
và đậu răng ngựa. Ngô, rau, đậu gối xen canh,
tạo điều kiện cho rễ các loại họ đậu làm tăng
độ phì của đất, tăng năng suất của ngô. Đặc
biệt ở các loại nương, ở các vùng thượng
huyện Bắc Hà – Lào Cai người Mông có kĩ
thuật gieo hạt xen canh: 4 khóm ngô trồng
Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
xung quanh, ở giữa trồng đậu hoặc rau cải.
Mạch trồng xen canh với ngô, với tỷ lệ một
ống ngô giống trộn xen với hạt mạch. Đồng
bào còn dùng kĩ thuật xen canh cây trồng
ngay cùng một thời gian gieo trồng. Còn loại
đậu xen canh được tra thành hốc ở khoảng
trống giữa các hốc ngô. Các loại rau, bầu bí,
dưa chuột thì tra cùng một hốc với ngô. Việc
trồng cây xen canh như vậy thì rễ của các loại
cây đậu giúp tăng độ phì của đất, dưa trồng
cùng gốc ngô có tác dụng leo quanh thân ngô
làm cho cây được vững vàng. Kĩ thuật xen
canh hợp lí có tác dụng tận dụng hết chất màu
của nương và góp phần phủ thảm thực vật kín
đất, làm giảm nguy cơ xói mòn, rửa trôi.
Người Mông còn áp dụng việc dùng phân hữu
cơ chăm bón cây trồng. Mỗi gia đình có hố ủ
phân bò, trâu, ngựa với tro bếp. Phân gia súc
phơi khô và đem ủ một thời gian với tro bếp
đến khi phân chuyển thành mầu trắng trộn với
hạt ngô bón lót. Sau một thời gian làm cỏ lại
bón thúc một lượng phân nhỏ cho ngô.
Trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho
việc trồng cây lương thực, dân tộc Mông đã
áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật tổng hợp để
kéo dài tuổi thọ của nương rẫy. Đó là các biện
pháp làm đất thích hợp với từng dạng địa
hình, các biện pháp thâm - xen canh kết hợp
với chống xói mòn để bảo vệ đất. Khi chăm
sóc cây trồng đồng thời cũng là chăm sóc đô
phì cho đất, mỗi gia đình đều có một hố ủ
phân hữu cơ để bón lót và bón thúc cho cây
trồng. Nhờ vậy, nương của người Mông được
khai thác triệt để và có thời gian canh tác kéo
dài cho 2, 3 thế hệ.
Nhờ hệ thống công cụ làm đất độc đáo và thích
hợp với địa hình vùng cao nên đảm bảo giữ
được độ phì cho đất, làm ải đất, có điều kiện
thâm canh cao. Trong kĩ thuật canh tác nương
rẫy người Mông lựa chọn một tập đoàn cây
lương thực thích hợp với từng loại đất, hoặc
từng thời gian trên cùng một mảnh nương: "Đất
mới khai phá trồng ngô khoảng 3 vụ - Vụ thứ tư
trồng lúa nương - Vụ thứ năm trồng sèo hoặc ý
dĩ - Đất bạc mầu trồng đậu tương".
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC BIỂU HIỆN
TRONG SỰ CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN VÀ
VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG
Do sống ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở,
điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, việc sản
xuất, trồng trọt lại phụ thuộc hoàn toàn vào
thiên nhiên nên lối sống du canh du cư trở
nên phổ biến ở người Mông. Phương thức sản
xuất lạc hậu, phổ biến vẫn là phát, đốt rừng
làm nương rẫy. Sau vài năm trồng tỉa cây
lương thực, đất đai bị bạc màu, năng suất
thấp, người dân lại kéo đi nơi khác, tiếp tục
phá rừng, đốt nương làm rẫy mới. Tình trạng
ấy diễn ra từ bao đời nay dẫn đến nguồn nước
bị cạn kiệt, rừng đầu nguồn bị tàn phá không
đủ sức ngăn những cơn mưa lớn; những trận
lũ quét làm cho đất đai bạc màu.
Dù hình thái du canh du cư hoàn toàn hay
định cư du canh thì địa bàn sản xuất và hoạt
động kinh tế của đồng bào đều gắn bó chặt
chẽ với rừng hoặc đất quy hoạch lâm nghiệp.
Phương thức canh tác truyền thống của người
Mông ở một góc độ nào đó đã làm cho tài
nguyên đất, nước bị giảm sút chất lượng. Một
mặt các chất dinh dưỡng NPK bị thẩm thấu,
dưới ảnh hưởng của trọng lực các chất dinh
dưỡng bị đẩy xuống những lớp đất sâu nhất là
các chất dễ tan. Ngược lại, các chất độc hại
như sắt, nhôm lại trồi từ dưới lên làm cho độ
phì của đất giảm. Mặt khác, các chất mùn của
tầng mặt bị cuốn theo nước chảy tràn làm cho
phần canh tác ngày càng mỏng và bị cạn kiệt.
Phương thức canh tác này chỉ thích hợp khi
rừng còn bạt ngàn như cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX.
Tập quán canh tác của đồng bào chủ yếu là
làm nương rẫy quảng canh; sau một thời gian
định cư, rừng bị phá, nguồn nước cạn kiệt,
thiếu nước sinh hoạt, môi trường trở nên khắc
nghiệt, lại thường xuyên bị thiên tai đe doạ
làm cho sản xuất bấp bênh, năng suất cây
trồng thấp. Sự di cư của người Mông đã làm
cho nạn phá rừng đốt rẫy làm nương gia tăng,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng
và môi trường. Hình thức du canh của các dân
tộc thiểu số đã biến hàng triệu ha rừng trước
đây thành đất trống đồi núi trọc. Ước tính mỗi
năm bình quân một hộ người Mông có thể
chặt phá, đốt hơn 1 ha rừng mới để làm
nương rẫy. Đất hẹp người đông làm rút ngắn
giai đoạn bỏ hóa. Trước đây thời kì bỏ hóa
Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
từ 10-15 năm, nay rút ngắn lại chỉ còn
khoảng 2-3 năm.
Nền nông nghiệp du canh truyền thống ở
miền núi không giữ nguyên bản chất mà đã bị
phá vỡ trong điều kiện dân số ngày một tăng.
Nền nông nghiệp du canh truyền thống được
coi là bền vững với điều kiện mật độ dân cư
thấp chỉ 10 - 20 người/km2. Với chế độ hưu
canh 10 - 15 năm hoặc lâu hơn nữa, trong
điều kiện môi trường rừng có đủ điều kiện
cho đất phục hồi độ phì nhiêu. Nhưng với sự
gia tăng dân số nhanh như hiện nay thời gian
bỏ hóa của đất quá ngắn, giảm độ phì nhiêu,
năng suất nông nghiệp thấp. Cường độ sử
dụng đất mạnh hơn làm bạc màu và trở thành
đất trống đồi trọc. Bởi vậy, chế độ canh tác
nương rẫy với tập quán du canh du cư trong
điều kiện dân số cao như hiện nay đã là
nguy cơ tấn công vào rừng, làm giảm vốn
rừng, đồng thời hủy hoại tài nguyên đất đai
và các nguồn tài nguyên khác trên phạm vi
ngày càng rộng.
Cùng với phát triển kinh tế, môi trường tự
nhiên ở miền núi đang đứng trước sự suy
thoái nghiêm trọng. Địa hình miền núi với
nền canh tác trên đất dốc rất khó khăn trong
việc giải quyết vấn đề thủy lợi, phân bón, giữ
được độ phì của đất, ... Những yếu tố này hạn
chế khả năng thâm canh tăng năng suất cây
trồng và rất khó giải quyết mối quan hệ giữa
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với vấn đề
bảo vệ môi trường. Tỉ suất đầu tư các công
trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông,
điện, thủy lợi quá cao so với vùng khác.
Các yếu tố của môi trường không chỉ tác động
vào quá trình xây dựng công trình với khối
lượng lớn, giá thành cao mà còn tác động
trong cả quá trình quản lý, bồi dưỡng, khai
thác công trình với những chi phí cao hơn.
Nhiều sự cố do môi trường tạo ra làm hư
hỏng và cũng hủy hoại các công trình. Đầu tư
vào các công trình hạ tầng ở miền núi dưới
tác động của điều kiện môi trường, nếu chỉ
xét về kinh tế thuần túy thì hiệu quả rất kém,
mà phải lấy mục tiêu đầu tư để đạt hiệu quả
tổng hợp về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng và đoàn kết các dân tộc. Dưới tác động
của môi trường, đồng bào các dân tộc chỉ có
thể sinh sống ở những nơi có đất canh tác và
có điều kiện sản xuất, có nước sinh hoạt, ít khó
khăn về giao thông, do đó dân cư sống ở các
vùng dân tộc miền núi phân tán là một trở lực
lớn cho việc tăng cường cơ sở hạ tầng, phát
triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống.
Để đảm bảo cái ăn, ngoài việc phá rừng để
làm nương rẫy, người dân di cư tự do còn
khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên
động, thực vật vốn rất phong phú trong đó có
nhiều loài quí hiếm đã được ghi trong Sách
Đỏ hoặc cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hậu
quả của việc khai thác bừa bãi này là làm cho
một số loài cây, loài con quý hiếm bị tuyệt
chủng, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái.
Hầu hết các hộ gia đình người Mông đều có
súng tự chế để săn bắn chim, thú rừng; ước
tính thu nhập từ khai thác tài nguyên thiên
nhiên chiếm 20% tổng thu nhập của người di
dân tự do (Hoàng Hữu Bình - 1997). Việc làm
này không những hủy hoại môi trường tự
nhiên mà ảnh hưởng nặng nề đến môi trường
xã hội. Đồng bào Mông cùng với một số dân
tộc khác ở vùng núi cao phía Bắc canh tác
theo kiểu phát đốt, chọc tỉa trên đất dốc làm
cho đất bị rửa trôi mạnh và nhanh chóng trở
nên cằn cỗi. Với phương thức quảng canh,
sau vài năm canh tác, khi thấy đất cằn cỗi, họ
lại tiếp tục khai phá vùng đất mới và cái vòng
luẩn quẩn đó cứ diễn ra vào năm này qua năm
khác, làm cho diện tích đất cằn cỗi tăng dần.
Trong thực tiễn, ảnh hưởng của môi trường
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi
là hết sức phức tạp. Có những tác động mà
chúng ta có thể nhận thấy được, có thể đo
đếm được, song có những tác động không
thấy và cũng rất khó định lượng, có những tác
động ảnh hưởng ngay, ảnh hưởng trực tiếp
đến sự sống kinh tế - xã hội của vùng, song
cũng có những tác động gián tiếp, tác động
âm ỷ và lâu dài về sau. Từ thế mạnh kinh tế,
các yếu tố môi trường đất, nước, thời tiết,
khí hậu của miền núi những năm gần đây
thực sự là trở thành thế yếu, ảnh hưởng xấu
đến phát triển kinh tế và nâng cao đời sống
của các dân tộc vùng cao nói chung, trong đó
có dân tộc Mông.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY CÁC THẾ
MẠNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
- Quan điểm chung là phát triển kinh tế tài
nguyên miền núi không phải chỉ vì miền núi
và cho miền núi mà vì cả nước trên tất cả các
phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
và môi trường. Đó chính là địa bàn phòng hộ
trọng yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển bền vững của cả nước. Nhân dân miền
núi nói chung và đồng bào Mông nói riêng đã
hàng ngàn năm sống phụ thuộc vào thiên
nhiên. Họ là những người đầu tiên biết bảo vệ
thiên nhiên và khai thác thiên nhiên một cách
bền vững. Trước những tác động mạnh mẽ
của phát triển kinh tế tới môi trường tự nhiên
cần phải có những giải pháp mang tính chất
tổng thể cả về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa.
Cần coi trọng các biện pháp thâm canh truyền
thống của người Mông kết hợp với kĩ thuật
thâm canh hiện đại nhằm sử dụng hợp lý tài
nguyên đất, bảo vệ được tài nguyên rừng, mở
rộng các mô hình canh tác ruộng bậc thang ở
những nơi có nguồn nước, đảm bảo ổn định
cuộc sống.
- Ở những vùng quĩ đất trống, đồi núi trọc
còn nhiều cần có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà
nước nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của nhân dân, từ phá rừng để sản xuất
ngô, lúa sang trồng rừng. Ở những vùng có
điều kiện phát triển cây thế mạnh nên có
chính sách khuyến khích người dân chuyển
dịch cơ cấu kinh tế với sản xuất lương thực là
chủ yếu sang trồng cây ăn quả là chính, trồng
lương thực là phụ. Ở những nơi có điều kiện
sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công
nghiệp ngắn ngày cần phải ra sức xây dựng
ruộng bậc thang, đi vào thâm canh tăng vụ,
đảm bảo sản xuất và năng suất ổn định còn
đối với những nơi khả năng sản xuất bị hạn
chế thì phải phát triển cây công nghiệp lâu
năm, trồng cây ăn quả, cây làm thuốc, chăn
nuôi, làm nghề rừng.
─ Đi đôi với việc xác định phương hướng
sản xuất là các biện pháp kĩ thuật canh tác
cho từng vùng căn cứ vào đặc điểm nổi bật
của vùng núi là đất dốc, tính chất tiểu khí hậu
của vùng là khắc nghiệt, do đó kĩ thuật trồng
trọt cũng phải sát với từng vùng khí hậu, từng
loại đất. Bên cạnh đó, cần tổng kết và phát
huy những kinh nghiệm kiến thức tốt sẵn có
của đồng bào vừa tích cực phổ biến những
kinh nghiệm tiên tiến.
- Hỗ trợ đồng bào trong các dự án điều
chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện
đất đai, khí hậu theo hướng sản xuất các sản
phẩm có giá trị hàng hóa. Cần đặc biệt chú ý
chính sách hỗ trợ công tác khuyến nông hoặc
khuyến lâm; xây dựng các mô hình trình diễn
sản xuất; hỗ trợ áp dụng các tiến bộ kĩ thuật
về giống cây trồng, vật nuôi. Có chính sách
hỗ trợ kinh phí thỏa đáng cho cán bộ cấp cơ
sở, khuyến khích họ hướng dẫn đồng bào
cách tổ chức sản xuất, cách tổ chức cuộc sống
mới, thu thập, phản ánh các nguyện vọng, các
đề nghị của dân và giải quyết tốt các chính
sách Nhà nước đã ban hành. Trong các
chương trình, dự án cần bố trí và cân đối kinh
phí hỗ trợ cho họ tham gia vào việc thực hiện
các hoạt động của dự án và xây dựng kế
hoạch đào tạo họ, nhất là cho cán bộ tại chỗ ở
thôn, bản, xã.
- Có kế hoạch hướng dẫn và trợ giúp đồng
bào từng bước chuyển hướng sản xuất sang
làm cây công nghiệp xuất khẩu, cây ăn quả,
phát triển chăn nuôi gia súc, phát triển nghề
rừng, sản xuất nông - lâm kết hợp với chế
biến tạo nguồn sản phẩm hàng hoá để trao đổi
lấy lương thực ở thị trường chung, vì sau khi
thực hiện cơ chế mới thực tế cho thấy nguồn
lương thực hàng hoá không thiếu. Việc tổ
chức hướng dẫn sản xuất phải kết hợp với
việc tạo ra thị trường, khơi luồng tiêu thụ sản
phẩm. Từ đó từng bước giải quyết cơ bản vấn
đề lương thực, không những để khỏi thiếu đói
mà có cơ sở vững chắc để phát triển các cây,
con, ngành nghề theo hướng kinh tế hàng hoá,
làm giàu cho nhân dân miền núi và đồng bào
các dân tộc thiểu số.
─ Cần nâng giá các sản phẩm hàng hóa và
giảm giá lúa gạo ở các bản Mông. Tình trạng
không có giá hoặc giá quá thấp của nhiều loại
sản phẩm nông lâm nghiệp ở các bản Mông là
nguyên nhân chính cản trở hoạt động sản xuất
hàng hóa, cản trở các mối liên kết cộng đồng
và hoạt động cho quản lí tài nguyên. Đảm bảo
nhu cầu lương thực đang được đặt ra như
nhiệm vụ quan trọng nhất với mọi gia đình
người Mông. Trong tình trạng hiện tại, nó
định hướng hoạt động sản xuất của họ vào
phát triển nương rẫy và cũng là yếu tố quyết
định vấn đề du canh, du cư mỗi khi đất đai bị
Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
suy thoái. Cần có một giải pháp tổng thể
thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây
trồng, chuyển đổi từ sản xuất canh tác nông
nghiệp là chính sang lâm nghiệp và chăn
nuôi, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa
và hình thành các liên kết cộng đồng cho
quản lý rừng và đất ở địa phương. Nhằm
mục đích lồng ghép tốt mục tiêu phát triển
sản xuất hàng hóa với bảo tồn và phát triển
tài nguyên, để không đi chệch mục tiêu,
cần có sự hỗ trợ của những giải pháp kinh
tế - xã hội và khoa học công nghệ khác.
Thay vì kết luận những vấn đề trình bày ở
trên, chúng tôi cho rằng từ việc nghiên cứu
hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân tộc
Mông vùng cao phía Bắc đất nước, chúng ta
nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc
tìm hiểu các nội dung và cách tiếp cận nền
kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng của nó đến
môi trường tự nhiên trong sản xuất nông
nghiệp không chỉ giới hạn trong khuôn khổ
các vấn đề kinh tế, mà quan trọng hơn đó
còn là vấn đề địa lí tộc người Mông vùng
cao. Đây là nhiệm vụ mang tính thực tiễn,
đòi hỏi phải được quan tâm nghiên cứu sâu
hơn về mặt lí luận, góp phần làm phong phú
hơn các khái niệm cơ bản của kinh tế học tài
nguyên vì mục đích phát triển bền vững cho
đồng bào Mông cũng như các dân tộc vùng
cao phía Bắc đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đề án chiến lược công tác dân tộc giai đoạn
2011 – 2020. google.com.vn/ Đề
án chiến lược dân tộc giai đoạn 2011 – 2010..
[2]. “Miền núi và con người” trong “Lê Bá Thảo
Những công trình khoa học địa lí tiêu biểu”. Nxb
Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr.: 235 – 245.
[3]. Dương Quỳnh Phương, (2010), Cộng đồng
các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội, 200 tr.
[4]. Đặng Văn Phan và nnk (2008), Phát triển
nông nghiệp bền vững : diễn giải, nội hàm và
cách tiếp cận thực tiễn. Tuyển tập các báo cáo
khoa học Hội nghị Địa lí toàn quốc lần II - 2008,
Nxb Khoa học kĩ thuật, 2008, Hà Nội, tr.: 959 -
968
[5]. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi
trường - ĐHQGHN (1998), Những xu hướng phát
triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (tập 1, 2),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
SUMMARY
IMPACTS OF THE NATURAL RESOURCE ECONOMY ON ENVIRONMENT THROUGH
AGRICULTURAL ACTIVITIES OF MONG ETHNIC GROUP SETTLING IN THE
NORTHERN MOUNTAINOUS AREA OF VIETNAM
Duong Quynh Phuong
College of Education - TNU
In the northern midland and mountainous areas of Vietnam, many ethnic groups, including Mong,
settling in high mountainous areas and the natural resource economy plays a very important role. Their
economic activities mainly depend on the nature. Natural factors consist of natural areas as well as
subjects of the economic and social development, while the economic development and organizations
of daily life activities cause changes in natural elements. The economy based on the nature totally or
only a half has affected not only these ethnic groups of people’s living standard but also the natural
environment (both positive and negative sites). Consequently, it is necessary to exploit and promote
the mountainous areas’ strengths in general and their natural potentials in particular for the
development, towards sustainable agricultural producton in mountainous areas during the country’s
industrialization and modernization.
Key words: Economic resources, Natural enviroment, Sustsainable agriculture, Farming, ethnic.
*Tel: 0983 022774
Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32971_36801_2782012104213nenkinhtetainguyenvaanhhuongtoimoitruong_6077_2052592.pdf