Dưới góc độ học thuật, đóng góp của nghiên
cứu này là xây dựng khung đánh giá năng lực cạnh
tranh của các công ty trong ngành bánh kẹo. Trong
những nhân tố góp phần vào việc tăng năng lực
cạnh tranh của Biscafun thì các yếu tố về uy tín,
thương hiệu; chất lượng sản phẩm; và khả năng
cạnh tranh về giá là rất quan trọng.
Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia và
khách hàng cho thấy, so với các đối thủ cạnh tranh
tại thị trường miền Trung, thì Biscafun có những
lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh thông
qua các yếu tố như là: thị phần; khả năng cạnh
tranh về giá; mạng lưới phân phối; và lòng trung
thành của khách hàng. Những yếu tố mà Biscafun
yếu kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh đó là:
qui mô doanh nghiệp; sức mạnh tài chính; hiệu
quả marketing; công nghệ sản xuất; trình độ,
chất lượng nguồn nhân lực; và khả năng quản lý
điều hành.
Dưới góc độ quản trị và kinh doanh, nghiên
cứu cũng đã đề xuất cho ban lãnh đạo của Công
ty Biscafun các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Biscafun, trong đó tập trung vào các
giải pháp: nâng cao hiệu quả hoạt động marketing;
huy động vốn đầu tư để mở rộng qui mô sản xuất
kinh doanh; sử dụng nguồn vốn có hiệu quả;
và đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất
hiện đạ
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bánh kẹo biscafun tại thị trường miền trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 159
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO BISCAFUN TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG
IMPROVING THE COMPETITIVENESS OF BISCAFUN CONFECTIONARY COMPANY
AT THE CENTRAL MARKET
Nguyễn Trọng Minh Thái1, Lê Kim Long2
Ngày nhận bài: 21/0 1/2014; Ngày phản biện thông qua: 05/5/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015
TÓM TẮT
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đã tạo ra những cơ hội và thách thức to lớn đối với các
doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo. Bài viết này nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng năng
lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường miền Trung thông
qua 14 tiêu chí. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo
Biscafun trong bối cảnh mức độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo ngày càng cao.
Từ khóa: năng lực cạnh tranh, Công ty Bánh kẹo Biscafun, thị trường miền Trung
ABSTRACT
Vietnam joined the World Trade Organization (WTO) has created major opportunities and challenges for Vietnamese
enterprises. Therefore, the Vietnamese enterprises have to improve their competitiveness to survive and develop, including
the confectionary businesses. This paper focuses on evaluating the competitiveness of Biscafun Confectionary Company in
correlated with the competitors at the central market by 14 criteria. On this basic, the paper proposes solutions to improve
the competitiveness of Biscafun Confectionary Company in the context of increasing competition.
Keywords: competitiveness, BISCAFUN Confectionary Company, Central market
1 Nguyễn Trọng Minh Thái: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại
và phát triển, doanh nghiệp phải tạo cho mình khả
năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách
có hiệu quả. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, với
tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế
thế giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học
kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tính
quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp càng rõ nét. Do
vậy, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi các
giải pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao
năng lực cạnh tranh, vươn lên chiếm được lợi thế
cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển
bền vững.
Ngành bánh kẹo hiện nay đang có xu hướng ngày
càng tăng về cả số lượng và qui mô doanh nghiệp,
vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành là rất cao.
Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi - Biscafun trực thuộc
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, được thành
lập vào năm 1994. Trong thời gian qua Công ty cũng
đã có những bước phát triển khả quan, thương hiệu
Biscafun được nhiều người tiêu dùng biết đến và tín
nhiệm. Tuy nhiên, hiện tại Công ty cũng đang gặp
phải nhiều áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh
tranh trong ngành tại thị trường miền Trung. Trước
tình trạng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Công ty
Bánh kẹo Quảng Ngãi - Biscafun rất cần có những
biện pháp để đối phó với các đối thủ cạnh tranh một
cách lành mạnh và hiệu quả. Vì vậy, làm thế nào để
nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Bánh
kẹo Quảng Ngãi - Biscafun là vấn đề hết sức cần
thiết; tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có nghiên
cứu nào thực hiện để giải quyết vấn đề này.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
160 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá đúng
thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh
kẹo Biscafun trong tương quan vớ i cá c đố i thủ cạ nh
tranh chủ yế u tạ i thị trườ ng miề n Trung. Từ đó, đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho Công ty Bánh kẹo Biscafun.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhận diện những nhân tố tạo nên
năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Biscafun.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty
Bánh kẹo Biscafun so với các đối thủ cạnh tranh
chủ yế u trên thị trường 6 tỉnh/thành phố (Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và
Khánh Hòa).
2. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty
Bánh kẹo Biscafun, tác giả xây dựng khung đánh
giá năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành
bánh kẹo. Tiếp theo, tác giả chia khung đánh giá
này thành hai nhóm: (a) nhóm các chỉ tiêu dành cho
các chuyên gia; và (b) nhóm các chỉ tiêu dành cho
các khách hàng, đại lý.
Nhóm các chỉ tiêu dành cho các chuyên gia bao
gồm: (1) Qui mô doanh nghiệp; (2) Trình độ, chất
lượng nguồn nhân lực; (3) Thị phần; (4) Sức mạnh
tài chính; (5) Công nghệ sản xuất; và (6) Khả năng
quản lý điều hành. Các chuyên gia được lựa chọn
bao gồm: Giám đốc; Phó giám đốc kỹ thuật; Thư
ký chất lượng môi trường; các trưởng phòng ban
của Công ty Biscafun và các nhân viên đại diện kinh
doanh của các công ty Bibica, Hải Hà trên thị trường
6 tỉnh/thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa). Số lượng
chuyên gia được lấy ý kiến là 20 người.
Nhóm các chỉ tiêu dành cho khách hàng, đại lý
bao gồm: (1) Uy tín thương hiệu; (2) Khả năng cạnh
tranh về giá; (3) Chất lượng sản phẩm; (4) Hình
thức mẫu mã sản phẩm; (5) Đa dạng sản phẩm;
(6) Mạng lưới phân phối; (7) Hiệu quả marketing;
và (8) Lòng trung thành của khách hàng. Các đối
tượng bên ngoài công ty bao gồm 200 khách hàng
và 40 đại lý trải rộng trên 6 tỉnh/thành phố (Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và
Khánh Hòa). Như vậy, tổng số mẫu được chọn là
240 mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh được sử dụng để
đánh giá và so sánh năng lực cạnh tranh của Công
ty Bánh kẹo Biscafun với các đối thủ cạnh tranh
gồm: Bibica và Hải Hà; trên cơ sở đó các giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh
kẹo Biscafun được đề xuất.
Thời gian nghiên cứu: đề tài được nghiên
cứu trong thời gian 3 tháng từ 01/03/2013 đến
31/05/2013.
3. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó chính
là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng
các nguồn lực có giới hạn như: nhân lực, vật lực, tài
lực, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một
cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh để
từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, tồn tại
và phát triển trong môi trường cạnh tranh [3].
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước
hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp.
Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp,
không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công
nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh
nghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so
sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong
cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô
nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên
trong doanh nghiệp được đánh giá không thông
qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối
thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn
tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp
phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho
riêng mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể
thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục
tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của các đối
tác cạnh tranh [1].
Các tiêu chí đánh giá thực trạng năng lực cạnh
tranh của Công ty có thể đo lường bằng 2 nhóm chỉ
tiêu: nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ
tiêu định tính.
Nhóm các chỉ tiêu định lượng bao gồm: (1)
qui mô doanh nghiệp; (2) thị phần sản phẩm
doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; (3)
vị thế tài chính; (4) tỷ suất chi phí cho một đơn vị
sản phẩm.
Nhóm các chỉ tiêu định tính bao gồm:
(1) giá cả sản phẩm và dịch vụ; (2) chất lượng sản
phẩm và bao gói; (3) mức độ đa dạng sản phẩm;
(4) kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng;
(5) thông tin và xúc tiến thương mại; (6) năng
lực nghiên cứu và phát triển; (7) công nghệ sản
xuất; (8) thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp;
(9) trình độ lao động; (10) năng lực tổ chức và
quản trị doanh nghiệp.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 161
So với các đối thủ cạnh tranh trong ngành bánh
kẹo thì Biscafun có qui mô nhỏ hơn cả về vốn, con
người và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trong các đối
thủ cạnh tranh của Biscafun, Bibica có qui mô lớn
nhất, tiếp theo là Hải Hà và sau cùng là Biscafun.
Trong cá c đố i thủ cạ nh tranh thì trình độ, chất
lượng nguồn nhân lực của Biscafun được đánh giá
là yếu nhất so với các đối thủ, đứ ng đầ u là Bibica và
tiế p theo là Hả i Hà .
Thị phần công ty đang chiếm lĩnh tại thị trường
miền Trung tương đối cao, tuy nhiên, cao hơn rất ít
so với 2 đối thủ theo sau là Bibica và Hải Hà. Vì vậy,
việc giữ vững và phát triển thị phần là vấn đề công
ty cần quan tâm nếu không muốn bị các đối thủ khác
vượt lên.
Qui mô vốn còn thấp và mức độ đầu tư còn
chậm cho nên sức mạnh tài chính của công ty là
rất yếu so với các đối thủ cạnh tranh. Trong các đối
thủ cạnh tranh, Bibica có sức mạnh tài chính cao
nhất, tiếp theo là Hải Hà, và sau cùng là Biscafun.
Biscafun có công nghệ sản xuất hiện đại, dây
chuyền sản xuất được nhập khẩu từ các nước tiên
tiến. Tuy nhiên, với nguồn lực tài chính không mạnh
của mình thì việc đầu tư hơn nữa về công nghệ
trong tương lai sẽ khó có thể bắt kịp các đối thủ
cạnh tranh giàu mạnh như Bibica và cả Hải Hà.
Khả năng quản lý điều hành của Biscafun được
đánh giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh
tranh, Trong các đối thủ cạnh tranh tại thị trường
miền Trung thì khả năng quản lý điều hành của
Bibica được đánh giá cao nhất, tiếp theo là Hải Hà,
và sau cùng là Biscafun.
2. Các chỉ tiêu dành cho khách hàng, đại lý
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Các chỉ tiêu dành cho các chuyên gia
Bảng 1. Điểm số trung bình của các chuyên gia về năng lực cạnh tranh của Biscafun (tháng 05/2013)
STT Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh Biscafun(Điểm)
Bibica
(Điểm)
Hải Hà
(Điểm)
1 Quy mô doanh nghiệp 2,56 4,11 2,78
2 Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực 2,78 4,00 3,00
3 Thị phần 4,11 3,89 3,78
4 Sức mạnh tài chính 2,56 3,89 2,78
5 Công nghệ sản xuất 3,89 4,00 3,78
6 Khả năng quản lý điều hành 2,89 3,44 3,11
Nguồn: Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia
Bảng 2. Điểm số trung bình của khách hàng, đại lý về năng lực cạnh tranh của Biscafun
(từ 03/2013 đến 05/2013)
STT Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh Biscafun (Điểm)
Bibica
(Điểm)
Hải Hà
(Điểm)
1 Uy tín thương hiệu 4,19 4,34 3,82
2 Khả năng cạnh tranh về giá 4,21 3,93 3,78
3 Sự đột phá về chất lượng sản phẩm 4,01 4,10 3,85
4 Hình thức mẫu mã 3,97 4,15 3,87
5 Đa dạng sản phẩm 3,96 4,05 3,68
6 Mạng lưới phân phối 4,01 3,87 3,60
7 Hiệu quả marketing 3,20 3,77 3,38
8 Lòng trung thành của khách hàng 4,12 3,88 3,44
Nguồn: Tổng hợp ý kiến của các khách hàng, đại lý tại thị trường miền Trung
Thương hiệu Biscafun được nhiều người biết
đến và tin tưởng, đây là một trong những lợi thế
quan trọng để Công ty chiếm lĩnh thị trường kinh
doanh. Tuy nhiên, so với đối thủ cạnh tranh là
Bibica thì thương hiệu của Biscafun vẫn đứng sau,
vì vậy Công ty cần phải có những giải pháp để duy
trì và phát triển thương hiệu của mình một cách tốt
hơn nữa.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
162 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Sản phẩm của Biscafun có giá thấp hơn so với
các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đây là công cụ quan
trọng để Biscafun nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình trên thị trường bánh kẹo, nhất là mảng thị
trường bình dân.
Sản phẩm của Biscafun được khách hàng đánh
giá là có chất lượng khá cao, tuy nhiên vẫn bị đánh
giá thấp hơn Bibica. Vì vậy, trong thời gian tới, Công
ty cần có những giải pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình trên thị trường.
Hình thức mẫu mã của sản phẩm bánh kẹo
Biscafun được đánh giá khá đẹp, tuy nhiên theo
khách hàng mẫu mã của Biscafun vẫn còn chưa bắt
mắt bằng các sản phẩm của Bibica.
Sản phẩm của Biscafun chưa thật sự đa dạng
về chủng loại, giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa
chọn khi mua; Biscafun vẫn xếp sau Bibica về mức
độ đa dạng sản phẩm. Vì vậy, công ty cần nghiên
cứu, thiết kế cho ra đời nhiều chủng lợi sản phẩm
mới hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
trên thị trường.
Trong cá c đố i thủ cạ nh tranh tạ i thị trườ ng miề n
Trung, Biscafun có mạ ng lướ i phân phố i đứ ng thứ
nhất, tiế p theo là Bibica và sau cù ng là Hả i Hà ; sản
phẩm của Biscafun có mặt hầu hết ở các nơi, ngay
cả ở những vùng nông thôn, cho nên việc tìm mua
sản phẩm của Biscafun cũng rất thuận tiện.
Trong cá c đố i thủ cạ nh tranh thì hiệ u quả
marketing củ a Biscafun là yế u nhấ t, đứ ng đầ u là
Bibica và tiế p theo là Hả i Hà . Hoạt động marketing
đã được Công ty quan tâm chú trọng và đã đạt
được nhiều thành tích nhất định. Công tác PR
được xem là thế mạnh của Công ty trong việc
quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, hoạt động quảng
cáo chưa được tiến hành thường xuyên nên hiệu
quả chưa cao, chưa gây được ấn tượng mạnh cho
khách hàng, nhiều chương trình khuyến mại chưa
trực tiếp dành cho người tiêu dùng. Những hạn chế
này một phần là do nguồn lực tài chính có hạn, một
phần là do đội ngũ nhân lực phụ trách bộ phận này
còn mỏng.
Trong cá c đố i thủ cạ nh tranh thì Biscafun có
lò ng trung thà nh củ a khá ch hà ng là cao nhấ t, tiế p
theo là Bibica và sau cù ng là Hả i Hà , đa số khách
hàng tại thi trường miền Trung khá trung thành với
sản phẩm của Biscafun; đạt được kết quả này là
do sản phẩm của Biscafun có giá thấp, nhưng chất
lượng sản phẩm vẫn đảm bảo, hình thức mẫu mã
khá đẹp nên rất được sự ủng hộ của người tiêu
dùng có thu nhập vừa và thấp. Công ty Biscafun
nên tận dụng lợi thế này để nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình trên thị trường.
3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty Bánh
kẹo Biscafun
Bảng 3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh củ a Công ty Bá nh kẹ o Biscafun
STT Các chỉ tiêu đánh giá Mức độquan trọng
Biscafun Bibica Hải Hà
Phân loại Điểm có trọng số
Phân
loại
Điểm có
trọng số Phân loại
Điểm có
trọng số
1 Quy mô doanh nghiệp 0,056 2,56 0,143 4,11 0,230 2,78 0,156
2 Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực 0,062 2,78 0,172 4,00 0,248 3,00 0,186
3 Thị phần 0,064 4,11 0,263 3,89 0,249 3,78 0,242
4 Uy tín thương hiệu 0,085 4,19 0,356 4,34 0,369 3,82 0,325
5 Khả năng cạnh tranh về giá 0,081 4,21 0,341 3,93 0,318 3,78 0,306
6 Sự đột phá về chất lượng sản phẩm 0,083 4,01 0,333 4,10 0,340 3,85 0,320
7 Hình thức mẫu mã 0,075 3,97 0,298 4,15 0,311 3,87 0,290
8 Đa dạng sản phẩm 0,064 3,96 0,253 4,05 0,259 3,68 0,236
9 Mạng lưới phân phối 0,079 4,01 0,317 3,87 0,306 3,60 0,284
10 Hiệu quả marketing 0,073 3,20 0,234 3,77 0,275 3,38 0,247
11 Lòng trung thành của khách hàng 0,056 4,12 0,231 3,88 0,217 3,44 0,193
12 Sức mạnh tài chính 0,077 2,56 0,197 3,89 0,300 2,78 0,214
13 Công nghệ sản xuất 0.079 3,89 0,307 4,00 0,316 3,78 0,299
14 Khả năng quản lý điều hành 0.067 2,89 0,194 3,44 0,230 3,11 0,208
Tổng cộng 1,00 3,639 3,969 3,505
Nguồn: Kết quả tổng hợp ý kiến chuyên gia và điều tra khách hàng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 163
Trên thị trường bánh kẹo tại miền Trung, Bibica
có năng lực cạnh tranh mạnh nhất với số điểm là
3,969; tiếp theo là Biscafun với số điểm là 3,639;
và sau cù ng là Hải Hà với số điểm là 3,505. Như
vậy, Công ty Bánh kẹo Biscafun có năng lực cạnh
tranh thấp hơn so với Bibica, nhưng cao hơn so
với Hải Hà. Với số điểm là 3,639 cho thấy năng
lực cạnh tranh của Biscafun là trên mức trung bình
của ngành.
4. Giải pháp
Từ ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy có 8
yếu tố ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh
của Biscafun gồm: (1) uy tín thương hiệu, (2) sự
đột phá về chất lượng sản phẩm; (3) khả năng cạnh
tranh về giá; (4) mạng lưới phân phối; (5) công nghệ
sản xuất; (6) sức mạnh tài chính; (7) hình thức mẫu
mã sản phẩm; (8) hiệu quả marketing. Tuy nhiên,
trong 8 yếu tố trên, thì có 3 yếu tố mà Biscafun vẫn
còn yếu và yếu hơn so với các đối thủ cạnh tranh
là: (1) hiệu quả marketing; (2) sức mạnh tài chính;
(3) công nghệ sản xuất. Do vậy, ban lãnh đạo của
công ty cần tập trung xem xét và có những giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Biscafun,
cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả hoạt động
Marketing
Về công tác nghiên cứu thị trường: mặc dù công
ty đã có cán bộ điều tra nghiên cứu thị trường, nhưng
công tác này còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là do
đội ngũ nhân lực phụ trách bộ phận này còn mỏng.
Vì vậy, Phòng thị trường nên tuyển dụng thêm nhân
viên mới có khả năng giao tiếp tốt, năng động, sáng
tạo để đảm nhận công việc này. Đẩy mạnh công tác
điều tra, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
làm cơ sở cho việc phát triển sản phẩm.
Về quảng cáo: đẩy mạnh công tác quảng cáo
nhiều hơn so với hiện nay trên nhiều phương tiện
truyền thông: báo chí, truyền hình, đài phát thanh,
internet, v.v Triển khai trưng bày poster ở những
nơi công cộng như sân bay, bến xe, bến tàu, công
viên, các tụ điểm vui chơi giải trí, các tụ điểm du
lịch trên cả nước. Nên khai thác thêm các phương
tiện quảng cáo mới như: tiếp thị trực tiếp bằng
cách gởi catalogue đến khách hàng tiềm năng và
khách hàng mục tiêu; tiếp thị và nhận đặt hàng qua
internet. Việc soạn thông điệp, hình ảnh cho quảng
cáo phải mới lạ, hấp dẫn và sống động, đồng thời
phải phù hợp với sở thích, phong tục, tập quán của
người Việt Nam.
Về khuyến mãi: khuyến mãi tại các hội chợ triển
lãm, siêu thị, nhà phân phối vào các ngày Lễ, Tết
với quà tặng có giá trị. Tặng phiếu mua hàng giảm
giá, mời khách hàng dùng thử, biếu quà khi khách
hàng mua với số lượng nhiều tại các hội chợ, siêu
thị. Khuyến mãi các cửa hàng trực thuộc Công ty,
các đại lý bán hàng theo doanh số bán cao bằng
những sản phẩm của Biscafun; tặng hoa hồng đối
với mặt hàng mới; hỗ trợ bảng hiệu, hộp đèn; chiết
khấu. Cần nghiên cứu chương trình khuyến mãi của
đối thủ cạnh tranh để đưa ra hình thức khuyến mãi
độc đáo hơn.
Về xúc tiến bán hàng: tăng cường mở rộng thị
trường nhằm giới thiệu rộng rãi sản phẩm của Công
ty, góp phần phát triển nhanh thị phần thông qua
các hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ
quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Về quan hệ cộng đồng: thu hút chất xám về
công ty bằng cách tài trợ học bổng, tạo cơ hội
thực tập cho các sinh viên có thành tích học tập tốt
chuyên ngành chế biến thực phẩm, kinh tế. Tiếp tục
phối hợp với Đài VTV3 để tài trợ cho các chương
trình “Hãy chọn giá đúng”; cấp học bổng cho các em
học sinh nghèo hiếu học; tích cực tham gia các hoạt
động từ thiện như xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ
các nạn nhân chất độc màu da cam, quyên góp cho
“Quỹ vì người nghèo” Tài trợ tổ chức các sự kiện
vào các ngày Lễ, Tết.
Giải pháp 2: Huy động vốn đầu tư để mở
rộng qui mô sản xuất kinh doanh
Biscafun có qui mô vốn rất nhỏ so với các đối
thủ cạnh tranh như Bibica và Hải Hà. Để có thể mở
rộng qui mô sản xuất kinh doanh, có điều kiện mua
sắm máy móc, trang thiết bị và xây dựng thêm cơ sở
hạ tầng, công ty cần có một nguồn vốn đủ lớn để có
thể chi trả cho hoạt động này. Nhằm giải quyết khó
khăn về vốn, đảm bảo cho Biscafun có đủ vốn để
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tác giả đề
xuất cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau đây:
Một là, Biscafun cần nâng cao năng lực kinh
doanh và năng lực xây dựng phương án kinh
doanh có tính khả thi. Bất cứ nhà đầu tư nào cũng
luôn đặt vấn đề hiệu quả của việc sử dụng đồng
vốn và đây là mục tiêu xuyên suốt khi thẩm định dự
án. Biscafun phải chứng minh được hoạt động của
doanh nghiệp tạo lợi nhuận thì mới có thể thuyết
phục được các nhà tài trợ vốn. Hiện tại, Biscafun
thường chỉ có ý tưởng kinh doanh và phác thảo
hiệu quả phương án đầu tư còn đơn giản, đôi khi
phương án đầu tư còn mang nặng cảm tính nên khó
có khả năng thuyết phục. Vì vậy, Biscafun cần xây
dựng dự án đầu tư một cách khoa học.
Hai là, Biscafun phải tạo dựng được uy tín
trong kinh doanh. Công ty cần đổi mới từ nhận thức
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
164 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
đến các việc làm cụ thể như: nâng cao năng lực
quản trị và điều hành doanh nghiệp, thực hiện
nghiêm chỉnh chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài
chính công khai, minh bạch, kinh doanh theo đúng
pháp luật. Phải khẳng định tạo dựng uy tín trong
kinh doanh là việc Biscafun phải làm, nó không chỉ
giúp cho Công ty dễ dàng trong việc tiếp cận vốn mà
còn tạo điều kiện để Công ty tồn tại và phát triển bền
vững. Xây dựng thương hiệu cũng là một biện pháp
mà Biscafun cần thực hiện để tạo uy tín trong kinh
doanh đối với khách hàng và các nhà tài trợ vốn,
đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.
Ba là, tăng cường mở rộng mối quan hệ với
các ngân hàng, tổ chức tín dụng để giúp Công ty
giải quyết những khó khăn trong việc huy động vốn.
Giải pháp 3: Sử dụng nguồn vốn có hiệu
quả, giảm chi phí sản xuất kinh doanh
Công ty Biscafun có sức mạnh tài chính yếu
hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Với nguồn vốn
còn hạn chế, để Công ty đứng vững và phát triển
trên thị trường cạnh tranh thì việc sử dụng nguồn
vốn có hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh
doanh là điều rất cần thiết.
Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, Công ty
nên tập trung đầu tư vào một số dự án có hiệu quả
và cần thiết.
Công ty thường xuyên đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn trong năm, trên cơ sở đó, xác định trách
nhiệm cho các cá nhân tập thể liên quan nếu để thất
thoát, lãng phí vốn đầu tư và có biện pháp kỷ luật
nghiêm khắc.
Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty
cần giảm các chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong
tổng chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm: giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Đối với giá vốn hàng bán:
- Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu được cung
cấp từ Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi như:
đường, nha.
- Tích cực tìm nguồn nguyên liệu trong nước có
giá cạnh tranh và một nguyên liệu phải có nhiều nhà
cung cấp để không bị ép giá và cung cấp đủ nguyên
liệu khi nhu cầu sản xuất tăng cao.
- Giám sát chặt chẽ hoạt động của nhân viên
mua hàng, nhập hàng. Tránh tình trạng móc nối ăn
hoa hồng đẩy giá nguyên liệu lên.
- Tiếp tục triệt để thực hiện tiết kiệm trong sản
xuất. Thưởng phạt rõ ràng công khai khi tiết kiệm
nguyên liệu và sản xuất vượt định mức cho phép.
Đối với chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng phục vụ cho công tác tiêu
thụ, quảng cáo, quảng bá sản phẩm nên không thể
nói việc cắt giảm chi phí này là tốt hơn so với tăng
chi phí nhưng sử dụng chi phí này cần đảm bảo
sao cho thật hiệu quả. Kiểm soát chi phí này bằng
cách so sánh từng nhân tố chi phí chiếm trong tổng
doanh thu.
Trong các yếu tố chi phí trong chi phí bán hàng
thì một số chi phí có thể tiết kiệm được như: chi phí
vận chuyển thuê ngoài, chi phí chở hàng cho đại lý,
chi phí nhiên liệu cho vận chuyển. Các chi phí này
tiết kiệm bằng cách sắp xếp tận dụng được 100%
khả năng tải hàng của xe, điều hàng hiệu quả, tuyến
đường vận chuyển hợp lý, bảo quản xe tốt. Điều này
xuất phát từ kinh nghiệm, khả năng tính toán, ý thức
của nhân viên.
Đối với chi phí quản lý:
Để tiết kiệm chi phí này có thể giảm các yếu tố
chi phí sau: thuê giữ xe, thuê nhà xưởng, kho, văn
phòng phẩm, điện thoại, điện nước. Từng bộ phận
trong công ty phải tự quản các chi phí trong nội bộ
mình. Sử dụng hình thức khoán chi phí cho từng bộ
phận trên cơ sở tính toán một cách tối thiểu nhất.
Đưa ra hình thức khen thưởng cho các bộ phận sử
dụng chi phí có hiệu quả.
Giải pháp 4: Đầu tư vào dây chuyền công
nghệ sản xuất hiện đại
Hiện nay, Biscafun đã và đang áp dụng công
nghệ sản xuất hiện đại, máy móc thiết bị được nhập
khẩu từ các nước tiên tiến. Tuy nhiên có một số dây
chuyền sản xuất đã cũ, xuống cấp làm giảm năng
suất lao động cũng như giảm chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
trên thị trường, Biscafun cần phải đầu tư, đổi mới
một số dây chuyền sản xuất, cụ thể như sau:
- Đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo mềm để thay
thế cho dây chuyền hiện nay đã xuống cấp do sử
dụng đã lâu từ năm 1994.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo cứng để thay
thế cho dây chuyền hiện nay đã xuống cấp do sử
dụng đã lâu từ năm 1994.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất bánh qui để thay
thế cho dây chuyền hiện nay đã xuống cấp do sử
dụng đã lâu từ năm 1994.
IV. KẾT LUẬN
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh
tranh tại thị trường miền Trung, thị phần các sản
phẩm bánh kẹo đang bị chia nhỏ, nhưng với sự
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 165
phát triển nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ thì cơ hội
thị trường đang mở rộng cho các nhà sản xuất
kinh doanh, thời cơ mở ra cũng nhiều mà thách
thức đương đầu cũng không ít. Để tồn tại và phát
triển trong thị trường đầy cạnh tranh, việc nâng
cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Bánh kẹo
Biscafun đóng vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên,
từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào thực hiện
để giải quyết vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu này có
những đóng góp nhất định cho cả giới học thuật lẫn
kinh doanh.
Dưới góc độ học thuật, đóng góp của nghiên
cứu này là xây dựng khung đánh giá năng lực cạnh
tranh của các công ty trong ngành bánh kẹo. Trong
những nhân tố góp phần vào việc tăng năng lực
cạnh tranh của Biscafun thì các yếu tố về uy tín,
thương hiệu; chất lượng sản phẩm; và khả năng
cạnh tranh về giá là rất quan trọng.
Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia và
khách hàng cho thấy, so với các đối thủ cạnh tranh
tại thị trường miền Trung, thì Biscafun có những
lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh thông
qua các yếu tố như là: thị phần; khả năng cạnh
tranh về giá; mạng lưới phân phối; và lòng trung
thành của khách hàng. Những yếu tố mà Biscafun
yếu kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh đó là:
qui mô doanh nghiệp; sức mạnh tài chính; hiệu
quả marketing; công nghệ sản xuất; trình độ,
chất lượng nguồn nhân lực; và khả năng quản lý
điều hành.
Dưới góc độ quản trị và kinh doanh, nghiên
cứu cũng đã đề xuất cho ban lãnh đạo của Công
ty Biscafun các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Biscafun, trong đó tập trung vào các
giải pháp: nâng cao hiệu quả hoạt động marketing;
huy động vốn đầu tư để mở rộng qui mô sản xuất
kinh doanh; sử dụng nguồn vốn có hiệu quả;
và đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất
hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Chí Hòa, 2007. Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
2. Đỗ Văn Tính, 2006. Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Kinh Đô đến năm 2011. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Kinh tế TP.HCM.
3. Phạm Minh Tuấn, 2006. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
4. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, 2010. Quản Trị Chiến Lược. NXB Thống kê.
Tiếng Anh
5. Fred R David, 2006. Khái luận về Quản trị chiến lược - Concepts of strategic management. NXB Thống kê.
6. Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng, 2009. Lợi thế cạnh tranh. NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
7. Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, 2011. Chiến lược cạnh tranh. NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_1_2015_26_nguyen_trong_minh_thai_8174_2024372.pdf