Nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần phát triển nhà và đô thị HUD Nha Trang

Mục đích của nghiên cứu này là vận dụng các lý thuyết về chiến lược cạnh tranh của Michael Porter nhằm phân tích các nhân tố môi tường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty CP phát triển Nhà và đô thị HUD Nha Trang. Bên cạnh đó nghiên cứu này nhằm mục đích xác định năng lực cạnh tranh của Công ty HUD Nha Trang so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Qua đó xác định điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần phát triển nhà và đô thị HUD Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 134 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HUD NHA TRANG IMPROVE COMPETITIVENESS FOR NHA TRANG HOUSING AND URBAN DEVELOPMENT COMPANY (HUD) Phan Thị Hải Yến1, Trần Đình Chất2 Ngày nhận bài: 18/5/2015 ; Ngày phản biện thông qua: 23/7/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là vận dụng các lý thuyết về chiến lược cạnh tranh của Michael Porter nhằm phân tích các nhân tố môi tường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty CP phát triển Nhà và đô thị HUD Nha Trang. Bên cạnh đó nghiên cứu này nhằm mục đích xác định năng lực cạnh tranh của Công ty HUD Nha Trang so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Qua đó xác định điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh ABSTRACT This research is to focusing on using the theories of Michael Porter’s Competitive Avantage to analyze the internal and external facors to evaluate it impact to the cometitiveness of Nha Trang Housing and Urban Development Company. Beside, study aims to determine the cometitiveness of HUD Nha Trang compared with competitors. Authors identify the strengths and weaknesses so as to build solutions for improving the company’s competitiveness. Keywords: The enterprise’s competitiveness, competitive image matrix 1 Phan Thị Hải Yến: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 – Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Trần Đình Chất: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, thị trường bất động sản và các công ty xây dựng đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn. Khi tổng cầu về nhà ở và sức mua giảm, bong bóng bất động sản bị vỡ, dẫn đến các công ty kinh doanh bất động sản và xây dựng đang gặ p nhữ ng vướ ng mắ c, trở ngạ i là hàng tồn kho nhiều. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường vốn, lãi suất luôn ở mức cao.Ngoà i ra, sự gia tăng các công ty bất động sản trong và ngoài nước làm cho việ c kinh doanh lạ i cà ng gặp nhiều khó khăn hơn. Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản trong 10 năm qua, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư kinh doanh bất động sản đã không ngừng gia tăng. Mỗi năm, số lượng này tăng từ 20-50 %. So với năm 2004, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện tăng khoảng 4-5 lần (Thu Hằng,2011). Điểm mới là không chỉ các doanh nghiệp trong ngành mà cả các đơn vị ngoài ngành cũng dồn vốn tham gia vào lĩnh vực này. Hiện nay Luật Kinh doanh bất động sản đổi mới 2014 cũng mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135 người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Có thể nói đây là một yếu tố góp phần tạo cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp sẽ chịu nhiều áp lực hơn. Các tập đoàn kinh doanh bất động sản hàng đầu trên thế giới đang nhắm đến Việt Nam như là một điểm đến đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Đây là các đối thủ canh tranh rất mạnh vì các tập đoàn này có tài chính rất mạnh, kinh nghiệm quản lý, triển khai dự án, công nghệ, kỹ thuật thiết kế, thi công... Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay, cá c doanh nghiệ p trong ngà nh cần có giải pháp phù hợp. Công ty Cổ phần phát triển Nhà và đô thị HUD Nha Trang trực thuộc Tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị được thành lập vào năm 2008. HUD Nha Trang đã tham gia hoạt động và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, thi công xây lắp các loại công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị... Hiện tại Công ty cũng đang gặp phải nhiều áp lực cạnh tranh của các đối thủ trong ngành. HUD Nha Trang đang hoạt động chính trong thành phố Nha Trang Khánh Hòa, một môi trường kinh doanh bất động sản được đánh giá rất sôi động. Theo báo cáo, toàn tỉnh hiện có 35 dự án bất động sản, trong đó có khoảng 20 dự án có quy mô lớn, 5 dự án nhà đầu tư nước ngoài mạnh về vốn và kinh nghiệm đầu tư bất động sản. Bên cạnh đó, HUD Nha Trang mới hình thành và phát triển hơn 7 năm nên hoạt động kinh doanh còn nhiều yếu điểm, kinh nghiệm thi công xây dựng các công trình chưa nhiều, khả năng quản lý dự án tồn tại nhiều bất cập. Trước tình trạng đó, Công ty CP phát triển Nhà và đô thị HUD Nha Trang rất cần có những biện pháp để đối phó với các đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả. Xuất phát từ những lý do nói trên, việc làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty CP phát triển Nhà và đô thị HUD Nha Trang là vấn đề hết sức cần thiết. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định năng lực cạnh tranh của HUD Nha Trang trong mối tương quan so với các đối thủ cạnh tranh, qua đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu để xây dựng các giải pháp phù hợp. II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP phát triển Nhà và đô thị HUD Nha Trang. 2. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty CP phát triển Nhà và đô thị HUD Nha Trang, tác giả xây dựng khung đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành kinh doanh bất động sản. Tiếp theo là tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh của Công ty trên địa bàn thành phố Nha Trang, tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 7 chuyên gia là những nhà quản lý cấp cao của HUD Nha Trang và các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực bất động sản. Cuối cùng xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đưa ra các giải pháp thù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho HUD Nha Trang. 3. Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu được dựa trên nền tảng lý thuyết và vận dụng Mô hình Porter’s Five Forces của Michael Porter, hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Việc phân tích này này giúp doanh nghiệp nhận ra những cơ hội và thách thức, qua đó chỉ ra doanh nghiệp đứng ở vị trí nào để đối phó với năm tác lực cạnh tranh trong ngành. (Michael Porter, 2009) Michael Porter đã đưa ra mô hình 5 tác lực cạnh tranh gồm: Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Áp lực từ khách hàng Khách hàng và sức ép của khách hàng có tác động mạnh đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu thị trường của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm và đối với doanh nghiệp được xem như là một tài sản có giá trị của doanh nghiệp. Quyền lực của nhà cung cấp Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh hiện tại Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại là một công việc cực kỳ quan trọng trong phân tích môi trường vi mô quyết định đến năng lực cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp xác định vị trí của doanh nghiệp mình trên thương trường. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành. Về mọi phương diện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chưa bằng các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, họ có hai điểm mà các doanh nghiệp hiện tại cần phải lưu ý là: có thể biết được điểm yếu của các đối thủ hiện tại và có tiểm lực tài chính, công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm mới. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty HUD Nha Trang Cơ hội HUD Nha Trang hiện nay có 4 dự án lớn đang triển khai tập trung ở thành phố Nha Trang. Với ưu thế là trung tâm phát triển dịch vụ du lịch của miền Trung, thành phố Nha Trang có điều kiện thu hú t thêm nhiề u ngườ i ngoạ i tỉ nh về lao độ ng, học tập và sinh số ng (mua nhà để ở ), cũng như thu hút nhà đầu tư (mua nhà để nghỉ dưỡng, hoặ c cho thuê), từ đó nhu cầ u về nhà ở cũ ng ngà y mộ t tăng lên. Cùng với khuynh hướng hộ gia đình nhỏ hơn dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh, khiế n nhu cầu về nhà ở sẽ ngà y cà ng tăng mạnh. Bên cạnh đó theo kế hoạch xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó TP.Nha Trang là đô thị hạt nhân. Trong những năm qua lãnh đạo và nhân dân tỉnh Khánh Hoà rất quan tâm đến quy hoạch, xây dựng. Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bất động sản tại địa phương. (Nhật Thanh,2015) Hình 1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Nguồn: Michael Porter) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 137 Một trong những thuận lợi lớn của HUD Nha Trang so với các đối thủ cạnh tranh đó là uy tín thương hiệu của công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thị HUD. Năm 2011 thương hiệu HUD vào Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng – Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam, do có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu bền vững, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho thương hiệu quốc gia Việt Nam. Có thể nói, uy tín thương hiệu là tài sản quý giá nhất của HUD nói chung và HUD Nha Trang nói riêng. (Văn Phong, 2011). Hơn nữa với hệ thống 27 công ty thành viên trải dài khắp cả nước được quản lý theo một quy trình thống nhất, hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ cho nhau, Công ty HUD Nha Trang có lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thách thức Tuy nhiên hiện nay thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, hàng tồn kho nhiều, dẫn đến nhiều lãng phí nguồn tài nguyên đất đai và nguồn vốn của xã hội. Bên cạnh đó thị trường vốn dành cho bất động sản chưa được khơi thông, các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước còn nhiều trở ngại. Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là sự gia nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Theo báo cáo hiệp hội Bất động sản, trong 10 năm qua, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư kinh doanh bất động sản đã không ngừng gia tăng. Điểm mới là không chỉ các doanh nghiệp trong ngành mà cả các đơn vị ngoài ngành cũng dồn vốn tham gia vào lĩnh vực này. Điều này sẽ làm áp lực từ phía khách hàng cho các doanh nghiệp bất động sản gia tăng, do khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, yêu cầu ngày càng cao hơn. Vì vậy đổi mới hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp Theo một số chuyên gia BĐS tại Nha Trang, hiện thành phố đang tồn tại hai dòng BĐS có thị trường khá sôi động, gồm BĐS cao cấp dọc đường Trần Phú và BĐS nhà ở tập trung ở phía Tây Nha Trang. (Văn kỳ,2014) Bảng 1. Các dự án BĐS đang triển khai ở Nha Trang STT Chủ đầu tư Dự án Diện tích Giá bán I. Căn hộ nghỉ dưỡng, chung cư cao cấp 1 Công ty TNHH Hoàn Cầu Căn hộ cao cấp Nha Trang Center 34 triệu / m2 2 CTCP Sông Đà Thăng Long Khu căn hộ chung cư cao cấp Dragon Pia 3 Tập đoàn Mường Thanh Group Chung cư cao cấp Mường Thanh 17-22 triệu / m2 4 Công ty cổ phần TD Căn hộ The Costa Nha Trang 45 triệu / m2 II. Khu đô thị 5 HUD Nha Trang KĐT Phước Long 62,3 ha 5,5- 7,5 triệu / m2 Khu Biệt thự Seapark 77 ha 5.5 - 6 triệu / m2 KĐT Vĩnh Thạnh 271 ha 6 Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư Trung Tín Khu đô thị Giáng Hương 15 ha 4,5 triệu / m2 7 CTCP BĐS Hà Quang Khu đô thị Venesia 7,5 triệu / m2 Khu đô thị Lê Hồng Phong 1 25 ha 6,5 triệu / m2 8 CTCP phát triển đô thị Vĩnh Thái Khu đô thị Mỹ Gia 81,96 ha 5,5 triệu / m2 9 An Viên group Biệt thự biển An Viên 71,46 ha 14,5 triệu / m2 10 CTCP Đầu tư Vinaconex Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung 36,84 ha 4,5-6 triệu / m2 11 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thủ Thiêm Khu đô thị Đất Lành 30 ha 5,5 – 7 triệu / m2 12 Công ty CP Xây lắp Vật tư Kỹ thuật Khu đô thị An Bình Tân 71,69 ha 4,8 triệu / m2 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 138 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 1 cho thấy thi trường bất động sản trên địa bàn thành phố Nha Trang diễn ra khá sôi động, với nhiều công ty, nhiều dự án đang triển khai. Thông qua các yếu tố nguồn vốn, quy mô doanh nghiệp, dự án, sản phẩm, thị trường chính...tác giả xác định những doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp của HUD Nha Trang gồm: 1. Công ty CP bất động sản Hà Quang (Ha Quang Land) 2. Công ty CP phát triển đô thị Vĩnh Thái 3. Công ty CP Xây dựng số 17 (Vinaconex 17) Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia về đánh giá mức độ cạnh tranh của các đối thủ đối với Công ty HUD Nha Trang được thể hiện ở bảng 2. (Mức điểm: Rất mạnh : 5, Mạnh : 4, Trung bình : 3, Yếu: 2, Rất yếu : 1) Bảng 2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty HUD Nha Trang STT Các yếu tố đánh giá Điểm Quan Trọng HUD Nha Trang Vinaconex 17 Hà Quang Land Vĩnh Thái Điểm TB Điểm có trọng số Điểm TB Điểm có trọng số Điểm TB Điểm có trọng số Điểm TB Điểm có trọng số V1 Các dự án có vị trí thuận lợi 0,085 3,42 0,29 3,00 0,26 3,28 0,28 2,86 0,24 V2 Khả năng cạnh tranh về giá 0,082 2,86 0,23 2,42 0,21 2,42 0,22 3,57 0,29 V3 Khả năng quản lý điều hành 0,080 3,85 0,31 3,57 0,29 2,71 0,22 2,57 0,21 V4 Trình độ chất lượng nguồn nhân lực 0,077 3,86 0,31 3,14 0,24 2,57 0,23 3,14 0,24 V5 Uy tín thương hiệu 0,077 4,00 0,31 4,00 0,31 3,42 0,26 2,86 0,22 V6 Sức mạnh tài chính 0,075 3,14 0,24 3,42 0,26 3,28 0,25 4,00 0,31 V7 Năng lực thi công và tiến độ công trình. 0,075 4,00 0,31 4,14 0,31 3,00 0,23 2,71 0,21 V8 Kiến trúc khu đô thị (căn hộ, giao thông, cây xanh, mặt nước) 0,072 3,42 0,25 2,86 0,21 3,00 0,21 3,28 0,24 V9 Sự phong phú đa dạng của các dịch vụ trong khu đô thị 0,069 3,57 0,25 2,28 0,16 3,14 0,22 2,71 0,19 V10 Chính sách quảng bá 0,067 2,71 0,18 3,57 0,24 3,57 0,24 2,57 0,17 V11 Nghiên cứu thị trường 0,067 2,42 0,16 3,00 0,21 3,14 0,21 2,28 0,15 V12 Chăm sóc khách hàng 0,062 2,14 0,13 2,71 0,17 3,00 0,19 2,71 0,17 V13 Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bất động sản 0,062 2,71 0,17 3,28 0,21 2,86 0,18 2,57 0,16 V14 Có sàn giao dịch bất động sản 0,051 3,00 0,15 3,00 0,15 2,57 0,13 2,71 0,14 TỔNG 1 3,33 3,18 3,02 2,93 Nguồn: Kết quả tổng hợp ý kiến chuyên gia Nhìn vào bảng 2 nhận thấy, HUD Nha Trang có năng lực cạnh tranh cao nhất (3,33), kế tiếp Vinaconex 17 (3,18),tiếp theo Hà Quang Land (3,02) và thấp nhất là Vĩnh Thái (2,82). Nhận thấy năng lực cạnh tranh của các công ty không có sự chênh lệch lớn, các công ty cố gắng trên nhiều lĩnh vực nhằm thu hút khách hàng. Qua phân tích, đánh giá và tham khảo ý kiến các chuyên gia, cho thấy điểm mạnh điểm yếu của HUD Nha Trang như sau: Những điểm mạnh - Các dự án có vị trí thuận lợi (V1): Cá c ý kiến chuyên gia cho rằng công ty có ưu thế hơn so với các đối thủ của mình về vị trí cá c dự á n. Nhữ ng dự án đang triển khai của HUD Nha Trang đều nằm ở trung tâm thành phố, ngay các trục đường lớn, nằ m trong quy họ ach phát triển mở rộng của thành phố trong tương lai, hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi, khu dân cư đông đúc. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 139 - Khả năng quản lý điều hành (V3): Khả năng quản lý điều hành của HUD Nha Trang được đánh giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điề u nà y, đượ c thể hiệ n thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh hằng năm gia tăng trong hình hình khó khăn của thị trường bất động sản. - Uy tín thương hiệu (V5): thương hiệu HUD được gây dựng từ năm 1989 qua quãng thời gian 26 năm hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu bền vững, HUD đã góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thương trường quốc tế. Đây là lợi thế cạnh tranh mà các đối thủ không dễ gây dựng được. - Năng lực thi công và tiến độ công trình (V7): năng lực thi công của HUD Nha Trang được đánh giá cao hơn các đối thủ do nhiều yếu tố: cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, chất lượng đội ngũ lao động, mối quan hệ đối tác với nhà cung cấp Những điểm yếu của Công ty: - Chính sách quảng bá (V10) và nghiên cứu thị trường (V11): đây là điểm yếu của HUD Nha Trang, các hoạt động quảng cáo hiện nay chủ yếu là thông qua sàn giao dịch bất động sản, phòng kinh doanh và các công ty môi giới nhỏ. Chưa có bộ phận phụ trách riêng công tác marketing, vì vậy hoạt động quảng cáo còn mang tính chất nhỏ lẻ, rời rạc, chưa tiếp cận được đến khách hàng. - Chăm sóc khách hàng (V12): Đây cũng là điểm yếu nữa của HUD Nha Trang. Do Công ty chưa có bộ phận chuyên trách chăm sóc khách hàng. Mọi vấn đề phát sinh thông thường khách hàng liên hệ với phòng kinh doanh,việ c xử lý thông tin chẫ m trễ gây mất thời gian và phiền hà đến khách hàng. - Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bất động sản (V13): HUD Nha Trang là doanh nghiệp non trẻ nhất trong hệ thống HUD, mới được thành lập 7 năm, nên kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều. 2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty HUD Nha Trang 2.1. Nhóm giải pháp hạn chế điểm yếu Hoà n thiệ n cơ cấu tổ chứ c bộ máy Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của HUD Nha Trang thông qua việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trong Công ty. Cùng với việc cải cách các thủ tục, quy trình tác nghiệp và thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhằm giảm các chi phí quản lý sản xuất kinh doanh Thành lập phòng Marketing chịu sự quản lý trực tiếp từ Ban Giám đốc công ty thực hiện các công việc, chức năng marketing và chuyển phòng kinh doanh về đúng chức năng kinh doanh của mình. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing Bộ phận marketing cần phối hợp với bộ phận phát triển dự án nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm bất động sản phù hợp. Có được những nghiên cứu tốt về nhu cầu của khách hàng tạo nên thuận lợi rất lớn cho bộ phận khác như thiết kế, quản lý đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tránh tình trạng sau khi thiết kế, xây dựng rồi phải điều chỉnh, bổ sung, mà công tác này tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Công tác chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi đối với khách hàng sử dụng các sản phẩm bất động sản của HUD Nha Trang cần được chú trọng. Lập phiếu theo dõi, thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng, định kỳ hàng quý, hàng tháng tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ do Công ty cung cấp. Tăng cường liên doanh liên kết, mở rộng các dự án đầu tư Liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành, hoặc cùng hệ thống HUD để đảm nhận các dự án lớn, cùng với việc mở rộng địa bàn kinh doanh sang các tỉnh thành lân cận như Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận. Đây là những địa phương chưa phát triển mạnh các khu đô thị. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 140 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Liên kết với các doanh nghiệp sản xuất nguyên nhiên vật liệu hoặc trang thiết bị như các nhà cung ứng (xi măng, sắt thép, đá sỏi, thiết bị, nhiên nguyên liệu vv...) nhờ đó làm giảm được giá thành xây dựng. 2.2. Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh Xây dựng và phát triển thương hiệu Ngày nay giá trị thương hiệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên HUD Nha Trang mới được thành lập và đi vào hoạt động gần 8 năm, đây là khoảng thời gian quá ít ỏi để hình thành và xây dựng được thương hiệu riêng trong lòng khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới HUD Nha Trang cần phát triển thương hiệu của mình hơn nữa: - Xây dựng hình ảnh HUD Nha Trang trên thị trường bất động sản bằng cách đảm bảo chất lượng cao cấp tuyệt đối cho các sản phẩm bất động sản do Công ty thực hiện. Đảm bảo được tiến độ xây dựng, bàn giao sản phẩm đúng hạn cho khách hàng, thanh toán đúng hạn và đầy đủ cho các nhà cung cấp. -Thường xuyên cải tiến giao diện và cập nhật mới thông tin về hoạt động của công ty trên website. - Xây dựng mối quan hệ tốt với cơ quan báo đài nhằm giải quyết kịp thời các thông tin sai lệ ch về Công ty. Thực hiện các chương trình quảng bá hình ảnh Công ty, tài trợ cho các sự kiện văn hóa thể thao du lịch của tỉnh. Nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng lực thi công: Công ty cần dùng rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình như: Xí nghiệp I HUD Nha Trang cần thường xuyên giám sát kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào từ khâu thu mua đến thi công nhằm có được nguyên vật liệu đạt chất lượng, đảm bảo phục vụ kịp thời cho tiến độ thi công, giảm thiểu đến mức tối đa mức hao hụt nguyên vật liệu. Cùng Ban quản lý dự án cần phải giám sát khâu thi công và kiểm tra chất lượng, kỹ thuật nhằm tránh tình trạng “rút lõi công trình” làm giảm chất lượng sản phẩm và gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp. Tăng cường liên kết với các công ty thành viên HUD nhằm học hỏi kinh nghiệm trong thiết kế, thi công các công trình phức tạp. Bên cạnh đó, theo dự báo nhà đất giá rẻ sẽ đón nhận nhu cầu thực. Chính vì vậy Công ty cần tập trung vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, đặc biệt là khi các điều kiện từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng được nới lỏng (lãi xuất giam còn 5%/năm, thời gian cho vay tố đa 15 năm). Ngoài ra, Công ty phải tiến hành sản xuất đúng quy trình đã thống nhất theo tiêu chuẩn ISO 9001 từ khâu kiểm tra vật liệu đầu vào, biện pháp tổ chức thi công, nghiệm thu giai đoạn nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để có biện pháp xử lý nhằ m tránh những thiệt hại lớn hơn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty trên thương trường. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Có thể nói, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu phụ hồi, được kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm của nhu cầu thực cũng như sự hỗ trợ từ các yếu tố kinh tế vĩ mô và các chính sách hỗ trợ ngành. Chính vì vậy, trong tương lai gần, các công y bất động sản nói chung và HUD Nha Trang nói riêng sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, các công ty cũng phải đối mặt với không ít khó khăn cùng sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Vấn đề đặt ra là Công ty phải thực hiện những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho phù hợp với tình hình để tận dụng mọi cơ hội cũng như hạn chế rủi ro trên cơ sở phát huy những điểm mạnh sẵn có. 2. Kiến nghị Để có thể nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh, ngoài những nỗ lực của bản thân Công ty, cần có những sụ hỗ trợ thiết thực và kịp thời của Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thị HUD: Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 141 - Hỗ trợ Công ty về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất: HUD Nha Trang là công ty trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, vì vậy cần sự quan tâm đặc biệt của Tổng Công ty. - Tiếp tục triển khai việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đề nghị Tổng Công ty cử một số chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu, thiết kế và thi công các công trình lớn, phức tạpnhằm hỗ trợ kỹ thuật cho HUD Nha Trang. - Tăng cường hoạt động quảng bá nhằm đưa thương hiệu HUD phát triển mạnh mẽ, rộng khắp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty thành viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thu Hằng, 2011, Bất động sản vẫn hút các doanh nghiệp tham gia, Báo điện tử Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội, số ra ngày 20/5/2011. 2. Văn Kỳ, 2014, Thị trường bất động sản đang phục hồi, Báo Khánh Hòa , số ra ngày 17/10/2014. 3. Văn Phong, 2011, Thương hiệu HUD vào top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng, Báo Xây dựng, số ra ngày12/6/2011. 4. Micheal E. Porter, 2009, Chiến lược cạnh tranh, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh. 5. Nhật Thanh, 2015, Hệ thống đô thị từng bước phát triển, Báo Khánh Hòa, số ra ngày 20/5/2015.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18_phan_thi_hai_yen_4_2015_5883_2024326.pdf
Tài liệu liên quan