Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt
động NHCSXH: Các nội dung NHCSXH cần
phải công khai đó là: Cơ chế cho vay đối với
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
(hồ sơ thủ tục vay vốn, trả nợ, dư nợ của từng
hộ vay), lãi suất cho vay, cơ chế xử lý rủi ro
đối với hộ nghèo gặp rủi ro bất khả kháng
Đẩy mạnh cho vay theo dự án, nâng suất đầu
tư cho hộ nghèo lên mức tối đa: Để công cuộc
XĐGN thực hiện nhanh và bền vững, trong
cho vay hộ nghèo nên chuyển hình thức đầu
tư cho vay nhỏ lẻ như hiện nay, sang cho vay
theo dự án vùng và tiểu vùng. Mặt khác để
góp phần cho hộ nghèo sử dụng vốn vay có
hiệu quả thì NHCSXH cần phối hợp với các
tổ chức hội, chỉ đạo ban quản lý tổ vay vốn
thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình
bình xét cho vay; trên cơ sở nhu cầu vay vốn
của các hộ ngân hàng đáp ứng tối đa.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hữu Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 101 - 106
101
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Hữu Thu1*, Lê Thị Phương2
1Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
2
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Giải quyết vấn đề nghèo đói là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Một trong những chính sách và giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này đó là chính sách tín
dụng ưu đãi đối với hộ nghèo [5]. Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập và hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận mà thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và
các đối tượng chính sách khác. Nhờ nguồn vốn của ngân hàng mà các hộ nghèo có điều kiện tiếp
cận được khoa học kỹ thuật, công nghệ mới như các giống cây, con mới, kỹ thuật canh tác mới và
cũng nhờ vay vốn, mà hộ nghèo tiếp cận được với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
[2]. Để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trước hết cần
tập trung và quản lý thống nhất những chương trình tín dụng ưu đãi, phối hợp lồng ghép có hiệu
quả những dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát
triển thị trường lao động.
Từ khóa: Hiệu quả, tín dụng, đói nghèo, ngân hàng chính sách.
ĐẶT VẤN ĐỀ *
Chú trọng đúng mức đến vấn đề đói nghèo
trong xã hội, với nhãn quan chính trị nhạy bén
và với trách nhiệm cao cả trước nhân dân,
Đảng ta đã đưa ra những chương trình rộng
lớn để tập trung giải quyết là “Chương trình
về xóa đói, giảm nghèo” [1]. Trên cơ sở đó,
Nhà nước cũng đã có hàng chục chương trình
cấp quốc gia và dự án đang được thực thi có
nội dung gắn với xóa đói, giảm nghèo.
Sự nghiệp xóa đói giảm nghèo vẫn đang còn
ở phía trước, với nhiệm vụ ngày càng khó
khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực tín dụng
cho hộ nghèo nhiều vấn đề vẫn đang bức xúc
như: Quy mô tín dụng chưa lớn, hiệu quả
XĐGN còn chưa cao, hoạt động của
NHCSXH chưa thực sự bền vững.v.v[1]
Những vấn đề trên là phức tạp, nhưng chưa có
mô hình thực tiễn và chưa được nghiên cứu
đầy đủ. Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói ở
Thái Nguyên nói chung và tín dụng cho hộ
nghèo nói riêng, đòi hỏi phải được nghiên cứu
một cách có hệ thống, khách quan và khoa
học, phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà
nước cũng như toàn xã hội [5].
*
*
Tel: 0913.846.772 ; Email: huuthu.tueba@gmail.com
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan tình hình đói nghèo tại tỉnh
Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du
- miền núi Đông Bắc. Năm 2012 là năm tiếp
nối những khó khăn của sự khủng hoảng và
suy thoái kinh tế thế giới, tiếp tục ảnh hưởng
và tác động suy giảm nền kinh tế trong nước
làm cho sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và
đầu tư giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống, việc làm người lao động và nhân dân
trên địa bàn tỉnh [4].
Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo theo
chuẩn mới, tại thời điểm 1/1/2011, tỷ lệ hộ
nghèo toàn tỉnh chiếm 20,57%, tương đương
58.791 hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh
chiếm 10,63%, tương đương 30.391 hộ
nghèo. Sau 02 năm thực hiện chương trình
giảm nghèo, tính đến thời điểm 1/1/2013 tỷ lệ
hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 20,57%
(58.791 hộ) xuống còn 16,69% (48.620 hộ),
giảm 3,88% với 10.171 hộ thoát nghèo, vượt
2,61% so với kế hoạch [3].
106Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 101 - 106
102
Bảng 1: Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2012
Stt Đơn vị
Tổng điều tra năm 2011 Tổng điều tra năm 2012
Tổng
số hộ
(hộ)
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Tổng
số hộ
(hộ)
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Tổng
số
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng
số
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng
số
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng
số
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
1 TP Thái Nguyên 62.710 2.840 4,53 1.365 2,18 64.348 2.322 3,61 1.106 1,72
2 Thị xã Sông Công 12.399 1.277 10,30 657 5,30 12.463 760 6,10 497 3,99
3 Huyện Phổ Yên 35.131 5.972 17,00 3.451 9,82 36.157 4.572 12,64 3.617 10,00
4 Huyện Đồng Hỷ 27.430 6.277 22,88 2.623 9,56 27.709 5.389 19,45 2.642 9,53
5 Huyện Phú Bình 34.852 8.655 24,83 4.310 12,37 35.539 6.991 19,67 4.874 13,71
6 Huyện Phú Lương 28.173 6.194 21,99 3.246 11,52 28.362 4.907 17,30 4.186 14,76
7 Huyện Đại Từ 44.794 12.392 27,66 6.081 13,58 45.827 10.782 23,53 6.097 13,30
8 Huyện Định Hóa 24.147 8.205 33,98 5.753 23,82 24.669 6.911 28,01 6.375 25,84
9 Huyện Võ Nhai 16.154 6.979 43,20 2.905 17,98 16.316 5.986 36,69 2.479 15,19
Toàn tỉnh 285.790 58.791 20,57 30.391 10,63 291.390 48.620 16,69 31.873 10,94
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo 2012 – Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên)
Đánh giá về nguyên nhân đói nghèo tại
Thái Nguyên
- Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa
hình phức tạp, nhiều đồi núi, hệ thống thủy
lợi không đáp ứng được cho sản xuất nông
nghiệp, đất đai nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn
dẫn đến năng suất cây trồng thấp.
- Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN còn
thiếu đồng bộ; Cơ chế vận hành và trách nhiệm
của từng ngành chưa rõ. Cơ chế dân chủ, công
khai, kiểm tra giám sát còn mang nặng tính
hình thức. Công tác điều tra, quản lý đối tượng
hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chương trình, kế
hoạch còn nhiều thiếu sót.
- Chỉ đạo, điều hành về công tác XĐGN
cũng như việc phối hợp, lồng ghép các
chương trình kinh tế - xã hội với XĐGN
chưa đạt hiệu quả cao. Các cơ quan chức
năng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa có
biện pháp huy động nguồn lực một cách tích
cực cho chương trình, còn không ít tồn tại,
khuyết điểm về quản lý, điều hành chương
trình ở các địa phương.
- Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác
XĐGN của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn
thể ở một số địa phương chưa sâu sát và toàn
diện. Lãnh đạo một số địa phương, nhất là
miền núi có tư tưởng trông chờ; ỷ lại vào
nguồn hỗ trợ của Nhà nước; chưa huy động
và khai thác được nội lực để thực hiện
chương trình XĐGN tại địa phương; chưa
nắm được tình hình của hộ nghèo, cũng như
nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng
của họ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.
- Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ
nghèo chưa có tác dụng khuyến khích để hộ
nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên.
- Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các
thành viên trong gia đình có trình độ học vấn
thấp, tập quán canh tác lạc hậu. Số hộ nghèo
do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và kiến
thức làm ăn; chưa biết áp dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn
nuôi và phát triển ngành nghề mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Tình hình cung ứng vốn tín dụng đối với
hộ nghèo
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái
Nguyên được thành lập với mục đích sử dụng
hiệu quả các nguồn lực tài chính huy động
cho người nghèo và các đối tượng chính sách
ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc
làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm
nghèo ổn định xã hội [2]. Số liệu tại bảng 2
cho thấy doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh
107Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 101 - 106
103
Thái Nguyên tăng dần qua các năm. Năm
2010 đạt 1.346.375 triệu đồng, năm 2011 đạt
1.611.757 triệu đồng tăng so với năm 2010 là
19,71%, năm 2012 đạt 1.864.184 triệu đồng
tăng 15,66% so với năm 2011. Bình quân qua
3 năm tăng 17,68%. Như vậy, nhu cầu vốn
của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách
ngày một tăng. NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
đã biết cách tiếp thị đến các đối tượng phục
vụ của mình, hướng dẫn họ các phương pháp
sản xuất tốt nhất do đó nhu cầu vay vốn càng
tăng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó khăn
đặt ra với ngân hàng Chính sách là cần phải
có các biện pháp để đẩy mạnh việc huy động
vốn của mình. Doanh số cho vay của ngân
hàng chính sách chủ yếu tập trung vào hộ
nghèo, học sinh sinh viên, hộ sản xuất kinh
doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm
Bảng 2: Doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2010-2012
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 So sánh (%)
SL
(tr.đ)
Cơ cấu
(%) SL (tr.đ)
Cơ
cấu
(%)
SL (tr.đ)
Cơ
cấu
(%)
11/ 10 12/11 BQ 10-12
Tổng doanh số cho vay 1.346.375 100,00 1.611.757 100,00 1.864.184 100,00 119,71 115,66 117,68
1, Cho vay hộ nghèo 684.462 50,83 777.204 48,22 841.579 45,14 113,54 108,28 110,91
2, Cho vay HSSV 320.855 23,83 399.544 24,78 445.951 23,92 124,52 111,61 118,06
3, Cho vay hộ SXKD VKK 174.477 12,95 212.950 13,21 305.980 16,41 122,05 143,68 132,86
4, Cho vay giải quyết VL 62.801 4,66 77.353 4,80 92.592 4,96 123,17 119,70 121,43
5, Cho vay NS&VSMT 52.900 3,93 79.185 4,91 90.143 4,83 149,68 113,83 131,75
6, Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về
nhà ở 35.737 2,65 42.909 2,66 57.334 3,07 122,86 133,61 128,23
7, Cho vay hộ đồng bào dân
tộc thiểu số 9.823 0,72 15.702 0,97 22.096 1,18 159,84 140,72 150,28
8, Cho vay ĐTCS đi LĐ có
thời hạn ở nước ngoài 5.320 0,39 6.910 0,43 8.509 0,45 129,88 123,14 126,51
Nguồn: Phòng Tín dụng NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
Số hộ vay vốn của ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên đã có sự biến động tăng, giảm qua các
năm nhưng chủ yếu tập trung ở ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ tăng rất ít.
Tổng số hộ vay qua 3 năm lần lượt là 49.164 hộ (2010), 51.354 hộ (2011), 42.467 hộ (2012).
Bình quân qua 3 năm số hộ vay vốn từ ngân hàng CSXH tăng 3,57%.
Bảng 3: Số hộ nghèo vay vốn của ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm (2010-2012)
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 So sánh (%)
SL (hộ) Cơ cấu (%) SL (hộ)
Cơ cấu
(%) SL (hộ)
Cơ cấu
(%)
2011/
2010
2012/
2011
BQ
2010-2012
Tổng số hộ vay 49.164 100,00 51.354 100,00 42.467 100,00 104,45 82,69 93,57
- Vay cho trồng trọt 23.257 47,30 27.612 53,76 23.520 55,38 118,72 85,18 101,95
- Vay cho chăn nuôi 21.697 44,13 18.498 36,02 14.027 33,03 85,25 75,82 80,53
- Vay cho DV-NN 4.210 8,56 5.244 10,21 4.920 11,58 124,56 93,82 109,19
Nguồn: Phòng Tín dụng NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
Năm 2010 trong tổng số 49.164 hộ vay thì có tới 23.275 hộ vay cho trồng trọt (chiếm 47,30%),
tiếp đến là vay cho chăn nuôi 21.697 hộ (chiếm 44,13%), trong khi đó vay cho dịch vụ ngành
nghề lại chỉ có 4.210 hộ (chiếm 8,56%). Sang năm 2011 tổng số hộ vay đã tăng lên 51.354 hộ,
tức tăng 2.190 hộ so với năm 2010; trong đó vay cho trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 53,76%,
108Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 101 - 106
104
vay cho chăn nuôi chiếm 36,02%, vay cho dịch vụ ngành nghề chiếm 10,21%. Đến năm 2012
tổng số hộ có nhu cầu vay đã giảm xuống 42.467 hộ, giảm so với năm 2011 là 8.887 hộ, tức giảm
17,31%, do năm 2012 tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn cho nên các sản phẩm đầu ra không tiêu
thụ được.
Bảng 4. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh số cho vay Triệu đồng 684.462 777.204 841.579
2. Số lượt hộ vay Lượt 55.164 58.316 55.309
3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 421.840 475.505 548.672
4. Dư nợ Triệu đồng 262.622 398.301 292.907
5. Số hộ còn dư nợ Hộ 40.062 41.743 35.322
6. Nợ quá hạn Triệu đồng 155.950 221.551 121.770
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010-2012 NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
Bảng 5. Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo tại NHSXH Thái Nguyên
phân theo địa bàn năm 2012
TT Đơn vị Dư nợ (Tr.đồng)
Số hộ nghèo
hiện có
(hộ)
Số hộ nghèo
vay vốn
(hộ)
Tỷ lệ hộ
được vay
vốn
(%)
Dư nợ bình
quân hộ
(Tr.đồng)
1 TP Thái Nguyên 23.203 2.322 1.950 83,97 11,89
2 Thị xã Sông Công 25.980 760 534 70,26 48,65
3 Huyện Phổ Yên 33.113 4.572 3.740 81,80 8,85
4 Huyện Đồng Hỷ 32.302 5.389 4.490 83,31 7,19
5 Huyện Phú Bình 34.220 6.991 5.830 83,39 5,86
6 Huyện Phú Lương 28.976 4.907 4.120 83,96 7,03
7 Huyện Đại Từ 40.088 10.782 10.350 95,99 3,87
8 Huyện Định Hóa 39.472 6.911 6.475 93,69 6,09
9 Huyện Võ Nhai 35.553 5.986 4.978 83,16 7,14
Toàn tỉnh 292.907 48.620 42.467 87,34
(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên)
Doanh số thu nợ của các hộ nghèo đã có sự
tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2012
tăng so với năm 2010 là 126.832 triệu đồng,
tức tăng 30,06%. Đây là sự nỗ lực vượt bậc
trong công tác thu hồi nợ của cán bộ, nhân
viên Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên
trong điều kiện kinh tế xã hội cũng như kinh
tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Tuy
nhiên nợ quá hạn của các hộ vẫn còn ở rất
mức cao lần lượt là 155.950 triệu đồng
(2010), 221.551 triệu đồng (2011), 121.770
triệu đồng (2012); vấn đề này đang đặt ra một
thách thức lớn đối với hoạt động tín dụng của
ngành ngân hàng, cần phải đưa ra các giải
pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho các hộ
vay vốn.
Tính chung trong toàn tỉnh, số hộ nghèo được
vay vốn của NHCSXH chiếm tới 87,34%
trong tổng số hộ nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn
12,66% số hộ nghèo vẫn chưa được tiếp cận
nguồn vốn cho vay của NHCSXH; địa bàn có
tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn thấp nhất là Thị
xã Sông Công có tỷ lệ 70,26%; tuy nhiên dư
nợ bình quân hộ lại là cao nhất 48,65 triệu
109Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 101 - 106
105
đồng; địa bàn có tỷ lệ hộ được vay cao nhất là
Đại Từ 95,99% và Định Hóa 93,69% thì dư
nợ bình quân lại thấp nhất với 3,87 triệu đồng
và 6,09 triệu đồng.
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với
hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
- Hoàn thiện mạng lưới hoạt động ở các điểm
giao dịch tại xã: Đối với các xã có diện tích
lớn, số hộ nhiều nên có 2 điểm giao dịch; Mọi
hoạt động như: Giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả
hoa hồng, phí ủy thác, thù lao phối hợp cùng
cán bộ cấp xã thực hiện tại điểm giao dịch.
Mọi chính sách mới về cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác, đều phải được
công khai kịp thời tại điểm giao dịch.
- Đẩy mạnh tín dụng ủy thác qua các tổ chức
chính trị - xã hội: Thực hiện cơ chế uỷ thác
từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội,
mặt khác các tổ chức chính trị xã hội là những
tổ chức gần gũi với bà con nên việc tuyên
truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến
người dân; hướng dẫn thành lập tổ vay vốn và
họp để bình xét hộ được vay vốn; kiểm tra
giám sát và đôn đốc người vay trả nợ; .là
rất thuận lợi.
- Gắn công tác cho vay vốn và dịch vụ sau
đầu tư
+ Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư: Nếu chỉ đáp ứng vốn cho hộ nghèo vay
mà không tập huấn công tác khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư thì việc sử dụng vốn
của hộ nghèo hiệu quả thấp, không muốn nói
là không có hiệu quả. Do đó, muốn hộ nghèo
sử dụng vốn có hiệu quả cao phải tăng cường
công tác tập huấn khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư theo hướng: Trước khi cho hộ
nghèo vay vốn thì phải tập huấn về kỹ thuật
trồng trọt, chăn nuôi, có thể là tập huấn theo
quy mô toàn xã hoặc tập huấn tại thôn, bản.
Với phương thức “cầm tay chỉ việc” nội dung
tập huấn cụ thể và phù hợp với đặc điểm, tập
quán sản xuất canh tác và trình độ dân trí từng
vùng; phần lý thuyết cần cụ thể và có mô hình
để hộ nghèo học tập; ngoài ra các tổ chức
nhận uỷ thác (HPN, HND, HCCB, ĐTN) mở
các lớp tập huấn cho các hội viên của mình,
hoặc các hội cùng nhau tổ chức tập huấn.
Công tác tập huấn phải được các phòng, ban
chuyên môn ở tỉnh, huyện, ban chấp hành các
tổ chức nhận uỷ thác cho vay ở huyện, xã duy
trì thường xuyên; nhằm giúp hộ nghèo có đủ
điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả.
+ Thị trường: Hiện nay, một số sản phẩm của
người nghèo sản xuất ra không đáp ứng nhu
cầu của đa số người tiêu dùng; hoạt động
SXKD của hộ nghèo còn manh mún, nhỏ lẻ...
Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần
có chính sách hướng dẫn hộ vay chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều
kiện từng vùng, từng thời điểm. Đồng thời có
chính sách hỗ trợ việc tìm thị trường tiêu thụ
sản phẩm cho hộ nghèo; tiến tới việc cho
nông dân mua bảo hiểm từ khâu sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra. Tránh
việc sản phẩm hộ nghèo làm ra không có thị
trường tiêu thụ, dẫn đến rủi ro trong tiêu thụ
sản phẩm.
Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt
động NHCSXH: Các nội dung NHCSXH cần
phải công khai đó là: Cơ chế cho vay đối với
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
(hồ sơ thủ tục vay vốn, trả nợ, dư nợ của từng
hộ vay), lãi suất cho vay, cơ chế xử lý rủi ro
đối với hộ nghèo gặp rủi ro bất khả kháng
Đẩy mạnh cho vay theo dự án, nâng suất đầu
tư cho hộ nghèo lên mức tối đa: Để công cuộc
XĐGN thực hiện nhanh và bền vững, trong
cho vay hộ nghèo nên chuyển hình thức đầu
tư cho vay nhỏ lẻ như hiện nay, sang cho vay
theo dự án vùng và tiểu vùng. Mặt khác để
góp phần cho hộ nghèo sử dụng vốn vay có
hiệu quả thì NHCSXH cần phối hợp với các
tổ chức hội, chỉ đạo ban quản lý tổ vay vốn
thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình
bình xét cho vay; trên cơ sở nhu cầu vay vốn
của các hộ ngân hàng đáp ứng tối đa.
Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
NHCS: Yếu tố con người luôn là yếu tố quan
trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ
một hoạt động nào, trên mọi lĩnh vực. Trong
hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò
110Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 101 - 106
106
quan trọng, nó quyết định đến chất lượng,
hiệu quả tín dụng, uy tín và vị thế của
NHCSXH. Vì vậy, để tín dụng hộ nghèo có
hiệu quả cao, thì việc đào tạo nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác của
NHCSXH là công tác phải làm thường
xuyên, liên tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đinh Thị Khánh, Trần Đình Tuấn (2007),
Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho
các hộ nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (số 9)
[2]. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái
Nguyên, Báo cáo kết quả hoạt động các năm 2010
- 2012.
[3]. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái
Nguyên, Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo 2012.
[4]. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái
Nguyên, Báo cáo tình hình thực hiện chính sách
giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên từ 2009 đến 2012
[5]. Trần Đình Tuấn (2008), Huy động và sử dụng
các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nông
nghiệp, nông thôn miền núi, Nxb Lao động - Xã
hội, Hà Nội.
SUMMARY
IMPACTS OF CREDIT SERVICE TO POOR HOUSEHOLDS OF THE THAI
NGUYEN BANKS FOR SOCIAL POLICY
Nguyen Huu Thu1*, Le Thi Phuong2
1College of Economics and Business Administration – TNU
2College of Economics and Technology – TNU
Dealing with poverty is a major undertaking of the Communist Party and Government. One of the
main policies to solve this problem was credit policy for the poor. The banks for social policy were
established and its activity was not for benefit purpose, only providing credit for poor and disable
people in society. Thanks to the credit, poor people can approach new technology, new varieties,
and extension service. In order to improve impact of credit to the poor people, bank for social
policy should improve management in credit program and effectively coordination and integration
projects that support poverty reduction, creating new jobs, improving workforce and developing
labor market.
Key words: effect, credit, poverty, bank for social policy
Ngày nhận bài: 11/3/2013; Ngày phản biện: 25/4/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013
*
Tel: 0913.846.772 ; Email: huuthu.tueba@gmail.com
111Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_tin_dung_doi_voi_ho_ngheo_tai_ngan_hang_ch.pdf