Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHCT - Thanh Xuân

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHCT - Thanh Xuân Lời nói đầu Trong nền kinh tế hiện nay NHTM đã trở thành một trung gian tài chính đáng tin cậy, giúp nền kinh tế khỏi thông vốn, dẫn vốn từ những người thừa sang những người thiếu. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng lành mạnh, điều này đòi hỏi từng ngân hàng phải phát triển tương xứng. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, NHTM là loại hình kinh doanh đặc biệt, sản phẩm chủ yếu của nó là tiền, kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài, vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Mục tiêu kinh doanh của ngân hàng là lợi nhuận, phần lớn lợi nhuận của NHTM là thu được từ hoạt động tín dụng. Trong quá trình chuyển quyền sở hữu vốn NHTM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro trên cả phương diện huy động và sử dụng vốn do đó trước kia các NHTM chỉ chú trọng quản lý tài sản có thể đầu tư vào đâu để có lợi nhuận cao nhất. Việt Nam sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, cơ chế kinh tế thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế càng cao. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu, các NHTM cũng không nằm ngoài quy luật đó, sự cạnh tranh của các NHTM trong việc tìm kiếm nguồn vốn hoạt đọng đã đặt ra câu hỏi cho những nhà quản lý ngân hàng là làm thế nào để có đủ vốn, với một cơ cấu tối ưu và chi phí thấp nhất cho đầu tư giữa môi trường cạnh tranh. Để góp phần giải quyết câu hỏi trên, sau một thời gian thực tập tại chi nhánh NHCT - Thanh Xuân em đã chọn đề tài chuyên đề "Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHCT - Thanh Xuân". Với thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự giúp đỡ của các thầy cô. 1

pdf47 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHCT - Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra - kiểm toán nội bộ đảm bảo an toàn là cần thiết. Kiểm soát từ xa: được thực hiện hàng ngày, thông qua bảng cân đối vốn kinh doanh, tình hình tăng (giảm) dự nợ, nợ quá hạntừ đó dưa ra những biện pháp quản lý có hiệu quả hơn. Kiểm soát tại chỗ: kiểm tra hồ sơ vay, hồ s ơ bảo lãnh, kiểm tra chứng từ kế toántừ đó kiến nghị, bổ sung một số thiếu sót (chữ ký trên chứng từ, ngày, tháng, năm), giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo các vấn đề xoay quanh hoạt động hoạt động kinh doanh của chi nhánh, góp phần đảm bảo kinh doanh, hạch toán đúng pháp luật, an toàn cao. 3.7.Phòng hành chính Phòng này có chức năng quản lý về mặt nhân sự; hoạt động tiền lương, tổ chức, bố trí lại cán bộ công nhân viêntrong năm 2001 phòng đã giúp ban lãnh đạo trong v iệc bổ nhiệm 2 đồng chí trưởng phòng, 3 đồng chí phó phòng, 2 đồng chí trưởng quý tiết kiệm, 1 đồng chí phó trưởng quỹ, hoàn thiện hò sơ tuyển 20 lao động, giải quyết hưu trí cho 1 cán bộthực hiện việc điều động cán bộ công nhân viên, nâng bậc lương chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí. Công tác hành chính quản trị: nâng cấp đưa vào hoạt động quỹ 31; bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ được quan tâm, nhiều lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ được mở ra. II. Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHCT - thanh xuân 1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 1.1. Tình hình sử dụng vốn Đối với mọi NHTM việc mở rộng quy mô tín dụng là một vốn để mang tính sống còn đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Mới thành 19 lập năm 1997, năm nay tình hình kinh tế của nước ta ít nhiều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực cơ chế chính sách có nhiều thay đổi, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, là đảo lộn chính sách tín dụng của NHTM. Tuy còn non trẻ và phải đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng với những biện pháp chủ động, đoán trước thời cơ, linh hoạt trong vận dụng chính sách khách hàng, tích cực vượt qua khó khăn, áp dụng nhiều hình thức cho vay phong phú như cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, da dạng hoá các sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế mới công nghệ tiên tiến nên dư nợ của chi nhánh đều tăng qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần. Trong năm 2002 tổng dư nợ đạt 903.150 triệu đồng, năm 2003 tổng dư nợ đạt 1088740 triệu đồng, tăng 185570 triệu đồng so năm 2002, tỷ lệ tăng trưởng đạt 100,2%, năm 2004 tổng dư nợ 1231391 triệu đồng, tăng 142651 triệu đồng so với năm 2003 tỷ lệ tăng trưởng đạt 113,1%, năm 2005 tổng dư nợ đạt 1435020,3 triệu đồng, tăng 203629,3 triệu đồng so với năm 2004 tỷ lệ tăng trưởng đạt 100,10%. Bên cạnh đa dạng hoá các sản phẩm, chi nhánh đã mở rộng lĩnh vực đầu tư, tăng cường mở rộng quan hệ với các tổng công ty 90,91 và các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả, có tài cính lành mạnh để tiếp cận đầu tư vốn như: công ty giày Thượng Đình, công ty bánh kẹo Hải Hà Chỉ trong vòng 4 năm khối lượng tín dụng tăng lên đáng kể, năm 2002 tổng dư nợ đạt 903.100 triệu đồng, đến năm 2005 con số này lên đến 1435020,3 triệu đồng, tăng gần gấp 1,6 lần so với năm 2002. 1.2. Nợ quá hạn qua các năm Đi liền với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, dư nợ tín dụng tăng trưởng liên tục qua các năm, tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế nhà nước, nợ quá hạn được chi nhánh cực đôn đốc, xử lý thu hồi bằng nhiều biện pháp như đôn đốc khách hàng có nguồn thu hàng tháng dùng để trả nợ dần, bán 20 tài sản thế chấp có tiền trả nợ, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thê giáo dục răn đe các con nợ cố tình chây ỳ. Tình hình nợ quá hạn qua các năm của chi nhánh như sau: năm 2002, 2003, 2004 nợ quá hạn là 0 triệu đồng chiếm 0% tổng dư nợ; năm 2005 nợ quá hạn 46085,4 triệu đồng chiếm 3,2 tổng dư nợ. Với phương châm "tận tâm - chia sẻ - hiệu quả và phát triển" dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm, nợ quá hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Đây là kết quả đáng mừng trong hoạt động tín dụng của ch nhánh cần được phát huy hơn nữa trong các năm tiếp theo. 1.3. Các hoạt động khác a. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trong những năm gần đay diễn biến về tỷ giá trên thị trường thế giới diễn ra rất phức tạp, với mục tiêu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, góp phần làm tăng dư nợ tín dụng, không hoàn toàn lấy lãi kinh doanh ngoại tệ làm tiêu chí mà vì hoạt động chung của chi nhánh. Nghiệp vụ xuất khẩu nhờ thu, nhờ chuyển họ, chuyển bằng tiền điện tửtăng cả về số lượng và giá trị. Hoạt động thu chi tiền mặt, ngoại tệ, ngân phiếu của dân cư và tổ chức kinh tế được chi nhánh đảm bảo kịp thời, không để xảy ra tình trạng tồn đọng để khách hàng phải chờ đợi. Tổng thu tiền mặt và ngân phiếu năm 2004 đạt 2459803 triệu đồng, năm 2005 đạt 2385140,4 triệu đồng, giảm 74662,6 triệu đồng. b. Công tác kế toán - tài chính Với công nghệ hiện đại, phong cách giao dịch tận tình công tác thanh toán bù trừ chính xác tạo lòng tin thu hút khách hàng đến giao dịch. 2.Hoạt động huy động vốn của chi nhánh Từ khi thành lập cho tới nay, chi nhánh NHCT - Thanh Xuân luôn tìm mọi cách đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tận dụng mọi nguồn 21 nộ lực trong nước, thành lập được 10 năm cho tới nay nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn quận ngoài ra còn tham gia đầu tư đồng tài trợ vào các dự án lớn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Trong các năm qua vốn của chi nhánh huy động chủ yếu từ các nguồn: * Huy động từ tiền gửi dân cư, các tổ chức kinh tế. * Phát hành kỳ phiếu. * Ngoài ra còn các nguồn vốn huy động khác. Sau đây là biến động của nguồn vốn qua các năm của chi nhánh. Bảng 1: Biến động của nguồn huy động vốn từ năm 2002 - 2005 (Lấy số liệu từ phòng kinh doanh) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn huy động 1.108.593 2740174 2767958 2697896,7 Tăng trưởng tuyệt đối 1031581 27784 -70061,3 Tỷ lệ tăng trưởng 100% 247,18% 100,01% 97,47% Biểu đồ 22 Qua biểu đồ ta thấy nguồn vốn tăng qua các năm, năm 2002 tổng nguồn vốn huy động đạt 1108593 triệu đồng, năm 2003 tổng vốn huy động đạt 2740174 triệu đồng, tăng 1631581 triệu đồng so với năm 2002, tỷ lệ tăng tr4ưởng 247,18%, đến năm 2004 tổng vốn huy động d dạt 27.7958 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 27787 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 100,01%; sang đến năm 2005 tổng vốn huy động đạt2697896,7 triệu đồng có sự giảm nhẹ so với năm 2004 là 7006,3 triệu đồng, tỷ lệ tăng 97,47%. Trong 4 năm, từ năm 2002 tổng vốn huy động đạt 1108593 triệu đồng, đến năm 2005 tổng vốn huy động đạt 2697896,7 triệu đồng tăng gần gấp 2,5 lần so với năm 2002. Sự gia tăng của nguồn vốn đã tạo đà và mở đường thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tạo ra sức mạnh trong kinh doanh, giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận. Sở dĩ chi nhánh đạt được kết quả trên là do. Sự nỗ lực đồng tâm nhất trí của tập thể cán bộ cong nhân viên trong toàn chi nhánh, bên cạnh đó là sự năng động, tìm tòi chọn những bước đi phù hợp với điều kiện môi trường kinh tế. Đa dạng các hình thức huy động, tận dụng mọi nguồn vốn trong nước Đổi mới công nghệ tiên tiến, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật. Nâng cao uy tín của chi nhánh đối với khách hàng Được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và ban lãnh đạo tạo mọi điều kiện để chi nhánh hoạt động, thực hiện tốt chức năng huy động vốn và "bà đỡ của nền kinh tế" chấp hành đúng quy định của pháp luật, các quy chế, chính sách, chế độ của ngành và các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, không ngừng học tập, tìm hiểu những chính sách, chế đọ văn bản mới, làm tốt công tác kiểm tra giám sát. Chi nhánh tích cực mở rộng mạng lưới tiết kiệm Sau đây là tình hình cụ thể của từng hình thức huy động của chi nhánh. 2.1. Tiền gửi tiết kiệm dân cư Đây là hình thức huy động truyền thống, động viên người có tiền gửi vào ngân góp phần phát triển đất nước. Đây là nguồn có tỷ trọng cao nhất trong tầng nguồn vốn huy động tại chi nhánh. 23 Theo quyết định số 68/QĐ- HĐBT- NHCT ngày 19/5/1999 của hội đồng quản trị NHCT - Việt Nam, khi gửi tiền vào ngân hàng người gửi tiền được hưởng các quyền lợi. Gửi tiền vào NHCT, người gửi được bảo toàn hoặc bảo hiểm. Được rút ra theo yêu cầu và được đảm bảo đầy đủ đúng thời hạn cả vốn và lãi. Được ngân hàng bảo đảm bí mật và được ngân hàng công khai lãi suất huy động. Người gửi được ngân hàng giao chứng chỉ tiền gửi và thẻ tiết kiệm, thẻ này được dùng để thế chấp vay vốn theo chế độ tín dụng hiện hành của NHCT - Việt Nam. Thẻ tiết kiệm được thừa kế thừa. Bảng 2: Biến động của tiền gửi tiết kiệm dân cư từ 2002 - 2005 (nguồn số liệu lấy từ phòng kinh doanh) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư 668974 759934 804886 899434,8 Tăng trưởng tuyệt đối 90.960 44452 95048,8 Tỷ lệ tăng trưởng 100% 100,14% 100,058% 100,12% Từ bảng 2 ta thấy tiền gửi dân cư của chi nhánh đã tăng qua các năm, năm 2002 tổng vốn huy động từ tiền gửi dan cư đạt 668974 triệu đồng, đến năm 2003 đạt 759934 triệu đồng, tăng 90960 triệu đồng so với năm 2002 tỷ lệ tăng 100,14%; năm 2004, tỷ lệ tăng 100,12%. Sự gia tăng của tiền gửi dân cư là do: Chi nhánh tham gia bảo hiểm tiền gửi, mức bảo hiểm theo quy định chính phủ, không ngừng nâng cao uy tín ngân hàng, tạo sự an tâm đối với người gửi tiền, giải toả tâm lý lo sợ cho khách hàng. Do xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn, đây là cơ sở, nền tảng quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi ngân hàng nên đội ngũ cán 24 bộ được tuyển chọn kỹ, thường xuyên được đào tạo, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ, lịch sử, tận tình trong giao tiếp tạo sự thoả mãi, hài lòng của người dân khi đến gửi tiền. Mọi người dân khi đến gửi tiền tại các quỹ đều được cán bộ nhân viên của chi nhánh tuyên truyền, giải thích các quy định về việc huy đọng tiền gửi dân cư của chi nhánh. Luôn thu thập ý kiến đóng gó của dân về công tác huy động tiền gửi dân cư và phản ánh kịp thời cho giám đốc chi nhánh để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Chi nhánh luôn đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 2.2.Tiền gửi của các doanh nghiệp Bảng 3: Biến động của tiền gửi của các doanh nghiệp từ năm 2002 - 2005 (nguồn số liệu lấy từ phòng kinh doanh) Đơn vị: triệu người Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Tổng tiền gửi của các doanh nghiệp 332431 733455 410501 550454,4 Tăng trưởng tuyệt đối 401024 - 322954 139953,4 Tỷ lệ tăng trưởng 100% 220,6% 55,97% 134,1% Nhìn vào bảng 3 ta thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế biến động như sau: năm 2002 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 332431 triệu đồng, năm 2003 đạt 733455 triệu đồng, tăng 401024 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 220,6%; năm 2004 đạt 410501 triệu đồng, giảm 322954 triệu đồng so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng là 55,97%, năm 2005 đạt 550454,4 triệu đồng tăng 139953,4 triệu đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng trưởng là 131,1%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế không ổn định qua các năm, đặc biệt năm 2004 giảm 322954 triệu đồng, có hiện tượng này do tình hình kinh tế năm 2004 diễn biến phức tạp, lạm phát kéo dài. 25 Từ năm 2005 đến nay chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách hàng có uy tín, tình hình tài cính lành mạnh làm ăn có hiệu quả, có một số lượng lớn khách hàng đến mở tài khảon giao dịch tại chi nhánh: kho bạc nhà nước quận Thanh Xuân, điều này khiến cho mức giao dịch vốn qua ngân hàng tăng lên. Nếu tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định trong tương lai tiền gửi của các doanh nghiệp sẽ tăng lên. Bảng 4: Kết cấu nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp từ năm 2002 - 2005 (nguồn số liệu lấy từ phòng kinh doanh) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Tổng nguồn vốn 332431 733455 410501 550454,4 Nội tệ 314318 535182,3 Không kỳ hạn 194670 362214 259383 Có kỳ hạn 119648 412943 133445 Ngoại tệ 18112 15272,1 Không kỳ hạn 2753 5677 7609 Có kỳ hạn 15359 5591 10063 Nhìn vào bảng 4 ta thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế rất đa dạng về hình thức: nội tệ, ngoại tê, có kỳ hạn, không kỳ hạn trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trong lớn do: Tiền gửi của các doanh nghiệp bắt nguồn từ nguồn tiền nhàn rỗi, doanh nghiệp gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn, một phần không nhỏ số tiền được gửi vào ngân hàng để thực hiện các giao dịch, tận dụng các tiện ích ngân hàng, mục tiêu gửi tiền của đối tượng này không vì mục tiêu lãi suất nên vấn đề lãi suất không quan trọng, gửi tiền vào cũng để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong thời gian ngắn. Mặc dù chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, dịch vụ tiền gửi, quản lý và giữ hộ, tiền gửi 26 vốn chuyên dụngnhưng chưa được các doanh nghiệp sử dụng, điều này làm ảnh hưởng giảm nguồn vốn huy động của chi nhánh. Để huy động tối đa nguồn này chi nhánh đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ các doanh nghiệp bưàng các công nghệ hiện đại, nhằm giuúp đỡ các doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh lành mạnh đem lại hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh. Chi nhánh có chính sách ưu đãi về vật chất cụ thể cho từng nhóm khách hàng, phù hợp với chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Đối với khách hàng có uy tín, giao dịch thường xuyên với các giao dịch vay mượn, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền gửi tại chi nhánh có giá trị lớn thì chi nhánh giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí phục vụ, giảm mức ký quỹ mở L/C, ưu tiên trong việc cung ứng mua bán chuyển đổi ngoại tệ để giữ khách hàng. Đảm bảo bí mật số dư tiền gửi của khách hàng, từ chối việc điều tra chuyển tiền gửimà không được sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật quy định. 2.3. Phát hành kỳ phiếu Bên cạnh huy động vốn bằng những hình thức truyền thống tiền gửi dân cư, tiềne gửi các tổ chức kinh tế, chi nhánh còn phát hành kỳ phiếu, với mục đích huy động vốn trên thị trường. Đây là một trong những hình thức huy động vốn dài hạn chưa được sử dụng nhiều trong các NHTM, hiện nay ở nước ta hình thức này không mang tính chủ động của các NHTM mà phát hành phụ thuộc chủ yếu vào chính sách của NHTW. Theo quyết định 68/QĐ-HĐBT - NHCT kỳ phiếu mục đích có một số đựac điểm sau. Kỳ phiếu mục đích bằng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ của NHCT - Việt Nam phát hành khi được thống đốc NHTW cho phép. Kỳ phiếu mục đích là chứng chỉ nhận nợ của NHCT đối với người mua, có quy định mệnh giá, thời hạn của lãi suất. 27 Kỳ phiếu được chuyển nhược quyền sở hữu dưới các hình thức mua, bán, cho, tặng, thừa kế. Mọi công dân Việt Nam và cá nhân người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam 12 tháng đều là đối tượng mua kỳ phiếu của NHCT, số tiênè mua không hạn chế mức tối đa. Kỳ phiếu mục đích NHCT có thời hạn tối thiểu 8 tháng. Kỳ phiếu mục đích NHCT được trả lãi dưới 3 hình thức: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi từng định kỳ. Bảng 5: Tiền phát hành kỳ phiếu từ năm 2002 -2005 (nguồn số liệu lấy từ phòng kinh doanh) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn huy động 1108593 2740174 2767958 2697896,7 Tổng vốn huy động từ KP 64881 29277 56133 76754,7 VNĐ 64881 29277 56133 65589,3 USD 0 0 0 11165,4 Tỷ trọng so với tổng nguồn vốn huy động 5,58% 1,07% 2,028% 2,85% Nhìn vào bảng 5 ta thấy nguòn vốn này, chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn, đây là nguồn khong thường xuyên. Nhìn chung hình thức huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ trên thị trường của chi nhánh còn hạn chế, việc huy động vốn từ tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh doanh có ưu thế hơn. 2.4. Huy động từ các nguồn khác So với các nguồn huy động khác thì đây là nguồn có chi phí thấp, chi nhánh có thể sử dụng cho vay với thời gian ngắn khi nó chưa đến kỳ thanh toán, góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh. Nhưng nguồn này có tỷ trọng nhỏ nhất so với tổng nguồn vón huy động, biến đổi 28 3. Chi phí nguồn Trong quá tình hoạt động kinh doanh của mọi NHTM, chi phí nguồn luôn gồm có chi phí huy động vốn, chi phí hợp lý, hợp lệ khác. Để đánh gá và lựa c họn được nguồn vốn, huy động hợp lý tối ưu nhất các NHTM đều p hải tính đến chi phí huy động vốn, trong chi phí huy động vốn phải kể đến lãi suất huy động và chi phí giao dịch. Trong chi phí của chi nhánh chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của chi nhánh, biết được điều này để từ đó ban lãnh đạo có những chính sách, biện pháp làm giảm chi phí làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Về lãi suất chi nhánh NHCT - Thanh Xuân trả lãi theo kiểu lãi suất mà NHCT - Việt Nam ban hành theo từng th ời kỳ. Chi phí trả lãi = tổng nguồn phải trả x lãi suất x thời gian lãi suất đặt ra phải thoả mãn các yêu cầu. Cạnh tranh được các ngân hàng khác Đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng và quyền lợi của khách hàng. Tuân theo kiểu lãi suất của ngân hàng công thương - Việt Nam. Chi phí trả lãi chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí huy động vốn của chi nhánh, hiện nay giữa các NHTM đang diễn ra hiện tượng cạnh tranh gay gắt, nhiều NHTM giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động, nới lỏng những điều kiện tín dụng nhằm thu hút khách hàng, hiện tượng cạnh tranh này không kéo dài nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các NHTM, nhận biết điều đó trong những thời kỳ kinh doanh cụ thể chi nhánh đã áp dụng một số biện pháp: thâm nhập thị trường, chiến lược khách hàng, cụ thể trong năm 2001 khi mở thêm 2 quỹ tiết kiệm 78, 79 chi nhánh, đã xin phép NHCT - Việt Nam cho nâng mức lãi suất huy động lên trong thời gian để thu hút khách hàng trong khi lãi suất cho vay không đổi, hay đối với khách hàng lớn, quen thuộc khi gửi tiền vào chi nhánh sẽ được ưu tiên về lãi suất. Ngoài chi phí trả lĩ, chi nhánh còn có chi phí giao dịch cho quá trình huy động vốn và các chi phí khác, để đạt được hiệu quả trong kinh doanh 29 bên cạnh việc áp dụng lãi suất linh hoạt theo thời kỳ cụ thể, chi nhánh đã kết hợp với việc giảm các chi phí khác có liên quan. III. Đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn của chi nhánh Nằm trong khu công nghiệp Cao - Xà - Lá nên thị trường tín dụng của chi nhánh rất nhiều, với những chiến lược khách hàng, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và nhiều biện pháp huy động khác dần dần chi nhánh tạo ra một hinìh ảnh tốt trong dân nhờ vậy tổng nguồn vốn tăng trong năm, các hình thức huy động theo tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế hay huy động nội tệ, ngoại tệ đều thông qua các năm đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn trên địa bàn. Chi nhánh triển khai kịp thời văn bản chỉ đạo cấp trên, đồng thời bám sát mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế của quận từ đó hoạch định ra các mục tiêu, chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng và đưa ra các giải pháp thực thi đúng, đồng bộ phù hợp với thực tiễn, vừa đảm bảo tính tập trung, đồng bọ phù hợp với thực tiễn, vừa đảm bảo tính tập trung, thống nhất cao, vừa phát huy được tính năng động, sáng tạo của một chi nhánh NHCT. Bảng 6: Khả năng huy động vốn cho vay của chi nhánh từ 2002 - 2005 (nguồn số liệu lấy từ phòng kinh doanh) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn huy động 1108593 2740174 2767958 2697896,7 Tổng cho vay 983176 1099279 1250450 1442483,1 Hệ số sử dụng vốn 88,8% 40,12% 45,2% 53,5% Phần dư 125417 1640895 1517508 1255413,6 Qua bảng 6 ta thấy chênh lệch giữa tổng vốn huy động và tổng cho vay cao, từ năm 2002, từ năm 2003 trở đi không chênh lệch cao, hệ số sử 30 dụng nguồn thấp, trung bình khoảng 56,88%. Mặc dù vậy đã đánh dấu được khả năng hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh tập trung củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, thông qua công tác chấn ch ỉnh hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo chung của toàn ngành. Đối với những món vay mới thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ, chú trọng đến hiệu quả vốn đầu tư nhằm hạn chế rủi ro. Thường xuyên phân tích nợ quá hạn, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, xử lý có hiệu quả thu hồi nợ quá hạn, do đó đã đưa tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm tạo ra chất lượng tín dụng tốt, mang lại niềm tin cho khách hàng. Trong hoạt động huy động vốn đã đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao khả năng quản lý và tăng năng suất lao động. Thường xuyên coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhằm nâng cao kiến thức nghề nghiệp và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Cùng với sự nỗ lực của bản thân công tác huy động vốn củ chi nhánh còn được sự hỗ trợ và chỉ đạo sát sao của NHCT - Việt Nam và chính quyền địa phương. Bên cạnh những thành quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn còn những bất cập cần quan tâm. Mặc dù ch nhánh dã đa dạng hoá hình thức huy động nhưng trên thực tế tiền gửi dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm phần lớn tỏng tổng nguồn vốn huy động còn các nguồn khác không đáng kể mặc dù chi phí của các nguồn này không cao so với huy động tiền gửi dân cư. Chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm thu hút khách hàng: phát hành và làm đại lý thẻ, nhưng để sử dụng các loại thẻ (ATM Credit card) thì giới bình dân khó lòng mà tìm được chỗ vì hầu hét các nơi chấp nhận thẻ tín dụng này đều tập trung vào những nơi trung lưu, sang như nhà hàng, khách sạn hoặc những nơi có người ngoại quốc. Xét vè kỳ hạn: nhìn vào cơ cấu vốn thấy chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn (ít) được huy động từ dâm cư và các tổ chức kinh tế, trong khi đó chi nhánh có thể mở rộng các hình thức huy động từ các nguồn káhc 31 với chi phí không cao hơn chi phí cho tiền gửi dân cư như phát hành các công cụ nợ trung và dài hạn, tăng cường khai thác nguồn trên thị trường liên ngân hàng, để khắc phục hạn chế đó đòi hỏi chi nhánh phải có sự đoà tạo tốt hơn về trình độ. Cơ cấu nguồn vốn giữa VND và ngoại tệ chưa hợp lý: huy động USD tăng hàng năm trong khi đó chi nhánh lạic hưa tìm thấy nhiều cơ hội đầu tư, cho vay vốn bằng USD đối vơ í các doanh nghiệp và dự án trong nước. Nếu không sinh lời chi nhánh không đảm bảo được hoạt động kinh doanh của mình, tình trạng này sẽ làm hạn chế việc thu hút nguồn vốn bằng ngoại tệ từ dân vào ngân hàng. Đièu này cũng có nghĩa làm giảm tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế, một nguồn vốn cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Có những hạn chế kể trên phải kể đến những khó khăn mà chi nhánh gặp phải. Do biến động của nền kinh tế thế giới, tỷ giá giữa đồng tiền các nước dao động, các doanh nghiệp khi vay vốn phần lớn là vay bằng VND, không vay bằng ngoại tệ do lo sợ tăng lên của tỷ giá, trong khi đó nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng qua các năm, dẫn đến giảm hiệu quả huy động vốn. Tâm lý người dân Việt Nam vẫn ưau thích dùng tiền mặt, chưa quen với những tiện ích ngân hàng đem lại, điều đó cản trở việc sử dụng séc cá nhân, thanh toán thẻtạo khó khăn hạn chế khả năng huy động vốn của chi nhánh. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh, nhưng kết quả của hoạt động huy động vốn đem lại những năm qua của chi nhánh thể hiện sự cố gắng và nỗ lực hết sức mình, luôn đạt được chỉ tiêu của NHCT - Việt Nam giao, kết quả này cần được duy trì và phát huy trong những năm tiếp theo. 32 Chương III Giải pháp và kiến ghị nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại chi nhánh nhct - thanh xuân I. Định hướng hoạt động của chi nhánh Trong nền kinh tế thị trường, các trung gian tại chi nhánh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng việc thu hút vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho những năm tới sẽ nhiều so với hiện nay. Thời gian qua hệ thống ngân hàng chưa phát huy tối đa vai trò là "kênh dẫn cho đầu tư phát". Dòng chảy" qua ngân hàng không thông suốt, đồng vốn trong nền kinh tế, đặc biệt vấn nhàn rỗi trong dân cư chưa được phát huy tối đa, một số lượng ước tính về số ngoại tệ và nội tệ nằm trong xã hội chưa được huy động vào ngân hàng là vài tỷ USD. Phần lớn số vốn nhàn rỗi này đang được cất giữ dưới nhiều dạng khác nhau (vàng ngoại tệ mang) Làm thế nào để huy động vốn tối đa nguồn nội lực đó, khai thông, tận dụng tối đa nguồn này để phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá là việc làm hết sức cần thiết của mỗi NHTM. Với điều kiện tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi, chi nhánh NHCT - Thanh Xuân đã đề ra những mục tiêu, chiến lược trong những năm tới. Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được phát huy sức mạnh của tập thể, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu sớn sau: Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn nguồn vốn. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vữn, an toàn, hiệu quả Đẩy mạnh việc thu hồi nợi nợ gia hạn, Nợ qua hạn, nâng cao chât lượng tín dụng, mở rộng quan hệ với các khách hàng tiềm năng. 33 Tích cực phát triển mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhằm nâng cao tỷ trọng thu phí dịch vụ trên tổng các nguồn thu của chi nhánh. Nâng hạng chi nhánh từ hạng II lên hàng I. Phấn đấu được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng II. Nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên * Các chỉ tiêu cụ thể năm 2006 Huy động vốn: 3.100 tỷ Sử dụng vốn: 1.900tỷ Phát hành thẻ đạt: 10000 thẻ Thu phí dịch vụ đạt: Trên 3 tỷ đồng Lợi nhuận tăng so với năm 2005 là : 10% Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong những năm tới của chi nhánh rất nặng nề, bằng biện pháp nào để phát huy những lợi thế, ưu điểm trong hoạt động huy động vốn là vấn đề cần quan của ban lãnh đạo cũng như của toàn cán bộ của chi nhánh NHCT Thanh Xuân. IV giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh nhct - thanh xuân 1. Chính sách lãi suất Lãi suất là công cụ mang tính nhạy cảm, tác động đến quy mô huy động vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Muốn huy động được nguồn vốn trong nước được nhiều, phải có 1 chính sách lãi suất hấp dẫn để các tổ chức kinh tế cũng như nhân quả tiền tiết kiệm và các khoản tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. Lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc: lãi suất, tỷ lệ lạm phát, lãi suất huy động vốn trung và dại hạn, lãi suất huy động vốn ngắn hạn, đồng thời chi nhánh cũng chú ý đến mối quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường. Hiện nay chi nhánh đã có những mức lãi suất phân biệt phù hợp với các kỳ hạn huy động vốn lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng 12 tháng. 34 Đối với những khoản tiền rút trước thời hạn được áp dụng trả lãi theo mức không kỳ hạn. Cách làm này có lẽ sẽ tạo ra sự thiết thòi cho người gửi, ngân hàng nên chăng chỉ trừ một phần trăm cố định trên sổ lãi rút ra tuỳ theo thời gian gửi, hoặc chấp nhận trả lãi đủ nếu có báo trước một thời gian nhất định. Đối với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đình kỳ nếu khách hàng không đến lĩnh thì hết kỳ hạn gửi bị sẽ được chi nhánh nhập vào gốc và được chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng trường hợp không có kỳ hạn tương ứng thì lãi được nhập gốc và chuyển sang kỳ hạn mới thấp hơn với hình thức lĩnh lãi sau. Với các tính lãi trên chi nhánh phần nào đã đảm bảo quyền lợi cho người gửi. 2. Đa dạng hoà các loại hình dịch vụ Khi có sự cạnh tranh trong nộ bộ hệ thống NHTM diển ra, các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển nhiều khi đã áp dụng những hình thức cạnh tranh rất mạo hiểu. Trong những năm vừa qua cạnh tranh giữa các NHTM bằng công cụ lãi suất diễn ra, hình thức này chỉ mang tính ngắn hạn khi chiến lược kinh doanh của các ngân hàng đặt ra là tìm kiếm thêm khách hàng và thân nhập vào thị trường mới, còn lâu dài áp dụng hình thức này không tốt đôi khi làm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng kém hiệu quả. Để khắc phục tình trạng cạnh tranh qua lãi suất, hiệp hội ngân hàng đã can thiệp để đi đến thống nhất lãi suất huy đọng và cho vay giữa các NHTM. Khi mức lãi suất huy động của các NHTM đang ngang bằng nhau, thì vốn đề cạnh tranh chủ yếu giữa các ngân hàng sẽ là chất lượng dịch vụ và cong nghệ ngân hàng. Chi nhánh cần đa dạng hoá các hình thức dịch vụ, từng bước triển khai, nhân rộng việc mở tài khoản các nhân và sử dụng séc, tổ chức tốt ccs hình thức thanh toán qua ngân hàng. Cùng với những phương tiện thanh 35 toán không dùng tiền mặt khác, séc cá nhân sẽ giúp ngân hàng huy động thên nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân vào ngân hàng. Để séc cá nhân thực sự đi vào đời sống xã hội, các NHTM nói chung cũng như chi nhánh NHCT - Thanh Xuân nói riêng nên có những chính sách khuyến khích, biện pháp hạn chế rủi ro thanh toán séc, tạo thêm niềm tin của người thụ hưởng đối với séc cá nhân được thông xuốt. Phát hành các loại mẫu séc cá nhân thuận tiẹn cho việc sử dụng và có mức độ an toàn cao. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ có liên quan như nhượng séc trắng, thanh toán séc, bảo chi các một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn. Giảm nhẹ các thủ tục có thể để không vì tự thanh toán séc mà lầm ảnh hưởng đến thời gian và vốn của người sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo từng giai đoạn, từng khách hàng có thể quy định séc không được chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng và sử dụng tài khoản tiền gửi các nhân tại ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng. Triển khai thẻ tín dụng và máy rút tiền tự động ATM. Nghiên cứu cho khách hàng sản xuất kinh doanh sử dụng tài khoản vãng lai để huy động nguồn vốn nhàn rỗi vào ngân hàng. Thực hiện dịch vụ chi trả lương cách cán bộ công nhân viên qua ngân hàng. Hiện tạo 1 só doanh nghiệp nhờ ngân hàng trích tài khoản tiền gửi trả lương hộ cho cán bộ công nhân viên theo danh sách, công nhân viên có nhu cầu để dành một phần tiền lương sẽ gửi ngay tại ngân hàng, làm cho nguồn vốn tại ngân hàng tăng lên. Do vậy chi nhánh cần tiếp cận với các doanh nghiệp để thực hiện nghiệp vụ này, tạo thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đưa ra hình thức dịch vụ nhận và trả trên ngoài giờ của chi nhánh (ngoài giờ hành chính, các ngày lễ, ngày nghỉ) áp dụng công nghệ tiên tiến 36 cho ngân hàng hoạt động 24/24/ giờ trên ngày để thu hút tiền gửi dân chúng bất cứ lúc nào trong ngày. 3. Đa dạng hoá các hình thức huy động Ngoài những hình thức huy động truyền thống, cần áp dụng những hình thức huy động mới. Huy động bằng vàng, ở Việt Nam người dân có thói quen giữ vàng, nguồn vốn này rất lớn nên chi nhánh cần mở rộng hình thức huy động này để mở rộng nguồn vốn của ngân hàng. Huy động bằng ngoại tệ: Một trong những nguồn vốn chưa được khai thác huy động vào ngân hàng hiện nay đó là nguồn vốn của những người dân Việt Nam đang làm ổn định sống ở nước ngoài. Hàng năm một lượng tiền không nhỏ được gửi về nước thông qua các NHTM tạo ra sự chu chuyển tư bản có lợi đối với nền kinh tế trong nước. Các ngân hàng cần thu hút nguồn này thông qua việc điều chỉnh lại, đơn giản hoá các thủ tục trong việc chuyển tiền kiều hối. Tiết kiệm gửi góp: hình thức này thích hợp với những đối tượng viên chức, người lao động có thu nhập không cao những vấn đề có nhu cầu cần gửi tiền để sử dụng trong tương lai chi nhánh đẩy mạnh hơn nữa huy động vốn bằng các công cụ trên thị trường, trái phiếu, kỳ phiếu. áp dụng thể thức tiết kiệm dài hạn, trả lãi hàng tháng. Thể thức này phù hợp với những người gai không tham gia kinh doanh, có khoản tiền lớn muốn giử ngân hàng lĩnh lãi hàng tháng để đảm bảo cuộc sống. 4. Mở rộng mạng lưới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Muốn đẩy mạnh việc huy động vốn và đầu tư có hiệu quả, các NHTM cần từng bước phát triển các dạng đơn vị nhỏ, chuyên doanh, mở rộng chân nết hoạt động ở khắp nơi. Hiện nay chi nhánh NHTM - Thanh Xuân đã có 81 quỹ tiết kiệm, các quỹ này được đặt rải rác ở những địa điểm thuận lợi, tiện cho khách hàng đến giao dịch. Hoạt động huy động vốn có hiệu quả chi nhánh cần quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn, do đó cần mở rộng mạng lưới tín dụng 37 đến nhiều đối tượng khách hàng, đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc ứng dụng rộng rãi dịch vụ ngân hàng điện tử, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, để đứng vững trong cạnh tranh. Thực tế ta thấy một số NHTM đã thu được kết quả cao trong việc cung ứng dịch vụ này, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thay đổi phương thức quản lý tài chính đạt tới trình độ cao. Khi đồng vốn được sử dụng hiệu quả sẽ giúp các ngân hàng huy động vốn có hiệu quả hơn. 5. Hoạt động Marketing trong ngân hàng. Để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, chi nhánh đã chú trọng công tác tiếp thị trong hoạt động ngân hàng. Trước hết phải hiểu rõ nhu cầu khách hàng truyền thống, tổ chức tốt công tác từ vốn về dự án đầu tư, thành toán qua ngân hàng cho khách hàng cũng như thường xuyên lắng nghe, tìm hiểu những đề nghị, phản ánh của khách hàng. Còn có sự phối hợp với các ngành phát thanh, truyền hình, báo chí xây dựng chương trình thông tin tiền tệ - ngân hàng đếm mọi người dân. Cánh bộ nhân viên chi nhánh thường xuyên: giải thích cho người dân thấy được những tiện ích và an toàn khi gủi tiên vào chi nhánh; nghiên cứu thị trường và tâm lý khách hành để có chính sách sản phẩm và lãi xuất phù hợp, từng bước thực hiện chính sách khách hàng. Mở các đợt khuyến mại trong việc mở tài khoản và nhân tại chi nhánh, đơn giản về thủ tục nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo bí mật về số dư với những cam kết cụ thể với khách hàng. 6. Đảm bảo an toàn vốn và giá trị đồng vốn đối với người gửi. Đồng tiền của ta dù đã ổn định nhưng vốn còn trược giá nhất định, biểu hiện bằng sự tăng lên của giá hàng hoá, hay sự sụt giảm giá so với USD. Sự trượt giá đó tuy thấp hơn tiền lãi thu được, nhưng điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân, họ sẽ dè dặt khi gửi tiền vào ngân hàng. Khi đó nguồn tiền nhàn dỗi không được gửi vào ngân hàng mà sẽ được chuyển 38 thành những thứ có giá trị bền vững như vàng, USD, nữ trang quý có rẻ àn toan hơn. Để khắc phục tình trạng bên, chi nhánh đã tham gia bảo hiểu vốn tiền gửi, khuyến khích người dân gưỉ trên vào ngân hàng. Chi nhánh cần nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng tiền vốn huy động, tiền ốn được đầu tư vào những dự án kinh tế có hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo khả năng thu hồi, có như vậy mới đảm bảo an toàn cho người gửi tiền. 7. Phát triển nguồn nhân lực Hiện nay cán bộ của chi nhánh ngày càng được tuyểnm chọn theo yêu cầu sử dụng, theo tiêu chuẩn chức danh và bình tổng cho tất cả các đối tượng, sử dụng lao động dúng năng lực, sở trường và có thù lao thích hợp theo kết quả kinh doanh và sự cống hiến của mỗi người. Hàng năm chi nhánh NHTM - Thanh Xuân đề dành một tỷ lệ đáng kể trong chi tiêu của mình cho sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Nhờ vậy tạo cho cán bộ của chi nhánh một phong cách, diện mạo mới: thành thao, hiện đại, văn minh, lịch sự trong giao tiếp và phục vụ. Trên đây là 1 số biện pháp đã được thực hiện trong hệ thống NHTM nói chung và mốt số đã áp dụng tại chi nhánh NHTM - Thanh Xuân nói riêng. Tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình, chi nhánh nên lựa chọn và vận dụng có hiệu quả các chính sách trên, để khắc phục những yếu kém còn tồn tại hoạt động huy đông vốn, đưa chi nhánh trở thành một tổ chức tài chính vững mạnh, không chỉ có uy tín trong địa bàn Thanh Xuân mà còn có uy tín trong nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề về vốn trong nền kinh tế. Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên không đủ có sự nỗ lực của bản thân chi nhánh mà cần co sự giúp đỡ tích cực từ nhiều phía chi nhánh mà cần có sự giúp đỡ tích cực từ nhiều phía NHTW, chính phủ 39 III. Một số kiến nghị 1. Một số kiến nghị NHCT - Việt Nam cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cung cấp, trao đổi thông tin trong hệ thống, giúp các chi nhánh tiép cận nhanh chóng với những thông tin mới nhất về thị trường, tình hình biến động lãi xuất, tỷ giá trên thế giới. Cần có chính sách, biện pháp khuyến khích các chi nhánh ngân hàng trong cũng hệ thống tăng tỷ trọng sử dụng vốn vào các hình thức tín dụng, tổng tỷ trọng huy động vốn, cho phép các chi nhánh kinh doanh các loại dịch vụ nhằm đổi mới cấu trúc tài sản nợ - có theo hướng phân tán rủi ro Tăng cường vai trò là người hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, quy định, quy chế của NHTM và của chính phủ đố với các chi nhánh NHCT. 2. Đối với NHTW. Kinh tế thị trường ở nước ta còn ở mức độ thấp, trong điều kiện đó NHTW duy trì công cụ quản lý trực tiếp thông qua hạn mức tín dụng, nhằm thống chế tổng thi phương tiện thanh toán qua ngân hàng ngân hàng theo mục tiêu của chính sách tiền tệ và kiểm soát được dư nợ của các NHTM, nhưng dụng cụ này không nên quá cứng nhắc mà phải được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và chất lượng tín dụng của từng NHTM. Theo dõi thường xuyên, liên tục diễn biến lãi suất trênt vốn và tỷ lệ lạm phát trên thị trường hàng hoá để điều chỉnh kịp thời sao cho lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực. + Tỷ lệ lạm phát và lãi suất huy động vốn danh nghĩa hơn tỷ lệ lạm phát. NHTW không nên can thiệp qua sâu vào lãi suất của các NHTM. Mục tiêu của các NHTM. Mục tiêu của các NHTM là lợi nhuận do đó tuỳ vào tình hình kinh doanh và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, bản thân các NHTM sẽ đưa ra được lãi suất huy động phù hợp, một mặt vẫn đạt 40 được mục tiêu lợi nhuận của mình, một mặt vẫn khuyến khích thu hút tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. Việc đảm bảo an toàn cho tiền gửi của dân cũng cần được NHTW quan tâm, NHTW cần đẩy mạnh quỹ bảo hiểm tiền gửi, tạo điều kiện cho quỹ này hoạt động có hiêu quả, đây là yếu tố khiến cho người gửi tiền yên tâm hơn khi khi gưỉ tiền vào ngân hàng. NHTW cần có chính sách hỗ trợ cho các công ty bảo hiểm tiền giử có thể hiểu được tình hình hoạt động của ngân hàng vì có biện pháp cứu trợ kịp thời khi ngân hàng gặp khó khăn trong kinh doanh. NHTW giám sát hoạt động đóng phí bảo hiểm của các NHTM và các tổ chức tín dụng có thực iện nhiệm vụ nhận giữ tiền gửi. NHTW cần ban hành các thể lệ chiếu khấu thương phiếu cổ trái phiếu và các giấy tờ có gi ákhác, tạo cơ sở cho các NHTM đa dạng ho ánghiệp của mình. 3. Đối với Chính phủ. Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả, khi đó tài khoản cá nhân sẽ tăng nhiều các cá nhân, tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi vào có mục đích kiếm lời vừa có mục đích thực hiện các giao dịch thanh toán, khi thị trường chứng khoán phát triển, ngân hàng có thể sử dụng 1 phần tiền này mua bán chứng khoán cho mình. Đối với khách hàng khi chưa sử dụng tiền cho các giao dịch thì mua chưng khoán, khi cần tiền chi trả thì bán chứng khoán. Việc mua bán chứng khoán có thể thông qua ngân hàng thanh toán. Như vậy tiền trên tài khoản tiền gửi của họ sử dụng linh hoạt hơn, roạ ra nhiều lời hơn. Thông qua thị trường chứngg khoán các ngân hàng tư việc quản lý các tài khoản tiền gửi của các chủ thể và doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàg đa dạng hoá, mở rộng các dịch vụ chứng khoán, mua - bán và thanh toán bộ chứng khoán thực hiện mua bán chứng khoán cho chính ngân hàng, phát hành bộ cổ phiếu, trái phiếu hưởng hoa hồng. Hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng được điều chỉnh bởi 2 luật: luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, với nhiều quy định và hàng lang pháp lý thậun lợi cho hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 41 Tuy nhiên trong luật vãn còn những quy định chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ, hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm với những biến động của thị trường, tư khi 2 luật đó ra đời cho đến nay, nền kinh tế có nhiều thay đổi, cơ cáu kinh tế từng bước chuyển dịch đòi hỏi luật pháp sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Các văn bản luật và dưới luật cần được ban hành một cách có hệ thống, chính xác bảo đảm mọi hoạt động tài chính, tiền tệ, tín dụng thực sự được điều chỉnh của luật pháp, tạo nên một môi trường ổn định về pháp lý và chế độ chính sách của Nhà nước. Chính phủ cần đảm bảo, duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kiềm chế lạm phát những yếu tố này tác động đến tâm lý và niềm tin của người dân vào ngân hàng, do đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động của các NHTM. 42 Kết luận ở nước ta hiện nay thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động, tạo rao một mắt xích quan trọng trong tổng thể các vấn đề đổi mới cơ chế kinh tế thị trường chứng khoán đóng một vai trò quan trọng thị trường vốn dài hạn, tạo thêm một mệnh lệnh huy động vốn và phân bổ vốn trên nguyên tắc của kinh tế thị trường đối với nênè kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Nhưng thị trường chứng khoán có phát triển như thế nào đi chông nữa cũng không thể đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế nếu không kênh huy động vốn từ ngân hàng. Cho dù dịch vụ ngân hàng trên thế giới ngày một đa dạng, phong phú, tinh vi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khác hàng cũng như yêu cầu của nền kinh tế thì nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng không bao giờ mất đi. Trong thời gian thực tập tại NHCT Thanh Xuan, kết hợp với những ký thuyết đã được học tại trường em đã hoàn thành song chuyên đề thực tập "Nâng cao hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHCT - Thanh Xuân " Qua đó giúp em có thêm một số kiến thức thực tế về hoạt động huy động vốn tại các NHTM hiện nay. Để hoàn thành được bài chuyên đề thực tập này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa ngân hàng - tài chính, đặc biệt là sự hướng dẫn tân tình của thầy giáo Phan Hữu Nghị trong suốt thời gian em thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHCT - Thanh Xuân, đặc biệt là các cô, chú, anh, chị, trong phòng khách hàng cá nhân đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Do trình độ thực tế và lý luận có hạn chế nên trong chuyên đề không tránh khỏi những thiết sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô Hà Nội ngày30/4/2002 Sinh viên thực tập Trần Thị Mai Hoa 43 Tài liệu kham khảo 1. Tiền tệ - ngân hàng PTS: Đỗ Linh Hiệp 2. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính Bisin 3. Tiền và hoạt động ngân hàng Lê Vinh Danh 4. Thời báo kinh tế Việt Nam 5. Nghiệp vụ ngân hàng hiện dại David - Gox 6. Tạp chí ngân hàng 7. Thời báo thị trường tài chính 8. Thời báo kinh tế phát triển 9. Báo cáo kinh doanh và các tài liệu khác của chi nhánh NHCT - Thanh Xuân. 44 mục lục Lời nói đầu .......................................................................................... 1 Chương I: Những vấn đề chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM ................................................... 2 I. Khái quát chung về NHTM ..................................................... 2 1. Khái niệm về NHTM ...................................................................... 2 2. Các nghiệp vụ chủ yếu của một NHTM .......................................... 2 2.1. Huy động vốn .............................................................................. 2 2.2. Hoạt động sử dụng vốn ................................................................ 3 2.3. Hoạt động thanh toán ................................................................... 4 2.4. Tham gia các hoạt động khác ....................................................... 4 II. hoạt động huy động vốn..................................................... 5 1. Vai trò của vốn ............................................................................... 5 1.1. Khái niệm về vốn ......................................................................... 5 1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh tế NHTM ........................... 5 2. Nguyên tắc khi tiến hành huy động vốn ......................................... 5 2.1. Nguyên tắc chi phí thấp ............................................................... 6 2.2. Nguyên tắc đảm bảo an toàn ........................................................ 7 3. Hoạt động huy động vốn ................................................................ 8 3.1. Bảng cân đối kế toán của một NHTM .......................................... 8 3.2. Hoạt động huy động vốn .............................................................. 9 III. những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của một NHTM ......................................................... 12 1. Chính sách của NHTW ................................................................. 12 2. Môi trường kinh tế ........................................................................ 13 3. Môi trường pháp lý ....................................................................... 13 4. Địa bàn kinh doanh ....................................................................... 13 5. Yếu tố con người .......................................................................... 13 45 Chương II: Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHCT thanh xuân............................................................................ 14 I. Khái quát về NHCT - Thanh xuân ...................................... 14 1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................... 14 2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT - Thanh Xuân ...................... 15 3. Nhiệm vụ của từng phòng ............................................................. 16 3.1. Phòng nguồn vốn ....................................................................... 16 3.2. Phòng kinh doanh đối nội .......................................................... 16 3.3. Phòng kinh doanh đối ngoại ....................................................... 17 3.4. Phòng tiền tệ kho quỹ ................................................................ 17 3.5. Phòng tài chính - kế toán ........................................................... 17 3.6. Phòng kiêm tra- kiểm toán nội bộ. ............................................. 17 3.7.Phòng hành chính ....................................................................... 18 II. Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHCT - thanh xuân ................................................................................... 18 1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ............................. 18 1.1. Tình hình sử dụng vốn ............................................................... 18 1.2. Nợ quá hạn qua các năm ............................................................ 19 1.3. Các hoạt động khác .................................................................... 20 2.Hoạt động huy động vốn của chi nhánh ......................................... 20 2.1. Tiền gửi tiết kiệm dân cư ........................................................... 22 2.2.Tiền gửi của các doanh nghiệp .................................................... 24 2.3. Phát hành kỳ phiếu .................................................................... 26 2.4. Huy động từ các nguồn khác ...................................................... 27 3. Chi phí nguồn ............................................................................... 28 III. Đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn của chi nhánh ....................................................................................... 29 46 Chương III: Giải pháp và kiến ghị nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại chi nhánh nhct - thanh xuân ...................................................................................................... 32 I. Định hướng hoạt động của chi nhánh .......................... 32 IV giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh nhct - thanh xuân ...................................................... 33 1. Chính sách lãi suất ........................................................................ 33 2. Đa dạng hoà các loại hình dịch vụ ................................................ 34 3. Đa dạng hoá các hình thức huy động ............................................ 36 4. Mở rộng mạng lưới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. ........... 36 5. Hoạt động Marketing trong ngân hàng.......................................... 37 6. Đảm bảo an toàn vốn và giá trị đồng vốn đối với người gửi. ......... 37 7. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................. 38 III. Một số kiến nghị ........................................................................ 39 1. Một số kiến nghị ........................................................................... 39 2. Đối với NHTW. ............................................................................ 39 3. Đối với Chính phủ......................................................................... 40 Kết luận .............................................................................................. 42 47 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------o0o--------- Nhận xé t thực tập Kính gửi: Khoa Ngân hàng - Tài c hính Sinh viên : Trần Thị Mai Hoa Lớp : Tài chính công 44 Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân Qua thời gian thực tập từ: 9/1/2006 đến 28/4/2006 Phòng có một số nhận xét sau: 1. Sinh viên Trần Thị Mai Hoa đã thực hiện tốt nội quy của cơ quan. 2. Tích cực tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các cán bộ trong cơ quan để hiểu biết thêm nọi dung kiến thức được phân công. 3. Cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của phòng. 4. Đã cố gắng tìm hiểu, tham khảo tài liệu và có nghiên cứu để đảm bảo tốt nội dung của đề tài: Với đề tài nghiên cứu: "Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHCT - Thanh Xuân", sinh viên đã đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của thực tiễn vấn đề. Hà Nội, ngày.tháng.năm .. Xác nhận của cơ quan thực tập Người hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHCT - Thanh Xuân.pdf
Tài liệu liên quan