Mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng anh của học sinh lớp 3 - Nguyễn Thị Ngọc Trúc

4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thích ứng với hoạt động học tập đối với môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 là khá cao. Tuy vậy, quá trình thích ứng của học sinh diễn ra còn khá chậm. Mức độ thích ứng của học sinh lớp 3 đối với môn tiếng Anh có sự tương quan với yếu tố tác động của giáo viên (gồm tác động sư phạm và tác động tâm lý), chỉ số thông minh, giới tính, hoàn cảnh gia đình và kết quả học tập. Trong đó, tác động sư phạm của giáo viên là yếu tố có mối tương quan chặt chẽ hơn so với các yếu tố còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 3 yếu tố là tác động sư phạm của giáo viên, chỉ số thông minh và giới tính có khả năng dự báo sự biến thiên của mức độ thích ứng của học sinh. Trong đó, khả năng dự báo của tác động sư phạm của giáo viên là lớn nhất. Các yếu tố còn lại, dù có mối quan hệ tương quan thuận với mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 nhưng không có khả năng dự báo sự biến thiên của mức độ thích ứng. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất các biện pháp sau để giáo viên tác động nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3: Một là giáo viên cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như nêu câu hỏi, xây dựng tình huống giao tiếp, tổ chức trò chơi, đóng kịch, vẽ tranh, kể chuyện, hát với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học đa phương tiện nhằm tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào hoạt động để hình thành các kĩ năng ngôn ngữ. Hai là giáo viên cần quan tâm đến việc hướng dẫn chu đáo chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp học tiếng Anh. Ba là giáo viên cần tiến hành kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể sâu sát tình hình học tập của từng em, từ đó có sự cá biệt hóa trong dạy học.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng anh của học sinh lớp 3 - Nguyễn Thị Ngọc Trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 111-117 MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH LỚP 3 NGUYỄN THỊ NGỌC TRÚC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế LÊ NAM HẢI Trung tâm Đào tạo Từ xa – Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3 và mối quan hệ giữa mức độ thích ứng và một số yếu tố như giới tính, kết quả học tập, IQ, hoàn cảnh gia đình, tác động sư phạm, tác động tâm lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động sư phạm của giáo viên là yếu tố có quan hệ chặt chẽ nhất; các yếu tố chỉ số thông minh, giới tính, tác động tâm lý, hoàn cảnh gia đình có quan hệ ít chặt chẽ hoặc không có quan hệ với mức độ thích ứng với môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3. Nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố tác động sư phạm của giáo viên là yếu tố độc lập có khả năng dự báo được mức độ thích ứng của học sinh lớp 3 với môn Tiếng Anh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thích ứng nói chung và thích ứng với hoạt động học tập của học sinh tiểu học nói riêng là vấn đề được nhiều tác giả ở trong và ngoài nước nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình như: Sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ 6 tuổi của C.M. Sukina, bước chuyển lớn từ mẫu giáo lên cấp 1 của B. Zazzo [3]; Tìm hiểu quá trình thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1 qua giờ học của Nguyễn Kim Quý [1]; Một số đặc điểm về sự thích nghi với học tập của học sinh đầu bậc tiểu học của Vũ Thị Nho [2]. Dù có những thành tựu đáng kể nhưng những công trình nghiên cứu trên chưa quan tâm đúng mức đến một số vấn đề sau: Một là sự thích ứng của học sinh với một môn học mới cụ thể; Hai là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng của học sinh với môn học mới. Từ năm 2010, môn Tiếng Anh được đưa vào chương trình bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3 trở lên. Nội dung kiến thức mới và phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh cần có sự thích ứng với môn học này, bởi lẽ sự thích ứng là yếu tố quan trọng giúp các em học tập hiệu quả, tạo tiền đề để trẻ tiếp tục học tập ở các lớp tiếp theo. Sự thích ứng này thể hiện ở quá trình trẻ chủ động, tích cực điều chỉnh nội dung và phương thức hoạt động của cá nhân để tiếp thu những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo nhằm đáp ứng với yêu cầu của môn học. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như chưa có nghiên cứu nào về sự thích ứng của học sinh lớp 3 với môn học tiếng Anh. Vì vậy, các biện pháp để tác động nâng cao mức độ thích ứng của học sinh với môn học này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của giáo viên mà chưa dựa trên những luận chứng khoa học vững chắc. NGUYỄN THỊ NGỌC TRÚC – LÊ NAM HẢI 112 Từ những lí do đó, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về mức độ thích ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích của học sinh lớp 3 với môn học tiếng Anh, để từ đó đề xuất các biện pháp tác động hiệu quả là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu mức độ thích ứng với môn học tiếng Anh của học sinh lớp 3, chúng tôi đã sử dụng các công cụ sau: Trắc nghiệm trí tuệ Raven màu, phiếu điều tra (anket) cho phụ huynh và giáo viên và đặc biệt là phương pháp phỏng vấn cấu trúc, được thực hiện trên 206 học sinh lớp 3, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam với các nội dung về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hứng thú đối với môn tiếng Anh. Độ tin cậy và tính hiệu lực của bảng phỏng vấn cấu trúc đã được kiểm chứng và kết quả cho thấy công cụ nghiên cứu này có độ tin cậy khá cao với giá trị Cronbach anpha là 0,89; tính hiệu lực cấu trúc cũng được đảm bảo với các câu thành phần đều thỏa mãn điều kiện có trọng số ≥ 0,3; kết quả kiểm định cho thấy chỉ số KMO (đạt 0,5 ≤ KMO ≤ 1; kiểm định Barlett với p < 0,05 và phương sai trích ≥ 50%). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG CỦA HỌC SINH LỚP 3 VỚI MÔN TIẾNG ANH 3.1. Mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 Xét trên bình diện chung, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy học sinh có mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh khá cao, trung bình chung của toàn mẫu đạt trên mức trung bình ( = 2,5). Tỉ lệ học sinh thích ứng tốt đạt từ 50% đến 62%, tỉ lệ thích ứng kém chỉ chiếm từ 1% đến 3%. Còn lại, số học sinh có mức độ thích ứng trung bình chiếm tỉ lệ tương đương với số học sinh có mức độ thích ứng tốt. Lưu ý rằng, thời điểm tiến hành điều tra là giữa học kì 2, học sinh đã được học môn tiếng Anh trong 7 tháng, tuy tỉ lệ học sinh thích ứng kém không nhiều, nhưng với mức độ thích ứng trung bình vẫn còn chiếm từ 36% đến 48% như vậy cho thấy sự thích ứng với môn học này của học sinh vẫn diễn tiến chậm. Xét sự thích ứng trên các mặt cụ thể thì mức độ thích ứng về kĩ năng và thái độ là cao nhất ( = 2,8); tiếp đến là mức độ thích ứng về mặt kiến thức ( = 2,2). Như vậy, kết quả cho thấy sau 7 tháng làm quen với môn Tiếng Anh, mặc dù học sinh lớp 3 đã hình thành được những kỹ năng học tập nhất định, có thái độ phù hợp với hoạt động học tập môn học này nhưng kiến thức còn hạn chế. Chính vì vậy, giáo viên tiếng Anh cần có biện pháp tác động phù hợp để các em phát huy thái độ, tiếp tục rèn luyện kỹ năng học tập và không nôn nóng trong quá trình lĩnh hội tri thức. Điều đáng quan tâm là hứng thú học tập của các em khá thấp, với = 1,8. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do chương trình học có lượng kiến thức quá lớn, nặng về lý thuyết; phương pháp dạy học của giáo viên chưa kích thích được hứng thú của học sinh. Quan sát một số tiết học, chúng tôi nhận thấy giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp diễn giảng, kết hợp với đàm thoại; rất ít sử dụng các phương tiện trực quan như hình ảnh, băng đĩa tiếng Anh. Đối với các bài tập nghe, giáo MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH 113 viên thường đọc cho học sinh nghe mà không sử dụng băng đĩa kèm theo sách. Bên cạnh đó, do sức ép phải hoàn tất chương trình giảng dạy, giáo viên không có nhiều thời gian để tổ chức các trò chơi học tập hay thực hành tiếng Anh giao tiếp. Hứng thú học tập có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Bởi vậy, giáo viên dạy Tiếng Anh cần quan tâm nhiều hơn đến việc tạo hứng thú học tập cho các em. Dưới lát cắt giới tính, kiểm định t (t-test) cho hai mẫu độc lập cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nam và nữ trong mức độ thích ứng với môn tiếng Anh (t(204) = 2,2; p<0,05). Số lượng học sinh nữ có mức độ thích ứng tốt chiếm 61% trong khi mức độ đó ở học sinh nam là 44%. Điều này cho thấy học sinh nữ thích ứng với môn tiếng Anh tốt hơn học sinh nam. Có thể lí giải sự khác biệt này như sau: Học sinh nữ thường có tính chủ định của hành vi, tính tự giác hành động theo mẫu, tính tích cực học tập cao hơn học sinh nam. Ở học sinh nam, đầu cấp 1, nhận thức về mục đích học tập thường chưa cao, mặt khác các em thường hiếu động hơn, nhu cầu vận động cao nên việc chú ý nghe giảng, giữ kỷ luật hành vi trên lớp còn khó khăn hơn nữ. Kết quả nghiên cứu trên có thể giúp dự đoán được một số khó khăn chủ yếu của học sinh nam trong quá trình thích ứng để có các biện pháp giúp các em khắc phục. 3.2. Tương quan giữa mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 và các yếu tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa mức độ thích ứng với hoạt động học tập mông tiếng Anh của học sinh lớp 3 và các yếu tố ảnh hưởng được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây: Bảng 1. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3 Các yếu tố ĐLC Tương quan với mức độ thích ứng (r) Chỉ số thông minh IQ 2,4 0,74 0,17* Hoàn cảnh gia đình 2,1 0,51 0,16* Tác động sư phạm 2,6 0,48 0,50*** Tác động tâm lý 2,8 0,44 0,10* Kết quả học tập 2,1 0,47 0,35*** Giới tính 1,5 0,50 0,19** Ghi chú: : Trung bình chung; ĐLCL: Độ lệch chuẩn; *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p<0,001 Kết quả cho thấy sự tương quan giữa tác động sư phạm với mức độ thích ứng là tương quan thuận khá chặt chẽ (r = 0,5; p < 0,001). Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có thể thích ứng tốt với hoạt động học môn Tiếng Anh nếu giáo viên giảng bài, nêu câu hỏi dễ hiểu và hướng dẫn làm bài tập chu đáo. Ngược lại, nếu những tác động sư phạm đó của giáo viên là không tốt thì có thể dẫn đến việc học sinh có khó khăn trong học tập cũng như mức độ thích ứng kém với hoạt động học môn Tiếng Anh. Để nâng cao mức NGUYỄN THỊ NGỌC TRÚC – LÊ NAM HẢI 114 độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh của các em, giáo viên Tiếng Anh cần quan tâm đến kết quả này. Bên cạnh đó, cũng có mối tương quan thuận dù ở mức độ thấp hơn nhưng cũng khá chặt chẽ giữa mức độ thích ứng và kết quả học tập. Hầu hết học sinh có kết quả học tập giỏi đều thích ứng tốt (90%), không học sinh có kết quả học tập kém nào có mức độ thích ứng tốt. Như vậy, có thể thấy rằng học sinh thích ứng tốt sẽ có được kết quả học tập tốt, do vậy, giáo viên cần quan tâm đến vấn đề thích ứng của học sinh với môn tiếng Anh để các em có được kết quả học tập tốt nhất. Yếu tố giới tính cũng có sự tương quan thuận với mức độ thích ứng nhưng ít chặt chẽ. Trong đó, học sinh nữ có mức độ thích ứng tốt cao hơn học sinh nam với tỉ lệ thích ứng tốt chênh lệnh giữa hai giới là 14% (57% học sinh nữ và 43% học sinh nam thích ứng tốt). Tương tự, có tương quan thuận nhưng ít chặt chẽ giữa chỉ số thông minh và mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3. Có vẻ như rằng khi chỉ số thông minh cao thì mức độ thích ứng tốt hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không phải học sinh có chỉ số thông minh cao thì có mức độ thích ứng tốt và ngược lại. Vẫn còn 31% học sinh có chỉ số thông minh cao nhưng có mức độ thích ứng trung bình và thậm chí là kém; trong khi có đến 34% số học sinh có chỉ số thông minh thấp hơn nhưng có mức độ thích ứng tốt. Như vậy, có thể kết luận chỉ số thông minh là yếu tố thuận lợi giúp học sinh thích ứng tốt với môn Tiếng Anh nhưng không đóng vai trò quyết định mức độ thích ứng của học sinh. Giữa hoàn cảnh gia đình và mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3 cũng có tương quan thuận ít chặt chẽ với nhau. Hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng tới hoạt động học tập của học sinh nhưng không nhiều. Điều này thể hiện ở chỗ có 38% học sinh có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi nhưng vẫn có mức độ thích ứng tốt và 33% học sinh có hoàn cảnh thuận lợi nhưng có mức độ thích ứng trung bình. Tác động tâm lý của giáo viên và mức độ thích ứng của học sinh có mối tương quan không chặt chẽ. Với tác động tâm lý tốt, vẫn có 33% học sinh có mức độ thích ứng kém. Trên thực tế, tác động tâm lý và tác động sư phạm không hoàn toàn tách biệt nhau, trong tác động sư phạm tốt luôn có sự góp phần của tác động tâm lý tốt. Do đó, muốn có tác động sư phạm tốt thì người giáo viên cũng cần quan tâm tới tác động tâm lý. Như vậy, có thể kết luận rằng tác động sư phạm có vai trò quan trọng đối với mức độ thích ứng với môn tiếng Anh của học sinh lớp 3. Tác động tâm lý có vai trò góp phần làm tăng hiệu quả của tác động sư phạm và nhờ đó tăng mức độ thích ứng của học sinh. Tóm lại, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 1 cho thấy tất cả các yếu tố liệt kê ở trên đều có tương quan nhất định đến mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3. Trong đó, yếu tố tác động sư phạm có mối tương quan chặt chẽ nhất. MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH 115 3.3. Dự báo mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 Như đã trình bày ở phần trên, cả 6 yếu tố giới tính, kết quả học tập, IQ, hoàn cảnh gia đình, tác động sư phạm, tác động tâm lý được chúng tôi nghiên cứu đều có mối tương quan ở những mức độ khác nhau với mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh. Điều chúng tôi quan tâm tiếp theo là liệu chúng có khả năng dự báo mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3 hay không. Kết quả nghiên cứu dự báo có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động học tập của các em, bởi lẽ việc tác động vào những yếu tố có giá trị dự báo cao sẽ đem lại hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 2. Dự báo mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 t(204) r (Partial) Adjusted R Square R - Square R 0,73 3,5 0,28 0,29 0,54 Tác động sư phạm 0,47 7,3*** 0,445 Chỉ số thông minh 0,15 3,4** 0,132 Giới tính 0,13 2,5** 0,112 Kết quả phân tích số liệu ở bảng 2 cho thấy mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3 có thể được dự đoán dựa theo phương trình sau: Mức độ thích ứng = 0,73 + 0,47 (tác động sư phạm) + 0,15 (chỉ số thông minh) + 0,13 (giới tính) Như vậy, trong các yếu tố có mối quan hệ với mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3, yếu tố tác động sư phạm của giáo viên có khả năng dự báo mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh nhiều nhất. Điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của tác động sư phạm, mà cụ thể là cách giảng bài, nêu câu hỏi và hướng dẫn làm bài tập, của giáo viên đối với mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh. Các trị số trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cũng chỉ ra rằng, các yếu tố hoàn cảnh gia đình, tác động tâm lý của giáo viên không có tác dụng dự báo sự biến thiên của mức độ thích ứng. Do đó, trong dạy học, giáo viên không nên dựa vào hoàn cảnh gia đình để xét đoán một cách định kiến về mức độ thích ứng với môn học. Yếu tố giới tính và chỉ số thông minh ảnh hưởng một phần nhỏ đến sự biến thiên của mức độ thích ứng. Do đó, giáo viên cần có sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn đối với các em có chỉ số thông minh thấp; các em học sinh nam hiếu động, gặp khó khăn trong điều chỉnh hành vi Tuy nhiên, cần tránh quan niệm cho rằng học sinh có chỉ số thông minh thấp, học sinh NGUYỄN THỊ NGỌC TRÚC – LÊ NAM HẢI 116 nam hiếu động, tính tự chủ chưa cao thì không thích ứng tốt với hoạt động học tập môn tiếng Anh. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng do chúng tôi đưa ra dự báo được 29% sự biến thiên của mức độ thích ứng. Như vậy, có thể kết luận rằng chỉ có yếu tố tác động sư phạm của giáo viên là yếu tố độc lập có ý nghĩa dự báo sự biến thiên của mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3, những yếu tố còn lại có khả năng ảnh hưởng thấp hoặc không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến thiên của mức độ thích ứng. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thích ứng với hoạt động học tập đối với môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 là khá cao. Tuy vậy, quá trình thích ứng của học sinh diễn ra còn khá chậm. Mức độ thích ứng của học sinh lớp 3 đối với môn tiếng Anh có sự tương quan với yếu tố tác động của giáo viên (gồm tác động sư phạm và tác động tâm lý), chỉ số thông minh, giới tính, hoàn cảnh gia đình và kết quả học tập. Trong đó, tác động sư phạm của giáo viên là yếu tố có mối tương quan chặt chẽ hơn so với các yếu tố còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 3 yếu tố là tác động sư phạm của giáo viên, chỉ số thông minh và giới tính có khả năng dự báo sự biến thiên của mức độ thích ứng của học sinh. Trong đó, khả năng dự báo của tác động sư phạm của giáo viên là lớn nhất. Các yếu tố còn lại, dù có mối quan hệ tương quan thuận với mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 nhưng không có khả năng dự báo sự biến thiên của mức độ thích ứng. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất các biện pháp sau để giáo viên tác động nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 3: Một là giáo viên cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như nêu câu hỏi, xây dựng tình huống giao tiếp, tổ chức trò chơi, đóng kịch, vẽ tranh, kể chuyện, hát với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học đa phương tiện nhằm tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào hoạt động để hình thành các kĩ năng ngôn ngữ. Hai là giáo viên cần quan tâm đến việc hướng dẫn chu đáo chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp học tiếng Anh. Ba là giáo viên cần tiến hành kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể sâu sát tình hình học tập của từng em, từ đó có sự cá biệt hóa trong dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb ĐHQGHN. [2] Nguyễn Kim Quý (1995), Tìm hiểu quá trình thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1 qua những ứng xử trong giờ học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 1/1995. [3] Zazzo, B. (1991), Bước chuyển lớn mẫu giáo lên cấp I, Tư liệu của trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (NT), Hà Nội. MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH 117 Title: THE LEVEL OF ADAPTATION OF CHILDREN IN GRADE 3 WITH ENGLISH Abstract: This research aims to clarify the degree of adaptation of children in grade 3 with English study, the correlation of factors and the degree of adaptation. Survey results showed that the effects pedagogical of teacher is the most important element; other factors such as academic performance, intellectual ability, gender, the impact psychological of teacher, family background, affected have little or no effect on the level of adaptation in English study of students in grade 3. The study also pointed out factors the effects pedagogical of teacher is a factor independently predicted the degree of adaptation of grade 3 students with learning English. NGUYỄN THỊ NGỌC TRÚC Học viên cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Email: tructlgd@gmail.com TS. LÊ NAM HẢI Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế. Email: haitamly63@yahoo.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_94_nguyenthingoctruc_lenamhai_16_nguyen_thi_ngoc_truc2_1833_2020915.pdf
Tài liệu liên quan