Để đánh giá toàn diện sự biến động thành phần loài của ốc và cercaria theo mùa cần tiếp tục nghiên cứu
sự phân bố và TLCN của chúng từ tháng 01 đến 06. Nghiên cứu định danh loài cho các cercaria được phát
hiện trong nghiên cứu này bằng các kỹ thuật phân tử nhằm gia tăng hiểu biết về khả năng gây hại của sán. Tiếp
tục nghiên cứu vòng đời các nhóm ấu trùng cercaria của sán song chủ ký sinh trên ốc thông qua việc kiểm tra
sự cảm nhiễm các giai đoạn phát triển khác nhau của sán ở trên các vật chủ khác như cá, lưỡng cư, động vật
trên cạn.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ nhiễm ấu trùng sán song chủ (Cercaria) trên ốc nước ngọt tại hai xã An Mỹ, An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
166 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
MỨC ĐỘ NHIỄM ẤU TRÙNG SÁN SONG CHỦ (CERCARIA)
TRÊN ỐC NƯỚC NGỌT TẠI HAI XÃ AN MỸ, AN HÒA,
HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN
INFECTION OF TREMATODE LARVAE (CERCARIA) IN FRESHWATER SNAILS
IN TWO COMMUNES, AN MY AND AN HOA, TUY AN DISTRICT, PHU YEN PROVINCE
Nguyễn Phước Bảo Ngọc1, Nguyễn Cao Lộc2, Võ Thế Dũng3, Ngô Anh Tuấn4
Ngày nhận bài: 03/12/2012; Ngày phản biệ n thông qua: 09/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014
TÓM TẮT
Thành phần loài và sự phân bố của ốc nước ngọt và ấu trùng cercaria của sán lá song chủ đã được tiến hành khảo
sát tại xã An Mỹ và An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tổng số 4.224 mẫu ốc, gồm 11 loài, thuộc 11 giống và 7 họ được
thu tại các thủy vực khác nhau và được phân loại bằng phương pháp nghiên cứu hình thái. Kết quả phân tích cho thấy ốc
tại tất cả cá c thủy vực khảo sát đều bị nhiễm ấu trùng cercaria, trong đó khu vực Bầu Súng An Mỹ có thành phần loài ốc
(6/11 loài) bị nhiễm nhiều nhất so với các thủy vực khác. Cercaria được tìm thấy trên ốc gồm 5 nhóm: Pleurolophocercaria,
Xiphidiocercaria, Echinostome, Monostome và Gymnocephalus. Nhóm Pleurolophocercaria kí sinh trên nhiều loài ốc nhất,
đặc biệt nhiễm nhiều trên ốc Melanoides tuberculata với tỷ lệ nhiễm 35,52%. Nhóm Monostome nhiễm thấp nhất trên ốc
Melanoides tuberculata với tỷ lệ nhiễm 0,36%. Tỷ lệ nhiễm cercaria ký sinh trên ốc thay đổi theo mùa: nhiễm cao vào mùa
khô với tỷ lệ nhiễm cao nhất 36,84%, nhiễm thấp vào mùa mưa với tỷ lệ nhiễm cao nhất 10,33%.
Từ khóa: cercaria, sán song chủ, ốc nước ngọt, kí sinh, Phú Yên
ABSTRACT
Species composition and distribution of freshwater snails and trematode cercaria larva were surveyed in An My
and An Hoa communes, Tuy An district, Phu Yen province. A total of 4.224 samples of snails, including 11 species in 11
genus, 7 family was collected in different aquatic habitats and identifi ed by morphological method. The result showed that
the snails in all the researched areas were infected by cercaria larvae, in which the number of snail species infected by
cercaria in Bau Sung-An My was highest. There were 5 trematode larval gena found: Pleurolophocercaria, Xiphidiocercaria,
Echinostome, Monostome and Gymnocephala. Pleurolophocercaria cercaria parasitized the highest number of snail,
particularly in Melanoides tuberculata snail (prevalence 35,5%). Monostome was the trematode genus having the least
snail species number infected, only Melanoides tuberculata (prevalence 0,36%). Infection by trematode larvae in snails
varied according to the seasons, prevalence was high in the dry season (highest prevalence 36,84%) but low in the rain
(highest prevalence 10,33%).
Keywords: cercaria, trematode, freshwater snail, parasite, Phu Yen
1 Nguyễn Phước Bảo Ngọc: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 – Trường Đại học Nha Trang
2 Nguyễn Cao Lộc, 3 TS. Võ Thế Dũng: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III
4 TS. Ngô Anh Tuấn: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sán song chủ và dịch bệnh do sán song chủ
gây ra đã và đang trở thành mối nguy cho sức khỏe
cộng đồng và nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong
đó có Việt Nam [6]. Nhiều loài nguy hiểm gây bệnh
như sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis, Opisthorchiasis),
sán lá gan lớn (Fascioliasis), sán lá phổi
(Paragonimiasis) đã được báo cáo tại nhiều địa
phương thuộc miền Bắc, miền Trung và miền Nam
với số lượng bệnh nhân ngày một gia tăng [3].
Thông qua các nghiên cứu lên vòng đời và mùa vụ
bùng phát của các bệnh kể trên cho thấy sự phân
bố và mật độ của vật chủ trung gian, đặc biệt là các
loài ốc nước ngọt, là một nhân tố quyết định đến
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 167
sự phát triển và lây lan các dịch bệnh của sán [3],
[4], [5], [8], [17].
Năm 2004, Phú Yên được báo cáo là tỉnh có tỷ
lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cao nhất cả nước (36,9 %),
và một số loài ốc mút (Melanoides sp) được phát
hiện là vật chủ trung gian lây truyền bệnh [6]. Tuy
nhiên cho đến nay, thông tin về ấu trùng các loại sán
lá khác phân bố trên địa bàn của tỉnh chưa được
thống kê. Chính vì vậy, mục đích của nghiên cứu
này là nhằm đánh giá tình hình phân bố khu hệ ốc
nước ngọt, qua đó tìm hiểu thành phần ấu trùng
cercaria kí sinh trên các loài ốc nhằm góp phần dự
đoán nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
1.1.Đối tượng nghiên cứu: cá c loài ấu trùng cercaria
ký sinh trên ốc nước ngọt.
1.2. Vật liệu nghiên cứu: các loài ốc nước ngọt.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2011 -
11/2011.
2.2. Địa điểm: Kênh, rạch, ao và đồng ruộng tại hai
xã An Mỹ, An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
2.3. Phương pháp thu mẫu ốc
Ốc được thu bằng vợt hoặc bằng tay trong
diện tích 1 m2 tại 3 điểm khác nhau ở mỗi thủy vực
theo phương pháp của Dung và CTV [8]. Sau đó,
ốc được bảo quản sống và chuyển về phòng thí
nghiệm phân tích.
2.4. Định loại ốc
Ốc được định loại dựa trên tài liệu của Đặng
Ngọc Thanh [1] và Brandt [3].
2.5. Phương pháp kiểm tra cercaria
Ấu trùng cercaria được thu thập bằng cách
cho thoát ra khỏi cơ thể ốc theo phương pháp của
Frandsen và Christensen [9].
2.6. Định danh cercaria
Cercariae được vẽ, chụp ảnh và đo kích thước
từ kính hiển vi ở độ phóng đại 400X, 1000X. Cercaria
được định loại theo khoá phân loại của
Ginetsinskaya [7]; Dung và CTV [8].
3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Mức độ cảm nhiễm ấu trùng sán được tính
dựa trên tỷ lệ cảm nhiễm (TLCN = % số ốc nhiễm
cercaria/số ốc kiểm tra) và cường độ cảm nhiễm
(CĐCN = tổng số cercaria/số ốc kiểm tra).
Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm
Microsoft Excel 2007.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Sự phân bố của các loài ốc theo thủy vực
Tổng số 4.224 mẫu ốc đã được thu tại các thủy
vực của hai xã An Mỹ và An Hòa, huyện Tuy An,
tỉnh Phú Yên. Thành phần và số lượng loài ốc thay
đổi theo địa điểm thu mẫu và các tháng trong năm.
Trong số 11 loài ốc thuộc 11 giống, 7 họ ốc khác
nhau được phát hiện thì kênh An Hòa có thành phần
loài thấp nhất (7 loài) so với 4 thủy vực nước tĩnh
nghiên cứu. Ngoài ra, Bithynia sp. là loài có mật độ
phân bố cao nhất trong số các loài ốc được phát
hiện. Loài này có xu hướng xuất hiện phổ biến ở
tất cả các thủy vực ngoài trừ ao (An Hòa). Tương
tự, Filopaludia sumatensis khá phổ biến ở các thủy
vực, nhưng lại không có mặt ở thủy vực kênh.
Indoplanrbis exustus và Thiara scabra là hai loài có
mật độ phân bố rất thấp và đã không được phát hiện
tại nhiều thủy vực khảo sát.
Trong thời gian nghiên cứu, thành phần loài và
kích cỡ quần thể ốc cũng cho thấy có liên quan đến
các mùa trong năm. Vào các tháng mùa mưa ( tháng
9-12), thành phần loài xuất hiện cao nhất: 8-11 loài;
trong khi vào mùa nắng (tháng 6-8) chỉ 4-6 loài đượ c
phát hiện. Sự khác biệt trong thành phần và mật độ
phân bố của ốc có thể là do sự khác biệt về tính chất
lý - hóa của môi trường, đặc biệt là vận tốc dòng
chảy, pH, nhiệt độ,và sự phong phú của các chất hữu
cơ là nguồn dinh dưỡng của tảo [6], [8], [11], [17].
Hình 1. Sự phân bố của các loài ốc theo thủy vực
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
168 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2. Mức độ nhiễm ấu trùng cercaria của từng loài ốc
Ba loài ốc Filopaludia sumatensis, Pomacea sp,
Sinotaia lithophaga không cho thấy có sự cảm
nhiễm bởi ấu trùng sán, tuy nhiên 8 loài ốc còn lại
đều ghi nhận sự cảm nhiễm bởi các loài cercaria
thuộc 5 nhóm: Gymnocephalus, Xiphidiocercaria,
Pleurolophocercaria, Monostome và Echinostome
(hình 2 và bảng 1). Cercaria của 3 nhóm
Echinostome, Pleurolophocercaria và Xiphidiocercaria
tìm thấy phổ biến trên các loài ốc với TLCN trung
bình tương ứng là 10,01%, 11,02% và 6,25%, trong
khi đó Gymnocephalus và Monostome có mức độ
cảm nhiễm ít hơn với TLCN lần lược là 1,76 và
0,36% tổng số ốc đã khảo sát.
Trong nghiên cứu này, Artyfechinostomum sp
(Echinostome) là loài duy nhất được phát hiện và lây
nhiễm trên nhiều loài ốc nhất (5 loài) (bảng 1). Các
vật chủ trung gian tương tự của Artyfechinostomum
sp cũng đã được báo cáo tại Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Philippin và Việt Nam.
Vật chủ cuối cùng của kí sinh trùng này bao gồm
nhiều động vật trên cạn như người, lợn, mèo, chó,
chuột. Tuy nhiên các báo cáo về tình trạng cảm
nhiễm ở người là rất ít [4], [16].
Hình 2. a. Gymnocephalus, b. Monostome, c. Xiphidiocercaria, d. Echinostome,
e. Pleurolophocercaria
Hai loài sán nguy hiểm khác đã được báo cáo khả
năng gây bệnh cho con người là Loxogenoides sp.
(Xiphidiocercaria) và loài Centrocestus formosanus
(Pleurolophocercaria) cũng cho thấy sự có mặt khá
phổ biến trong quần thể ốc tại Phú Yên. Trong số 4
vật chủ trung gian của 2 loài ốc này thì ốc Melanoides
tuberculata có tỷ lệ nhiễm rất cao lần lược là 12,41
và 35,52 %. M. tuberculata cũng là loài duy nhất
trong số các loài ốc được thu mẫu bị nhiễm tất cả
các loài sán. Tại hai xã Nghĩa Phú, Nghĩa Lạc - Nam
Định, kết quả công bố của Dung & CTV (2010) cũng
cho thấy M. tuberculata là vật chủ của nhiều loài sán
nhất và tỷ lệ cảm nhiễm sán của loài này chiếm vị
trí cao nhất so với 8 loài ốc được ghi nhận [8]. Theo
tổng hợp của Pinto & Melo (2011) cho thấy rằng
M. tuberculata là vật chủ trung gian của 37 loài sán
của 25 giống thuộc 17 họ, trong đó có sán lá gan,
sán phổi và sán ruột [14]. Nhiều nghiên cứu từ một
số nước trên thế giới cho thấy sự có mặt và mật độ
của M. tuberculata có tác động tiêu cực đến quần thể
các loài ốc khác sống trong cùng khu vực. Đặc biệt
là các nhóm ốc là vật chủ của các loài sán nguy hiểm
cho sức khỏe con người như Biomphalaria. Chính vì
vậy M. tuberculata đã được sử dụng như một công
cụ kiểm soát sinh học có hiệu quả sự lây nhiễm của
các loài sán trong cộng đồng [7], [11], [12], [14].
Trong nghiên cứu này, sự cạnh tranh của
M. tuberculata với các loài ốc khác đã không được
nghiên cứu nhưng khả năng bị nhiễm nhiều loài sán
của M. tuberculata cho thấy rằng M. tuberculata
cũng là vector thích hợp trong vòng đời của nhiều
loài sán. Kiểm soát sự phát triển của M. tuberculata
sẽ góp phần giảm thiểu sự cảm nhiễm sán.
Sán Gymnocephalus sp (Gymnocephalus) và
Catatropis sp (Monostome) có TLCN thấp, lần lược
là 1,76 và 0,36% khác biệt so với kết quả 0,6 và
6,3% trong quần thể ốc ở Nam Định của Dung và
CTV (2010) [8]. Sự khác biệt này có thể là do môi
trường sống của quần thể các loài ốc ở 2 nghiên
cứu là khác nhau. Trong nghiên cứu của nhóm tác
giả trên, ốc được thu ở các ao nuôi cá kết hợp với
gia cầm (mô hình VAC) có thể là môi trường thích
hợp cho sự lây lan ấu trùng sán của các loài sán của
Monostome.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 169
3. Sự biến động tỷ lệ nhiễm cercaria ở ốc
theo tháng
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cảm nhiễm ấu
trùng cercaria trên ốc tại các thời điểm khác nhau
trong năm thì khác nhau. Số lượng loài cercaria có
xu hướng phong phú hơn vào mùa mưa (5 loài)
so với mùa khô (4 loài). Tuy nhiên, vào mùa mưa
TLCN cercaria trung bình của các loài ốc (6,71%)
lại thấp hơn so với TLCN trung bình vào mùa khô
(8,32%). Nguyên nhân của kết quả này là do sự
phát triển vượt trội của nhóm Pleurophocercaria
vào các tháng mùa khô và chiếm TLCN cao nhất
vào tháng 6 (36,84%). Kết quả này tương tự như
công bố của Nkwengulila và CTV rằng biến động
ấu trùng cercaria sán song chủ trên ốc thay đổi
theo mùa, nhiễm cao vào các tháng mùa khô và
giảm xuống vào các tháng mùa mưa [12], [15].
Ngoài ra, nhiệt độ và vận tốc dòng chảy của thủy
vực đã được báo cáo là hai trong số các nhân tố
kích thích cercaria thoát khỏi cơ thể ốc ra ngoài và
cũng ảnh hưởng sự cảm nhiễm sán của quần thể
ốc bị kí sinh.
Bảng 1. Mức độ cảm nhiễm ấu trùng cercaria của các loài ốc
Loài ốc
Gymnocephalus Xiphidiocercaria Pleurolophocercaria Monostome Echinostome
TLN
(%) CĐN
TLN
(%) CĐN
TLN
(%) CĐN
TLN
(%) CĐN
TLN
(%) CĐN
Melanoides tuberculata 2,07 106,5 12,41 79,4 35,52 116,4 0,36 34 1,03 136,7
Sermyla tornatella 1,46 70 - - 2,92 17,75 - - - -
Tarebia granifera - - 0,33 51,5 0,33 47,5 - - - -
Gyraulus sp - - - - - - - - 20,49 5,7
Lymnaea sp - - - - - - - - 14,8 6,2
Bithynia sp - - 5,34 60 5,34 22,1 - - 2,39 32,7
Indoplanrbis exustus - - - - - - - - 11,11 40,8
Thiara scabra - - 6,94 5,6 - - - - - -
Filopaludia sumatensis - - - - - - - - - -
Pomacea sp - - - - - - - - - -
Sinotaia lithophaga - - - - - - - - - -
TLN:Tỷ lệ nhiễm; CĐN: Cường độ nhiễm
Hình 3. Phân bố ấu trùng cercaria theo tháng
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có 11 loài ốc của 11 giống thuộc 7 họ khác nhau được thu từ 4.224 mẫu tại hai xã An Mỹ và An Hòa, huyện
Tuy An, tỉnh Phú Yên. Năm nhóm cercaria bao gồm: Gymnocephalus, Xiphidiocercaria, Pleurolophocercaria,
Monostome và Echinostome đã được phát hiện tại một trong số các thủy vực nghiên cứu. Trong đó, thủy vực
Bầu Súng An Mỹ có thành phần loài ốc bị nhiễm ấu trùng cercaria nhiều nhất so với các thủy vực khác.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
170 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Thành phần loài ốc và cercaria phong phú hơn vào mùa mưa so với mùa nắng nhưng TLCN trung bình có
xu hướng cao hơn vào mùa khô. Cercaria thuộc nhóm Pleurophocercaria tìm thấy nhiều nhất trên các loài ốc,
đặc biệt trên loài ốc Melanoides tuberculata với tỷ lệ nhiễm 35,52%. Cercaria thuộc nhóm Monostome chỉ tìm
thấy trên loài ốc Melanoides tuberculata với tỷ lệ nhiễm 0,36%.
2. Kiến nghị
Để đánh giá toàn diện sự biến động thành phần loài của ốc và cercaria theo mùa cần tiếp tục nghiên cứu
sự phân bố và TLCN của chúng từ tháng 01 đến 06. Nghiên cứu định danh loài cho các cercaria được phát
hiện trong nghiên cứu này bằng các kỹ thuật phân tử nhằm gia tăng hiểu biết về khả năng gây hại của sán. Tiếp
tục nghiên cứu vòng đời các nhóm ấu trùng cercaria của sán song chủ ký sinh trên ốc thông qua việc kiểm tra
sự cảm nhiễm các giai đoạn phát triển khác nhau của sán ở trên các vật chủ khác như cá, lưỡng cư, động vật
trên cạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Chương, Triều Nguyên Trung, 2007. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh sán lá gan lớn một số điểm của
2 tỉnh miền Trung. Kỷ yếu công trình NCKH 2001-2006. Viện Sốt rét – KST - CT Quy Nhơn. NXB Y học: 410-416.
2. Đặng Ngọc Thanh, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học Kĩ thuật Hà
Nội: 440-490.
Tiếng Anh
3. Brandt, A. M. R., 1974. The non-marine aquatic Mollusca of Thailand. Archivfur Molluskenkunde:105.
4. Chai, J. Y., 2009. Echinostones in humans. In: Fried B, Toledo R (eds) The biology of echinostomes. Springer, Heidelberg.
5. Chai, J. Y., Shin, E. H., Lee, S. H., Rim, H. J., 2009. Foodborne intestinal fl ukes in Southeast Asia. Korean J Parasitol 47:
S69–S102.
6. De, N. V., Murrell, K. D., Cong, L. D., Cam, P. D., Chau, L.V., 2003. The food-borne trematode zoonoses of Vietnam. Journal
of Tropical Medicine and Public Health 34: 12–34.
7. Dechruksa, W., Krailas, D., Ukong, S., Inkapatanakul, W., Koonchornboon, T., 2007. Trematode infections of the freshwater
snail family Thiaridae in the Khek River, Thailand, Southeast Asian. Journal of Tropical Medicine, 38: 1016-1028.
8. Dung, B. T., Henry, M., The, D. T., 2010. Distribution of freshwater snails in family - based VAC ponds and associated
waterbodies with special reference to intermediate hosts of fi sh-borne zoonotic trematodes in Nam Dinh Province, Vietnam.
Acta Tropica, 116: 15-23.
9. Frandsen., Christensen., 1984. An introductory guide to the identifi cation of cercariae from African freshwater snails with
special reference to cercariae of trematode species of medical and veterinary importance. Acta Tropica. 41: 181-202.
10. Ginetsinskaya, T.A., 1988. Trematodes, their Life Cycles, Biology and Evolution, South Asia Books.
11. Giovanelli, A., da Silva, C. L. P. A. C., Leal, G. B. C., Baptista, D. F., 2005. Habitat preference of freshwater snails in relation
to environmental factors and the presence of the competitor snail Melanoides tuberculatus (Müller, 1774). Mem Inst Oswaldo
Cruz, Rio de Janeiro, 100 (2):169-176.
12. Nkwengulila, G. and Kigadye, E.S.P., 2005. Occurrence of digenean larvae in freshwater snails in the Ruvu basin, Tanzania.
Tazania Journal of Science Vol. 31 (2) 2005: 23 - 30.
13. Pariyanonda, S., Tesana, S., 1990. Edible mollusc, the intermediate host of helminthes in Khon Kaen Province, Thailand”,
Srinagarind Medical Journal, 5: 159–172.
14. Pinto, H. A., Melo, A. L., 2011. A checklist of trematodes (Platyhelminthes) transmitted by Melanoides tuberculata
(Mollusca: Thiaridae). Zootaxa, vol. 2799: 15-28.
15. Schell, S.C., 1985. Trematodes of North America (North of Mexico), University Press of Idaho.
16. Tantrawatpan, C., Saijuntha, W., Sithithaworn, P., Andrews, R. H., Petney, T. N., 2013. Genetic differentiation of
Artyfechinostomum malayanum and A. sufrartyfex (Trematoda: Echinostomatidae) based on internal transcribed spacer
sequences. Parasitology Research 112: 437-441.
17. The, D.T., Pham, N.D., Dung, B.T., Madsen, H., 2005. Snail species involved as intermediate hosts of fi shborne trematodes
(fbt) in Cuu Long river Delta,Vietnam, Department of Parasitology, Institute of Ecology and Biological resources (IEBR),
Vietnam. Fishborne Zoonotic Parasites in Vietnam 6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- muc_do_nhiem_au_trung_san_song_chu_cercaria_tren_oc_nuoc_ngo.pdf