Để có thể phát triển nền kinh tế Việt Nam
nhanh và bền vững đáp ứng được yêu cầu của
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải
có chiến lược phát triển toàn diện. Tuy nhiên,
trước mắt cần tập trung nâng cao chất lượng
và hiệu quả của tăng trưởng, tạo đà cho nền
kinh tế để có thể cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường quốc tế. Thực hiện một số giải pháp cơ
bản ở trên sẽ là tiền đề cho nâng cao chất
lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam, để đến năm 2020 Việt Nam
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49
45
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
DƢỚI GÓC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ
Đỗ Đức Bình1, Nguyễn Tiến Long2*
1Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Qua 25 năm đổi mới, nhờ có đổi mới cơ chế chính sách và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu
của khoa học công nghệ, mặc dù trong bối cảnh chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới
nhƣng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng dƣơng. Cụ thể, thời kỳ 2006 -
2010 bình quân tăng trƣởng 7%/năm (trong đó 2008: 6,23%; 2009: 5,32% và năm 2010: 6,78%).
Tuy nhiên, số lƣợng tăng trƣởng của nền kinh tế tăng lên nhƣng chƣa chú trọng đến chất lƣợng và
hiệu quả của tăng trƣởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chƣa cao. Bài viết trên cơ sở làm rõ
những vấn đề lý luận về chất lƣợng tăng trƣởng, phân tích thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng nền
kinh tế Việt Nam thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng
kinh tế theo hƣớng hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Từ khoá: Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, nền kinh tế
QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ*
Cho đến nay, đã có nhiều quan điểm khác
nhau về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế.
Chẳng hạn, nếu tiếp cận từ “cơ cấu ngành
kinh tế”, thì chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là
cơ cấu kinh tế tối ƣu và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hƣớng nâng cao hiệu quả. Nếu từ
góc độ “hiệu quả”, chất lƣợng tăng trƣởng
kinh tế đƣợc hiểu là năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế, của doanh nghiệp hoặc của hàng
hóa sản xuất trong nƣớc. Tổng quát hơn, theo
quan điểm một số nhà kinh tế học nhƣ G.
Beckeer, R.Lucas, J.Stiglitz,... thì cùng với
quá trình tăng trƣởng, chất lƣợng tăng trƣởng
đƣợc biểu hiện tập trung ở 04 tiêu chuẩn chủ
yếu, đó là:
1) Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao bảo
đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trƣởng dài
hạn và tránh đƣợc những biến động kinh tế từ
bên ngoài;
2) Tăng trƣởng đi kèm với phát triển môi
trƣờng bền vững;
3) Tăng trƣởng hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu
quả quản lý của Nhà nƣớc, đồng thời quản lý
Nhà nƣớc hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trƣởng ở
tỷ lệ cao hơn;
4) Tăng trƣởng phải đạt mục tiêu cải thiện
phúc lợi xã hội và giảm đƣợc số ngƣời
đói nghèo.
*
Tel: 0912485659, Email: nguyentienlong@tueba.edu.vn
Tuy nhiên, trên thực tế, tùy thuộc vào điều
kiện và gắn với từng thời kỳ phát triển nhất
định của mình, mà từng quốc gia đã có những
cách tiếp cận khái niệm về chất lƣợng tăng
trƣởng khác nhau. Dù lựa chọn cách tiếp cận
khái niệm về tăng trƣởng nhƣ thế nào, nhƣng
theo chúng tôi, việc lựa chọn mô hình phát
triển là hết sức quan trọng, phải xem xét đồng
thời cả hai nhóm chỉ tiêu số lƣợng và chất
lƣợng tăng trƣởng, nhưng trong đó phải thực
sự coi trọng các chỉ tiêu chất lượng tăng
trưởng (04 yếu tố với tư cách là 04 tiêu
chuẩn nêu ở trên). Nói một cách khác, chất
lƣợng tăng trƣởng phải đƣợc thể hiện ở năng
suất, hiệu quả của các yếu tố đầu tƣ, phải đi
liền với tính hiệu quả và nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm cả các
yếu tố đầu vào nhƣ việc quản lý và phân bổ
các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, lẫn
các kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với
chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện, các sản
phẩm đầu ra đƣợc phân phối đảm bảo tính
công bằng và góp phần bảo vệ và ổn định môi
trƣờng sinh thái.
KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG TĂNG
TRƢỞNG VÀ CHẤT LƢỢNG TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Nhƣ chúng ta đều biết, ngay từ những năm
đầu của thời kỳ đổi mới (từ nửa cuối của
những năm 80 của thế kỷ trƣớc), đất nƣớc ta
đã có những thay đổi khá ngoạn mục từ một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49
46
nƣớc nhiều năm nông nghiệp tăng trƣởng âm
(phải nhập khẩu một lƣợng lƣơng thực không
nhỏ hàng năm) đã chuyển sang một nƣớc xuất
khẩu lƣơng thực lớn đứng thứ hai thế giới.
Trong 25 năm đổi mới, mặc dù thế giới đã trải
qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính
trầm trọng (bắt đầu vào năm 1997 và năm
2008) gây suy thoái, suy giảm cao nền kinh tế
trên toàn cầu, nhƣng nền kinh tế Việt Nam
liên tục trong các năm đạt tăng trƣởng dƣơng.
Cụ thể là:
- Thời kỳ 1986 -1990 bình quân tăng trƣởng
3,9%/năm;
- Thời kỳ 1991 -1995 bình quân tăng trƣởng
8,2%/năm;
- Thời kỳ 1996 - 2000 bình quân tăng trƣởng
6,7%/năm;
- Thời kỳ 2001 - 2005 bình quân tăng trƣởng
7,5%/năm;
- Thời kỳ 2006 - 2010 bình quân tăng trƣởng
7%/năm (trong đó 2008:6,23%; 2009: 5,32%
và năm 2010: 6,78%).
Có đƣợc thành tích trên là do nhiều nguyên
nhân, nhƣng trong đó phải kể đến sự tác động
tích cực của quá trình chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trƣờng mở cửa, hội nhập kinh tế
quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá
toàn diện và vững chắc. Chính chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đã làm thay đổi cấu trúc của nền
kinh tế, chuyển dịch hàng triệu ngƣời từ khu
vực nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp
và dịch vụ (trƣớc đổi mới cơ cấu kinh tế phải
xây dựng là công – nông nghiệp – hiện đại,
nay cơ cấu kinh tế phải hƣớng tới là công –
nông nghiệp – dịch vụ, trong đó, công nghiệp
và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong
GDP, còn nông nghiệp ngày càng giảm).
Mặc dù đạt đƣợc những thành tựu tăng trƣởng
đƣợc phản ánh qua các con số kể trên, nhƣng
có thể khẳng định rằng thời gian qua Việt
Nam mới chỉ chú ý nhiều đến tăng trƣởng về
lƣợng (theo chiều rộng), mà chƣa chú trọng
đến chất lƣợng tăng trƣởng, hiệu quả tăng
trƣởng (tức tăng trƣởng kinh tế theo chiều
sâu). Trên thực tế, tăng trƣởng của ta đã bộc
lộ không ít bất cập làm chất lƣợng tăng
trƣởng thấp, không hiệu quả. Cụ thể là tăng
trƣởng chủ yếu dựa vào thâm dụng vốn, tài
nguyên và lao động. Tăng trƣởng không đi
liền với hiệu quả, gây nhiều bất ổn trong xã
hội và hủy hoại môi trƣờng sinh thái. Chính
các vụ việc gây hủy hoại môi trƣờng của một
số công ty đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
và những “kẽ hở lớn”, sự buông lỏng trong
quy trình kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan
quản lý Nhà nƣớc các cấp đang tiếp tục đặt ra
vấn đề cấp thiết phải coi trong tiêu chí đảm
bảo môi trƣờng là yếu tố quan trọng nhất của
chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam
hiện tại và tƣơng lai.
Trong năm 2010, mặc dù tình hình quốc tế và
trong nƣớc có nhiều khó khăn và bất ổn,
nhƣng Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tích
quan trọng và không đƣợc phép quá say mê,
thổi phồng các thành tích đã đạt đƣợc. Theo
báo cáo của Chính Phủ, có 16/21 chỉ tiêu đã
hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức so với
Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, chất
lƣợng tăng trƣởng vẫn chƣa cao, còn thiếu
tính bền vững; tăng trƣởng kinh tế nhƣng
chƣa gắn chặt với nâng cao đời sống nhân dân
– đây là một thực tế chƣa mấy đƣợc cải thiện.
Lạm phát cả năm ở mức gần 12%. Tăng
trƣởng kinh tế nhƣng chỉ số ICOR rất cao.
Điều đó có nghĩa là, đầu tƣ kém hiệu quả
(trung bình phải bỏ ra 10 đồng vốn mới đƣợc
1 đồng tăng trƣởng. Có lẽ ít nƣớc trên thế giới
có chỉ số ICOR cao nhƣ Việt Nam – theo
Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 14/01/2011).
Từ thực tế này, chúng tôi cho rằng đã đến lúc
chúng ta phải có sự thay đổi mang tính “đột
phá”, “cách mạng” về tƣ duy, nhận thức đối
với tăng trƣởng kinh tế và chất lƣợng tăng
trƣởng kinh tế; phải thay đổi mô hình tăng
trƣởng để đảm bảo tính bền vững trong phát
triển. Kiên quyết chấm dứt tƣ duy, quan điểm
muốn GDP tăng cao thì cứ khai thác và bán
tài nguyên đi; phải thực sự nghiêm túc và
khoa học trong việc cân nhắc, lựa chọn giữa
ra sức triển khai các dự án khai thác tài
nguyên khoáng sản hay giữ lại đất rừng, đất
ruộng để ngƣời dân sinh sống. Hoặc phải chặt
phá hàng nghìn hecta rừng để làm thủy điện
hơn là giữ rừng bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Theo chúng tôi, đã đến lúc không đƣợc phép
đề cao “tốc độ” tăng trƣởng mà phải là coi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49
47
trọng chất lƣợng tăng trƣởng (hiệu quả tăng
trƣởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế). Muốn vậy, không đƣợc phép
chấp nhận sự phát triển bằng mọi giá; phải
“giảm nhiệt” đối với sự đam mê thành tích;
hạn chế và sớm chấm dứt triệt để tình trạng
đẩy mạnh khai thác khoáng sản, dầu thô, và
khẩn trƣơng đem bán đi. Mọi tƣ tƣởng và
hành động trái ngƣợc với xu thế này chỉ là xu
hƣớng chạy theo tốc độ tăng trƣởng, vẫn
ham tốc độ tăng trƣởng nhiều hơn chất
lƣợng tăng trƣởng.
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ THEO HƢỚNG HIỆU
QUẢ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NỀN KINH TẾ
Từ thực trạng bất cập của mô hình tăng
trƣởng dẫn đến chất lƣợng tăng trƣởng thấp
nhƣ đã khái quát ở trên, chúng tôi cho rằng
cần phải nhất quán quan điểm đổi mới chuyển
đổi mô hình tăng trƣởng cho thích ứng với
điều kiện và bối cảnh mới nhằm đảm bảo tính
bền vững và ổn định trong phát triển. Cụ thể
là phải chuyển mô hình tăng trƣởng dựa trên
lao động rẻ, đầu tƣ vốn và tài nguyên lớn sang
mô hình tăng trƣởng mới là dựa trên năng
suất lao động, hiệu quả các yếu tố đầu tƣ và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của
doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam trên
thƣơng trƣờng. Để thực hiện thành công sự
chuyển đổi này, trƣớc hết cần thực hiện tốt
một số giải pháp sau:
Nâng cao trình độ nhận thức, đổi mới tƣ
duy, quan điểm của các cấp lãnh đạo từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng, ngành về
chất lƣợng tăng trƣởng
Đề cao chất lƣợng tăng trƣởng và không
ngừng nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng
không phải chỉ là “khẩu hiệu”, mà quan
trọng hơn là phải đƣợc quán triệt về tƣ duy,
nâng cao nhận thức và có quan điểm đúng
đắn và nhất quán ngay từ khâu xây dựng
đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, trong
hoạch định chiến lƣợc, trong kế hoạch dài,
trung và ngắn hạn và đặc biệt là trong thực
thi ở các cấp, ngành, các địa phƣơng,
Về tƣ duy, nhận thức và quan điểm cần phải
thống nhất và nhất quán rằng một khi định
hƣớng chính sách, mô hình chất lƣợng tăng
trƣởng đúng, biện pháp thực thi và tổ chức
thực thi tốt, tất yếu sẽ đƣa lại kết quả, mục
tiêu nhƣ mong muốn. Trƣờng hợp mô hình,
chính sách nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng
đúng, nhƣng biện pháp thực thi, cũng nhƣ tổ
chức thực hiện không phù hợp hoặc mô hình,
chính sách về chất lƣợng tăng trƣởng không
đúng, nhƣng chậm điều chỉnh một cách khoa
học, thậm chí bảo thủ không điều chỉnh, thì cả
hai trƣờng hợp đều dẫn đến ách tắc và rốt
cuộc là chất lƣợng tăng trƣởng không nhƣ
mong muốn (hiệu quả tăng trƣởng thấp).
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách
đầu tƣ theo hƣớng nâng cao chất lƣợng
tăng trƣởng
Để tạo đà tăng trƣởng và nâng cao chất lƣợng
tăng trƣởng, không quốc gia nào không có
nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ ngân sách Nhà
nƣớc. Bên cạnh tính tích cực và tính hiệu quả
xã hội của nguồn vốn đầu tƣ này (cần cho
quốc kế dân sinh mặc dù có thể kém hiệu quả,
dù phải lỗ, ), trong nhiều năm qua hệ số
ICOR của khu vực Nhà nƣớc đã tăng lên
nhanh chóng. Đầu tƣ Nhà nƣớc (gồm đầu tƣ
NSNN, đầu tƣ bằng vốn trái phiếu Chính phủ,
tín dụng đầu tƣ Nhà nƣớc và đầu tƣ của các
DNNN) đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng đầu tƣ xã hội, nhƣng hiệu quả không
cao, đang phân tán và bao trùm ở hầu hết các
ngành kinh tế, kể cả các ngành mà khu vực tƣ
nhân có khả năng đầu tƣ phát triển.
Để thực hiện tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả
đầu tƣ công, phải xã hội hoá đầu tƣ công.
Theo đó, không nên phân bổ đầu tƣ Nhà nƣớc
vào các ngành, các lĩnh vực mà tƣ nhân trong
nƣớc có thể kinh doanh nhƣ các loại dịch vụ
thƣơng mại, nhà hàng khách sạn, phải lấy
hiệu quả kinh tế làm thƣớc đo và tiêu chí để
quyết định các dự án đầu tƣ.
Đối với việc thu hút FDI: không nên chỉ chú
trọng thu hút FDI, mà phải chú ý đặc biệt đến
vốn thực hiện và hiệu quả giải ngân vốn. Đã
đến lúc phải loại bỏ việc “trải thảm đỏ” trong
thu hút FDI, mà việc thu hút FDI phải gắn với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49
48
những điều kiện nhƣ “công nghệ xanh”, công
nghệ ít tiêu tốn năng lƣợng, nhiên liệu,
kiên quyết loại bỏ công nghệ gây ô nhiễm
môi trƣờng, hạn chế sử dụng công nghệ bậc
trung, mà phải coi trọng công nghệ tiên tiến,
hiện đại (công nghệ nguồn) ở những quốc gia
công nghiệp. Tối ƣu là hƣớng vào thu hút các
Công ty xuyên quốc gia - TNC thuộc Top 500
TNC mẹ từ các quốc gia có nền kinh tế phát
triển. Chỉ có nhƣ vậy, Việt Nam mới thực sự
trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020 và
mới có điều kiện đảm bảo hơn cho việc tham
gia vào mạng sản xuất, mạng phân phối và
chuỗi giá trị toàn cầu - điều kiện đủ để phát
triển bền vững trong tƣơng lai.
Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài
nguyên cho tăng trƣởng
Đối với mỗi quốc gia nguồn tài nguyên hữu
hình và vô hình đang sở hữu không phải là vô
hạn. Do đó, nếu càng sử dụng và sử dụng kém
hiệu quả, lãng phí thì tất yếu sẽ sớm cạn kiệt
và nhiều khi phải trả giá đắt hơn nhiều so với
lợi ích mang lại. Thực tế đã chứng minh nếu
ra sức khai thác và sử dụng không có chiến
lƣợc và không theo quy hoạch đồng bộ, khoa
học chỉ vì mục tiêu đạt tốc độ tăng trƣởng thì
chất lƣợng tăng trƣởng thấp và phải trả giá
cho vấn đề xã hội và môi trƣờng. Chính vì
vậy, để phát triển bền vững về cả kinh tế, xã
hội và môi trƣờng, cần phải có chiến lƣợc,
quy hoạch một cách khoa học để khai thác và
sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta -
đây là một lợi thế mà nhiều quốc gia (nhƣ
Nhật Bản, Hàn Quốc, ) không có, hoặc nếu
có nhƣng không dồi dào và đa dạng.
Tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực
Đất nƣớc sẽ vƣơn cao và hội nhập có hiệu
quả, vững chắc bƣớc vào nền kinh tế khu vực
và toàn cầu, nếu có chiến lƣợc đúng về con
ngƣời. Đây là nhân tố quyết định nhất đến
nâng cao năng suất lao động và tăng năng
suất lao động một cách bền vững. C.Mác đã
từng nhấn mạnh máy móc, thiết bị dù có hiện
đại đến đâu, nhƣng nếu không có con ngƣời
thì chúng chỉ là những vật chết. Tuy nhiên,
không bất cứ ai, mà phải là những con ngƣời
với những kiến thức, trình độ ngày càng cao
và ngày càng sản sinh ra công nghệ tiên tiến,
hiện đại và đƣa những thành tựu này vào cuộc
sống vì chính con ngƣời. Trong thời đại ngày
nay, thế giới đang bƣớc vào nền kinh tế tri
thức, nơi “tri thức đang trở thành nhân tố
quan trọng nhất quyết định mức sống - quan
trọng hơn đất đai, hơn công cụ sản xuất, hơn
lao động”. Đội ngũ trí thức (nguồn nhân lực
có chất lƣợng) - những ngƣời sản sinh ra tri
thức và ứng dụng sáng tạo tri thức sẽ có đóng
góp ngày càng lớn cho sự nghiệp phát triển
kinh tế, xã hội, của quốc gia.
Đáp ứng yêu cầu này, trong những năm tới
ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục phải có
những điều chỉnh và đổi mới có tính đột phá
một cách toàn diện và đồng bộ, nhƣng không
đƣợc phép nóng vội, chủ quan, mà phải có lộ
trình và bƣớc đi “bài bản” để góp phần cùng
đất nƣớc sớm tạo ra một đội ngũ nhân lực đủ
về số lƣợng, đặc biệt đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao về chất lƣợng của sự nghiệp CNH,
HĐH, của hội nhập, cạnh tranh và phát triển.
Đội ngũ này không chỉ có tay nghề, học vấn,
trình độ khoa học công nghệ, mà còn phải có
tính chuyên biệt cao, tính năng động và tính
quyết đoán khoa học. Muốn vậy, đi liền với
việc tiếp tục thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá
giáo dục và đào tạo, đa dạng hoá loại hình,
phƣơng thức đào tạo, cần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát của các cơ
quan quản lý và phải kiên quyết “thổi còi” đối
với các đơn vị, cơ sở vi phạm để đảm bảo tính
nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Bên
cạnh đó, phải tạo ra môi trƣờng thuận lợi,
thực sự hấp dẫn nhằm tạo điều kiện cho mọi
ngƣời phát huy sức sáng tạo của mình cho đất
nƣớc. Cụ thể là phải có cơ chế, chính sách
tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ “nhân tài”
một cách rõ ràng, minh bạch và hấp dẫn nhằm
sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực có
chất lƣợng của đất nƣớc.
KẾT KUẬN
Để có thể phát triển nền kinh tế Việt Nam
nhanh và bền vững đáp ứng đƣợc yêu cầu của
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49
49
có chiến lƣợc phát triển toàn diện. Tuy nhiên,
trƣớc mắt cần tập trung nâng cao chất lƣợng
và hiệu quả của tăng trƣởng, tạo đà cho nền
kinh tế để có thể cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trƣờng quốc tế. Thực hiện một số giải pháp cơ
bản ở trên sẽ là tiền đề cho nâng cao chất
lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam, để đến năm 2020 Việt Nam
cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo
hƣớng hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam, năm
2010, Hà Nội.
[2]. Kinh tế Việt Nam 2009. CIEM, Nxb Tài chính
2010, Hà Nội.
[3]. Tạp chí kinh tế và phát triển, các số tháng
12/2010 và số tháng 01/2011, Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
[4]. Thời báo kinh tế Việt Nam, ngày 28/12/2010;
số ra các ngày 4, 14, 18 tháng 01 năm 2011, Hà
Nội.
SUMMARY
THE QUALITY OF VIETNAM ECONOMIC GROWTH RATE UNDER THE
VIEW POINT OF THE ECONOMIC EFFECTIVENESS AND COMPETITVE
CAPABILITY OF THE ECONOMY
Do Duc Binh
1
, Nguyen Tien Long
2
1National Economics University
2Thainguyen University of Economics and Business Administration – TNU
Over 25 years of innovation, with the innovative mechanism and policies, the effectivene
appliation of scientific and technical achivements, the Vietnam economy maintained positive
growth rate even though it is affected by the word economic crisis. In the period of 2006 – 2010,
the average growth rate was 7% per year (of which 6.23% in 2008, 5.32% in 2009 and 6.78% in
2010 in detail). However, the growth rate in quantity does not mean the high effetiveness, quality
and competitve capability of the economy. This paper with the clarification of theoritical basis for
economic growth quality analizes the current status of economic growth quality of Vietnam
economy and proposes some solutions to improve the economic growth quality in the direction of
high effectiveness and competitive capability for the economy of Vietnam
Key words: growth quality, effectiveness, competitive capability, economy
Tel: 0912485659, Email: nguyentienlong@tueba.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_y_kien_ve_chat_luong_tang_truong_kinh_te_viet_nam_duo.pdf