Bài tập sửa lỗi kết hợp các TTLL: Sử dụng hợp lý các TTLL làm cho văn bản trở nên
mạch lạc và chặt chẽ. Ngược lại, nếu kết hợp các TTLL không phù hợp sẽ làm cho nội
dung văn bản thiếu tính chặt chẽ và thuyết phục. Lỗi kết hợp các TTLL dẫn đến nhiều
loại lỗi khác trong bài văn, đặc biệt là lỗi mơ hồ về ý nghĩa. Dựa vào cơ sở này, việc
xây dựng bài tập sửa lỗi kết hợp các TTLL có vai trò rất lớn trong việc rèn luyện kỹ
năng kết hợp các TTLL nói riêng và nâng cao chất lượng làm văn nghị luận nói chung.
Ví dụ: Hãy tìm cách sửa lỗi kết hợp các TTLL trong đoạn văn sau
“Thường có ý kiến cho rằng, người nổi tiếng đều xuất thân từ các gia đình nổi tiếng.
Nhưng nếu xét kỹ lí lịch những người nổi tiếng thì thấy gia đình họ thường gặp nhiều
khó khăn, chẳng giàu có gì, thậm chí không có nghề gì nổi tiếng hơn con cháu họ. Có
thể kết luận: những người nổi tiếng đều xuất thân từ những gia đình không nổi tiếng.”
Ở ví dụ này, mục đích của người viết nhằm bác bỏ ý kiến “người nổi tiếng đều xuất thân
từ các gia đình nổi tiếng”. Tuy nhiên, việc kết hợp các TTLL bình luận và bác bỏ trong
đoạn văn không hợp lý dẫn đến bác bỏ sai.
Bên cạnh xây dựng hệ thống bài tập, giáo viên cần yêu cầu học sinh sử dụng kĩ năng kết
hợp các TTLL vào việc làm các đề văn nghị luận mở để giúp các em sử dụng một cách
sáng tạo kĩ năng này trong những tình huống cụ thể. Mục đích cao nhất của dạy học làm
văn là giúp học sinh biết cách tạo lập và sản sinh văn bản với các thể loại và yêu cầu
nhất định. Những yêu cầu đó thường được thể hiện thông qua đề văn. Đối với những đề
văn truyền thống, học sinh bị gò bó, giới hạn với những yêu cầu về TTLL (thể loại) và
nội dung nghị luận. Điều này vừa không phát huy được sự sáng tạo trong cách hành văn
vừa hạn chế sự phát triển tư duy của học sinh, tạo ra khoảng cách giữa việc làm văn
trong nhà trường với hoạt động giao tiếp ngoài đời sống.
Những năm gần đây, nhiều giáo viên dạy văn đã sử dụng nhiều dạng đề mở trong việc
kiểm tra, đánh giá năng lực làm văn của học sinh. Ngược lại với đề truyền thống, đề văn
mở thường không giới hạn mà người viết tự xác định TTLL và nội dung nghị luận.
Thay bằng những cụm từ “hãy phân tích, hãy bình luận ” trong đề văn truyền thống là
những cụm từ “Suy nghĩ, cảm nhận, ý kiến của em ”. Điều này cho phép các em được
tự do lựa chọn và kết hợp các TTLL vào quá trình nghị luận một cách sáng tạo. Vì thế,
bài làm văn của các em không còn rơi vào sự rập khuôn, máy móc mà là sản phẩm độc
đáo của từng cá nhân. Học sinh phải tự xác lập các luận điểm và các TTLL để làm sáng
tỏ vấn đề và bảo vệ quan điểm của mình.
Để thực hiện được điều này, giáo viên cần chú trọng hơn nữa đến khâu ra đề văn cho
học sinh, trong đó ưu tiên sử dụng dạng đề mở. Dạng đề này không chỉ mở rộng giới
hạn về nội dung nghị luận mà còn cho phép các em được tự do lựa chọn và sử dụng kết
hợp các TTLL. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần có sự định hướng để học sinh sử dụng
hợp lí kĩ năng kết hợp các TTLL vào việc tạo lập văn bản nghị luận. Chẳng hạn, trước
mỗi đề văn, giáo viên nên yêu cầu học sinh xác định nội dung và mục đích nghị luận, từ
đó đi đến lựa chọn TTLL chủ đạo và TTLL bổ sung.
Tóm lại, lập luận và việc sử dụng kết hợp các TTLL là vấn đề cốt lõi trong việc tạo lập
văn bản nghị luận. Nếu người viết biết cách kết hợp các TTLL hợp lí, sáng tạo thì bài
văn nghị luận sẽ chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục hơn. Nhận thức được điều này, giáo
viên cần quan tâm rèn luyện kĩ năng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận cho học
sinh. Hoạt động này cần được thực hiện một cách toàn diện trên cả hai phương diện lí
thuyết và thực hành. Nếu ở phương diện lí thuyết, giáo viên cần sử dụng phương pháp
phân tích mẫu để hình thành tri thức về kết hợp các TTLL trong văn nghị luận cho học
sinh thì ở phương diện thực hành, việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập lại đóng
vai trò quyết định. Ngoài ra, để kĩ năng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận của học
sinh ngày càng bền vững và sáng tạo, giáo viên cần phải cải tiến khâu ra đề theo hướng
chú trọng đến các đề văn nghị luận mở. Những giải pháp trên không chỉ hướng tới việc
rèn luyện kĩ năng kết hợp các TTLL mà còn góp phần nâng cao chất lượng làm văn nghị
luận của học sinh THPT hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về việc rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác nghị luận trong văn nghị luận cho học sinh THPT - Trần Văn Chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012: tr. 113-121
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KẾT HỢP CÁC
THAO TÁC NGHỊ LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT
TRẦN VĂN CHUNG
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Văn nghị luận là một thể loại chiếm vị trí rất quan trọng trong
chương trình dạy học làm văn ở THPT. Nó hình thành cho học sinh khả
năng bàn luận, đánh giá về các vấn đề trong hiện thực đời sống. Để đạt được
mục tiêu này, trước kết, học sinh phải có kĩ năng kết hợp các thao tác nghị
luận một cách hợp lí, sáng tạo vào việc làm văn nghị luận. Bài viết này tập
trung làm rõ một số vấn đề lí luận và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm
hình thành kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận cho học
sinh THPT.
1. Trong chương trình làm văn ở trung học phổ thông (THPT) hiện nay, văn nghị luận
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Dạng bài này nhằm hình thành cho học sinh những kiến
thức và kĩ năng cần thiết để có thể tham gia bàn luận, đánh giá về những vấn đề khác
nhau trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Nhìn một cách khái quát, sự khác biệt cơ bản giữa văn nghị luận và các thể loại khác
như miêu tả hay thuyết minh chính là đối tượng tiếp cận. Nếu văn miêu tả, văn thuyết
minh quan tâm đến những đối tượng, sự kiện cụ thể - trực quan thì văn nghị luận lại chủ
yếu tập trung vào những vấn đề mang tính trừu tượng - khái quát. Xét từ góc độ chức
năng, chức năng quan trọng nhất của văn nghị luận không phải là thông báo, thông tin
mà là bàn luận, đánh giá. Mục đích của người làm văn nghị luận là thuyết phục người
nghe, người đọc về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, người nghe, người đọc là những đối
tượng tiếp nhận có trình độ kiến thức, sự hiểu biết nhất định nên việc thuyết phục không
hề dễ dàng. Muốn làm được điều này, người viết không chỉ phải huy động lí lẽ, dẫn
chứng mà còn phải sử dụng nhiều thao tác lập luận (TTLL) khác nhau. Không có một
văn bản nghị luận nào chỉ tồn tại một TTLL mà bao giờ cũng phải có sự kết hợp hài
hoà, linh hoạt nhiều thao tác khác nhau.
Bên cạnh đó, việc hình thành kỹ năng kết hợp các TTLL không chỉ nâng cao chất lượng
làm văn nghị luận mà còn góp phần phát triển tư duy của học sinh. Các TTLL thực chất
là các thao tác của tư duy được sử dụng vào quá trình nghị luận, có tính trừu tượng và
khái quát cao. Khi học sinh có khả năng sử dụng các thao tác này một cách tự giác vào
thực tế nói năng thì cũng đồng nghĩa với việc các em đã có sự hình thành và phát triển
tư duy trừu tượng. Ngược lại, khả năng tư duy trừu tượng của học sinh là tiền đề quan
trọng, quyết định việc hình thành kĩ năng kết hợp các TTLL.
Mặt khác, như đã biết, chương trình Ngữ văn ở THPT hiện nay đã chú trọng nhiều hơn
đến việc rèn luyện kĩ năng kết hợp các TTLL cho học sinh bằng việc dành nhiều tiết để
luyện kĩ năng kết hợp các TTLL. Tuy nhiên, thời lượng chương trình và cách thức rèn
TRẦN VĂN CHUNG
114
luyện theo chúng tôi là chưa thực sự hợp lí. Không có một tiết học nào hướng dẫn học
sinh cách thức phối hợp các TTLL, trong khi đó các bài tập để hình thành kĩ năng lại
chủ yếu là dạng bài tập phát hiện (yêu cầu học sinh chỉ ra các TTLL được sử dụng trong
văn bản), bài tập phân tích (yêu cầu phân tích tác dụng của các TTLL). Vì vậy, việc
luyện tập chưa mang lại hiệu quả rõ rệt, kĩ năng chưa được hình thành một cách bền
vững, học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi vận dụng vào làm văn nghị luận. Nói cách
khác, việc rèn luyện mới chỉ dừng lại ở mức độ giúp cho học sinh hiểu chứ chưa thể vận
dụng được. Điều đó dẫn đến hệ quả là việc hình thành kĩ năng kết hợp các TTLL cho
học sinh ở THPT hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
2. Lập luận là một thao tác rất quan trọng trong quá trình làm văn nghị luận. Nó giúp
cho người viết lí giải và thuyết phục người khác thông qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng
bằng những cách thức khác nhau. Khái niệm lập luận đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu. Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng, “lập luận là đưa ra những lí lẽ
nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà
người nói muốn đạt tới” [1]. Cùng quan điểm đó, nhóm tác giả Nguyễn Quang Ninh,
Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong cho rằng “lập luận là đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng
một cách đầy đủ, chặt chẽ, nhất quán và đáng tin cậy nhằm dẫn dắt người đọc, người
nghe đến một kết luận hoặc chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói, người viết
muốn đạt tới” [4].
Những quan niệm trên dù được diễn đạt khác nhau nhưng đều nhấn mạnh đến vai trò
không thể thiếu được của các yếu tố: luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng), kết luận và cách thức
lập luận. Luận cứ là những lí lẽ và dẫn chứng được người viết rút ra từ đời sống xã hội,
đời sống văn học hay những chân lí được mọi người thừa nhận dùng làm cơ sở và căn
cứ để đi đến kết luận. Kết luận là những điều rút ra sau khi tiến hành lập luận. Cách
thức lập luận là sự phối hợp, tổ chức luận cứ theo những cách suy luận nào đó để dẫn
đến kết luận.
Dựa vào cách thức lập luận, người ta chia ra nhiều TTLL khác nhau. Chương trình Ngữ
văn ở THPT hiện nay tập trung chủ yếu vào 4 TTLL cơ bản: phân tích, bình luận, so
sánh và bác bỏ. Trong văn nghị luận, các TTLL không hề tồn tại tách biệt mà luôn có sự
kết hợp chặt chẽ, giao thoa với nhau. Một vấn đề nghị luận muốn đảm bảo tính thuyết
phục, sáng rõ, người viết không chỉ sử dụng thao tác phân tích mà còn phải kết hợp
thêm các TTLL so sánh, bình luận, bác bỏ Bởi vì, văn nghị luận phải giải quyết
những vấn đề có tính phức tạp và trừu tượng cao như tư tưởng đạo lí, quan niệm, hay
tác phẩm nghệ thuật Những vấn đề này sẽ không bao giờ được bàn bạc một cách
thuyết phục, thấu đáo nếu chỉ sử dụng một TTLL. Chẳng hạn, khi nghị luận về một câu
tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, người ta phải sử dụng phối hợp nhiều TTLL cho
những mục đích khác nhau: giải thích (để thấy được ý nghĩa), so sánh (để thấy được giá
trị của gỗ và sơn), bình luận (để thấy được mặt tích cực, đúng đắn và hạn chế của câu
tục ngữ) Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng sự kết hợp các TTLL trong văn nghị
luận là tất yếu, làm nên nét đặc trưng của thể loại văn này.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG KẾT HỢP ...
115
Mặt khác, chúng ta còn thấy rằng, các TTLL không chỉ có sự kết hợp chặt chẽ với nhau
để giải quyết từng phương diện, khía cạnh của luận đề mà còn có sự chuyển hóa, bổ
sung cho nhau; một TTLL này bao giờ cũng được làm rõ thông qua một số TTLL khác.
Tuy nhiên, sự tồn tại của các TTLL trong văn nghị luận không phải ngang hàng nhau
mà có sự phân cấp cụ thể: TTLL chủ đạo và TTLL bổ sung [3]. TTLL chủ đạo thường
được xác lập dựa trên yêu cầu về thể loại của đề bài. Chẳng hạn, đề bài yêu cầu phân
tích, bình luận thì TTLL chủ đạo sẽ là phân tích hay bình luận. Thao tác chủ đạo này
là cơ sở để xác lập các luận điểm cũng như quy trình lập luận. Trong những đề không
yêu cầu cụ thể về mặt thể loại, người nghị luận phải tự lựa chọn, xác lập các TTLL chủ
đạo. TTLL bổ sung là những TTLL có chức năng hỗ trợ, bổ sung cho TTLL chủ đạo
trong việc giải quyết các khía cạnh, phương diện của luận đề.
Chẳng hạn, khi nghị luận về vấn đề “thế lực của đồng tiền”, tác giả viết:
“Nhưng nói đến những lực lượng bạo tàn của số mệnh, không thể không nói đến thế lực
của đồng tiền. Trong xã hội “truyện Kiều” đồng tiền đã trở thành một sức mạnh tác
quái rất ghê. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền. Có tiền
Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này báo được
ơn cho người này, người nọ Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại. Vì
Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền chi phối.
Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông, Tú
Bà, Mã Giám Sinh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng
tận lương tâm; Khuyển, Ưng vì tiền mà làm những điều đại ác. Cả một xã hội chạy theo
tiền
Đồng tiền cơ hồ trở thành một thế lực vạn năng. Tài hoa, nhan sắc công lí đều không
còn có ý nghĩa trước thế lực của đồng tiền. Tài tình, hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ còn là
một món hàng không hơn không kém. Ngay Kiều nữa, cái việc dại dột nhất, tội lỗi
nhất khuyên Từ Hải ra hàng một phần cũng bởi xiêu lòng vì ngọc vàng của Hồ Tôn
Hiến” [] [2].
Trong văn bản nghị luận này, vấn đề được đem ra bàn luận ở đây là “thế lực của đồng
tiền trong truyện Kiều của Nguyễn Du”. Người đọc cũng nhận ra được tác giả đã lựa
chọn TTLL phân tích làm thao tác chủ đạo để chia vấn đề nghị luận ra 3 phương diện để
đi sâu tìm hiểu: tác dụng tốt của đồng tiền, tác hại của đồng tiền, thế lực vạn năng của
đồng tiền. Để làm sáng tỏ từng phương diện, tác giả đã sử dụng thêm các TTLL bổ sung
như: chứng minh (dùng dẫn chứng để minh họa cho các nhận định), bình luận (đưa ra
những nhận định, đánh giá).
Tóm lại, việc kết hợp các TTLL làm cho bài văn nghị luận trở nên mạch lạc, chặt chẽ và
có tính thuyết phục cao hơn. Dù có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng trong bài văn
nghị luận, mỗi TTLL có một vị trí, vai trò nhất định: có TTLL chủ đạo và TTLL bổ
sung. Đặc điểm này cho thấy, việc làm văn nghị luận không chỉ chú trọng đến nội dung
nghị luận mà còn đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức, sắp xếp và kết hợp các TTLL sao
cho phù hợp.
TRẦN VĂN CHUNG
116
3. Từ thực trạng rèn luyện và vận dụng kỹ năng kết hợp các TTLL, chúng ta cần quan
tâm trước hết đến việc cung cấp lí thuyết về kết hợp các TTLL cho học sinh. Đây là
khâu then chốt để giúp các em hiểu và vận dụng kỹ năng này vào thực tế giao tiếp. Để
thực hiện được điều này, chúng ta không chỉ phải xây dựng được hệ thống tri thức đầy
đủ mà quan trọng hơn là lựa chọn phương pháp để hình thành tri thức cho học sinh phù
hợp. Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay chỉ mới chú trọng phân tích cách
kết hợp các TTLL trong một vấn đề cụ thể mà chưa chỉ ra được một quy trình khái quát
về việc sử dụng kết hợp các TTLL cho mọi đề tài.
Việc hình thành tri thức lí thuyết kết hợp các TTLL ở nhà trường hiện hay cần kế thừa các
phương pháp dạy học làm văn truyền thống, trong đó đặc biệt chú ý đến phương pháp
phân tích mẫu. Phương pháp này sẽ hình thành lí thuyết kết hợp các thao tác luận cho học
sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh phân tích cách kết hợp các TTLL trong những
văn bản cụ thể. Con đường này giúp học sinh hiểu kiến thức một cách sâu sắc và đầy đủ
hơn. Sử dụng phương pháp phân tích mẫu để hình thành tri thức về việc kết hợp các
TTLL cho học sinh cần tiến hành theo quy trình gắn với các bước và thao tác cụ thể sau.
Bước 1. Lựa chọn và cung cấp mẫu cho học sinh
Mẫu chính là những văn bản nghị luận có sự kết hợp các TTLL một cách nhuần nhuyễn
và sáng tạo. Khi lựa chọn mẫu, nên ưu tiên cung cấp các văn bản hoàn chỉnh mà các em
đã được học trước đó. Điều này sẽ thuận lợi cho học sinh trong khi tiếp cận và phân tích
cách kết hợp các TTLL trong toàn văn bản và từng đoạn văn cụ thể. Đối với những văn
bản khó, giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu ở nhà trước.
Bước 2. Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu
Đây là bước trọng tâm, quyết định hiệu quả của việc hình thành tri thức lí thuyết cho
học sinh. Nếu không tổ chức phân tích mẫu hợp lí, học sinh không thể nhận ra cách kết
hợp các TTLL trong văn bản nên cũng không thể khái quát được quy trình kết hợp các
TTLL nói chung. Do vậy, khi hướng dẫn học sinh phân tích mẫu, giáo viên cần hướng
học sinh đến các vấn đề sau:
- Nội dung và mục đích cơ bản của văn bản là gì?
- Văn bản được triển khai thành mấy đoạn văn, mấy luận điểm?
- Trong mỗi đoạn văn, tác giả đã sử dụng những TTLL nào? Hãy chỉ ra biểu hiện
của TTLL đó trong đoạn văn.
- Xác định vai trò, vị trí và tác dụng của các TTLL trong từng đoạn văn.
Bước 3. Hướng dẫn học sinh tổng hợp khái quát tri thức sử dụng kết hợp các thao
tác lập luận trong văn bản nghị luận
Từ việc phân tích mẫu, giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra quy trình chung nhất để kết
hợp các TTLL trong quá trình xây dựng văn bản nghị luận. Quy trình này cần phải có
các thao tác sau.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG KẾT HỢP ...
117
TT1. Xác định nội dung và mục đích của văn bản (Xác định luận đề)
TT2. Xác định các luận điểm nhằm làm rõ các mặt của luận đề
TT3. Lựa chọn các TTLL cơ bản và TTLL bổ sung để làm rõ cho từng luận điểm
TT4. Xây dựng các phát ngôn để cụ thể hóa các TTLL.
TT5. Liên kết các đoạn văn để tạo thành văn bản hoàn chỉnh.
Bước 4. Tổ chức hoạt động củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh
Hoạt động này chủ yếu được tiến hành thông qua hệ thống bài tập. Muốn kiến thức và
kỹ năng được hình thành một cách vững chắc, chúng ta cần sử dụng nhiều loại bài tập:
bài tập phát hiện, bài tập phân tích các TTLL, đặc biệt là loại bài tập tạo lập văn bản gắn
với việc kết hợp các TTLL.
Không chỉ chú trọng về mặt lí thuyết, để kĩ năng hình thành và củng cố một cách bền
vững, giáo viên cần xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập một cách phù hợp. Trong dạy
học làm văn, mỗi dạng bài tập có những mục đích và hiệu quả khác nhau như củng cố
và khắc sâu lí thuyết, sửa lỗi nhưng quan trọng và chủ yếu vẫn là rèn luyện kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ. Để rèn luyện kỹ năng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận cho học
sinh, giáo viên nên sử dụng các dạng bài tập sau:
Bài tập phát hiện các TTLL: Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh dựa trên những hiểu
biết của mình để xác định các TTLL trong một văn bản nghị luận cụ thể. Dạng bài tập
này có tác dụng củng cố và khắc sâu kiến thức về các TTLL, làm tiền đề cho việc rèn
luyện kỹ năng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận cho học sinh THPT. Khi xây dựng
hệ thống bài tập này, giáo viên cần chú ý lựa chọn những ngữ liệu phù hợp, có tính
chuẩn mực và tính giáo dục đối với học sinh. Mỗi ngữ liệu cần phải có sự kết hợp từ hai
TTLL trở lên.
Ví dụ: Đọc đoạn văn nghị luận sau và trả lời các câu hỏi
“Tính ham mê cờ bạc là một tính rất xấu, nó làm cho người ta phải chịu nhiều sự thiệt
hại và mất cả phẩm giá. Ai đã mắc phải tính xấu ấy thì chẳng mấy ai tránh khỏi sự
nghèo túng, rồi sinh ra gian lận điên đảo, vì cờ bạc là một cách ăn chơi tổn hại nhiều
tiền. Họa là mỗi khi được, được thì xài phí hết ngay, còn thua thì thua nhiều, mà thua
mãi thì thành ra con nợ, có khi đến nỗi vong gia thất thố, phải đi ăn mày ăn xin, ăn
trộm ăn cắp, làm những điều hèn hạ, xấu xa. Đã cờ bạc thì danh giá gì? Dẫu ông gì bà
gì, mà ngồi vào đám bạc, thì cũng thành ra đê tiện. Ai cũng gọi là con bạc, đồ cờ bạc.
Bởi thế cho nên các anh phải giữ gìn, đừng bắt chước phường cờ bạc, đừng có tập
nhiễm cái thói xấu ấy”
(“Chớ nên ham mê cờ bạc” - Theo “Quốc văn giáo khoa thư”)
1. Đoạn văn viết về vấn đề gì?
2. Tác giả sử dụng những TTLL nào khi viết về vấn đề đó? TTLL nào là chính?
3. Nêu những biểu hiện cho thấy tác giả đã sử dụng thao tác đó.
TRẦN VĂN CHUNG
118
Gợi ý trả lời:
1. Đoạn văn đề cập đến tác hại của nạn ham cờ bạc
2. Các thao tác được sử dụng: bình luận, phân tích. Thao tác chính là bình luận.
3. Biểu hiện của các thao tác:
- Thao tác LL bình luận: Nêu lên ý kiến đánh giá của người viết “Tính ham mê cờ
bạc là một tính rất xấu, nó làm cho người ta phải chịu nhiều sự thiệt hại và mất cả
phẩm giá”
- Thao tác LL phân tích: Tác giả đi sâu làm rõ các mặt tác hại của bệnh ham mê cờ
bạc
Bài tập phân tích cách kết hợp các TTLL: Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh phân
tích cách kết hợp cũng như vai trò, vị trí và tác dụng của từng TTLL được sử dụng trong
văn bản nghị luận. Để làm được dạng bài tập này, học sinh không chỉ phải có những
hiểu biết về các TTLL mà còn phải bám sát nội dung nghị luận, hiểu rõ được mục đích
và cách tiến hành nghị luận của tác giả.
Ví dụ: Hãy phân tích cách kết hợp các TTLL trong đoạn văn sau
“Văn học dân gian không chỉ phản ánh những hiện tượng thực tế. Nó còn diễn tả những
suy ngẫm, những tình cảm của nhân dân về những hiện tượng ấy hoặc do những hiện
tượng ấy gợi lên. Đáng chú ý là những cảm nghĩ, những tâm tư của người dân thường
về thân phận cuộc đời họ và những vấn đề xã hội: những hiện tượng áp bức, bất công,
những nỗi khổ của nhân dân lao động. Đặc biệt, văn học dân gian thường có những ý
kiến riêng đối với những sự kiện và nhiệm vụ lịch sử: văn học dân gian thường bày tỏ
cách đánh giá riêng của nhân dân về công trạng của các anh hùng dân tộc, tài đức của
các danh nhân văn hóa, sự tích các anh hùng nông dân Về mặt này, các thể loại văn
học dân gian nói chung, nhất là sử thi, truyền thuyết, vè lịch sử có tác dụng quan
trọng trong việc bổ sung, đính chính và sàng lọc những kiến thức của chúng ta về lịch
sử dân tộc.”
Gợi ý: Đoạn văn này có sự kết hợp hai TTLL bình luận và chứng minh. Trong đó,
TTLL bình luận đóng vai trò chủ đạo nêu lên nhận định, đánh giá về vai trò của văn học
dân gian; TTLL chứng minh đóng vai trò bổ sung, làm rõ hơn cho nhận định, đánh giá
của người viết thông qua hệ thống luận chứng, luận cứ. Sử dụng hai thao tác này làm
cho đoạn văn có sức thuyết phục cao hơn.
Bài tập tạo lập văn bản dựa trên các TTLL
Để hình thành và rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói chung và kỹ năng kết hợp
các TTLL cho học sinh THPT nói riêng, chúng ta không thể không sử dụng đến dạng
bài tập tạo lập. Sau khi biết cách phân tích cách kết hợp các TTLL trong các văn bản cụ
thể, học sinh có thể sử dụng các TTLL một cách tự giác vào việc xây dựng các đoạn văn
hay văn bản. Đây là mức độ cao nhất trong việc thực hành rèn luyện kỹ năng kết hợp
các TTLL cho học sinh.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG KẾT HỢP ...
119
Lâu nay, việc đặt ra các yêu cầu nghị luận gắn với một nội dung, chủ đề nhất định là
một điều không còn mới trong dạy học làm văn. Tuy nhiên, xây dựng các bài tập tạo lập
văn bản nghị luận gắn với cách thức lập luận và các TTLL là một hướng đi có ý nghĩa
nhất định đối với việc rèn luyện kỹ năng kết hợp các TTLL cho học sinh. Bởi vì, nội
dung nghị luận thì rất phong phú và đa dạng trong khi cách thức và các TTLL thì đã
được xác định rõ ràng. Vì thế, việc xây dựng bài tập tạo lập văn bản gắn với các TTLL
sẽ giúp cho học sinh có thể sử dụng các TTLL vào giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong
đời sống.
Ví dụ:
1. Hãy sử dụng TTLL bác bỏ và TTLL chứng minh để viết một đoạn văn nghị luận để
phê phán một quan điểm nào đó.
2. Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai TTLL, nhằm
thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh (chị) về một hiện tượng (vấn đề) đang được
quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc ngoài xã hội. Chẳng hạn:
- Một bài thơ (bài hát, bộ phim) đang gây nhiều tranh cãi;
- Vấn đề tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có
xu hướng trở thành một ngôi nhà chung;
- Nên hay không nên bàn về nhược điểm của người Việt Nam?
Bài tập sửa lỗi kết hợp các TTLL: Sử dụng hợp lý các TTLL làm cho văn bản trở nên
mạch lạc và chặt chẽ. Ngược lại, nếu kết hợp các TTLL không phù hợp sẽ làm cho nội
dung văn bản thiếu tính chặt chẽ và thuyết phục. Lỗi kết hợp các TTLL dẫn đến nhiều
loại lỗi khác trong bài văn, đặc biệt là lỗi mơ hồ về ý nghĩa. Dựa vào cơ sở này, việc
xây dựng bài tập sửa lỗi kết hợp các TTLL có vai trò rất lớn trong việc rèn luyện kỹ
năng kết hợp các TTLL nói riêng và nâng cao chất lượng làm văn nghị luận nói chung.
Ví dụ: Hãy tìm cách sửa lỗi kết hợp các TTLL trong đoạn văn sau
“Thường có ý kiến cho rằng, người nổi tiếng đều xuất thân từ các gia đình nổi tiếng.
Nhưng nếu xét kỹ lí lịch những người nổi tiếng thì thấy gia đình họ thường gặp nhiều
khó khăn, chẳng giàu có gì, thậm chí không có nghề gì nổi tiếng hơn con cháu họ. Có
thể kết luận: những người nổi tiếng đều xuất thân từ những gia đình không nổi tiếng.”
Ở ví dụ này, mục đích của người viết nhằm bác bỏ ý kiến “người nổi tiếng đều xuất thân
từ các gia đình nổi tiếng”. Tuy nhiên, việc kết hợp các TTLL bình luận và bác bỏ trong
đoạn văn không hợp lý dẫn đến bác bỏ sai.
Bên cạnh xây dựng hệ thống bài tập, giáo viên cần yêu cầu học sinh sử dụng kĩ năng kết
hợp các TTLL vào việc làm các đề văn nghị luận mở để giúp các em sử dụng một cách
sáng tạo kĩ năng này trong những tình huống cụ thể. Mục đích cao nhất của dạy học làm
văn là giúp học sinh biết cách tạo lập và sản sinh văn bản với các thể loại và yêu cầu
nhất định. Những yêu cầu đó thường được thể hiện thông qua đề văn. Đối với những đề
văn truyền thống, học sinh bị gò bó, giới hạn với những yêu cầu về TTLL (thể loại) và
TRẦN VĂN CHUNG
120
nội dung nghị luận. Điều này vừa không phát huy được sự sáng tạo trong cách hành văn
vừa hạn chế sự phát triển tư duy của học sinh, tạo ra khoảng cách giữa việc làm văn
trong nhà trường với hoạt động giao tiếp ngoài đời sống.
Những năm gần đây, nhiều giáo viên dạy văn đã sử dụng nhiều dạng đề mở trong việc
kiểm tra, đánh giá năng lực làm văn của học sinh. Ngược lại với đề truyền thống, đề văn
mở thường không giới hạn mà người viết tự xác định TTLL và nội dung nghị luận.
Thay bằng những cụm từ “hãy phân tích, hãy bình luận” trong đề văn truyền thống là
những cụm từ “Suy nghĩ, cảm nhận, ý kiến của em”. Điều này cho phép các em được
tự do lựa chọn và kết hợp các TTLL vào quá trình nghị luận một cách sáng tạo. Vì thế,
bài làm văn của các em không còn rơi vào sự rập khuôn, máy móc mà là sản phẩm độc
đáo của từng cá nhân. Học sinh phải tự xác lập các luận điểm và các TTLL để làm sáng
tỏ vấn đề và bảo vệ quan điểm của mình.
Để thực hiện được điều này, giáo viên cần chú trọng hơn nữa đến khâu ra đề văn cho
học sinh, trong đó ưu tiên sử dụng dạng đề mở. Dạng đề này không chỉ mở rộng giới
hạn về nội dung nghị luận mà còn cho phép các em được tự do lựa chọn và sử dụng kết
hợp các TTLL. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần có sự định hướng để học sinh sử dụng
hợp lí kĩ năng kết hợp các TTLL vào việc tạo lập văn bản nghị luận. Chẳng hạn, trước
mỗi đề văn, giáo viên nên yêu cầu học sinh xác định nội dung và mục đích nghị luận, từ
đó đi đến lựa chọn TTLL chủ đạo và TTLL bổ sung.
Tóm lại, lập luận và việc sử dụng kết hợp các TTLL là vấn đề cốt lõi trong việc tạo lập
văn bản nghị luận. Nếu người viết biết cách kết hợp các TTLL hợp lí, sáng tạo thì bài
văn nghị luận sẽ chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục hơn. Nhận thức được điều này, giáo
viên cần quan tâm rèn luyện kĩ năng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận cho học
sinh. Hoạt động này cần được thực hiện một cách toàn diện trên cả hai phương diện lí
thuyết và thực hành. Nếu ở phương diện lí thuyết, giáo viên cần sử dụng phương pháp
phân tích mẫu để hình thành tri thức về kết hợp các TTLL trong văn nghị luận cho học
sinh thì ở phương diện thực hành, việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập lại đóng
vai trò quyết định. Ngoài ra, để kĩ năng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận của học
sinh ngày càng bền vững và sáng tạo, giáo viên cần phải cải tiến khâu ra đề theo hướng
chú trọng đến các đề văn nghị luận mở. Những giải pháp trên không chỉ hướng tới việc
rèn luyện kĩ năng kết hợp các TTLL mà còn góp phần nâng cao chất lượng làm văn nghị
luận của học sinh THPT hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Hữu Châu (2000). Đại cương ngôn ngữ học, tập 2. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2] Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007). Ngữ văn 11 (tập 1-2). NXB Giáo dục, Hà
Nội.
[3] Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên) (2003). Muốn viết được bài văn hay. NXB Giáo dục,
Hà Nội.
[4] Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong (2000). Luyện cách lập luận
trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông. NXB Giáo dục, Hà Nội.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG KẾT HỢP ...
121
Title: SOME ISSUES ON SKILLS TRAINING COMBINED OPERATIONS DISCUSSED
IN LITERATURE REVIEW CONFERENCE FOR THE HIGH SCHOOL STUDENTS
Abstract: Literature review conference is a kind of very important position in the writing
curriculum in high schools. It formed to discuss your student ability, assessment of problems in
the real life. To achieve this goal, first of all, the students have to combine the skills to
manipulate the review properly, creativity in writing the review. This article focuses on
clarifying some logical problems and proposed solutions to establish basic skills combined
operations in writing the review argues for high school students.
ThS. TRẦN VĂN CHUNG
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0935.878.216. Email: vanchungkv@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_168_tranvanchung_17_tran_van_chung_0821_2020951.pdf