4.1 Khái niệm trục lợi bảo hiểm
Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng. Đây là một sự gian lận trong bảo hiểm và là vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và bất cứ nước nào đã triển khai BHTM thì ở nước đó sẽ có trục lợi bảo hiểm, phổ biến đến nỗi hàng năm trên thế giới họ đã thống kê về tình hình trục lợi cũng như trao đổi thông tin, tổ chức các buổi hội thảo thường kỳ liên quan đến chống gian lận bảo hiểm.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 22
4. Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm
4.1 Khái niệm trục lợi bảo hiểm
Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý
ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối
tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà
đáng lý ra họ không được hưởng. Đây là một sự gian lận trong bảo hiểm và là
vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm diễn ra
ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và bất cứ nước nào đã triển khai BHTM thì ở
nước đó sẽ có trục lợi bảo hiểm, phổ biến đến nỗi hàng năm trên thế giới họ đã
thống kê về tình hình trục lợi cũng như trao đổi thông tin, tổ chức các buổi hội
thảo thường kỳ liên quan đến chống gian lận bảo hiểm.
4.2 Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm
Về nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trục lợi
bảo hiểm. Tuy nhiên, có thể kể đến một số nguyên như sau:
+ Do những kẽ hở pháp luật và do thực hiện pháp luật không nghiêm,
thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận.
Ví dụ các nghiệp vụ bảo hiểm mà luật kinh doanh bảo hiểm quy định bắt buộc
như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba,
nhưng các chủ xe không tham gia bảo hiểm vì không có sự kiểm tra xử phạt.
+ Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, phức tạp, tình hình cạnh tranh
ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải giữ bí mật thông
tin. Việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách hàng giữa các doanh nghiệp
bảo hiểm hầu như không có. Vì vậy, một đối tượng tài sản nào đó có thể tham
gia bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Khi rủi ro tổn thất xảy ra họ đã
được nhận tiền bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm.
+ Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là
những văn bản pháp quy về bảo hiểm. Nhiều người dân nhận thức còn rất mơ hồ
về bảo hiểm và họ cho rằng quỹ bảo hiểm giống như quỹ phúc lợi. Cho nên đã
có rất nhiều trường hợp nói sai sự thật để giúp nạn nhân nhận quyền lợi bảo
hiểm.
+ Không gian địa lý cũng là nơi phát sinh gian lận bảo hiểm. Đối với
những tổn thất xảy ra ở xa, hoang vắng, ít người qua lại (đối với bảo hiểm xe cơ
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 23
giới, tàu thuyền), khó có thể giữ nguyên hiện trường, sự thay đổi tình tiết hiện
trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm là rất dễ xảy ra.
+ Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm. Họ có thể vô tình
ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu
trách nhiệm đã không đánh giá đúng mức độ trầm trọng của rủi ro cũng có thể
nhân viên bảo hiểm thông đồng với khách hàng để trục lợi bảo hiểm. Họ có thể
đánh giá cao mức độ tổn thất hoặc vạch đường đi nước bước cho khách hàng lợi
dụng các kẽ hở về giấy tờ, về thủ tục giám định, bồi thường để trục lợi.
+ Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi
gian lận với những người có liên quan như y, bác sỹ, những người làm chứng
trong các tai nạn, rủi ro… Ví dụ như mua chuộc bác sỹ để dựng lên bệnh án
hoặc làm giả, kê những đơn thuốc đắt tiền để đòi được số tiền bảo hiểm nhiều
hơn… khá phổ biến trong loại hình bảo hiểm con người
- Hậu quả của trục lợi bảo hiểm: Theo Hiệp hội các hãng bảo hiểm châu
Âu, hàng năm họ bị thiệt hại vì trục lợi bảo hiểm không dưới 10 tỷ USD , chiếm
gần 2,5% số phí bảo hiểm. Chỉ riêng các vụ gian lận về cháy, mất cắp xe hơi,
mất trộm tại nhà, hàng năm các hãng bảo hiểm ở Pháp đã thiệt hại tới gần 10 tỷ
France (theo giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm). Một vài con số như thế
tuy chưa khái quát được hết tác hại nghiêm trọng của trục lợi bảo hiểm đối với
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng cũng đủ làm
cho các nhà bảo hiểm phải giật mình vì lượng thất thoát đi là khá lớn. Ở nước ta
hiện nay, chưa có công ty bảo hiểm nào thống kê được chính xác hàng năm
doanh nghiệp mình bị trục lợi mất bao nhiêu .
- Có thể kể đến một số hậu quả do trục lợi bảo hiểm gây ra như sau :
+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm hậu quả có thể tính toán được do hành
vi trục lợi bảo hiểm là làm giảm lợi nhuận hiệu quả kinh doanh bị hạn chế.
Thậm chí còn tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp .
+ Đối với khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền
lợi bởi vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để trả cho những khoản tiền
gian lận không được phát hiện ra. Do vậy doanh nghiệp nào có nhiều vụ gian lận
thì sẽ có phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ
những kẻ trục lợi bảo hiểm .
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 24
+ Đối với xã hội gian lận bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha
hoá, biến chất cán bộ nhà nước, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh
và thiếu sự công bằng. Điều đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối
trật tự an ninh xã hội .
4.3. Các biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm .
Trên thế giới, việc phòng chống trục lợi bảo hiểm được các doanh nghiệp
bảo hiểm hết sức coi trọng. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã thành lập các đội,
các ban phòng chống trục lợi bảo hiểm của riêng mình và ở nhiều nước đã áp
dụng một cách khá hiệu quả các biện pháp sau :
- Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm. Đối với những
nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật quy định bắt buộc khách hàng phải tham gia
cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra theo dõi và đưa ra
những mức tiền phạt thích đáng cao hơn mức phí bảo hiểm mà họ phải nộp .
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức các đầu mối quản lý, theo dõi kiểm
tra chặt chẽ các cán bộ, các đại lý và cộng tác viên bảo hiểm. Một mặt phải
nhắc nhở họ thực hiện đúng chức năng quyền hạn nhiệm vụ. Mặt khác phải đề ra
những cơ chế quản lý phù hợp: phí bảo hiểm thu được trong ngày, cuối ngày
phải nộp; giấy chứng nhận bảo hiểm cấp trong ngày phải thông báo cho doanh
nghiệp bảo hiểm vào cuối ngày; khi khách hàng tham gia bảo hiểm với số tiền
lớn là bao nhiêu thì phải báo cáo về doanh nghiệp bảo hiểm kiểm tra theo dõi …
- Quá trình giám định và bồi thường, chi trả bảo hiểm phải thực hiện
đúng nguyên tắc và trình tự mỗi khâu: nếu thấy nghi ngờ một loại giấy tờ nào
đó hoặc không rõ thời gian, không gian trong các vụ tổn thất cần xác minh lại
ngay. Nếu thấy cần thiết phải báo ngay để doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức xác
minh, điều tra cho rõ. Ngoài phương án điều tra độc lập, cần tranh thủ sự giúp
đỡ của các bên có liên quan như: chính quyền địa phương, công an, y bác sỹ và
những người làm chứng...
- Nếu phát hiện có sự gian lận cần phải theo dõi chặt chẽ đối tượng, tổ
chức điều tra xác minh chính xác và nhờ các cơ quan chức năng can thiệp. Kinh
nghiệm của nhiều nước cho thấy cần tập trung điều tra những đối tượng sau:
+ Những người tham gia bảo hiểm với nhiều loại hình khác nhau và ở
nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 25
+ Tai nạn xảy ra gần với ngày kí hợp đồng hoặc tai nạn xảy ra ngay sau
khi khách hàng mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn.
+ Số vụ tai nạn tăng cùng một địa điểm.
+ Số vụ tai nạn xảy ra do cùng một nguyên nhân.
+ Giấy yêu cầu bảo hiểm không phải do chính người được bảo hiểm
hoặc người thụ hưởng bảo hiểm đề nghị.
+ Quan tâm giáo dục ý thức, trách nhiệm, tính kỷ luật trong tất cả các
khâu công việc do cán bộ nhân viên kể cả đại lý và công tác viên trong doanh
nghiệp. Bên cạnh đó phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng với họ, thưởng phạt
phải hết sức nghiêm túc và có nề nếp.
Tuy vậy, việc theo dõi phòng chống gian lận bảo hiểm không được làm
ảnh hưởng đến các công việc khác trong hoạt động kinh doanh. Nhất là không
được chậm trễ trong quá trình thanh toán bảo hiểm cho khách hàng vì tuyệt đại
đa số khách hàng là những người trung thực.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 26
PHẦN II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CÁC
NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CON NGƯỜI TẠI PJICO
I. Vài nét về công ty PJICO.
1. Lịch sử ra đời và phát triển .
Từ năm 1994 về trước, trên thị trường bảo hiểm nước ta duy nhất chỉ có một
doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo kiểu"một mình một chợ", đó là Tổng
Công Ty (TCT) Bảo Việt thuộc Bộ Tài Chính. Nhưng cùng với sự phát triển của
nền kinh tế xã hội, đến nay trên thị trường đã có gần 20 doanh nghiệp cùng hoạt
động, cạnh tranh và tăng tốc. Công ty bảo hiểm xăng dầu PJICO là một trong
những doanh nghiệp thành đạt đó.
Hai năm sau khi chính phủ ban hành Nghị định số 100/NĐ-CP ngày
18/12/1993 thì PJICO ra đời, với các thành viên sáng lập có tiềm lực kinh tế
mạnh như các TCT: thép, xăng dầu, đường sắt, ngân hàng ngoại thương Việt
Nam, công ty tái bảo hiểm quốc gia, công ty vật tư và thiết bị toàn bộ, điện tử
Hà Nội, công ty TNHH thiết bị an toàn. Công ty có tổng vốn đầu tư là 55 tỷ
đồng, tiền ký quỹ là 2 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư được chia thành 27.500 cổ
phần, mệnh giá cổ phiếu là 2.000.000 đ Việt Nam, cụ thể là:
BẢNG 3: Danh sách các cổ đông chính của PJICO và tỷ lệ vốn góp (năm 1995)
Cổ đông Tỷ lệ
(%)
Vốn góp
(tr.đ)
Cổ phiếu
(tờ)
1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
2. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
3. Tổng công ty thép Việt Nam
4. Công ty tái bảo hiểm quốc gia
5. Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ
6. Công ty TNHH thiết bị an toàn
7. Công ty điện tử Hà Nội
8. Cá nhân khác
51
10
6
8
3
0,5
2
19,5
28.050
5.500
3.300
4.400
1.650
275
1.100
10.725
4.025
2.750
1.650
2.200
825
138
550
5.362
( Nguồn: công ty PJICO)
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 27
Với giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số
06-TC/GCN ngày 17/5/1995 của Bộ tài chính, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 060256 ngày 15/6/1995 của Sở kế hoạch Hà Nội, PJICO có thời hạn
họat động là 25 năm. Hết thời hạn, nếu muốn tiếp tục hoạt động, PJICO phải xin
gia hạn. Nhiệm vụ chủ yếu của PJICO trong thời gian đầu là thực hiện bảo hiểm
cho các công ty thành viên.
PJICO là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo
hiểm phi nhân thọ. Khi ra đời, trong những ngày đầu hoạt động, PJICO đã trải
qua rất nhiều khó khăn khi cơ chế luật pháp chưa hoàn thiện, khách hàng chủ
yếu ở dạng tiềm năng, đội ngũ cán bộ nhân viên còn ít ỏi, kinh nghiệm chưa có
nhiều, thêm vào đó là nguồn vốn hoạt động chỉ có hơn 30 tỷ đồng, song dưới sự
lãnh đạo đúng đắn kịp thời của hội đồng quản trị, sự ủng hộ của các cổ đông
sáng lập và hơn hết là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, nhân viên PJICO
đã nhanh chóng tiếp cận thị trường triển khai hơn 50 loại hình dịch vụ bảo hiểm,
tập trung vào các lĩnh vực "nóng" như giao thông vận tải, xăng dầu, xây dựng và
lắp đặt công trình, xuất nhập khẩu hàng hóa, vận chuyển. Từ các nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới, bảo hiểm rủi ro kinh doanh, hỏa hoạn, lắp đặt, xây dựng công
trình, đến bảo hiểm cho người lao động…PJICO luôn thực hiện nghiêm túc, lấy
chất lượng và chữ tín làm đầu để thu hút, phát triển khách hàng. Trên thương
trường cạnh tranh, PJICO luôn chủ động đến với khách hàng bằng những việc
làm thiết thực, hỗ trợ khách hàng sớm vượt qua hoạn nạn, khó khăn. Mọi doanh
nghiệp và người dân đều thấu hiểu mua bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu, có lợi
trước hết cho chính mình, bởi việc mua đó chính là sự phân tán rủi ro, nâng cao
độ an toàn trong sản xuất và kinh doanh.
Nhờ vậy, chỉ trên dưới 10 điểm kinh doanh đặt ở các thành phố lớn của
những năm đầu thành lập đến đầu năm 2004 này- nghĩa là sau gần 9 năm hoạt
động, PJICO đã có gần 40 chi nhánh trong đó năm 2003 tăng tốc phát triển mới
12 chi nhánh. Từ cực Bắc- Cao Bằng, Lạng Sơn đến tận Kiên Giang đất mũi Cà
Mau của đất nước. Có thể nói ở đâu cũng có "bàn tay" nhân nghĩa của PJICO.
Từ chỗ khách hàng của công ty chỉ là cổ đông đến nay công ty đã có hàng nghìn
khách hàng thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, các thành phần kinh tế. Cơ
cấu khách hàng tiếp tục phát triển theo hướng bền vững. Tất cả các lĩnh vực bảo
hiểm chủ đạo như xây dựng, lắp đặt, hàng hóa, tàu biển, xe cơ giới, con người
đều tăng đáng kể lượng khách hàng mới ngoài các khách hàng truyền thống.
Ngoài các khách hàng tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 28
Chí Minh, thị trường khai thác tại các địa phương khác của PJICO đã được mở
rộng. Công ty đã và đang thiết lập được quan hệ hợp tác tốt với nhiều khách
hàng lớn, tiềm năng trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế (giao
thông, điện lực, xi măng, sắt thép, hóa chất, khoáng sản, hàng hóa, đóng tàu, xây
dựng, công nghiệp, khách sạn, XNK, xăng dầu, ngân hàng…). Tỷ trọng doanh
thu ngoài cổ đông lên đến 90%. Giờ đây PJICO đã thực sự trở thành một công ty
bảo hiểm quốc gia đa ngành.
Từ khi thành lập đến nay, trải qua gần 9 năm hoạt động và phát triển, PJICO
đã chia theo vốn góp các cổ đông và các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà
nước. Tổng doanh thu phí sau gần 9 năm kinh doanh đạt khoảng 300 tỷ với tỷ lệ
tăng trưởng phí trung bình đạt 39%/năm.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
PJICO là một doanh nghiệp bảo hiểm, có tổ chức, có tư cách pháp nhân hoạt
động trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên, giữa các bộ phận doanh
nghiệp nhằm cùng thực hiện một mục đích chung dưới sự lãnh đạo và quản lý
thống nhất của ban lãnh đạo.
Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức biểu thị sự sắp xếp các bộ
phận được chuyên môn hóa với trách nhiệm và quyền hạn nhất định, có mối liên
hệ mật thiết với nhau... nhằm thực hiện chức năng quản lý.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp đó, cũng có nghĩa là việc hình thành cơ cấu tổ chức phải đảm
bảo tính hiệu quả và linh hoạt, không cứng nhắc, có thể thay đổi thích hợp với
các điều kiện ảnh hưởng do môi trường hoạt động của doanh nghiệp luôn luôn
thay đổi.
Tổ chức một doanh nghiệp với mô hình hợp lý là nội dung của thực hiện
chiến lược kinh doanh, nhưng mặt khác bộ máy tổ chức là công cụ rất quan
trọng để thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, tổ
chức của một doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra.
Một mô hình tổ chức của doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản trên và PJICO không phải là ngoại lệ. PJICO có trụ sở chính đặt tại số 22
Láng Hạ- Đống Đa, Hà Nội, hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Đây chính là nơi xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, điều hành
các hoạt động đối nội, đối ngoại của PJICO.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 29
Dưới trụ sở chính là hệ thống các phòng ban. Văn phòng chi nhánh có trách
nhiệm thực hiện các hoạt động kinh doanh theo phân cấp của quản lý doanh
nghiệp. PJICO có cơ cấu tổ chức tuân thủ chặt chẽ theo trật tự cơ cấu của một
công ty cổ phần, điều đó được thể hiện qua mô hình sau đây:
P. Tái bảo hiểm
VPBH chi
nhánh miền
nam
Tổng giám đốc
Phó TGĐ Phó TGĐ
P.BH hàng hải P. Tổng hợp P.Bồi thường
P.Kế toán P. Tổ chức
P.BH phi hàng
hải
P.BH tài sản VPBH phía
băc +miền trung
P.Đầu tư tín
dụng
Ban thanh tra
pháp chế
Tổng đại lý, đại lý, cộng tác viên
bảo hiểm
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 30
Hình 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy PJICO
Với mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy như trên, PJICO tỏ ra hết sức năng động,
linh hoạt trước những thay đổi của môi trường kinh doanh, nắm bắt và phục vụ
kịp thời, chu đáo các nhu cầu của khách hàng. Đây chính là một trong những
nhân tố chủ yếu đưa PJICO đến với thành công như hiện nay.
II. Kết quả hoạt động kinh doanh
1. Thuận lợi và khó khăn
1.1 Thuận lợi
PJICO được sự hỗ trợ lớn của các cổ đông thành viên trong những ngày đầu
mới thành lập. Đây là một trong những thuận lợi lớn của PJICO, giúp công ty có
thể đứng vững trên thị trường khi kinh doanh trong ngành bảo hiểm còn nhiều
mới mẻ.
Là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động kinh doanh ngay sau nghị định 100-
CP của chính phủ, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng PJICO đã nhanh chóng
chiếm được một thị phần nhất định, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định và
vững chắc sau này.
PJICO là một trong những công ty bảo hiểm có chất lượng dịch vụ tốt trên
thị trường, được khách hàng tín nhiệm. Để có chất lượng dịch vụ tốt, thuận tiện
ngoài sự năng động, làm việc hết mình của đội ngũ cán bộ nhân viên thì công ty
còn có đội ngũ lãnh đạo tốt, có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện các cam
kết với khách hàng. Ở PJICO, lãnh đạo công ty thường xuyên kiểm soát chất
lượng dịch vụ, đồng thời yêu cầu các bộ phận giải quyết bồi thường phải có cam
kết hỗ trợ nhau. Bộ phận bán hàng, bộ phận marketing thường xuyên cập nhật
những thay đổi của các đối thủ cạnh tranh và tập hợp các ý kiến khách hàng để
xem xét điều chỉnh, đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn dẫn đầu. Nhờ đó, hệ thống
chất lượng và dịch vụ bán hàng và hệ thống marketing thường xuyên cập nhật
những thay đổi của các đối thủ cạnh tranh và phản ánh những ý kiến khách hàng
để điều chỉnh, đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn dẫn đầu.
Ngoài ra công ty còn có mối quan hệ tốt đối với các công ty bảo hiểm, tái
bảo hiểm lớn trên thế giới. Điều này tạo điều kiện cho PJICO có thể nhận bảo
hiểm cho các hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn do đã có sự hậu thuẫn
của các công ty tái bảo hiểm trên.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 31
Sự hiểu biết của người dân về bảo hiểm cũng đã được cải thiện nhờ đó PJICO dễ
dàng khai thác để bán các sản phẩm bảo hiểm hơn.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
TrÇn Thu Hång -B¶o hiÓm K42B 32
1.2 Khó khăn
Theo đánh giá của thế giới, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, đang phát
triển, thu nhập bình quân đầu người đã tăng khá cao so với những năm trước
song trình độ dân trí chưa cao. Người dân vẫn còn rất dè dặt khi tham gia bảo
hiểm, bởi vì đối với họ việc tham gia bảo hiểm một cách tự nguyện không phải
là nhu cầu cấp thiết so với các nhu cầu khác của đời sống. Đối với các doanh
nghiệp cũng thế, họ phải tự quản lý đồng vốn, tự trang trải khi gặp khó khăn nên
mặc dù có ý thức muốn đảm bảo đời sống cho nhân viên, muốn nhân viên làm
việc với chế độ đãi ngộ tốt nhất để bảo vệ an toàn cho hoạt động kinh doanh của
mình nhưng do thực tế hiệu quả đạt được, họ rất ít khi tham gia bảo hiểm con
người cho các thành viên.Vì lẽ đó mà số lượng công ty ký hợp đồng bảo hiểm
con người tại PJICO chỉ dừng lại con số khiêm tốn nếu đem ra so sánh với tổng
số công ty đang tạo ra hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động trên thị
trường. Một số công ty tham gia bảo hiểm con người thì lại là những vị khách
hàng khó tính, luôn đòi hỏi các dịch vụ bảo hiểm có uy tín, nhanh nhậy, linh
động và khi có rủi ro xảy ra với người được bảo hiểm thì phải nhanh chóng được
tiến hành để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là điều dễ
hiểu trong khi thị trường luôn sôi động với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các
công ty bảo hiểm .
Trong quá trình phát triển đi lên như vậy, không phải PJICO luôn thuận
buồm xuôi gió. Trong mỗi một cơ cấu, một tổ chức luôn tồn tại những vấn đề
bất cập, những khó khăn nhất định, PJICO không nằm ngoài quy luật đó. Không
có gì là bất biến, chính sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của thi trường, của nhu
cầu người mua bảo hiểm đòi hỏi quy trình kinh doanh của công ty phải biến đổi
cho phù hợp với thực tế. Ta có thể kể đến một số khó khăn mà công ty dang gặp
phải là:
Thứ nhất: Khó khăn về thị trường
Sau khi ban hành nghị định 100 CP ngày 18/02/1993, tiếp đó là nghị định
74CP ngày 14/06/1997, cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế, kể cả doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam,
các công ty lâm vào tình trạng cạnh tranh gay gắt, lôi kéo khách hàng của nhau.
Việc mở rộng hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài trên thị trường
như Allianz-AGF, Sam sung-Vina, Incombank-Asia...càng làm tăng tính cạnh
tranh, dẫn đến phí bảo hiểm bị giảm xuống đáng kể. Sự cạnh tranh không lành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm.pdf