Một số vấn đề về quản lý môi trường cụm Công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đối với Chính Phủ Rà soát, sửa đổi, ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý môi trường CCN nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác bảo vệ môi trường CCN; Chỉ đạo các địa phương tăng cường đầu tư, trang bị hệ thống quan trắc tự động tại các CCN để thường xuyên theo dõi diễn biến, hiện trạng, kiểm soát nguồn ô nhiễm tại các CCN; Tăng cường nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương để đầu tư cho hạ tầng CCN tại địa phương. Đối với các Bộ/ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường: rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường CCN phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế các địa phương; xây dựng, ban hành các chế tài xử lý và có chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào CCN; xây dựng các chính sách BVMT riêng đối với CCN và các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ sạch, thân thiện môi trường ở các CCN. Bộ Công thương: sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý CCN phù hợp với các địa phương; tăng cường chỉ đạo UBND cấp tỉnh quản lý chặt chẽ trong các khâu quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng đến quản lý hoạt động của các CCN. Các Bộ, ngành khác liên quan (Bộ xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính) tăng cường chỉ đạo công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát CCN chấp hành pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Đối với UBND các cấp: Bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cho các hoạt động quản lý môi trường CCN; Xem xét, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phát triển CCN phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; Ban hành quy chế phối hợp công tác quản lý môi trường của CCN; Tăng cường thu hút đầu tư và có chính sách ưu tiên đối với các ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm vào CCN; Đối với doanh nghiệp Chấp hành và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung cam kết trong báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận; Triển khai, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải đồng bộ với cơ sở hạ tầng CCN; Loại bỏ các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư các công nghệ hiện đại giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

pdf4 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về quản lý môi trường cụm Công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 191 - 194 191 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Hải Yến1, Nguyễn Thị Ngọc Ánh1, Nguyễn Thị Vân Chi2* 1Viện Khoa học quản lý môi trường, 2Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đặc biệt đóng góp cho tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt đƣợc, quá trình phát triển cụm công nghiệp còn tồn tại nhiều vƣớng mắc, bất cập nhất là trong vấn đề quản lý môi trƣờng. Bài báo tập trung phân tích một số kết quả đạt đƣợc, các khó khăn, bất cập và đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng cụm công nghiệp trong thời gian tới. Từ khóa: cụm công nghiệp, quản lý môi trường, thực trạng, giải pháp. ĐẶT VẤN ĐỀ* Phát triển công nghiệp là xu hƣớng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp đáng kể vào sự tăng trƣởng kinh tế. Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng là các cụm công nghiệp (CCN). Trong những năm qua, số lƣợng các CCN phân bố trên địa bàn cả nƣớc tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của Cục Công nghiệp địa phƣơng - Bộ Công thƣơng, tính đến cuối năm 2012 cả nƣớc có 878 CCN đã có quyết định thành lập hoặc đã đƣợc phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 32.481 ha. Trong số 878 CCN, hiện có 615 CCN đang hoạt động với tổng diện tích đất là 16.252 ha. Các CCN đang hoạt động đã thu hút đƣợc 7.312 dự án đầu tƣ với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký trên 112.000 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, các CCN đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc, đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng GDP. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động của CCN cũng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng. * Tel: 0912 439858, Email: nguyenvanchi79@gmail.com Những nguyên nhân chính dẫn đến tác động tiêu cực là do công tác quản lý môi trƣờng CCN chƣa hiệu quả; quy hoạch phát triển CCN chƣa gắn với công tác bảo vệ môi trƣờng; đầu tƣ hạ tầng bảo vệ môi trƣờng chƣa đồng bộ; nhận thức và ý thức thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, doanh nghiệp chƣa cao. Chính vì vậy, cần thiết đánh giá đúng thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng CCN tại Việt Nam trong thời gian tới. THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CCN Trong những năm qua Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và các cơ chế chính sách về quản lý môi trƣờng CCN nhƣ: - Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005. - Thông tƣ số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 và Thông tƣ số 48/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ TN&MT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 quy định về quản lý và bảo vệ môi trƣờng khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. - Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý CCN. - Thông tƣ số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thƣơng hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý CCN. Nguyễn Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 191 - 194 192 - Thông tƣ liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT- BKHĐT ngày 10/10/2012 của liên Bộ Công Thƣơng và Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn xử lý CCN hình thành trƣớc khi Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ có hiệu lực. Ngoài ra, các UBND tỉnh, huyện đã ban hành các quy chế quản lý và bảo vệ môi trƣờng CCN trên địa bàn. Việc ban hành các văn bản pháp luật đã hỗ trợ kịp thời cho công tác quản lý môi trƣờng CCN, đặc biệt sau khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 105/2009/QĐ-CP đã xác định rõ cơ quan quản lý CCN, tạo hành lang pháp lý thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng CCN còn thiếu, chƣa có sự liên kết, chồng chéo và mâu thuẫn. Tại phần lớn các địa phƣơng đều chƣa ban hành văn bản quy định riêng đối với quản lý môi trƣờng CCN (mới chỉ có 13/63 địa phƣơng đã ban hành cơ chế chính sách riêng về phát triển CCN). Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật cấp Trung ƣơng không phù hợp với tính chất đặc trƣng của CCN phân bố tại nhiều địa phƣơng đã gây khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP Theo số liệu thống kê của phòng Quản lý CCN, Cục Công nghiệp địa phƣơng, đến năm 2012 có 17 địa phƣơng đã hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch phát triển CCN; 11 địa phƣơng đang trong quá trình lập quy hoạch; 6 địa phƣơng đang trình duyệt quy hoạch; 29 địa phƣơng còn lại lồng ghép quy hoạch phát triển CCN thành một nội dung trong quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn. Nhìn chung công tác quy hoạch ngày càng đƣợc các địa phƣơng nhận thức đúng mức, giúp hạn chế việc phát triển CCN tự phát và thiếu quy hoạch. Tuy nhiên, chất lƣợng quy hoạch phát triển CCN ở các địa phƣơng nhìn chung chƣa cao, chƣa bám sát nhu cầu mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tại nhiều địa phƣơng, UBND tỉnh chƣa xem xét, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phát triển CCN theo đúng quy định của Chính phủ và phù hợp với điều kiện kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Thậm chí, tại một số địa phƣơng, công tác quy hoạch CCN chƣa đƣợc thực hiện, trong khi các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, gây khó khăn cho việc quy hoạch chi tiết và đầu tƣ hạ tầng CCN. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC CCN Theo quy định, các đơn vị quản lý có chức năng thanh tra, kiểm tra vấn đề môi trƣờng CCN bao gồm: Thanh tra môi trƣờng – Tổng cục môi trƣờng có thẩm quyền thực hiện tranh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp nằm trong CCN; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng là đơn vị chủ trì thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp trong các CCN; Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền, giám sát việc thực hiện kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, xem xét, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo định kỳ hàng năm ngoài các đợt kiểm tra của tỉnh. Kết quả các đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp chƣa thực hiện đầy đủ các nội dung đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc phê duyệt/xác nhận. Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo, trong tổng số 615 CCN đang hoạt động, mới chỉ có 40 CCN có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, chiếm tỷ lệ 6,5%. Trong các CCN, hầu hết các doanh nghiệp chƣa xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải nhƣng chƣa phù hợp Nguyễn Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 191 - 194 193 với công suất xả thải. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chƣa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng, kinh phí đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải lớn, nguồn tài chính của doanh nghiệp hạn hẹp nên nhiều doanh nghiệp cố tình trì hoãn việc xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải. Về vấn đề kiểm soát ô nhiễm khí thải, phần lớn các doanh nghiệp nằm trong CCN đều chƣa xây dựng hệ thống xử lý khí thải theo đúng quy định hoặc có xây dựng nhƣng chỉ mang tính hình thức. Bởi vậy, nguồn khí thải phát sinh chƣa đƣợc xử lý đạt QCVN. Vấn đề đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy hại cũng chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đúng quy định. Các doanh nghiệp chƣa ký hợp đồng đầy đủ với các đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh các vấn đề trên, công tác quản lý môi trƣờng CCN còn gặp phải một số khó khăn, vƣớng mắc khác nhƣ: Đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng còn rất hạn chế: khả năng đáp ứng tài chính của Nhà nƣớc hạn hẹp, trong khi kinh phí đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng đòi hỏi khá lớn. Theo kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây, mức đầu tƣ trung bình của các nƣớc ASEAN cho bảo vệ môi trƣờng trên 1% GDP thì ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng gần 1%. Mặt khác, việc sử dụng kinh phí trong công tác bảo vệ môi trƣờng còn phân tán, hiệu quả không cao. Đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên trách về môi trƣờng trong các tổ chức quản lý môi trƣờng các cấp còn thiếu về số lƣợng, yếu kém về chất lƣợng. Đặc biệt, ở cấp quận, huyện, phƣờng, xã, cán bộ quản lý môi trƣờng dựa chủ yếu vào đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính nên chƣa thực sự phát huy đƣợc hiệu quả. Công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng và phát triển CCN tại các địa phƣơng gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc, đặc biệt là giải phóng mặt bằng để xây lắp các công trình bảo vệ môi trƣờng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đối với Chính Phủ Rà soát, sửa đổi, ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý môi trƣờng CCN nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác bảo vệ môi trƣờng CCN; Chỉ đạo các địa phƣơng tăng cƣờng đầu tƣ, trang bị hệ thống quan trắc tự động tại các CCN để thƣờng xuyên theo dõi diễn biến, hiện trạng, kiểm soát nguồn ô nhiễm tại các CCN; Tăng cƣờng nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ từ ngân sách trung ƣơng để đầu tƣ cho hạ tầng CCN tại địa phƣơng. Đối với các Bộ/ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường: rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trƣờng CCN phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế các địa phƣơng; xây dựng, ban hành các chế tài xử lý và có chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào CCN; xây dựng các chính sách BVMT riêng đối với CCN và các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ sạch, thân thiện môi trƣờng ở các CCN. Bộ Công thương: sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý CCN phù hợp với các địa phƣơng; tăng cƣờng chỉ đạo UBND cấp tỉnh quản lý chặt chẽ trong các khâu quy hoạch, thành lập, đầu tƣ xây dựng hạ tầng đến quản lý hoạt động của các CCN. Các Bộ, ngành khác liên quan (Bộ xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính) tăng cƣờng chỉ đạo công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát CCN chấp hành pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Đối với UBND các cấp: Bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng cho các hoạt động quản lý môi trƣờng CCN; Xem xét, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phát triển CCN phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng; Ban hành quy chế phối hợp công tác quản lý môi trƣờng của CCN; Nguyễn Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 191 - 194 194 Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ và có chính sách ƣu tiên đối với các ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm vào CCN; Đối với doanh nghiệp Chấp hành và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung cam kết trong báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc phê duyệt/xác nhận; Triển khai, xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, hệ thống xử lý khí thải đồng bộ với cơ sở hạ tầng CCN; Loại bỏ các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng. Đầu tƣ các công nghệ hiện đại giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Số liệu thống kê của Cục Công nghiệp địa phƣơng (2012). 2. Viện Khoa học quản lý môi trƣờng – Tổng cục môi trƣờng (2012), Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm khí thải từ cụm công nghiệp ở Việt Nam” từ năm 2012-2014. 3. Viện Khoa học quản lý môi trƣờng – Tổng cục môi trƣờng (2013), Báo cáo điều tra, khảo sát tình hình quản lý cụm công nghiệp tại Việt Nam. SUMMARY ISSUES OF ENVIRONMENTAL MANAGEMENT IN INDUSTRIAL CLUSTERS IN VIETNAM: CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Nguyen Hai Yen 1 , Nguyen Thi Ngoc Anh 1 , Nguyen Thi Van Chi 2* 1The Institute of Science for Environmental Management, 2College of Economics and Technology - TNU Industrial clusters have been playing an important role in social, economic development, especially they contribute to the growth of industrial production value, increase job, restructure economy and labor force. Besides the positively achieved results, the development process of industrial clusters has faced with some problems, namely environmental management issues. Thus, the article focuses on analyzing achieved results and difficulties, problems the article also provides recommendations for effectively managing environment in industrial clusters. Keywords: industrial clusters, environmental management, situation, solutions Ngày nhận bài:10/12/2013; Ngày phản biện:30/12/2013; Ngày duyệt đăng: 17/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Hà Quang Trung – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐHTN * Tel: 0912 439858, Email: nguyenvanchi79@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_42136_45982_96201415205026_3613_2048674.pdf