Bài báo đã phân tích làm rõ một số nội dung chủ yếu về thực trạng phát triển kinh tế
trang trại ở Tuyên Hóa, bao gồm những vấn đề như số lượng và loại hình trang trại, quy
mô sử dụng đất, vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn, lao động, hiệu quả kinh tế của
trang trại và thực trạng về tiêu thụ sản phẩm. Qua đó có thể khẳng định sự phát triển
kinh tế trang trại ở Tuyên Hóa phù hợp với tiềm năng vốn có của huyện. Từng bước giải
quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và góp phần
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại ở Tuyên Hóa đang đứng trước nhiều
vấn đề cần giải quyết. Đa số các trang trại được hình thành tự phát, thiếu định hướng rõ
ràng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật thô sơ, thiếu vốn, trình độ dân trí, văn hóa,
chuyên môn, quản lý của đội ngũ các chủ trang trại còn thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm. Thị trường và giá cả đầu vào, đầu ra thiếu ổn định, gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Từ thực trạng đó, bài báo đã đưa ra 6 giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế
trang trại ở Tuyên Hóa. Hệ thống giải pháp đó là giải pháp xây dựng các mô hình kinh
tế trang trại phù hợp với từng tiểu vùng, về đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, lao
động, thị trường.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 122-130
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
LÊ THỊ NGỌC LAN
Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế
Tóm tắt: Kinh tế trang trại đã và đang là một loại hình kinh tế nông nghiệp quan
trọng trong nền nông nghiệp của huyện Tuyên Hóa. Trong những năm gần đây,
kinh tế trang trại của huyện có những bước phát triển nhanh chóng cả về số
lượng, qui mô và hiệu quả kinh doanh, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ cho tiêu
dùng, nâng cao thu nhập cho người lao động... Tuy nhiên, kinh tế trang trại
Tuyên Hóa cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế như: chưa có quy hoạch đồng bộ, quy
mô nhỏ lẻ, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, nhiều trang trại
thiếu vốn sản xuất... Vì vậy cần có những biện pháp chính sách, chiến lược đúng
đắn để thúc đầy kinh tế trang trại ở Tuyên Hóa ngày càng phát triển.
1. MỞ ĐẦU
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế phổ biến trong nông, lâm, ngư nghiệp và đã phát
triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Loại hình này cũng đã và đang hình thành ở nông
nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây, là hình thức tổ chức kinh tế khơi dậy
và phát huy những tiềm năng sẵn có, thích hợp trong việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa và
áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp [2].
Cùng với xu thế chung của cả nước, kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình nói chung và
huyện Tuyên Hoá nói riêng từng bước được hình thành và phát triển. Bước đầu đã đạt
được những thành tựu nhất định, khai thác được các tiềm năng, thế mạnh, cải thiện thu
nhập và giải quyết được một phần việc làm cho người lao động. Tuy nhiên những kết
quả đạt được ấy chưa tương xứng với những tiềm năng thế mạnh của địa phương, chưa
có hướng phát triển một cách bền vững. Tuyên Hoá là một trong những huyện kinh tế
trang trại còn phát triển chậm. Trong khi đó, tiềm năng và thế mạnh sản xuất nông
nghiệp ở địa phương còn rất lớn, đòi hỏi phải có sự phân tích và đánh giá đúng thực
trạng phát triển của nó để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc cản trở sự phát triển kinh tế trang trại của huyện.
2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Tuyên Hóa
Theo kết quả tổng hợp từ cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản ngày
01 tháng 10 năm 2001, căn cứ vào tiêu chí qui định tại Thông tư liên bộ số
69/2000/TTLB/BNN-TCTK ngày 23 tháng 06 năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và
PTNT và Tổng cục Thống kê toàn huyện chỉ có 5 trang trại đạt tiêu chí. Trong số đó có
1 trang trại cây hàng năm, 1 trang trại chăn nuôi, 2 trang trại lâm nghiệp và 1 trang trại
tổng hợp. Đến năm 2008 toàn huyện đã có 23 trang trại đạt tiêu chí, trong đó có 2 trang
trại trồng cây hàng năm, 8 trang trại chăn nuôi, 9 trang trại lâm nghiệp, 2 trang trại tổng
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN TUYÊN HÓA...
123
hợp và 2 trang trại nuôi trồng thủy sản. Tuy mới hình thành và phát triển, nhưng kinh tế
trang trại đã góp phần tích cực vào việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Tổng số vốn
toàn huyện là 4.168 triệu đồng, bình quân vốn cho một trang trại là 181 triệu đồng.
Trong năm 2008, các trang trại ở Tuyên Hóa đã tạo ra giá trị kinh tế tương đối lớn. Bình
quân mỗi trang trại cho doanh thu khoảng 128 triệu đồng, thu nhập bình quân mỗi trang
trại 49,3 triệu đồng. [8]
Bảng 1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại Tuyên Hóa năm 2008
Chỉ tiêu
Loại hình trang trại
Trồng
trọt
Chăn
nuôi
Lâm
nghiệp
Nuôi trồng
thủy sản Tổng hợp
Số lượng trang trại 2 8 9 2 2
Vốn đầu tư bình quân (tr đồng) 165 185 180.9 190 175
Lao động thường xuyên 10 52 60 15 12
Lao động bình quân/trang trại 5 6.5 6.7 7.5 6
Quy mô đất (ha) 3.5 1.9 15.6 2.6 12.5
BQ thu nhập trang trại (tr đồng) 54 62 30 95 35
Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng NN và PTNT huyện Tuyên Hóa [1].
2.1.1. Số lượng và loại hình trang trại
Trong 8 năm (từ 2000-2008) số lượng trang trại ở Tuyên Hóa tăng lên đáng kể và được
thể hiện ở bảng 2
Bảng 2. Số lượng trang trại các loại ở huyện Tuyên Hóa năm 2000 và năm 2008
Mô hình
Năm 2000 Năm 2008
Số trang trại
điều tra
Trang trại
đạt tiêu chí
Số trang
trại điều tra
Trang trại
đạt tiêu chí
Trang trại trồng trọt 35 1 60 2
Trang trại chăn nuôi 30 1 45 8
Trang trại lâm nghiệp 78 2 115 9
Trang trại nuôi trồng thủy sản 7 - 15 2
Trang trại tổng hợp 25 1 45 2
Tổng số 176 5 280 23
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và niên giám thống kê năm 2008 [7]
Qua bảng 2 có thể thấy số lượng trang trại của huyện Tuyên Hóa ngày càng tăng nhưng
tốc độ còn chậm, đặc biệt số lượng trang trại đạt tiêu chí tăng không đáng kể.
Về loại hình trang trại, số lượng trang trại lâm nghiệp và trang trại chăn nuôi tăng nhanh
nhất. Số trang trại lâm nghiệp đạt tiêu chí năm 2000 có 2 trang trại, năm 2008 tăng lên 9
trang trại. Số trang trại chăn nuôi từ 1 trang trại (năm 2000) tăng lên 8 trang trại (năm
2008). Sự tăng nhanh của hai mô hình trang trại này so với các mô hình trang trại khác
là kết quả của chủ trương giao đất giao rừng cho nông dân, kết quả của việc chuyển đổi
một số lượng đáng kể mô hình kinh tế vườn đồi của các hộ gia đình sang các trang trại
trồng rừng, trồng các loại cây lâm nghiệp và trang trại chăn nuôi.
LÊ THỊ NGỌC LAN
124
Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng NN và PTNT huyện Tuyên Hóa
2.1.2. Quy mô sử dụng đất
Các trang trại ở Tuyên Hoá sử dụng 192,41 ha đất, bình quân một trang trại 8,36 ha, thấp
hơn mức bình quân của tỉnh (tỉnh bình quân 9,65 ha). Trong số đó, trang trại lâm nghiệp
sử dụng diện tích đất khá lớn 140,2 ha chiếm 72,9% diện tích; tiếp đến là trang trại tổng
hợp 25 ha chiếm 13%; trang trại chăn nuôi 15 ha chiếm 7,8%, trang trại trồng cây hằng
năm 7 ha chiếm 3,6% và thấp nhất là nuôi trồng thuỷ sản 5,2 ha, chiếm 2,7%. [6]
Về quy mô diện tích, trang trại dưới 5 ha chiếm tỷ lệ lớn (52,2%), tiếp đến là quy mô từ
10 đến 20 ha (39,1%), trên 20 ha chiếm 8,7%. Điều này cơ bản phù hợp với tiêu chí
chung và đặc điểm của mỗi loại hình trang trại (xem bảng 3).
Bảng 3. Quy mô diện tích của các trang trại năm 2008
ĐVT: trang trại
Mô hình Dưới 5 ha Từ 5-10 ha Từ 10-20 ha Trên 20 ha Tổng số Tỷ lệ %
Lâm nghiệp 7 2 9 39,1
Chăn nuôi 8 8 34,8
Thuỷ sản 2 2 8,7
Tổng hợp 2 2 8,7
Trồng trọt 2 2 8,7
Cộng 12 9 2 23 100
Cơ cấu % 52,2 39,1 8,7
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của phòng NN và PTNT huyện Tuyên Hóa,
Niên giám thống kê huyện Tuyên Hóa năm 2008 [1],[7]
2.1.3. Vốn đầu tư và sử dụng vốn của các trang trại
Qua bảng 4 cho thấy, hầu hết các trang trại có mức vốn đầu tư từ 100 đến 200 triệu
chiếm 69,6% gồm 16 trang trại. Loại có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu chiếm 8,7%
gồm 2 trang trại. Loại có mức vốn đầu tư từ 200 đến 300 triệu gồm 3 trang trại chiếm
13,1%. Có 1 trang trại có mức vốn đầu tư từ 300 đến 400 triệu chiếm 4,3% và 1 trang
trại có vốn trên 400 triệu chiếm 4,3%.
5
7
10
15
23
0
5
10
15
20
25
Số trang trại
2000 2002 2004 2006 2008 Năm
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI ĐẠT TIÊU CHÍ GIAI
ĐOẠN 2000 - 2008
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN TUYÊN HÓA...
125
Bảng 4. Tình hình vốn của các trang trại năm 2008
ĐVT: Trang trại
TT Mô hình
Số
trang
trại
<100
triệu
đồng
100-200
triệu
đồng
>200-300
triệu
đồng
>300-400
triệu
đồng
>400
triệu đồng
1 Lâm nghiệp 9 2 4 2 - 1
2 Tổng hợp 2 - 2 - - -
3 Chăn nuôi 8 6 1 1 -
4 Thủy sản 2 - 2 - - -
5 Trồng cây hằng năm 1 - 1 - - -
6 Trồng cây lâu năm 1 - 1 - - -
Chung các loại hình 23 2 16 3 1 1
Cơ cấu (%) 100 8,7 69,6 13,1 4,3 4,3
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của phòng NN và PTNT huyện Tuyên Hóa,
Niên giám thống kê huyện Tuyên Hóa năm 2008 [1],[7]
Khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại chưa cao, chủ yếu là
nguồn vốn tự có chiếm 61,2%, còn vốn vay chỉ chiếm 38,8%. Điều đó thể hiện chính sách
về vốn đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện chưa đáp ứng nhu cầu (xem bảng 5).
Bảng 5. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của các trang trại năm 2008
ĐVT: Triệu đồng
TT Mô hình Tổng số Vốn tự có Vốn vay Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
1 Lâm nghiệp 1.628 900 55,3 728 44,7
2 Chăn nuôi 1.480 888 60 592 40
3 Thuỷ sản 380 255 67,1 125 32,9
4 Tổng hợp 350 245 70 105 30
5 Trồng trọt 330 264 80 66 20
Cộng 4.168 2.552 61,2 1.616 38,8
BQ/1T.trại 181,21 101,96 70,26
Nguồn: Tổng hợp từ BC của phòng NN và PTNT Tuyên Hóa, NGTK huyện Tuyên Hóa năm 2008 [1],[7]
2.1.4. Lao động
Bảng 6. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại năm 2008
ĐVT: người
TT Mô hình Tổng số Của hộ trang trại
Thuê ngoài
Tổng số Thời vụ Thường xuyên
SL % SL % SL % SL %
1 Lâm nghiệp 60 17 28,3 43 71,7 34 79,1 9 20,9
2 Chăn nuôi 52 32 61,5 20 38,5 15 75 5 25
3 Thuỷ sản 15 11 73,3 4 26,7 4 100,0 - -
4 Tổng hợp 12 3 25 9 75 6 66,7 3 33,3
5 Trồng trọt 10 6 60 4 40 3 75 1 25
Cộng 149 69 46,3 80 53,7 62 77,5 18 22,5
BQ/1T.trại 6,5 3 3,45 2,7 0,8
Nguồn: Tổng hợp từ BC của phòng NN và PTNT Tuyên Hóa, NGTK huyện Tuyên Hóa năm 2008 [1],[7]
LÊ THỊ NGỌC LAN
126
Xét về tổng thể, bình quân 1 trang trại có 6,5 lao động, trong đó có 3 lao động gia đình
chiếm 46,3%. Lao động thuê chiếm 53,7% tổng số lao động sử dụng. Như vậy so với mức
chung của cả nước, thì lao động thuê mướn của các trang trại ở Tuyên Hóa vẫn còn thấp.
Trình độ lao động trong trang trại còn nhiều hạn chế, số chủ trang trại có trình độ THPT
là 8 người, chiếm 34,8%, trình độ Tiểu học và THCS là 10 người, chiếm 43,5%, số chủ
trang trại có trình độ từ trung cấp và cao đẳng là 5 người, chiếm 21,7%. Kết quả phỏng
vấn cho thấy có khoảng 65% các chủ trang trại chưa hiểu rõ về KTTT, phần đông là
nhóm đối tượng nông dân.
2.1.5. Hiệu quả kinh tế của trang trại
Về doanh thu, năm 2008 các loại hình trang trại đã mang lại tổng giá trị sản xuất hàng
hoá là 3.396 triệu đồng, trong đó: mô hình chăn nuôi mang lại doanh thu lớn nhất 2.282
triệu đồng chiếm 67%, mô hình lâm nghiệp do thời gian đầu tư kéo dài, thu hồi vốn
chậm nên doanh thu tương đối thấp.
Về hiệu quả kinh tế, trang trại thủy sản và chăn nuôi có thế mạnh hơn vì hiệu quả kinh
tế cao hơn các loại hình trang trại khác cả về thu nhập và trên đơn vị diện tích đất sử
dụng. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và lợi thế trong kinh doanh, trang trại lâm
nghiệp trước mắt hiệu quả thấp, thu hồi vốn chậm, nhưng xét về lâu dài không chỉ về
kinh tế, mà còn cho hiệu quả về cải tạo môi trường và đất đai.
Doanh thu trên đồng vốn đầu tư bình quân cho một trang trại khá cao 1,4 lần, trong đó cao
nhất là loại hình thuỷ sản 2,31 lần, trang trại lâm nghiệp 1,42 lần, trang trại chăn nuôi 1,13
lần. Theo chi phí bình quân thì một đồng chi phí cho 1,77 đồng doanh thu. Doanh thu cho
một lao động cao so với kinh tế hộ, bình quân 1 lao động cho 26,8 triệu đồng doanh thu.
Theo quy mô diện tích doanh thu bình quân cho 1 ha diện tích canh tác đạt 21,9 triệu đồng.
Theo thu nhập thì bình quân trên 1 đồng vốn bỏ ra cho 0,54 đồng lợi nhuận, trong đó
cao nhất là loại hình thuỷ sản cho 0,9 đồng, thấp nhất là loại hình chăn nuôi cho 0,35
đồng. Bình quân một đồng chi phí cho 0,6 đồng thu nhập. Thu nhập bình quân cho một
lao động đạt 10,61 triệu đồng, trong đó cao nhất là mô hình thuỷ sản 19,8 triệu đồng,
thấp nhất là lâm nghiệp 7,9 triệu đồng [2].
Bảng 7. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các trang trại
T
T Mô hình
DT/vốn
(lần)
DT/CP
(lần)
DT/LĐ
(Tr.đ/
LĐ)
DT/Dtích
(Tr.đ/
ha)
TN/vốn
(lần)
TN/CP
(lần)
TN/LĐ
(Tr.đ/
LĐ)
TN/Dt
(Tr.đ/
ha)
1 Lâm nghiệp 1,42 1,99 9,87 7,95 0,71 0,80 7,90 5,95
2 Chăn nuôi 1,13 1,45 38,05 28,30 0,35 0,40 9,77 10,12
3 Thuỷ sản 2,31 2,31 50,73 64,30 0,90 0,90 19,80 20,72
4 Tổng hợp 1,34 1,64 34,53 18,72 0,52 0,60 15,22 8,10
5 Trồng trọt 1,5 1,7 35,75 19,5 0,28 0,30 12,23 7,23
Bình quân/TT 1,4 1,77 26,8 21,9 0,54 0,60 10,61 8,98
Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng NN và PTNT Tuyên Hóa
Ghi chú: DT/vốn = Doanh thu/vốn; DT/CP = Doanh thu/chi phí; DT/LĐ = Doanh thu/lao động; DT/Dti =
Doanh thu/diện tích; TN/vốn = Thu nhập/vốn; TN/CP = Thu nhập/chi phí; TN/LĐ = Thu nhập/ lao động;
TN/DTi = Thu nhập/ diện tích.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN TUYÊN HÓA...
127
2.1.6. Về tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh, thông qua hệ thống thu mua của thương lái
địa phương. Trên 90% nông hộ, trang trại được hỏi cho biết họ rất muốn ký hợp đồng
tiêu thụ sản phẩm với các công ty, cơ sở chế biến nông sản để tránh rủi ro khi giá cả
biến động và ổn định sản xuất [3].
2.2. Những kết quả đạt được và tồn tại hạn chế của kinh tế trang trại ở Tuyên Hóa
2.2.1. Kết quả đạt được
- Kinh tế trang trại ở Tuyên Hóa đang phát triển phù hợp với tiềm năng và thế mạnh
của huyện. Từ năm 2001 đến nay, nhờ chủ trương và các chính sách đúng đắn của
huyện về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, kinh tế trang trại và vùng gò
đồi ngày một phát triển.
- Phát triển kinh tế trang trại đã khẳng định được một số giống cây, con phù hợp với
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tăng độ che phủ rừng đạt tỷ lệ 62%, góp phần cải
tạo môi trường sinh thái bền vững hơn. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm,
tạo hướng sản xuất kinh doanh mới trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản,
tăng khả năng khai thác có hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực ở nông thôn và
đất đai vùng gò đồi, vùng cát ven biển.
- Phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Hóa không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo
cho người dân ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa mà còn tạo ra một hướng
sản xuất kinh doanh mới trong nông nghiệp.
- Kinh tế trang trại trong những năm qua tuy đóng góp chưa đáng kể vào mức tăng
trưởng GDP của huyện, nhưng đã khẳng định là mô hình sản xuất tiên tiến trong nông
nghiệp, nông thôn. Nhiều chủ trang trại vượt khó vươn lên làm ăn có hiệu quả cao, điển
hình như: trang trại của ông Miên (kim Hóa), ông Ngọc và ông Điểu (Đồng Lê)...
- Kinh tế trang trại đã thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất
hoang hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đồng thời góp phần cải thiện môi trường
sinh thái. Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại trong những năm qua đã gắn
liền với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản [6], [8]
2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế:
- Qui mô kinh tế trang trại hiện nay còn nhỏ, chưa đồng đều ở các vùng trong huyện.
- Phát triển trang trại còn thiếu định hướng cụ thể, thiếu quy hoạch đồng bộ, thiếu
ổn định về hướng sản xuất kinh doanh, chủ yếu do các hộ tự phát.
- Với sự phát triển kinh tế đa dạng như hiện nay, các trang trại gặp không ít khó
khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như thiếu vốn đầu tư mở rộng qui mô
và trang thiết bị máy móc, tìm kiếm thị trường tiêu thụ...
- Những điều kiện kinh tế và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển kinh tế trang trại
còn nhiều bất cập. Quy mô đất đai, lao động, vốn đầu tư, kiến thức khoa học kỹ
thuật và trình độ quản lý của các chủ trang trại còn rất hạn chế.
LÊ THỊ NGỌC LAN
128
- Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chất
lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh không cao.
- Hiệu quả kinh tế, thu nhập của các trang trại thấp. Việc khai thác sử dụng các
nguồn tài nguyên chưa hiệu quả và thiến bền vững [6], [8].
2.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Tuyên Hóa
2.3.1. Xây dựng các mô hình kinh tế trang trại phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái
- Đối với vùng núi rẻo cao: Về cơ bản mô hình trang trại ở vùng này là trang trại
lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế, cây bản địa lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, mô hình
trang trại nông - lâm kết hợp, bảo vệ nguồn gen thực vật quý hiếm theo các dự án.
- Đối với vùng gò đồi: Mô hình kinh tế trang trại ở đây có thể kết hợp nông - lâm
nghiệp, vừa khoanh nuôi bảo vệ rừng, vừa trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, vừa
phát triển chăn nuôi đại gia súc. Phát triển các trang trại trồng rừng kinh tế, cây
công nghiệp lâu năm kết hợp với chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ngắn ngày theo
phương thức lấy ngắn nuôi dài.
- Đối với vùng bãi bồi ven sông: Phát triển mô hình trang trại tổng hợp nhằm kết
hợp các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ... [6]
2.3.2. Giải pháp về đất đai
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án
chế biến, dịch vụ và mở rộng diện tích cho các trang trại. Thực hiện đầy đủ các
chính sách khuyến khích của các ngành về lĩnh vực nông nghiệp.
- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ
gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch.
- Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện tích tụ
ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang trang trại chuyên canh hoặc kết hợp. Khi
hết thời hạn giao đất theo NĐ64/CP (năm 2014), tiến hành phân chia lại ruộng đất
theo hướng tập trung, quy mô diện tích lớn, tạo điều kiện để các hộ dân an tâm
đầu tư phát triển kinh tế trang trại [4].
2.3.3. Giải pháp về đầu tư và vốn
- Các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn để phát triển kinh
tế trang trại, quy định lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức
cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng.
- Phối hợp với các chương trình, dự án Phân cấp giảm nghèo (DPPR), khuyến
nông, nguồn vốn giải quyết việc làm để cho vay phát triển kinh tế trang trại, vùng
gò đồi. Các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ) bố trí một
phần kinh phí từ các nguồn vốn cho vay để phát triển theo mô hình trang trại [2].
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN TUYÊN HÓA...
129
2.3.4. Giải pháp về khoa học, công nghệ
- Cần chú trọng và tiếp tục đầu tư thoả đáng cho công tác khuyến nông, khuyến
ngư, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho
trang trại. Đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất
lượng cao vào sản xuất.
- Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng
khoa học - công nghệ nông nghiệp, trong đó coi trọng sự liên kết giữa các trung
tâm, viện nghiên cứu ở trong và ngoài huyện với các trang trại hạt nhân trên từng
vùng để nghiên cứu tạo ra những giống vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện
thổ nhưỡng và thích nghi với điều kiện khí hậu ở địa phương cũng như chuyển
giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất, du
nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đa dạng hoá các loại giống cây trồng,
vật nuôi. Đưa các đối tượng nuôi, trồng đã thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất
để đa dạng hoá các vật nuôi, cây trồng... [5]
2.3.5. Giải pháp về lao động và nguồn nhân lực
- Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật cho
các chủ trang trại, chủ hộ gia đình.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại bằng cách hướng vào tổ
chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho lực lượng lao động làm thuê, nhất là bộ
phận lao động kỹ thuật [4].
2.3.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
- Thực hiện liên kết giữa các huyện, thành phố, tỉnh trong việc đẩy mạnh sản xuất
và tiêu thụ nông sản.
- Thành lập hợp tác xã, tổ hợp dịch vụ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.
- Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng khâu bảo
quản, chế biến nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch.
- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài huyện đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông sản [4]
3. KẾT LUẬN
Bài báo đã phân tích làm rõ một số nội dung chủ yếu về thực trạng phát triển kinh tế
trang trại ở Tuyên Hóa, bao gồm những vấn đề như số lượng và loại hình trang trại, quy
mô sử dụng đất, vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn, lao động, hiệu quả kinh tế của
trang trại và thực trạng về tiêu thụ sản phẩm. Qua đó có thể khẳng định sự phát triển
kinh tế trang trại ở Tuyên Hóa phù hợp với tiềm năng vốn có của huyện. Từng bước giải
quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và góp phần
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn.
LÊ THỊ NGỌC LAN
130
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại ở Tuyên Hóa đang đứng trước nhiều
vấn đề cần giải quyết. Đa số các trang trại được hình thành tự phát, thiếu định hướng rõ
ràng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật thô sơ, thiếu vốn, trình độ dân trí, văn hóa,
chuyên môn, quản lý của đội ngũ các chủ trang trại còn thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm. Thị trường và giá cả đầu vào, đầu ra thiếu ổn định, gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Từ thực trạng đó, bài báo đã đưa ra 6 giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế
trang trại ở Tuyên Hóa. Hệ thống giải pháp đó là giải pháp xây dựng các mô hình kinh
tế trang trại phù hợp với từng tiểu vùng, về đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, lao
động, thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] UBND huyện Tuyên Hóa (2008), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại
Tuyên Hóa năm 2008, Bản báo cáo đánh máy, Tuyên Hóa.
[2] Lê Trọng (2000), Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế thị trường, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Ngô Thị Hải Yến (2006), Kinh tế trang trại Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học địa lý năm 2006, Khoa Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội.
[4] Lê Đình Thắng (1999), Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại, Tạp chí Nghiên
cứu kinh tế số 258, trang 48-56.
[5] Trương Thị Minh Sâm (chủ biên) (2002), Kinh tế trang trại ở khu vực Đông Nam Bộ
thực trạng và giải pháp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[6] UBND huyện Tuyên Hóa (2006), Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp 2006-2010, Tuyên Hóa.
[7] UBND huyện Tuyên Hóa (2007), Niên giám thống kê huyện Tuyên Hóa năm 2001,
2007, Quảng Bình.
[8] UBND huyện Tuyên Hóa (2008), Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm
2008, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009, Bản báo cáo đánh
máy, Tuyên Hóa, Quảng Bình.
Title: SOME ISSUES IN DEVELOPING THE MODEL OF FARMING ECONOMY IN
TUYEN HOA DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE
Abstract: Farming economy has been an important agricultural economic model in Tuyen Hoa.
In recent years, this type of economy has quickly developed in quantity, scale as well as in
operation, producing a lot of goods and increasing the farmers' incomes. However, the farming
economy in Tuyen Hoa has also showed a lot of limitation such as unsystematic plan, small
scale, restricted application of new technological advances and lack of the capital for the
farmers... Therefore, it is necessary to suggest appropriate solutions, policies and strategies to
promote the farming economic model in Tuyen Hoa.
LÊ THỊ NGỌC LAN
Học viên Cao học chuyên ngành Địa lý học, Khóa 16 (2007-2009), Trường ĐHSP - ĐH Huế.
ĐT: 0985.995142
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_phat_trien_kinh_te_trang_trai_o_huyen_tuyen.pdf