Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng
Từ khi đảng và nhà nước ta chủ trương chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất kinh doanh, đã có nhiều doanh nghiệp bắt kịp với cơ chế mới làm ăn phát đạt và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp do không thích ứng với cơ chế này dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều khó khăn và dẫn đến đào thải.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là họ không tìm được cho mình một con đường đi đúng đó là họ chưa phân tích được hiệu quả kinh tế đã đạt được, để từ đó có sự đầu tư quản lý đúng đắn để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương lai.Hiệu quả kinh tế đạt được sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực (lao động, vốn, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ .) của doanh nghiệp. Điều này đã giải thích lý do một số doanh nghiệp mặc dù có đội ngũ lao động lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn nhưng vẫn không sản xuất kinh doanh có lãi. Do đó, việc sử dụng các nguồn lực phải được xem là công tác quan trọng trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đầu vào và đầu ra thường xuyên biến động, việc sử dụng thường xuyên các nguồn lực tổ chức sản xuất kinh doanh chính xác hợp lý mới bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.Như vậy, có thể xem trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng ra đời trong cơ chế bao cấp, bước sang cơ chế thị trường trong những năm đầu chi nhánh tưởng chừng như không thể đứng vững lâm vào tình trạng khó khăn. Song trong quá trình đổi mới chi nhánh dần thay đổi bộ mặt ổn định dần và đến nay đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, quy mô của chi nhánh ngày càng được mở rộng hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, chi nhánh đã tạo được chỗ đứng trên thị trường.Vì vậy, việc nghiên cứu tình trạng sản xuất kinh doanh của chi nhánh để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế là vấn đề quan trọng hiện nay. Xuất phát từ quan điểm này và quá trình thực tập tại Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và với sự chỉ bảo nhiệt tình của đơn vị thực tập em đã chọn đề tài “Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng “ làm khoá luận tốt nghiệp của mình.Kết cấu của đề tài ngoài lời nói đầu được trình bày ở 3 chương chính:Chương 1: Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.Chương 2: Tình hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh hoá dầu Hải Phòng .Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng .
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh hoá dầu Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng là để có1 cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
Phân tích tình hình lợi nhuận.
Bảng7: Tnh hình lợi nhuận của chi nhánh.
Chỉ tiêu
Tỷ lệ so với DT thuần
Biến động so với kỳ trước
N 1998
(%)
N1999
(%)
N2000
(%)
N99 soN 98
N2000 so N99
1.Doanh thu thuần
100
100
100
109.7
87.5
2.Giá vốn hàng bán
79,7
78,82
75,8
108,46
84,16
3.Lãi gộp
20,29
21,17
24,1
114,4
99,7
4.Phí hàng bán
15,99
15,94
19,1
109,2
104,98
5.LN thuần hoạt động KD
4,3
5,2
5
132,7
84,1
6.Tổng LN trước thuế
4,3
5,7
5,57
145,6
85,3
7.Thuế thu nhập phải nộp
1,73
2,57
1,79
163,7
60,69
8.Lợi nhuận sau thuế
1,33
3,14
3,79
259,5
105,4
(Nguồn : Báo cáo sản xuất kinh doanh)
Qua bảng phân tích trên cho ta biết mức độ biến động của các chỉ tiêu so với kỳ trước:
+Doanh thu thuần năm 99 tăng hơn so với năm 98 là 9,7%, năm 2000 giảm hơn năm 99 là 12,5% và giảm so với năm 98 là 4,1%.
+Tổng chi phí bán hàng năm 99 tăng hơn so với năm 98 là 9,2% , năm 2000 tăng hơn năm 99 là 4,98%. Như vậy chỉ tiêu tổng chi phí đang có xu hướng tăng.
Qua bảng phân tích trên cũng cho thấy mức độ biến động của các chỉ tiêu so với doanh thu thuần và ta cũng biết được cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng giá vốn , chi phí, lợi nhuận… và xu thế tăng giảm của các chỉ tiêu đó.
Như bảng trên ta biết:
+Chỉ tiêugiữ vốn: cứ 100 đồng doanh thu thì giá vốn hàng bán năm 98 chiếm 79,7 đ, năm 99 chiếm 78,82đ , năm 2000 chiếm 75,8 đ. Như vậy giá vốn hàng bán đang có xu thế giảm.
+Chỉ tiêu lãi gộp: Cứ 100 đ doanh thu thuần cho ta lãi gộp năm 98 là 20,29 đ năm 99 là 21,17đ, năm 2000 là 24,1 đ. Chỉ tiêu lãi gộp có xu thế tăng.
+Chỉ tiêu tổng lợi nhuận: Cứ 100đ doanh thu thuần cho ta tổng lợi nhuận năm 98 là 4,3 đ, năm 99 là 5,7 đ, năm 2000 là 5,57 đ. Như vậy so với năm 98 chỉ tiêu này có xu thế tăng.
+Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: cứ 100 đ doanh thu thuần cho ta lợi nhuận sau thuế năm 98 là 1,33đ , năm 99 là 3,14 đ, năm 2000 là 3,79đ. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng nhanh.
-Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước được thể hiện qua hình thức đóng thuế doanh nghiệp . Đóng thuế là hình thức bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp , nộp thuế đầy đủ thể hiện sự kinh doanh hợp pháp, thể hiện sự minh bạch đối với một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
Nộp ngân sách nhà nước bao gồm những khoản sau:
+Thuế doanh thu
+Thuế lợi tức
+Các khoản phải nộp khác: khấu hao, lệ phí, phí…
+Thuế sử dụng vốn
+Thuế tiền vốn
+BHXH, BHYT
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
1999 /1998
2000
2000/1999
Nộp ngân sách
1.309
3.994
305%
9.270
232%
Từ số liệu trên ta có thể phân tích được :
Năm 1998 tình hình thực hiện nghia vụ đối với nhà nước là : 1.309 trđ
Năm 1999 tình hình thực hiện nghia vụ đối với nhà nước là : 3.994 trđ
Tăng lên 2.685 trđ (3.994 - 1.309) tương ứng với tỷ lệ 205% so với năm 1998.
Năm 2000 tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với Nhà nước là 9.270 trđ tăng lên 5.276 trđ tương ứng với tỷ lệ 132% (232% - 100%) so với năm 99 sở dĩ năm 99, 2000 chi nhánh nộp Ngân sách tăng vọt là do trong năm vừa qua đồng đô la tăng quá mạnh nên một số mặt hàng của công ty nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn so với những năm trước.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo phản ánh chất lượng tổ chức, quản lý kinh doanh mà là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh ta xét các chỉ tiêu :
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu :
Bảng 8 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của chi nhánh .
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. Tổng doanh thu
Tr.đ
48.362
53.264
123.124
2. Tổng lợi nhuận
-
636
1.651
1.741
3. Tỷ suất LN trên DT
-
0,013
0,03
0,014
Qua đó ta có thể thấy được :
Năm 1999 cứ 1 đồng doanh thu thu được thì có 0,013 đồng lợi nhuận
Năm 2000 cứ 1 đồng doanh thu thu được thì có 0,03 đồng lợi nhuận
tăng lên 0,017 đồng lợi nhuận so với năm 1999
Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn :
Bảng 9 : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chi nhánh :
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. Tổng Lợi nhuận
Tr.đ
636
1.651
1.741
2. Tổng vốn
-
55.297,8
65.699,7
75.740,9
3. Tỷ suất LN trên vốn
-
0,01
0,02
0,022
Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm, đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Chỉ tiêu này cho biết, đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Qua số liệu phân tích trên ta thấy rằng :
Năm 1999 cứ 1 đồng vốn thì thu được 0,01 đồng lợi nhuận
Năm 2000 cứ 1 đồng vốn thì thu được 0,02 đồng lợi nhuận, tăng lên so với năm 99 là 0,01 đồng.
Năm 2001 thu được 0,022 đồng lợi nhuận tăng hơn so rồi năm 2000 là 0,002 đồng. Từ đó ta thấy rằng, mỗi năm tổng số vốn của Doanh nghiệp đều tăng nhưng mức độ tăng của tỷ suất lợi nhuận không nhiều lắm (Năm sau chỉ lớn hơn năm trước không đáng kể). Sở dĩ như vậy là do doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh hoàn thiện.
Qua 2 chỉ tiêu trên ta nhận thấy, tuy tỷ suất lợi nhuận/vốn và tỷ luất lợi nhuận/doanh thu có tăng nhưng tăng không đáng kể mà chỉ giao động ở mức nhất định. Hơn nữa lợi nhuận thu được từ doanh thu so với vốn là không cao. Mà lợi nhuận là thước đo đánh giá đúng đắn nhất hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
2.3.2. Tình hình và hiệu quả sử dụng lao động :
Lao động là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của 1 doanh nghiệp . Hiện nay, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ khá cao trong các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy việc sử dụng lao động như thế nào cho hiệu quả đang là một vấn đề nhức đầu của các chủ doanh nghiệp Nhà nước.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của 1 doanh nghiệp người ta thường dùng thước đo năng suất lao động (năng suất lao động bình quân của 1 lao động thể hiện mối quan hệ giữa kết quả của toàn doanh nghiệp và số lượng lao động có trong kỳ kinh doanh) cho nên để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của chi nhánh hoá dầu Hải Phòng chúng ta dùng thước đo là năng suất lao động để đánh giá.
=
Năng suất
lao động
=
Tổng doanh thu
Số người
Sức sinh lời của lao động bình quần (R2)
=
R2
=
Lợi nhuận thuần
Lao động
Cụ thể : (đơn vị : triệu đồng)
=
Năng suất lao động năm 1999
=
48.362
= 700,898
69
=
Năng suất lao động năm 2000
=
53.264
= 719,783
74
=
Năng suất lao động năm 2001
=
123.124
= 1.539,05
80
- Sức sinh lời của lao động bình quân :
=
Năm 1999
=
636
= 9,2 trđ
69
=
Năm 2000
=
1.651
= 23,3 trđ
74
=
Năm 2001
=
1741
= 21,76 trđ
80
Qua phân tích số liệu trên ta thấy :
- Năng suất lao động năm 1999 là 700,898 triệu đồng.
- Năng suất lao động năm 2000 là 719,783 triệu đồng tăng hơn so với năm 1999 là 18,885 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 2,69%.
- Năng suất lao động năm 2001 là 1.539,05 triệu đồng tăng hơn so với năm 2000 là 819,267 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 113,8%.
Còn sức sinh lời của lao động bình quân ta thấy :
- Sức sinh lời của lao động bình quân năm 1999 là 9,2
- Sức sinh lời của lao động bình quân năm 2000 là 22,3 tăng hơn so với năm 1999 là 13,1 tương ứng với tỷ lệ 142,3%.
Năm 2001 là 21,76 giảm hơn năm 2000 là 0,54 tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,42%.
2.3.3- Tình hình sử dụng vốn ở chi nhánh :
Vốn là một yếu tố cấu thành quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó quyết định trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh cần xem xét tình hình sử dụng vốn.
2.3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định là số tiền để mua sắm TSCĐ trong quá trình sử dụng thì giá trị TSCĐ bị chuyển dịch tuỳ phần, qua nhiều chu kỳ kinh doanh. Việc trang thiết bị kỹ thuật cho người lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và khả năng tăng sản lượng .
=
Hệ số trang bị
chung TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Số công nhân sản xuất
Bảng 10 : Tình hình trang bị TSCĐ.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. Nguyên giá TSCĐ
Tr.đ
4.024
4.472
4.634
2. Số công nhân sản xuất
người
50
55
55
3. Hệ số trang bị TSCĐ
80,48
81,3
84,25
(Nguồn : Phòng kế toán tài chính )
Rõ ràng trong thời gian 3 năm qua chi nhánh hoá dầu Hải Phòng đã chú trọng đến việc trang bị TSCĐ, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, ta thấy hệ số trang bị TSCĐ năm sau đều cao hơn năm trước.
Năm 1999 hệ số trang bị TSCĐ là 80,48.
Năm 2000 hệ số trang bị TSCĐ là 81,3 cao hơn so với năm 1999 là 0,82.
Năm 2001 hệ số trang bị TSCĐ là 84,25 cao hơn năm 2000 là 2,95.
Để phân tích tình trạng của TSCĐ cần phân tích chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ.
=
Hệ số hao mòn TSCĐ
=
Tổng khấu hao TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Bảng 11 : mức hao mòn TSCĐ.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. Tổng mức khấu hao
Tr.đ
2.296
2.863
9.168
2. Nguyên giá TSCĐ
-
5.742
6.775
7.042
3. Hệ số hao mòn
-
0,39
0,42
0,45
Ta có thể nhận thấy phần lớn TSCĐ của chi nhánh là còn mới, giá trị sử dụng cao. Tuy nhiên mức khấu hao năm 2000 là 2.863 triệu đồng cao hơn năm 1999 là 567 triệu, năm 2001 cao hơn năm 2000 là 305 triệu đồng. Điều này dẫn đến hệ số hao mòn năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân là do những tài sản cũ đã dần bị hao mòn và hiệu quả sử dụng không còn.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ được tính bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến nhất là các chỉ tiêu : Khả năng sinh lời của TSCĐ và sức sản xuất của TSCĐ.
Bảng 12 : Sức sản xuất TSCĐ .
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. Giá trị tổng Sản lượng
Tr.đ
17.682
36.293
20.563
2. Nguyên giá bq TSCĐ
-
3.850
5.010
7.764
3. Sức sản xuất TSCĐ
-
4,59
7,24
2,65
=
Sức sản xuất TSCĐ
=
Giá trị tổng Sản lượng
Nguyên giá bq TSCĐ
Qua số liệu trên ta thấy được :
Năm 1999 cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 4,59 đồng giá trị tổng sản lựơng, năm 2000 là 7,24 đồng và năm 2001 là 2,64 đồng. Như vậy giá trị tổng Sản lượng tạo ra năm 2000 cao hơn năm 1999 và năm 2001 lại thấp hơn năm 2000. Ta thấy giá trị Sản lượng năm 2001 giảm là do hệ số hao mòn TSCĐ trong những năm qua có rất nhiều thiết bị sản xuất được sử dụng trong nhiều năm nay đã hết giá trị sử dụng. Tuy chi nhanh hoá dầu Hải Phòng đã tích cực đầu tư mua sắm, nâng cấp nhưng không đủ để bù đắp những TS cũ đã hao mòn.
*Khả năng sinh lời của TSCĐ.
=
Khả năng sinh lời của TSCĐ
=
Lợi nhuận thuần
Nguyên giá bq TSCĐ
Bảng 13. Khả năng sinh lời TSCĐ
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. Lợi nhuận thuần
Ng.đ
636
1.651
1.741
2. Nguyên giá bq TSCĐ
-
3.850
5.010
7.764
3. Khả năng sinh lời của TSCĐ
-
0,16
0,32
0,22
4. Suất hao phí TSCĐ
-
6,05
3,03
4,45
Năm 1999, một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ lại có 0,16 đồng lợi nhuận. Năm 2000 có 0,32 đồng lợi nhuận, năm 2001 có 0,22 đồng lợi nhuận. Ta thấy khả năng sinh lời của TSCĐ năm 2000 cao hơn năm 1999 nhưng năm 2001 lại thấp hơn năm 2000.
2.3.3.2- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
Tài sản lưu động của chi nhánh là những tài sản thuộc quyền sở hữu của chi nhánh, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động của chi nhánh bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.
Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lời của tài sản lưu động.
Sức sản xuất của tài sản lưu động
=
Tổng DT thuần
Vốn lưu động bình quân
Sức sinh lợi của
vốn
=
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Bảng 14 : Sức sản xuất, sức sinh lời của TSCĐ
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. DT thuần
Ngh.đ
47.878
52.513
123.124
2. LN thuần
-
636
1.651
1.741
3. VLĐ bình quân
-
23.976
24.327
37.523
4. Sức sản xuất của TSCĐ
-
1,99
2,15
3,28
5. Sức sinh lợi của vốn
-
0,02
0,06
0,046
Qua số liệu trên ta thấy được :
Năm 1999, cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra mang lại 1,99 đồng DT thuần. Năm 2000, mang lại 2,15 tỷ đồng DT, năm 2001 mang lại 3,28 đồng DT. Như vậy số vốn lưu động bình quân hàng năm tăng. Năm 2000 tăng hơn 351 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 1,46% so với năm 1999, năm 2001 tăng hơn 13.196 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 54,2% so với năm 2000, cao hơn năm 1999 và năm 2001 tăng hơn năm 2000.
Tương tự ta thấy năm 1999 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra thu được 0,02 đồng LN, năm 2000 thu được 0,06 đồng LN, năm 2001 thu được 0,046 đồng LN. Sở dĩ năm 2001 sức sinh lợi của vốn có giảm so với năm 2000 là do chi nhánh đã tăng các khoản chi phí bán hàng và chí phí quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để xét tốc độ luân chuyển vốn ta xét các chỉ tiêu.
Số vòng quay của
vốn lưu động
=
Tổng DT thuần
Vốn lưu động bình quân
Bảng 15 : Vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. DT thuần
Ng.đ
47.878
52.513
123.124
2.VLĐ bình quân
-
23.976
24.327
37.523
3. Vòng quay VLĐ
-
1,99
2,15
3,28
Qua bảng phân tích trên ta thấy số vòng quay của VLĐ tại chi nhánh Hoá dầu Hải Phòng có xu hướng ngày một tăng,số vòng quay vốn lưu động năm sau lớn hơn năm trước. Chứng tỏ rằng về mặt này hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ít nhiều có cải thiện.
Năm 1999 vòng quay của VLĐ là 1,99; năm 2000 là 2,15; năm 2001 là 3,28 nhưng để có cái nhìn đúng đắn hơn ta xét chỉ tiêu hệ số đảm nhận của VLĐ.
Hệ số đảm nhận của
vốn lưu động
=
VLĐ bình quân
DT thuần
Cụ thể :
Hệ số đảm nhận của vốn lưu động năm 1999
=
23.976
=
0,5
47.878
Năm 2000
=
24.327
=
0,46
52.513
Năm 2001
=
37.523
=
0,30
123.124
Bảng 16 : Hệ số đảm nhận VLĐ
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
Hệ số đảm nhận VLĐ
0,5
0,46
0,30
Trên thực tế cứ 1 đồng DT thuần có được năm 1999 thì cần 0,5 đồng VLĐ, năm 2000 bỏ ra 0,16 đồng VLĐ mới thu được 1 đồng DT thuần. Năm 2001 chỉ cần bỏ ra 0,3 đồng VLĐ thì thu được 1 đồng DT. Như vậy ta thấy chi nhánh đã tiết kiệm được VLĐ.
Số ngày của 1 vòng quay
=
Thời gian kỳ phân tích
Vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho VLĐ quay được 1 vòng. Năm 1999, số ngày của 1 vòng quay là 180,36 ngày, năm 2000 là 166,8 ngày, năm 2001 là 109,72 ngày.
Thời gian của 1 vòng quay càng giảm chứng tỏ rằng chi nhánh đã thành công trong việc thúc đẩy tốc độ luân chuyển của vốn. Việc tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ sẽ làm giảm nhu cầu về vốn, tăng sản phẩm sản xuất. Từ đó làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh tăng lên.
Bảng 17 : Hiệu quả sử dụng VLĐ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1. Hệ số luân chuyển ( vòng quay)
1,99
2,15
3,28
2. Thời gian 1 kỳ luân chuyển ( ngày/ vòng)
180,36
166,8
109,72
3. Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0,5
0,46
0,30
Từ số liệu trên ta thấy, hệ số luân chuyển của VLĐ ngày càng tăng, thời gian 1 kỳ luân chuyển ngày càng giảm với hệ số đảm nhận vốn giảm. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ tại chi nhánh tăng lên.
Bảng 18 : Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh qua các năm 99-2001
ĐV : triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Chênh lệch
Tỷ trọng
Chênh lệch
Tỷ trọng
1. Tổng DT
48.362
53.264
123.124
4.902
10,1
69.800
131
2. Tổng LN
2.061
3.011
2.562
940
45,6
-440
-14,66
3. Tổng chí phí
46.301
50.263
120.563
3.962
8,55
70.300
139,8
4. Tỷ suất lãi / DT (%)
0,042
0,056
0,02
0,014
33,3
-0,036
-64,2
5. Tỷ suất lãi/ chi phí (%)
0,044
0,059
0,02
0,015
34
-0,039
-66,1
6. Hiệu suất sử dụng chi phí
1,044
1,059
1,021
0,615
1,43
-0,038
-3,58
( Nguồn : Báo cáo kết quả của chi nhánh )
Qua số liệu phân tích trên ta thấy, năm 2001 DT đạt cao nhất nhưng chi phí cũng tăng lên nhiều nhất 69.860 triệu đồng với mức tăng 131% so với năm 2000.
+ Xét về tỷ suất lãi trên DT : Năm 2000, tỷ suất lãi trên DT đạt mức cao nhất là 0,056%. Năm 2001 là 0,02% giảm đi so với năm 2000 là 0,056%. Sở dĩ có sự giảm đi như vậy 1 phần có lẽ chi nhánh chí phí nhiều hơn cho việc tìm kiếm thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh.
+ Tỷ suất lãi trên chí phí.
Năm 2000 ,bình quân trong kinh doanh cứ 1 đồng chí phí bỏ ra thì thu được 0,025 đồng LN bằng 34% so với năm 1999. Năm 2001 so với năm 2000 chỉ bằng 66,1% tương ứng với mức giảm 0,039 đồng LN.
+ Hiệu suất sử dụng chí phí : Trong giai đoạn này tỷ suất thay đổi theo năm 99, bình quân kỳ kinh doanh để có 1 đồng DT phải bỏ ra 1,044 đồng. Năm 2000 thu về 1 đồng DT thì chí phí bỏ ra là 1,059 đồng bằng 1,43% so với năm 99 với mức tăng tương ứng là 0,015 đồng.
Tóm lại qua 1 số chỉ tiêu phân tích trên cho ta thấy trong 3 năm có rất nhiều biến động nhưng chi nhánh vẫn luôn cố gắng phấn đấu hoạt động kinh doanh ổn định. Điêù này chứng tỏ chi nhánh có độ ngũ lãnh đạo có trình độ quản lý tốt, luôn luôn quan tâm chăm lo tới đời sống của cán bộ công nhân viên, đội ngũ cán bộ công nhân viên đoàn kết nên chi nhánh vẫn đứng vững và kinh doanh có hiệu quả.
Chi nhánh hoá dầu từ khi thành lập đến nay đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong cơ chế thị trường. Chi nhánh đã nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thị trường, tìm kiếm được những thời cơ hấp dẫn, tạo được việc làm cho người lao động biết cách quản lý sử dụng lao động hợp lý, trang thiết bị đang đươc thay thế dần dần đã giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:
Muốn biết chi nhánh sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả hay không. Ta phân tích các chỉ tiêu sau :
- Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu :
Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu
=
Lãi ròng trước thuế
Vốn chủ sở hữu
Cụ thể : ( Đơn vị : triệu đồng)
Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu ( năm 99)
=
2.061
=
0,09
20.720
Năm 2000
=
3001
=
0,13
21.850
Năm 2001
=
2.561
=
0,11
22.530
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
Hệ số doanh lợi của vốn CSH
triệu
0,09
0,13
0,11
Năm 1999 hệ số sinh lợi của vốn là 0,09
Năm 2000 là 0,13 tăng hơn 0,04 so với năm 1999
Năm 2001 là 0,11 giảm 0,02 so với năm 2000
Nhưng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của vốn CSH bao gồm hệ số quay vòng của vốn CSH và hệ số doanh lợi của DT thuần.
Hệ số vòng quay của vốn CSH
=
DT thuần
Vốn CSH
Hệ số doanh lợi của DT thuần
=
Lãi ròng trước thuế
DT thuần
Chỉ tiêu
ĐVT
1999
2000
2001
1. DT thuần
Tr. đ
47.878
52.513
123.124
2. Lãi ròng trước thuế
-
2.061
3.001
2.561
3. Vốn chủ sở hữu
-
20.720
21.850
22.530
4. Hệ số vòng quay vốn CSH
-
2,31
2,4
5,46
5. Hệ số doanh lợi của DT thuần
-
0,04
0,05
0,02
Qua số liệu trên ta thấy :
+ Hệ số vòng quay của vốn CSH rất nhanh chứng tỏ rằng chi nhánh biết cách đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn CSH.
Năm 1999 hệ số vòng quay của vốn CSH là 2,31
Năm 2000 là 2,4 tăng 0,09 so với năm 99, năm 2001 tăng 3,06 so với năm 2000.Nhưng hệ số Doanh lợi của DT thuần giảm so với năm 2000,1999. Mặc dù DT năm 2001 có tăng lên nhưng do chi nhánh đã bỏ ra nhiều chí phí cho việc quảng cáo, và chí phí quản lý doanh nghiệp nên lợi nhuận giảm đi -> hệ số doanh lợi của DT thuần giảm.
2.4. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác :
Phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh hoá dầu Hải Phòng là để có một cái nhìn tổng quát về thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Ngoài việc phân tích hiệu quả kinh tế của chi nhánh ta cần phải đi sâu phân tích khả năng tài chính của chi nhánh.
Phân tích khả năng tài chính của chi nhánh là giúp cho nhà quản trị có được một cái nhìn tổng quát về khả năng của chi nhánh mình trong việc đầu tư, tức đầu tư có chiều sâu mở rộng sản xuất.
Thông qua phân tích tài chính của chi nhánh mà các nhà lãnh đạo có được các quyết định kinh tế đúng đắn. Thông qua phân tích khả năng về tài chính mà lãnh đạo định ra các kế hoạch, các dự án, quyết định nên sản xuất kinh doanh mặt hàng nào với nguyên liệu gì, mua từ đâu,tính toán đầu ra đầu vào của sản phẩm.
Phân tích khả năng tài chính của chi nhánh hoá dầu để làm cơ sở cho lãnh đạo có định hướng đúng trong các kỳ tiếp theo nhằm mục đích cuối cùng là sản xuất kinh doanh tăng trưởng , thu thập của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng và làm nghĩa vụ tốt đối với nhà nước, kết hợp hài hoà3 lợi ích : người lao động, tập thể và nhà nước.
2.4.1. Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán :
Muốn sản xuất kinh doanh đòi hỏi chi nhánh phải có 1 lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính và kỷ luật thanh toán của nhà nước.
Để có một cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của chi nhánh, trước hết cần tiến hành so sánh số tài sản và nguồn vốn giữa các năm để thấy được quy mô vốn mà chi nhánh sử dụng trong kỳ.
Bảng 19 : Tổng vốn năm 1999- 2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
Tổng vốn
triệu đồng
55.297,8
65.699,7
75.740,9
Như vậy trong 3 năm quy mô vốn của doanh nghiệp tăng lên nhiều
Năm 1999 tổng vốn có : 55.297,8 triệu đồng
Năm 2000 tổng vốn có : 65.697,7 tăng 10401,9 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 18,8% so với năm 99. Năm 2001 tổng vốn đạt 75.740,9 triệu đồng tăng 10041,2 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 15,2% so với năm 2000. Bên cạnh việc huy động sử dụng vốn, khả năng tự bảo vệ mặt tài chính cũng cho thấy một cách khái quát tình hình tài chính của chi nhánh .
Tỷ suất
tài trợ
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn
Tỷ suất này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của chi nhánh đối với các chủ nợ hoặc là những khó khăn tài chính mà chi nhánh phải đương đầu.
Bảng 20 : Tỷ suất tự Tài trợ năm 1999-2000
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1.Tổng số nguồn vốn
triệu
55.297,8
65.699,7
75.740,9
2. Nguồn vốn CSH
-
20.720
21.850
22.530
3. Tỷ suất tài trợ
-
0,37
0,33
0,29
Như vậy, qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm rất ít so với tổng nguồn vốn của chi nhánh mà chủ yếu vốn có được là từ các nguồn khác, đi vay, chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác...
-> Tỷ suất tài trợ giảm dần.
Tổng nguồn vốn đều tăng chứng tỏ chi nhánh đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tăng nhưng không đáng kể, nên tỷ suất tài trợ năm 1999 là 0,37; năm 2000 tỷ suất tài trợ là 0,33 giảm 0,04 so với năm 1999; Năm 2001 là 0,29 giảm hơn 0,04 so với năm 2000.
Qua xem xét các chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ ta có thể thấy số vốn chi nhánh có được do huy động vay mượn còn nhiều cho nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh không chỉ dựa vào số vốn tự có, chi nhánh còn phải lo lắng trong việc đi vay và trả nợ.
Tình hình tài chính của chi nhánh còn được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán.
Tỷ số thanh toán
hiện hành
=
Tổng số TSLĐ
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. Tài sản lưu động
Ng.đ
24.570
26.594
39.720
2. Nợ ngắn hạn
-
12.720
11.520
10.124
3. Tỷ suất thanh toán hiện hành
-
1,93
7,3
3,92
Tỷ suất thanh toán hiện hành là tỷ suất phản ánh khả năng thanh toán thông dụng nhất. Tỷ suất này đo khả năng thanh toán xem tổng TSLĐ gấp bao nhiêu lần tổng nợ phải trả. Từ số liệu trên ta có thể nhận thấy chi nhánh hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả.
Năm 99 tỷ suất thanh toán hiện hành là 1,93
Năm 2000 là 2,3 tăng 0,37 tương ứng với tỷ lệ 19,1% so với năm 99
Năm 2001 là 3,92 tăng 1,62 tương ứng với tỷ lệ 70,4% so với năm 2000
Ngoài ra, để phân tích tình hình tài chính của chi nhánh. Còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất thanh toán của vốn lưu động. Chỉ tiêu này dùng để phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ.
Tỷ suất thanh toán
của VLĐ
=
Tổng số vốn bằng tiền
Tổng số TSLĐ
Bảng 21.Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động (nằm 99-2001).
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1.Tổng số vốn bằng tiền
Ng.đ
12.569
11.720
12.569
2.TSLĐ
-
24.570
26.594
39.720
3.Tỷ suất thanh toán của VLĐ
-
0,51
0,44
0,34
Qua số liệu trên ta thấy, tỷ suất thanh toán của VLĐ năm 99 là 0,51 năm 2000 là 0,44, năm 2001 là 0,34. Điều đó chứng tỏ DN có đủ khả năng thanh toán. Lượng tiền tồn quỹ của DN là vừa đủ không quá nhiều và không quá ít.
*Tỷ suất thanh toán tức thời:
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Tỷ suất này mô tả khả năng thanh toán tức thời bằng tiền và các phương tiện có thể chuyển thành tiền:
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1.Tổng số vốn bằng tiền
Ng.đ
12.569
11.720
13.569
2.Tổng số nợ ngắn hạn
-
12.720
11.520
10.124
3.Tỷ suất thanh toán tức thời
-
0,98
1,01
1,34
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận xét được DN có thể thanh toán nhanh chóng trong năm 2000, 2001 vì tỷ suất thanh toán tức thời >1. Tuy nhiên năm 99 DN gặp khó khăn trong việc thanh toán.
Năm 99 tỷ suất thanh toán tức thời là 0,98, năm 2000 là 1,01 tăng 0,98 so với năm 99 còn năm 2001 là 1,34.
2.42- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của chi nhánh.
Tình hình và khả năng thanh toán của DN phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, sản xuất sẽ rất ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa dài dòng.
Để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN hay không, cần xem xét tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả.
Hệ số các khoản phải thu so với phải trả
=
Tổng số phải thu
Tổng số nợ phải trả
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. Nợ phải thu
Ng.đ
6.520
6.972
7.056
2. Nợ phải trả
-
15.657
14.250
14.072
3. Tỷ lệ các khoản nợ phải thu /nợ phải trả
-
41,6%
48,9%
50,1%
Ta thấy so với năm 99 thì nợ phải thu năm 2000 tăng lên 452 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 8,2%. Nhưng các khoản nợ phải trả năm 2000 lại thấp hơn năm 99 là 1.400 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 8,9%. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ phải thu / nợ phải trả năm 2000 cao hơn 7,3%. Tương tự như vậy năm 2001 cũng cao hơn so với năm 2000. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã có nhiều cố gắng song tỷ lệ các khoản phải thu/ phải trả là thấp, vậy trong thời gian qua vốn chủ yếu của chi nhánh là do chiếm dụng bên ngoài. Khi phân tích khả năng thanh toán của DN cần dùng chỉ tiêu tỷ suất khả năng thanh toán.
Tỷ suất khả năng
thanh toán dài hạn
=
Tổng TSLĐ
Tổng nợ phải trả
Hệ số này >= 1 thì DN có đủ khả năng thanh toán.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1.Tổng TSLĐ
Ng.đ
24.570
26.594
39.720
2.Tổng số nợ phải trả
-
15.657
14.250
14.073
3.Hệ số thanh toán
-
1,56
1,86
2,82
Năm 99 hệ số thanh toán là 1,56, năm 2000 từ 1,86 tăng hơn 0,3 tương ứng với tỷ lệ 19,2% so với năm 99. Năm 2001 là 2,82 tăng hơn 6,96% tương ứng với tỷ lệ 51,6% so với năm 2000.
Điều đó chứng tỏ chi nhánh có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, do có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ nên chi nhánh có thể nghĩ tới việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh .
2.5- Đánh giá nhận xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh:
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh gặp không ít khó khăn thử thách do còn nhiều bỡ ngỡ trong cơ chế quản lý kinh tế mới. Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng ra đời trong sự đổi mới toàn diện của đất nước. Mặc dù còn bỡ ngỡ trong cơ chế quản lý kinh tế giống như bao doanh nghiệp khác. Nhưng trong những năm qua chi nhánh đã vượt qua những thử thách, thách thức của cơ chế thị trường tìm ra những biện pháp huy động vốn, sắp xếp lại, khai thác tiềm năng sẵn có.
Ta có thể xem xét 1 cách chi tiết hơn về vai trò ảnh hưởng cụ thể của 1 số bộ phận hiệu quả sản xuất kinh doanh :
- Công tác tổ chức sản xuất: đã đáp ứng được nhu cầu thị trường, từ chỗ kinh doanh chuyển 1 mặt hàng sang kinh doanh đa dạng mặt hàng, chuyển từ thương mại đơn thuần sang sản xuất kinh doanh .
- Công tác lao động tiền lương: mỗi năm chi nhánh có bổ sung thêm lực lượng lao động, luôn trả lương công nhân viên chức đúng ngày, đúng kỳ hạn. Ngoài chế độ tiền lương ra chi nhánh còn thưởng cho những người có sáng kiến hay hoặc tiền làm ngoài giờ . Chính vì điều đó mà khuyến khích động viên rất nhiều đến tinh thần làm việc của công nhân viên.
- Công tác kế toán tài chính: luôn luôn lập ra những kế hoạch cho mỗi kỳ, ghi rõ và theo dõi từng ngày. Sổ sách kế toán của chi nhánh luôn luôn phản ánh chính xác trung thực tình hình tài chính của chi nhánh…
Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn không lường trước được. Sở dĩ năm 2001 chi nhánh đã không hoàn thành kế hoạch đề ra là do:
+ Công ty chưa xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài để có hướng đầu tư cho con người và máy móc, chưa bổ sung được đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất . Đội ngũ cán bộ còn chưa đủ mạnh để đảm đương được các nhiệm vụ đặt ra. Chiến lược kinh doanh trong thời gian qua chưa thực sự hoàn chỉnh mà mới chú ý đến mục tiêu trước mắt và ngắn hạn. Các mục tiêu dài hạn như phát triển nguồn nhân lực mở rộng qui mô, lĩnh vực kinh doanh chưa được quan tâm 1 cách đúng mức.
Chiến lược kinh doanh chưa nghiên cứu sâu tới tác động môi trường bên ngoài, đến chu kỳ kinh doanh . Các mục tiêu bộ phận của chiến lược kinh doanh như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lượng lao động chưa được quan tâm1 cách thoả đáng.
Đặc biệt trong cơ chế thị trường sôi động như hiện nay, công tác Marketing là rất cần thiết là không thể thiếu vì ngày nay không một doanh nghiệp ,một chi nhánh nào bắt tay vào kinh doanh mà có thể tách rời thị trường. Mà để có thể hiểu rõ về thị trường thì phải có hoạt động Marketing.
Chương 3
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Hoá dầu Hải Phòng.
Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh.
* Khó khăn :
Khi bước vào hoạt động trong nền kinh tế thị tưrờng, chi nhánh cũng giống như các doanh nghiệp nhà nước khác có khó khăn chung là dư âm của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại trong chi nhánh nên chưa thích ứng được với nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường.
Máy móc thiết bị sản xuất hầu hết đã cũ có tỷ lệ hao mòn quá cao. Trong những năm qua chi nhánh mỗi chỉ đầu tư sửa chữa lớn để đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động chứ chưa có sự đầu tư hướng vào chiều sâu, đổi mới dây chuyền công nghệ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy chưa đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ thủ trưởng và trách nhiệm cá nhân. Trình độ tay nghề của các lao động trực tiếp chưa cao cho nên khi tiếp nhận các dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất thì lại tiếp thu chậm, vận hành chưa hết công suất.
* Thuận lợi:
Khi bước vào hoạt động trong nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ của các doanh nghiệp Nhà nước, của chi nhánh ngày càng được mở rộng, sự can thiệp của nhà nước bằng quyền lực hành chính cũng giảm bớt. Ngành hoá dầu là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước và được nhà nước ưu tiên đầu tư về trang thiết bị, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Những điểm mạnh, những thuận lợi được thể hiện cụ thể ở những nội dung sau:
- Phong cách lãnh đạo và văn hoá chi nhánh:
Lãnh đạo chi nhánh đã tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức kinh doanh các mặt hàng đạt được kết quả tương đối tốt trong những năm qua.
Lãnh đạo chi nhánh đã quan tâm đến việc khai thác cơ sở vật chất hiện có và đầu tư mới tạo tiền đề vững chắc về cơ sở vật chất cho kinh doanh dài hạn và khẳng định lợi thế của Petrolimex.
- Cấu trúc tổ chức bộ máy kinh doanh:
Cơ cấu tổ chức của bộ máy và lao động được hình thành hoàn thiện và phát triển phù hợp nhất quán với môi trường, mục tiêu và chiến lược kinh doanh hiện chi nhanh đang theo đuổi.
- Marketing và bán hàng:
Chi nhánh đã có chính sách và cam kết chất lượng rõ ràng từ năm 1998 tới nay.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tuân theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Đã tổ chức được đội ngũ tiếp thị và bán hàng chuyên biệt trong giai đoạn 1998-2001.
- Tổ chức bộ máy và nhân lực:
Chi nhánh đã có đủ nguồn nhân lực với những kĩ năng cần thiết, đáp ứng được giai đoạn 1998-2001, nhưng cũng cần có đào tạo để có được kết quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.
- Tài chính:
Khả năng huy động vốn tín dụng có thuận lợi do uy tín của chi nhánh Hoá dầu và đặc biệt là có khả năng được các nhà cung cấp cho trả chậm từ 1-3 tháng.
3.2- Phương hướng kinh doanh của chi nhánh trong những năm tới:
Xuất phát từ thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh, đánh giá và nhận biết được khó khăn chung của toàn nền kinh tế nói chung và của ngành hoá dầu nói riêng ban lãnh đạo đã xác định những năm tới 2002-2005 là những năm đầy khó khăn và thử thách đối với chi nhánh.
Để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nhà nước quyết tâm thực hiện những chính sách đổi mới nền kinh tế, thúc đẩy tăng hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Để thực hiện những việc này Nhà nước đã tiến hành sắp xếp, phân loại các doanh nghiệp nhà nước, tuyên bố phá sản hoặc sát nhập những cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Ban lãnh đạo chi nhánh đã đề ra những phương hướng và nhiệm vụ cho những năm tới như sau:
- Công tác kinh doanh:
Tổ chức khâu đào tạo nguồn, đặc biệt là mặt hàng nhựa đường nóng do khó khăn về phương tiện vận tải nhập khẩu và luồng lạch cảng biển đảm bảo nguồn, giảm giá vốn nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh.
Có biện pháp cụ thể giảm bớt chi phí bán hàng, giữ vững và mở rộng thị trường.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa công ty với các chi nhánh xí nghiệp, giữa các chinh nhánh, xí nghiệp với nhau để thực hiện tốt công tác kinh doanh của toàn bộ chi nhánh.
- Công tác tiếp cận thị trường:
Nhanh chóng đổi mới lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành sản xuất phù hợp với điều kiện hoạt động, mở rộng qui mô phạm vi kinh doanh. Để thực hiện được sản lượng kế hoạch của các năm, vấn đề mấu chốt là phải khai thác và mở rộng thị trường.
Xác định chiến lược về thị trường, có các biện pháp phối hợp tốt trong quá trình tiếp thị để mở rộng thị trường và tạo thế cạnh tranh. Chi nhánh tiếp tục mở rộng hợp tác với các cơ quan, đơn vị ban hành, mở rộng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh Bắc – Trung – Nam. Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, tạo nguồn đầu vào và đầu ra vững chắc.
Công tác tài chính:
Xử lý tài sản không cần dùng, ứ đọng tại chi nhánh. Quản lý công nợ, thu hồi công nợ phải thu của khách hàng và giải quyết xử lý các khoản công nợ khó đòi theo định hướng nêu trên.
Rà soát, chỉnh lý sửa đổi và bổ sung các quy định, quản lý tài chính nội bộ của chi nhánh đảm bảo yêu cầu cần mang tính hệ thống, đồng bộ và nhất quán, phù hợp với yêu cầu quản lý đặt ra và mang tính thực tế.
- Công tác quản lý khác:
Triển khai áp dụng thử của cơ chế trả lương mới, đánh giá chỉnh lý để áp dụng chính thức vào năm 2002.
Hoàn thành xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 ở chinh nhánh từ cơ sở tiền đề để năm 2002 cải tiến và chuyển đổi toàn bộ hệ thống sang tiêu chuẩn mới ISO 9000 năm 2000.
Cùng với hoàn chỉnh chiến lược phát triển của chi nhánh trong giai đoạn 2002-2006, đánh giá và hoàn thiện cơ chế kinh doanh, cơ chế tài chính, rà soát điều chỉnh phân cấp đảm bảo các đơn vị chủ động phát triển SXKD trong tổng thể chiến lược phát triển của chi nhánh.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư kho nhựa đường Quy Nhơn, kho hoá chất Nhà bè, kho hoá chất Thượng Lý đưa vào khai thác sử dụng.
Những mục tiêu đề ra cho năm 2002 như sau:
Chỉ tiêu doanh thu năm 2002 đạt: 169.132.000.000.000 đồng.
Chỉ tiêu nộp ngân sách đạt: 12.000.000.000 đồng
Chỉ tiêu lợi nhuận đạt: 3.000.000.000 đồng
Thu nhập bình quân đạt: 1.700.000 đồng
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh hoá dầu Hải Phòng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh là phương hướng nhiệm vụ của chi nhánh, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
3.3.1. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh :
Việc thực hiện tiết kiệm chi phí là một biện pháp để có hiệu quả kinh tế cao. Để quản lý chi phí một cách chặt chẽ, giảm các khoản chi phí bất hợp lý, chi nhánh cần phải xem xét lại các khâu và các chỉ tiêu bằng cách:
- Lựa chọn nguồn hàng hợp lý, giá cả hợp lý chất lượng sản phẩm đảm bảo về phương diện vận tải phù hợp, địa điểm mua hàng thuận tiện và phương thức buôn bán thích hợp.
- Tổ chức tốt quá trình tính toán.
- Tăng tốc độ chu chuyển VLĐ.
- Sử dụng hợp lý công suất, thời gian hoạt động của thiết bị máy móc.
- Tiết kiệm được thời gian lao động sản xuất.
3.3.2- Đổi mới công tác quản lý:
Trong cơ chế thị trường, nếu trình độ quản lý không tốt, không phù hợp với sự cạnh tranh của thị trường nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Đối với chi nhánh Hoá dầu thì công tác quản lý trong các năm qua còn nhiều vấn đề nổi cộm, mặc dù chi nhánh đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất theo hướng tinh giảm, ở đây muốn đề cập tới công tác quản lý lao động tại các đơn vị trưởng sản xuất. Trong năm qua số lượng lao động nghỉ tự túc khá nhiều đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Việc kiểm tra kiểm soát nguyên vật liệu trên tuyến cũng là vấn đề đòi hỏi phải có sự quan tâm. Vì vậy, chi nhánh nên tăng cường công tác quản lý lao động, công tác kiểm tra kiểm soát nguyên vật liệu. Đối với công tác quản lý lao động chi nhánh nên quy định rõ quy chế trong việc nghỉ tự túc để hạn chế số lao động nghỉ tự túc, đồng thời đề nghị các đơn vị sản xuất thường xuyên báo cáo quân số lao động hiện có trong các đơn vị, nêu rõ các trường hợp vắng mặt trong kỳ.
Đổi mới cung cách quản lý, nâng cao trình độ quản trị là giải pháp luôn đi kèm với việc đầu tư đổi mới công nghệ theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả sử dụng và huy động vốn. Đây là những giải pháp quan trọng cần giải quyết nhanh đối với chi nhánh.
3.3.3. Tăng cường huy động vốn:
Sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với những TSCĐ cũ kỹ lạc hậu, Chi nhánh có thể thanh lý ngay để giải phóng vốn, tích cực thu hồi nợ của khách hàng. Chi nhánh có thể tăng nguồn vốn kinh doanh của mình bằng cách huy động thêm vốn của công nhân viên chức từ nhiều nguồn khác nhau (tiền thưởng, tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi…) của công nhân viên hoặc vay thêm vốn bên ngoài. Đồng thời chi nánh xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý và có hiệu quả, thông báo về sử dụng vốn của Chi nhánh cho công nhân viên nhằm tạo nguồn tin cho công nhân viên trong việc vay tiền để thực hiện những hợp đồng và dự án mà chi nhánh đang còn thiếu vốn thực hiện.
Đối với hình thức góp vốn thì còn dựa trên sự nhất trí của toàn bộ công nhân viên trong chi nhánh và mang tính tự nguyện. Nếu cán bộ công nhân viên nào có tiền nhàn rỗi và muốn góp vốn thì chi nhánh cũng nên khuyến khích.
Để góp vốn được thực hiện tốt, Công ty cần có những chủ trương, chính sách hợp lý, rõ ràng và công khai. Cần tuyên truyền để cán bộ công nhân viên thấy việc góp vốn nhằm góp phần vào sự lớn mạnh và phát triển của chi nhánh. Từ đó người lao động sẽ gắn bó với chi nhánh hơn vì trong lợi nhuận của doanh nghiệp có một phần của họ, tỷ lệ lãi suất được tính toán trên kết quả kinh doanh nhưng nó phải cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm và nhỏ hơn lãi suất gửi ngân hàng.
Đối với chi nhánh hoá dầu Hải Phòng việc huy động được vốn của công nhân viên trong Công ty sẽ có những tác dụng sau:
Tăng VLĐ, Chi nhánh nhờ đó tăng khả năng thanh toán tạo thuận lợi cho hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Giảm vốn vay ngân hàng làm cho chi phí tài chính giảm xuống vì lãi xuất trả cho các khoản vay của cán bộ công nhân viên nhỏ hơn lãi suất của ngân hàng, tạo ra được một khoản lợi lớn đối với chi nhánh.
Gắn chặt quyền lợi của người lao động và quyền lợi doanh nghiệp qua đó tạo động lực cho người lao động làm việc tốt hơn. Ngoài ra chi nhánh cũng nên chấn chỉnh lại công tác phân bố nguồn tài chính mua nguyên vật liệu sao cho hợp lý, xây dựng các mục tiêu định mức việc mua bán của Công ty cần được cân nhắc và tính toán một cách khoa học hơn.
3.3.4- Tạo động lực cho người lao động :
*Tạo động lực bằng lợi ích vật chất:
Tiền lương là một yếu tố quan trọng đối với người công nhân ở nước ta hiện nay, do đó phải làm sao để đồng lương của người công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm phải đảm bảo được cuộc sống của họ, phải khiến họ phải hết mình với công việc.
Thực hiện trả lương theo chất lượng và sản lượng lao động để đảm bảo tính công bằng nhằm thúc đẩy và khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động.
Đối với từng ngành nghề cụ thể phải xây dựng các chế độ phụ cấp hợp lý, xây dựng định mức lao động mới phù hợp với điều kiện giá cả thị trường hiện nay. Vận dụng các hệ số để tăng đơn giá, thu nhập cho người lao động
+Tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu, nhiên liệu.
+Tiết kiệm chi phí chung : quản lý, gián tiếp phục vụ cho việc sản xuất.
+ áp dụng biện pháp quản lý, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để làm nâng cao năng suất lao động.
Mở rộng thêm các chỉ tiêu thưởng :
Ngoài tiền lương là một động lực kích thích người lao động làm việc, cống hiến tài năng chuyên môn cho công ty, thưởng cũng là một động lực không kém phần quan trọng. Trong thời gian tới công ty cần áp dụng thêm một số chỉ tiêu thưởng khác nhu : thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng do hạn chế sản phẩm hỏng… Các hình thức thưởng này tuy ít nhưng nó lại có kích thích tinh thần của người lao động, giảm tính bình quân trong phân phối thu nhập. Công ty nên áp dụng thêm một số hình thức thưởng sau :
Thưởng tiết kiệm vật tư :
Tiết kiệm vật tư sẽ làm chi phí đầu vào giảm xuống, số tiền thu được sẽ chia làm 2 phần. Một phần dùng để trả công cho công nhân không qua lập quỹ thưởng hàng tháng. Thực hiện biện pháp này vừa mang lại lợi ích cho người lao động. Nhưng không vì mục tiêu tiết kiệm vật tư mà làm giảm chất lượng của sản phẩm, định mức sản lượng mà trái lại các mục tiêu này phải song song với nhau. Tiết kiệm vật tư còn được thể hiện thông qua tỷ lệ sản phẩm hoàn thành phải được nâng cao, điều đó đòi hỏi tay nghề của người công nhân phải vững chắc, luôn được củng cố trau dồi, học hỏi kinh nghiệm của những người thợ bậc cao.
* Tạo động lực bằng lợi ích khác
- Cải thiện điều kiện làm việc, hợp lí hoá dây chuyền sản xuất.
- Tổ chức ăn giữa ca cho người lao động.
- Công ty đã cố gắng bố trí người lao động làm việc phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo.
- Công ty tổ chức bình xét khen thưởng cho những lao động giỏi, lao động xuất sắc từ cá nhân đến tập thể, tổ đội có thành tích theo quý; 6 tháng; năm bằng hiện vật.
- Hằng năm những cá nhân có thành tích xuất sắc, chiến sĩ thi đua theo cơ sở được đi tham quan trong nước hoặc cả nước ngoài như đi thăm một số tập đoàn hoá dầu lớn trên thế giới.
- Hàng năm ban lãnh đạo kết hợp với công đoàn tổ chức cho công nhân viên chức được đi nghỉ mát, tắm biển ở trong nước như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò... với tỷ lệ bình quân hàng năm là từ 40 - 60 lượt người trong mỗi năm.
*Tăng cường tính kỷ luật lao động
- Kỷ luật lao động có một vai trò rất lớn trong sản xuất kinh doanh bất kỳ một nền sản xuất xã hội nào cũng không thể thiếu được kỷ luật lao động. Bởi vì để đạt được mục đích cuối cùng của sản xuất thì phải thống nhất mọi cố gắng của công nhân, phải tạo ra một trật tự cần thiết và phối hợp hoạt động của mọi người tham gia quá trình sản xuất .
. Về mặt sản xuất : Kỷ luật lao động là sự thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao có ý thức quản lý giữ gìn máy móc thiết bị dụng cụ vật tư.
. Về lao động : Kỷ luật lao động là sự chấp hành và thực hiện một cách tự nguyện, tự giác các chế độ ngày làm việc của công nhân viên.
. Về công nghệ: Kỷ luật lao động là sự chấp hành một cách chính xác các quy trình công nghệ, các chế độ làm việc cũng như cách vận hành máy móc.
Do đó, ý thức kỷ luật của người lao động cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất .
3.3.5- Đẩy mạnh hoạt động Marketing và mở rộng thị trường.
Hoạt động Marketing còn là một vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là chi nhánh hoá dầu Hải Phòng bởi vì Marketing vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Do vậy để nắm bắt được nó cần phải học tập, thực hiện thường xuyên và không chỉ đối với lãnh đạo và những cán bộ quản lý kỹ thuật và toàn bộ CNV chi nhánh.
Để làm tốt việc Marketing chi nhánh cần triển khai các hoạt động sau:
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp những thông tin mới nhất về các hoạt động kinh tế kỹ thuật có liên quan đến mọi lĩnh vực trong và ngoài nước.
Trước hết muốn tìm hiểu một thị trường nào đó để có chiến lược xâm nhập thì phải tiến hành nghiên cứu , điều tra thị trường đó nhất là thị trường đầu ra của sản phẩm . Trong đó chú ý thị trường trong nước , xuất khẩu theo từng khu vực, chủng loại,... phân tích thị trường được tiến hành qua các giai đoạn :
- Phải xác định mức tăng trưởng kinh tế của từng thị trường, thị trường nào có mức tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân sung túc, đầy đủ thì nhu cầu tiêu dùng cao do vậy sản phẩm của Công ty phải lấp đầy khoảng trống đó.
Xác định tỷ trọng của thị trường kiểm soát được, trên cơ sở này Chi nhánh đánh giá vị trí của mình thua kém đơn vị kinh doanh khác ở mặt nào, so sánh với các đối thủ cạnh tranh cho phép quyết đinh chính sách của Chi nhánh trong tương lai .
Xác định được cơ cấu thị trường : Cơ cấu thị trường được phân theo vùng tiêu thụ, theo từng đối tượng tiêu dùng, theo kênh tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu các lĩnh vực và thành phần thị trường, tính chất hình thành nhu cầu thị trường từ đó xác định được thị trường mục tiêu. Trước đây chi nhánh xác định thị trường mục tiêu là thị trường miền Bắc nhưng đến nay chi nhánh cần xâm nhập thị trường miền Trung và miền Nam để tập trung mọi nỗ lực nhằm chiếm đoạt nó .Nếu không xác định được thị trường mục tiêu, chi nhánh buộc phải hoạt động trên nhiều phần thị trường điều này kém hiệu quả hơn và tổ chức quản lý phức tạp.Sau khi nghiên cứu thị trưòng sẽ phân tích những thuận lợi khó khăn và có biện pháp tổ chức về lâu dài để xâm nhập vào thị trương đó .
Xây dựng phương pháp quảng cáo hiệu quả và hợp lý: quảng cáo phải làm cho khách hàng hiểu được sản phẩm và đến với chi nhánh . Do việc quảng cáo đạt hiệu quả thì nội dung quảng cáo phải thực sự gây ấn tượng và làm cho khách hàng cảm nhận được tích cực hơn của sản phẩm. Vì vậy khi tham gia các hội chợ triển lãm cũng như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác, chi nhánh phải xây dựng cho mình một chương trình quảng cáo bằng phương tiện, âm thanh, hình ảnh, … trong đó nội dung cần giải thích rõ về những tài năng, đặc tính của từng sản phẩm và tác dụng của nó gắn với mục tiêu sử dụng cụ thể.
Chính sách sản phẩm: phải rút ngắn thời gian nghiên cứu triển khai sản xuất sản phẩm, đòi hỏi bộ phận những thị trường và bộ phận sản xuất có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
Xây dựng chiến lược Marketing: đây là công việc quan trọng nhất bởi vì muốn thành công, Công ty phải xây dựng chiến lược marketing xác định được sản phẩm chính, thị trường, khách hàng, mục tiêu và tiềm năng.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với điều kiện thực tế chi nhánh hoá dầu Hải Phòng nên kết hợp các biện pháp một cách hài hoà và hợp lý. Từ đó chi nhánh đưa ra những phương án chiến lược đúng đắn, chủ động với môi trường kinh doanh đưa ra những quyết định kịp thời, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chỉ có như vậy chi nhánh mới hoạt động có hiệu quả.
Kết luận
Năm năm qua Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng ,tổ chức sản xuất kinh doanh trong bối cảnh thị trường có nhiều diễn biến phức tạp ,trên phạm vi toàn quốc thị trường dầu Mỡ nhờn ,Nhựa đường, Hoá chất cạnh tranh diễn ra gay gắt, số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh những mặt hàng này ngày càng tăng ,đặc biệt là sự xuất hiện đầu tư mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của các hãng lớn có uy tín của nước ngoài , cách thức tổ chức kinh doanh và xâm lấn thị trường đa dạng phức tạp ,mặc dù chi nhánh đã chủ động đánh giá và dự đoán trước được tình hình ,nhưng tác động của diễn biến thị trường đã gây ảnh hưởng kế hoạchông nhỏ đến quá trình điều hành cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh .
Trước bối cảnh trên ,chi nhánh đã chủ động xây dựng chương trình công tác ,đề ra các chiến lược và các giải pháp cụ thể , động viên cán bộ công nhân viên đoàn kết ,năng cao tinh thần trách nhiệm tổ chức thực hiện đạt kết quả sản xuất kinh doanh công ty giao cho .
Kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh cho thấy ,hiệu quả sản xuất kinh doanh là một nội dung quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Qua đó các nhà quản lý sẽ nắm được các yếu tố tích cực và yếu kém còn tồn tại trong sản xuất kinh doanh để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, các biện pháp khắc phục thích hợp để ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
Trên đây là một số ý kiến của em nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh sau một thời gian ngắn thực tập tại chi nhánh dưới góc độ một sinh viên thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Thị Thanh Vân và các thầy cô giáo cùng các cô,chú trong phòng tổ chức của chi nhánh đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho em trong suốt thời gian nghiên cứu hoàn thành đề tài này
TàI liệu tham khảo
1. Giáo trình hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Trường ĐHKTQD
2. Giáo trình kinh tế công nghiệp
Trần Văn Chánh – Nguyễn Đình Phan
3. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp
GS.TS Ngô Đình Giao (NXB Khoa học kỹ thuật - 1997)
4. Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
PGS.PTS Phạm Huy Hữu (NXB Giáo dục-1998)
5. Phân tích hoạt động kinh doanh
Phạm Văn Được - Đặng Kim Cương (NXB Thống kê)
6. Giáo trình thống kê kinh tế
Chủ biên PTS Phan Công Nghĩa (NXB Thống kê - 1997)
7. Giáo trình kinh tế các ngành sản xuất vật chất
NXB Giáo dục – 1996
8. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng
9. Báo cáo Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng sau 10 năm đổi mới (1999)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng.doc